Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÍ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.2.3.Về phía doanh nghiệp

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là việc làm cần thiết hiện nay, nhằm ngăn chặn làm mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn của cả hệ thống tài chính. Mỗi tổ chức tín dụng phải tự mình vực dậy, thay đổi các chiến lược, mục tiêu để thoát ra khỏi “cục máu đông” đó.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho các cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ không vượt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tàu chính doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng để đưa ra các kiến nghị cảnh bảo về hình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

- Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (là nhóm khách hàng có số dư nợ lớn nhất của ngân hàng), mà trọng tâm là tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp hiện nay đang tiến hành theo đề án mà Chính phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhà nước được coi là giải pháp tích cực. Xử lý nợ xấu,

tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phải đi đôi với việc tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp. Không thể tồn tại một hệ thống ngân hàng mạnh trên cơ sở một nền kinh tế có các doanh nghiệp yếu kém.

Xử lý nợ xấu là công việc trước hết của mỗi ngân hàng , tổ chức tín dụng, có tác động và can thiệp của Nhà nước, đi đôi với khôi phục kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, nợ xấu vẫn còn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, xử lý nợ xấu lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và hiện đang trở thành vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động của các Ngân hàng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã phân tích và nêu ra những mặt đạt được và hạn chế trong xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, nhóm đề xuất một số giải pháp xử lý nợ xấu với mong muốn sẽ thành công và đạt hiệu quả trong công tác xử lý triệt để vấn đề nợ xấu để vực dậy nền kinh tế Việt Nam.

Việc xử lý thành công nợ xấu sẽ giúp NHTM thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các tổ chức và các thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi các NHTM và bản thân các doanh nghiệp có nợ xấu, phối kết hợp với Nhà nước thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động và năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế Thế giới.…

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70)