Tuy vậy sự phát triểnkinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi trườngViệt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnhhưởng xấu đến sức
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……… …… 2
1.Thực trạng ban đầu của vấn đề……… 2
2 Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành……… 3
2.1.Tính mới của vấn đề……… 3
2.2 Biện pháp và quá trình tổ chức , tiến hành……… … 6
3 Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề……… … 21
3.1 Tồn tại……… 21
3.2 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn……… … 21
4 Kết quả đạt được……… … 23
4.1 Đối với bản thân……… 23
4.2 Về phía học sinh……… 24
4.3 Về tổ chuyên môn……… 25
4.4 Đối với đơn vị……… ……… 25
5.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm ……….……… ……… 25
6 Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm……… 26
6.1 Phạm vi……… … 26
6.2 Tác dụng……… … 26
7 Những bài học kinh nghiệm ……… 27
PHẦN III KẾT LUẬN……….…… 27
PHẦN IV KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 28
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổimới xã hội Việt Nam Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao,đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện Tuy vậy sự phát triểnkinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi trườngViệt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnhhưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoáimôi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất
Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ranhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ Hoạt động bảo vệ môi trườngđược các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bướcđầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ Nhiều văn bản mang tính phápqui được thông qua, ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đượcQuốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/QĐ - TT ngày 17/10/2001 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “ Đưa nội dung BVMT vào hệthống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”
Để thực hiện yêu cầu trên, nhiều môn học của cấp Trung học cơ sở đượcchọn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong đó có môn Ngữ Văn Với mụcđích giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về môi trường và rèn luyện những
kĩ năng cần thiết trong việc bảo vệ môi trường thông qua giờ học Ngữ văn, tôi
mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn trường trung học cơ sở”.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng ban đầu của vấn đề
Trang 3Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiệnnay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinhhoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sựphát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại
và tương lai Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối vớicác cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống
1.1 Nguyên nhân khách quan:
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiênphát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Tình trạng tách rờicông tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ởnhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổbiến và ngày càng nghiêm trọng Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu làhoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề
và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: Ônhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí Trong ba loại ô nhiễm đó thì ônhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêmtrọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
1.2 Nguyên nhân chủ quan:
- Cá nhân học sinh: Chưa ý thức sâu sắc việc bảo vệ môi trường
- Trường học chưa thực sự có khuôn viên xanh, sạch đẹp do còn hạn chế
Trang 4Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, việc giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiệnnhững giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác địnhđúng tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ở nhà trường để có kếhoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đógiúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này đểngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em có ý thứctrong việc bảo vệ môi trường
Những kiến thức cơ bản về môi trường cần trang bị cho học sinh thông quagiảng dạy môn Ngữ văn Tích hợp liên môn từ môn Địa lí
2.1.1 Khái niệm về môi trường:
Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì môi trường baogồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triểncủa con người và thiên nhiên
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cầnthiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường
là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển
2.1.2 Ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sựlàm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường"
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thảihoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ conngười, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các
Trang 5tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng: khí (khí thải), lỏng (nước thải),rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng nănglượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàmlượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tácđộng xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
2.1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo
ra lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi
- Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khácnhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế
- Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ…
- Do hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưphá rừng, xây dựng, khai thác các loại tài nguyên…
- Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóahọc, chất phóng xạ, xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời
…) di chứng đến ngày hôm nay
2.1.4 Thực trạng môi trường Việt Nam:
dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môitrường
Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng Trungbình rừng bị phá hàng năm từ 150.000 – 200.000 ha/năm Mất rừng, đồi núitrọc, đất bị xói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiềuhướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động vật quý hiếm
Trang 6Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đấttiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phươngthức canh tác lạc hậu Đặc biệt là sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làmcho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiềubệnh tật ngày càng phát sinh.
Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suygiảm nhanh, môi trường bị ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinhvật còn non, công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ…
2.1.5 Thực trạng môi trường huyện Thoại Sơn và trường THCS :
- Địa bàn Thoại Sơn là vùng trồng nhiều lúa, nước từ các con kênh trựctiếp đổ ra sông, làm cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm Trường học gần ruộnglúa, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trườnghọc và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môitrường trường học
- Hầu hết học sinh là con em nông dân, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn vàkhó khăn, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng vứt rác xuống sông,xuống bờ kênh còn khá phổ biến
- Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng cònnhiều hạn chế: Sân trường chưa được bằng phẳng, hệ thống nước sạch chưađược đảm bảo về chất lượng, khu vực quanh trường còn nhiều chỗ trũng
- Xã hội chưa có nơi xử lí rác đúng quy trình
2.2 Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành
2.2.1 Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn phần tích hợp về bảo vệ môi trường ( khối 6)
TT TÊN BÀI VĂN TV TLV NỘI DUNG TÍCH HỢP
HỌC KỲ I
Trang 7thiên nhiên; vượt qua những trở ngạikhắc nghiệt của môi trường tự nhiên.
2.2.2 Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất:
Trang 8Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn rất phong phú,
đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng Vì vậy, giáoviên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nộidung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường củagiáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình
Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bàihọc, giáo viên giúp tự đánh giá, xử lí các tình huống từ đó giáo viên kết luận đểgiáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học
và ý thức bảo vệ môi trường
Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như:Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan (tranh ảnh), nghiên cứu trườnghợp điển hình
2.2.3 Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn
tư liệu phục vụ bài học.
