Kinh nghiệm của một số nước về xử lý nợ xấu 1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25)

1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Khác với các quốc gia châu Á khác, tình trạng nợ xấu của Trung Quốc trong giai đoạn 1990 – 2004 không phải xuất phát từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 mà bắt nguồn từ cơ chế kinh tế hóa tập trung, các DNNN làm ăn kém hiệu quả.

Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại nhà nước cho các công ty, dự án vay chủ yếu dưới sự chỉ định sẵn có từ Nhà nước. Những phân tích tín dụng hầu như không có ý nghĩa hoặc thiếu chặt chẽ, do đó mà các DNNN rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Trước tình hình đó, Trung Quốc nhận định việc xử lí nợ xấu phải dựa trên quá trình chuyển đổi nền kinh tế ( từ cơ chế kinh tế hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường ), đồng thời tái cấu trúc lại các DNNN và cách thức hoạt động của hệ thống tài chính nhà nước.

Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc tái cấu trúc hệ thống tài chính. Cac khoản vay chính sách được tách biệt ra khỏi các khoản vay thương mại bằng việc thành lập riêng ba ngân hàng chính sách. Các ngân hàng lớn tại Trung Quốc bắt đầu phân loại nợ theo cách phân chia thành 5 nhóm và chú trọng đến hoạt động phân tích tín dụng.

Từ năm 1999 đến năm 2003, có bốn công ty quản lý tài sản do Chính phủ chỉ đạo thành lập tương ứng với bốn ngân hàng thương mại lớn, nhằm giải quyết những khoản nợ xấu từ trước năm 1996 ( 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ ), chiếm 19% GDP năm 1999. Các công ty quản lý tài sản có thể huy động vốn qua bốn phương thức như sau: vốn từ Bộ Tài chính, khoản vay từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay thương mại từ các định chế tài chính khác. Trên thực tế, các công ty đã phải vay tới 40% nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương, còn lại là từ trái phiếu các do các công ty này phát hành cho bốn NHTM nhà nước.

Về định giá tài sản, Chính phủ định giá các khoản nợ dựa trên cơ cở mức độ rủi ro của khoản nợ và bắt buộc các NHTM phải bán lại cho Chính phủ. Biện pháp này gây thiệt thòi cho các ngân hàng, tuy nhiên, do các ngân hàng và doanh nghiệp đều thuộc quyền sở hữu nhà nước nên đây là cách hiệu quả để giải quyết nhanh chóng tình trạng nợ xấu.

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống ngân hàng, cụ thể là qua các Quỹ bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng hoặc vốn của ngân hàng, Trung Quốc thực hiện xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hoặc các doanh nghiệp

phá sản bằng việc xóa nợ. Tuy nhiên, với số nợ xấu quá lớn, việc xóa nợ không thể giải quyết toàn bộ nợ xấu mà còn tạo nên một gánh nặng cho Chính phủ. Đồng thời việc xử lí một chiều cũng không thể ngăn chặn được các khoản nợ xấu mới. Năm 1994, Trung Quốc đã thực hiện bổ sung tiền vốn kinh doanh qua hai cách:

Một là, cho phép doanh nghiệp giữ lại một tỉ lệ nhất định lợi nhuận trước thuế để bổ sung vốn kinh doanh.

Hai là, cấp bổ sung cho doanh nghiệp 15% tổng lợi nhuận phải nộp cho ngân sách địa phương để bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế từ nguồn ngân sách, phương án này cũng không mang lại được hiệu quả cao.

Trung Quốc cũng thực hiện tăng vốn cho DNNN thông qua các định chế tài chính trung gian, chứng khoán hóa các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được phép thực hiện hoán đổi cổ phần. Qua đó, các DNNN được chuyển đổi thành công ty cổ phần hữu hạn hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp. Có thể thấy đây là biện pháp mang lại hiệu quả tích cực hơn cả không chỉ đối với hệ thống tín dụng của Trung Quốc mà còn đối với cả công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế của đất nước này. Từ việc các doanh nghiệp hoạt động dựa trên chỉ thị của Nhà nước, sau khi được cổ phần hóa, các doanh nghiệp được phép hoạt động dựa trên cơ chế thị trường, tham gia cạnh tranh, thu hút nguồn vốn cũng như hoạt động dựa trên lợi ích của chính doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp tạo ra được bộ mặt mới, có nhiều khởi sắc, mà kết quả tất yếu là tỉ lệ nợ xấu mới sẽ giảm.

Thông qua các biện pháp thu hồi nợ xấu, cuối năm 2004, bốn công ty mua bán nợ quốc gia đã thu hồi được 675 tỷ NDT, thấp hơn 40% tổng giá trị nợ xấu chuyển giao từ năm 1999. Con số này cho thầy Trung Quốc đã khá thành công trong việc xử lí nợ xấu trong giai đoạn 1990 – 2004.

Tuy nhiên, so với các quốc gia khác, tỉ lệ thu hồi này không cao. Một phần là do hoạt động của các AMCs thiếu tính minh bạch, tình trạng tham nhũng khiến các nhà đầu tư không mặn mà với việc mua bán tài sản. Đây là hệ quả từ cách làm việc quan liêu, bao cấp do giai đoạn trước để lại. Mặt khác, các khoản nợ xấu

không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính mà chỉ chuyển giao qua các đơn vị, tổ chức khác nhau. Có nghĩa là nợ xấu chỉ được chuyển từ các ngân hàng sang các công ty mua bán nợ, trong khi thực tế, các công ty này lại là một phần của ngân hàng. Như vậy, những rủi ro vẫn tồn tại tiềm ẩn mà chưa thực sự được giải quyết.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w