Tổng quan về thực trạng nợ xấu hiện nay

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-

2.1. Tổng quan về thực trạng nợ xấu hiện nay

Tình trạng “nợ xấu”trong thời gian qua đã và đang trở thành điểm “nóng” của nền kinh tế. Đây là mối quan tâm lớn của chính phủ và các chuyên gia kinh tế đầu ngành, có sức ảnh hưởng lớn đến sự vực dậy của nền kinh tế sau khi bị chìm đắm trong cuộc khủng hoảng chung của thế giới. Trên thực tế “nợ xấu” là một khái niệm không có gì mới nhưng nó chỉ thực sự được quan tâm, chú ý nhiều ở trên các mặt báo khi Việt Nam bị rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế chung của thế giới và bộc lộ rõ những khuyết điểm của nền kinh tế. Và lúc này “nợ xấu” mới dần lộ diện ra một cách rõ ràng, diễn biến của nó cũng rất phức tạp.

Bảng 2.1: Nợ xấu của hệ thống NHTM 2008-2012 Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Chỉ số 2008 2009 2010 2011 2012(6/2012) Nợ xấu ---- 45.000 38.000 78.000 202.099 Tỷ nợ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng (%) ---- 2,5% 2,1 3,2 8,6 Tốc độ gia tăng nợ xấu (%) 74 57 41 64 47 Nguồn: NHNN

Nhìn vào bảng ta nhận thấy, nợ xấu trong giai đoạn này có xu hướng tăng nhanh từ khoảng 45 (2009) nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ đến tháng 3/2012 là khoảng 202 nghìn tỷ đồng chiếm 8,6% tổng dư nợ. Chỉ sau 3 năm tổng nợ xấu đã gấp gần 4 lần, đây là một sự gia tăng quá nhanh đối với hệ thống tài

chính còn đang trên đà phát triển chưa có thể hấp thụ lượng nợ xấu lớn như vậy. NHNN cho rằng, nợ xấu này là đã tích lũy qua rất nhiều năm,từ năm 2008 nợ xấu tăng rất nhanh. Năm 2008, tốc độ nợ xấu tăng 74%, năm 2011 tăng 64%. 6 tháng đầu năm 2012 tăng 47% trong khi, 10 tháng đầu năm 2012 tăng 66% trong khi tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng mới xấp xỉ 1%.

Biểu đồ2.1: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các năm

Nguồn: NHNN

Tuy nhiên, tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có chiều hướng chậm lại trong nửa sau năm vừa qua. Trong quý I/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng ở khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012

3.2%

202.099 tỷ

8.6%

38.000 tỷ45.000 tỷ 45.000 tỷ

Nợ xấu ngân hàng tăng đột biến năm 2012 6/2012 2011 2010 2009 78.000 tỷ 2.1 % 2.5 %

tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng; riêng tháng 12/2012 giảm 12,2%.

Trên thực tế hiện nay, có sự khác biệt rõ ràng giữa con số về quy mô nợ xấu của Việt Nam do NHNN hoặc các NHTM Việt Nam công bố.Theo thông tin báo cáo của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên trước đó, kết quả giám sát của NHNN đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125.800 tỷ đồng chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước còn nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60.900 tỷ đồng chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Còn khác nhau nhiều về con số nợ xấu và câu hỏi đặt ra đâu mới là con số đáng tin cậy để cho biết về quy mô của nợ xấu. “Chiều ngày 21/82012 Thống đốc

NHNN khẳng định trong phiên trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTW Quốc hội: Con số mới nhất về nợ xấu được NHNN xác nhận tính đến ngày 30/6/2012 là 8,6%, tương đương với khoảng 202.099 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại nhà nước là 3,76%, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 4,73%”. Nếu lấy con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng xấp xỉ là 202.099 tỷ đồng thì nó tương đương với gần 8% GDP năm 2011 và gấp hơn 7 lần gói hỗ trợ doanh nghiệp mới được thông qua.Qua phép so sánh đó, cũng đủ cho thấy con số nợ xấu của hệ thống NHTM không phải là con số nhỏ và cũng mới chỉ là con số ước tính. Nó làm ngưng trệ dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế, lượng tiền trong nền kinh tế bị thiếu hụt,ảnh hưởng nghiêm trong đến mọi hoạt đọng trong nền kinh tế như: hàng hóa trong nền kinh tế tồn đọng nhiều,tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm…

Nếu đem so sánh con số báo cáo của giám sát NHNN và Thống đốc thì có sự chênh lệnh lớn về tỷ lệ nợ xấu và phân bổ tỷ lệ đó ở các NHTM NN và NHTM CP.

Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa NHNN và Thống đốc ngân hàng Đơn vị: tỷ VNĐ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng. Giám sát NHNN Theo Thống Đốc NHTM NN (%) 10,37 3,76 NHTM CP (%) 5,8 4,73 Tổng nợ xấu 202.099 202.099 Nguồn : NHNN

Nhìn vào bảng thấy rõ sự chênh lệnh đối với NHTM NN là 6,61%,đối với NHTM CP là 1,07% so với sự báo cáo và giám sát.Ở đây lại có sự khác nhau nhiều về mức chênh lệnh ở NHTM NN và NHTM CP điều đó đặt ra một sự ngờ về nợ xấu của các NHTM NN.Theo báo cáo của TCTD và Giám sát NHNH thì nợ xấu ở NHTM NN đều cao hơn ở NHTM CP, theo đó tỷ lệ quy đổi ra phần trăm cũng lớn hơn nhưng báo cáo của Thống đốc thì ngược lại, sẽ gây ra nhầm tưởng nợ xấu tồn đọng nhiều ở các NHTM CP. Xung quanh con số nợ xấu còn rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng chuyên gia kinh tế cho rằng mức nợ xấu thực còn cao hơn so vơi mức báo cáo và sự phân bổ nợ xấu ở các NHTM NN cao hơn ở các NHTM CP.Quy mô của nợ xấu vẫn là “ẩn số”.

Nợ xấu của Việt Nam chủ yếu là : “Nợ xấu từ doanh nghiệp nhà nước

chiếm tỷ trọng lớn và từ thị trường bất động sản, chứng khoán”. Theo thống kê,

nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tính bình quân tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của DNNN là 1,36 lần. Trong đó, có tới 30 doanh nghiệp có số nợ vượt quá 3 lần đến 09/2011 dư nợ vay ngân hàng của DNNN là 415.347 tỷ đồng tương đương với 16,9% tổng dự nợ cả nước đến hết quý I/2012 thì con số này đã bằng 1.008.000 tỷ đồng và con số vẫn tiếp tục tăng

với tình hình kinh tế không mấy cải thiện, các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi ở nguy cơ bên bờ vực phá sản. Nợ xấu do DNNN (doanh nghiệp nhà nước) là chủ yếu (70%) còn lại một phần nhỏ tồn đọng ở khu vực DNTN (doanh nghiệp tư nhân). Chính vì thế mấu chốt nợ xấu ở đây không phải do DNTN cũng như tác động của DNTN đến nợ xấu không quá nhiều mà ở khu vực DNNN. Bởi lẽ khu vực này được hưởng những ưu đãi đặc biệt về tín dụng trong việc vay tín chấp.Một điều khác nữa các DNNN có khả năng và cơ hội sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác do quy mô của các DNNN lớn và chiếm ở nhiều lĩnh vực quan trọng.

Đứng sau đó là thị trường bất động sản và chứng khoán hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng đầu tư khá cao ở cả DNNN lẫn DNTN. Tuy nhiên, trên thực tế lại cho thấy, nợ xấu trên hai lĩnh vực này không quá cao so với tưởng tượng. Dư nợ cho vay bất động sản đến cuối tháng 05/2012 là 197 nghìn tỷ đồng(7,58%).Dư nợ cho vay chứng khoán là 12 nghìn tỷ đồng (0,46%).Trong đó nợ xấu của bất động sản là 12 nghìn tỷ đồng còn trong lĩnh vực chứng khoán là 485 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2 : Nợ xấu trong thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán

