Nguyên nhân tồn tại những mặt hạn chế trong quá trình xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58)

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-

2.2.3.Nguyên nhân tồn tại những mặt hạn chế trong quá trình xử lý nợ xấu

xấu

Thứ nhất, do sự yếu kém trong hoạt động quản lý, thanh tra,giám sát, thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM, khiến hoạt động xử lý nợ xấu kém hiệu quả. Công tác phân bổ quyền hạn, trách nhiệm chưa rõ ràng gây ra sự trì trệ trong việc thực hiện các Đề án. Bên cạch đó, do thiếu nguồn lực có chất lượng cao,có kinh nghiệm tạo nên rào cản hiện nay. Cụ thể như muốn thực hiện được Đề án tái cấu trúc thì yêu cầu bức thiết đó là sự minh bạch. Các NHTM cần minh bạch về nợ xấu, cơ chế, chính sách và quản trị, các hoạt động khác của mình để NHNN đưa ra nhưng phương án cụ thể áp dụng. Nhưng rào cản lớn nhất của Đề án này là “lợi ích nhóm” thế nên cần sự mạnh tay của nhà nước và sự quyết tâm cao, đương đâu với những khó khăn thì mới thực hiện được.

Thứ hai, mặc dù các ngân hàng đã tham ra tích cực vào hoạt động xử lý nợ xấu tuy nhưng vẫn thiếu sự chủ động còn trông đợi và ỷ lại, chưa có sự linh hoạt trong quá trình xử lý. Bên cạch đó, các ngân hàng còn chậm trích lập DPRR hoặc là số tiền trích lập chưa tương xứng với khoản nợ cần được trích lập. Việc trích lập

sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thậm chí có thể bị lỗ hoặc không có lãi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cá nhân. Còn một khía cạch quan trọng nữa đó là mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, các ngân hàng không muốn phát mại tài sản của khách hàng nhất là các khách hàng “ruột thịt” có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Khi phát mại tài sản thì đồng nghĩa doanh nghiệp đó không có khả năng trả nợ, coi như bị phá sản điều đó gây bất lợi cho cả phía khách hàng và ngân hàng. Nên việc phát mại tài sản giảm nợ xấu không mấy được các ngân hàng thực hiện.

Thư ba, NHNN chưa đưa ra phương án cụ thể và lâu dài để xử lý nợ xấu mà mới chỉ là những phương án cấp bách tạm thời chưa có tính đồng bộ và hệ thống hiệu quả trong công tác xử lý vì vậy không có mấy tác dụng để xử lý nợ xấu. Nợ xấu vẫn là thực chất chưa giải quyết được, sự giảm xuống trong thời gian qua chỉ ở dưới dạng con số. Mới đây Chính phủ phê duyệt Đề án Thành lập công ty mua bán nợ thuộc sự quản lý của NHNN nhưng để xử lý khoản nợ xấu lớn thì phải cần nguồn vốn lớn. Để có được một số tiền lớn điều đó không hề dễ dàng cho dù huy động từ thị trường tài chính hay từ ngân vì con số nợ xấu ở đây quá lớn. Ngoài ra, cũng chưa có kinh nghiệm trong quá trình điều hành hoạt động của các công ty AMC, cũng như kiểm soát những rủi ro xảy ra. Với điều kiện kinh tế cũng như thực trạng nợ xấu ở mỗi nước khác nhau thì công ty AMC lại mang những đặc thù riêng để phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, nên sự tiềm ẩn rủi ro là rất lớn.Bên cạnh đó, cần có những văn bản pháp luật đầy đủ và rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của các công ty AMC.

Thư tư, một nguyên nhân khách quan đó là sự chi phối của các nhân tố khác trong nền kinh tế.Phát biểu trước các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẽ thẳng thắn “Với trách nhiệm chính trị ,tôi đã nói không thể hứa gì về việc giải quyết nợ xấu”. Ông chia sẻ mình chỉ có thể giải quyết những công việc của ngành mình nhưng giải quyết nợ xấu là công việc của cả hệ thống. Giải quyết nợ xấu phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến cân bằng lợi ích như: Giữa doanh nghiệp và ngân hàng, giữa lợi ích nhóm,cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và giải quyết nợ xấu. Muốn giải quyết được cần có thời gian không chỉ một sớm

một chiều là được, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đặt quyết tâm cao giữa các bộ, ban ngành các cơ quan cũng như toàn xã hội mới có thể giải quyết được.

Trên đây, là những nguyên nhân cơ bản và cót lõi khiến cho các giải pháp thực hiện trong thời gian qua chưa hiệu quả và nợ xấu thực chất chưa giảm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58)