0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 55 -55 )

THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2007-

2.2. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 1 Những kết quả đạt được

2.2.1. Những kết quả đạt được

Những nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua đã đem lại kết quả bước đầu lạc quan cho những nỗ lực tiếp theo của Chính phủ và ngành Ngân hàng trong việc quyết tâm xử lý nợ xấu, cụ thể:

Thứ nhất, nợ xấu đã tăng chậm lại. Trong quý I/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng. Riêng đối với tháng 12/2012 do tích cực xử lý bằng dự phòng rủi ro nợ xấu giảm 12,2% và tiếp tục giảm vào đầu năm 2013.

Thứ hai, năm 2012 các TCTD đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng rủi ro,chấp nhận lợi nhuận trong ngắn hạn bị lỗ để tập trung xử lý nợ xấu. Tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro ước tính đạt khoảng 69 nghìn tỷ trong năm 2012. Mặc dù điều này không có nghĩa là dư nợ xấu giảm tương ứng do nợ xấu mới tiếp tục phát sinh. Thực tế, lợi nhuận năm 2012 của hệ thống ngân hàng đã giảm tới gần 60%, các chỉ số sinh lời đều chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2011. Nhiều TCTD cắt giảm tiền lương, tiền thưởng, tiết giảm chi phí hoạt động, không chia cổ tức, lợi nhuận hoặc có chia nhưng ở mức thấp (phổ biến dưới 10%). NHNN giám sát chặt chẽ việc phân phối lợi nhuận của các TCTD để bảo đảm các TCTD cần tập trung ưu tiên xử lý nợ xấu.

Thứ ba, thực hiện biện pháp cơ cấu lại nợ đã mang được chiều hướng tích cực, nhờ giải pháp này mà 36.500 tỷ đồng dư nợ tín dụng được cơ cấu lại tính đến ngày 30/6/2012.Con số này đã tăng lên rất mạnh vào khoảng 25.000 tỷ đồng đến

9/2012.Giải pháp này,giúp chia sẽ gánh nợ đè nặng trên vai các doanh nghiệp,làm giảm bớt áp lực trả nợ, lãi phạt và tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn trở lại của các doanh nghiệp.

Thứ tư, công ty mua bán nợ Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt và giao trách nhiệm cho NHNN điều hành và quản lý. NHNN đã cho phép các Ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ và cho phép thành lập công ty mua bán nợ DATC và hiện nay đã có 20 AMC và một công ty mua bán nợ DATC đang hoạt động với sự nỗ lực hoàn thiện bộ máy giám sát và hệ thống pháp luật nhằm đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu thông qua đề án thành lập công ty quản lý tài sản với đề án này NHNN kỳ vọng sẻ xử lý được khoảng 50% mức nợ xấu trong thời gian tới. Dự kiến NHNN sẻ tung ra 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu hổ trợ cho bất động sản, giải cứu cho nguồn vốn tín dụng bị mắc kẹt trong các ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 55 -55 )

×