Đơn vị: tỷ VNĐ

Nguồn: NHNN

Theo nguồn tin từ báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã tiết lộ con số dư nợ cho vay bất động sản thực chất lên đến 348 nghìn tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với con số báo cáo của các ngân hàng thương mại là gần 197 nghìn tỷ đồng. Bắt đầu từ thời điểm sau quý I/2012, hàng loạt ngân hàng đã buộc lòng phải tiết lộ thân phận nợ xấu của mình. Cũng theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 10 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản và xây dựng lớn nhất đã mang trên mình số dư nợ cho vay đến 147 nghìn tỷ đồng, đấy mới chỉ là 10 ngân hàng nếu tính tất cả thì sẽ là con số lớn hơn. Với tình hình thực tế hiên nay của nền kinh tế thì con số nợ xấu đó cũng không mất bất ngờ vì thị trường bất động sản bị đóng băng nên các chủ đầu tư không thu hồi vốn, không có khả năng trả nợ có nguy cơ phá sản, chứng khoán thì ảm đạm không mấy có chút khởi sắc làm nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực này có chiều hướng tăng trước chiều hướng ngày càng khó khăn của nền kinh tế.

Sau giai đoạn tăng nhanh thì nợ xấu có xu hướng tăng chậm lại và có xu hướng giảm vào cuối năm 2012 đến đầu 2013. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy 1 năm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 6% tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã cập nhật một số vấn đề liên quan đến phiên họp giữa các thành viên Chính phủ “Dẫn báo cáo của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trình lên Chính phủ, Bộ trưởng cho biết: Tính đến hiện tại, mặc dù Công ty quản lý tài sản và xử lý nợ xấu (VAMC) vẫn chưa được thành lập, song bằng các biện pháp đưa ra trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng đã giảm được tỷ lệ nợ xấu. Cho đến thời điểm hiện nay, khi số liệu của thanh tra NHNN về tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 6%”.

Con số nợ xấu bỗng chốc giảm nhanh, giảm mạnh tới 2% chỉ sau một thời gian ngắn mang đến nhiều bất ngờ và cả những quan ngại. Cách thức nào khiến con số nợ xấu sụt giảm mạnh như vậy từ 8,6% xuống còn 6% là một điều cần xem xét. Bài nghiên cứu sẽ đưa ra hai nguyên nhân để có thể giải thích cho điều đó:

Thứ nhất, do cơ cấu lại các khoản nợ :Theo đúng chỉ thị công văn 3739/NHNN về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết 13/NQ-CP. Theo đó doanh nghiệp và người vay có khả năng phục hồi, báo cáo tài chính minh bạch, thì NHNN cho phép các NHTM cơ cấu lại nợ, nghĩa là nợ được giảm xuống một bậc: nhóm 5 xuống nhóm 4, nhóm 3 xuống 2...Chính điều này là nguyên nhân lớn khiến tỷ trọng nợ xấu giảm mạnh chỉ trong thời gian ngắn.

Thứ hai, do trích lập dự phòng rủi ro (DPRR): Theo quy định của NHNN, cụ thể, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%.Các ngân hàng thương mại cổ phần đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu theo yêu cầu NHNN.

Tóm lại, quy mô nợ xấu là một con số rất lớn không chỉ là 202.099 tỷ như

báo cáo của NHNN. Diễn biến của nợ xấu tăng và giảm ở cuối 2012, đầu năm 2013 trong đó, nợ xấu nằm trong khối DNNN là lớn nhất tiếp đó trong thị trường bất động sản, chứng khoán và cuối cùng mới đến các doanh nghiệp tư. Nợ xấu

phân bổ nhiều ở các NHTM NN hơn các NHTM CP. Đối với một quốc gia nợ xấu là vấn đề “nhạy cảm” nó ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của quốc gia do vậy nên con số nợ xấu sẽ nhỏ hơn so với thực tế vì nợ xấu cao thì sẽ gây ra những bất lợi trong chế độ ưu đãi với quốc gia như: vốn tài trợ ODA gảm xuống….Đầu tư FDI vào quốc gia đó cũng giảm. Tuy con số báo cáo còn hạn chế nhưng đều có thể dự đoán được quy mô của nợ xấu không phải nhỏ. Qua đó, giúp đưa ra những giải pháp hữu hiệu và hướng đi đúng đắn, gỡ “nút thắt” tín dụng hiện nay và có cách nhìn tổng thể, khách quan về tình hình diễn biến và thực trạng nợ xấu trong thời gian qua. Để cụ thể và chi tiết hơn quá trình diễn biến của nợ xấu như thế nào bài nghiên cứu sẽ đưa ra thực trạng qua từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w