Là nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Thái Lan chịu những tác động nặng nề đặc biệt trong hệ thống tài chính từ cuộc khủng hoàng này. Cuối năm 1997, nợ xấu khu vực ngân hàng đã đạt mức 46% trên tổng số dư nợ tín dụng. Cũng như các quốc gia châu Á khác, Thái lan thực hiện xử lý nợ xấu bằng 3 giải pháp cơ bản bao gốm bơm vốn trực tiếp, công ty quản lý tài sản và trung gian tái cơ cấu nợ.
Kinh nghiệp xử lý nợ xấu của Thái Lan dựa trên AMC có thể chia làm hai thời kì: phân tán và tập trung. Trong thời kí phân tán, từ năm 1998 đến năm 2001, 12 công ty quản lý tài sản tư nhân đã được thành lập, 10 công ty trong số đó là các công ty con của các ngân hàng, có nhiệm vụ mua lại các khoản nợ xấu từ ngân hàng tư nhân mẹ. Thực tế cho thấy, hầu hết các công ty mẹ cũng không chuyển giao nợ xấu nhiều cho các AMCs vì suy cho cùng các khoản nợ xấu vẫn được phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mẹ. Ngay cả khi nợ xấu không được phản ánh trong báo cáo tài chính nữa thì các công ty con cũng không thể đảm bảo sẽ thành công trong việc xử lý nợ xấu và đảm bảo giá trị của các trái phiếu dùng để mua lại các khoản nợ. Bên cạnh đó, có 4 công ty quản lý tài sản có chức năng xử lý nợ xấu của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. Mục tiêu chính trong giai đoạn này là tái cấp vốn cho các ngân hàng này hơn là tối đa hóa việc phục hồi lại giá trị của nợ xấu. Vô hình chung hoạt động tái cấp vốn tạo thành gánh nặng trong khi khả năng huy động nguồn vốn hạn chế. Do đó, trong giai đoạn này, nợ xấu vẫn ở mức cao, tiến trình tái cơ cấu nợ diễn ra chậm chạp và không hiệu quả.
Năm 2001, hoạt động xử lý nợ xấu của Thái Lan chuyển sang giai đoạn tập trung thông qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC). Về việc mua lại nợ xấu, TAMC hạn chế mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng tư nhân nhưng không khắt khe khi mua các khoản nợ từ các ngân hàng quốc doanh, miễn là có hơn 2 chủ nợ tham gia. Thông thường, các khoản nợ được chọn mua có giá trị khoảng hơn Bt 5 triệu. TAMCO thanh toán các khoản nợ xấu bằng trái phiếu do TAMC phát hành có kỳ hạn 10 năm do Financial institutions development fund (FIDF) bảo lãnh phát hành. TAMC cũng thực hiện định giá tài sản mua lại theo giá thị trường thay vì theo nhu cầu tái cấp vốn của ngân hàng như giai đoạn trước. Trong trường hợp có lãi, TAMC và ngân hàng trước hết chia 20% lợi nhuận liên quan đến giá chuyển nhượng, nếu thua lỗ, ngân hàng chỉ phải gánh chịu 30% mức giá chuyển nhượng.
Khác với KAMCO của Hàn Quốc, Thái Lan không muốn có sự can thiệp của các chuyên gia nước ngoài trong việc quản lý nợ. Thay vào đó, TAMC thuê các công ty Thái Lan thực hiện xử lý và quản lý các loại tài sản. Các loại tài sản thế chấp sẽ bị tịch thu và thanh lí trực tiếp dưới hình thức đấu giá hoặc bán lại. Trong trường hợp nhận thấy doanh nghiệp có khả năng phục hồi, TAMC sẽ cấu trúc lại kỳ hạn nợ hoặc phối hợp với các cơ quan đại diện các khu vực kinh tế để đưa ra giải pháp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nguồn vốn trả nợ.
Mô hình AMC tập trung đã thực sự giải quyết được vấn đề nợ xấu của Thái Lan và phần nào giúp Thái Lan vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính.
CHƯƠNG 2