Đây là là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công Máychiếu sẽ giúp cho quá trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhấtđến với học sinh Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú quabáo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháptrực quan dễ dàng và hiệu quả hơn
Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tíchlũy và sắp xếp khoa học theo từng bài: hình ảnh, video clip, câu chuyện, gươngđiển hình để khi cần có thể sử dụng ngay
2.2.4 Ví dụ minh họa:
- Khi dạy Bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh giáo viên có thể nêu câu hỏi:
(?) Ngày nay KHKT phát triển, theo em hiện tượng lũ lụt ngày càng nhiều
là do đâu?
Trang 9(HS): Hiện tượng lũ lụt do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, môitrường bị ô nhiễm nặng nề…
(?) Hiện nay, nhà nước ta chủ trương như thế nào để đối phó với thiên tai
lũ lụt?
( HS): Chung tay quan tâm, chú trọng, có kế hoạch cụ thể và đầu tư chocủng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng xử phạt nghiêm những kẻ cố tìnhchặt phá rừng Có nhiều dự án cho việc trồng rừng, giao đất, giao rừng chongười dân
- Khi dạy bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng giáo viên có thể ra đề bài vềmôi trường bị ô nhiễm: Hãy tưởng tượng em là một loài cá sống ở dưới dòngsông quê em để kể về nơi mình sinh sống hiện nay
- Khi dạy bài: Chương trình địa phương (rèn luyện chính tả) giáo viên cho viếtbài chính tả có từ ngữ về môi trường như đoạn văn: “ Ô nhiễm môi trường, trướchết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đếnmức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở cáckhu vực thành thị, nông thôn”
- Khi dạy bài: Sông nước Cà Mau, giáo viên liên hệ môi trường tự nhiên hoang
dã bằng cách cho học sinh quan sát những hình ảnh hay đọc những câu ca dao,tục ngữ:
“Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”…
Trang 10
RỪNG ĐƯỚC CÀ MAU CHỢ NỔI CÀ MAU
SÔNG NƯỚC CÀ MAU RỪNG TRÀM CÀ MAU
SÔNG NƯỚC CÀ MAU NGÀY NAY
Trang 11+ Qua quan sát ảnh em có nhận xét gì về thiên nhiên xưa và nay?
- Hoặc khi dạy bài : Vượt thác của Võ Quảng giáo viên có thể liên hệ việc conngười chinh phục thiên nhiên, vượt qua những trở ngại khắc nghiệt của môitrường tự nhiên bằng cách đặt câu hỏi
- Khi cho học sinh viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh (làm ở nhà) giáo viên
ra đề tả cảnh liên quan đến môi trường như:
+ Tả cảnh dòng sông quê em
Hoặc + Tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt…
Và nếu dạy bài: Cô Tô để liên hệ môi trường biển đảo giáo viên có thể cho họcsinh xem tranh
Trang 12
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẢO CÔ TÔ
(?) Để môi trường biển đảo luôn luôn đẹp và thu hút khách du lịch em sẽ làm gì?
- Và khi dạy bài : Lao xao giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loàichim, giữ cân bằng sinh thái bằng cách cho học sinh xem tranh một số loài chim
và hỏi:
Trang 13
- Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ giáo viên trực tiếp khai thác về đề tài môitrường thiên nhiên.
(?) Chỉ ra quan niệm khác biệt về thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng.
Trang 14- Quý giá, là của chung
- Chỉ giết để duy trì sựsống
- Cư xử như vật mua được,tước đoạt được…, bán đingấu nghiến
- Chẳng có nơi nào yên tĩnh,chỉ là những tiếng ồn ào,lăng mạ
(?) Từ nội dung yêu cầu của bức thư, em hãy cho biết tác giả muốn gởiđến người đọc bức thông điệp gì?
Trang 15(?) Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môitrường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
- Dạy bài Động Phong Nha giáo viên liên hệ môi trường và du lịch
(?) Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đấtnước nói chung luôn tươi đẹp mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Trang 16
BÀI MINH HỌA Ngày dạy
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở Bắc Bộ và khát vọng củangười Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ,hoang đường
- Tích hợp: Môi trường thiên nhiên (hiện tượng lũ lụt)
2/ Kĩ năng:
- Đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện
- Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện
- Tích hợp kĩ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định…
SƠN TINH, THỦY TINH
Truyền thuyết
Trang 173/ Thái độ:
HS hiểu được ý nghĩa của công sức cha ông, phát huy và sáng tạo học tậptốt để phát triển và sáng tạo trong việc xây dựng đất nước, có ý thức bảo vệ cáccông trình thủy điện, thủy lợi
B CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh, một số tài liệu có liên quan.
- Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
C PHƯƠNG PHÁP
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, bình giảng…
D TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1 Kiểm tra bài cũ
- Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng và nêu ý nghĩa truyện?
- Kể một vài chi tiết tưởng tượng mà em thích và giải thích tại sao emthích chi tiết ấy?
2 Bài mới
HĐ 1: GIỚI THIỆU BÀI
Dọc dãy đất hình chữ S, bên bờ biển đông, Thái Bình Dương, nhân dânViệt Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùamưa bão, lũ lụt rất khủng khiếp Để tồn tại nhân dân ta phải tìm mọi cách đểchiến đấu và chiến thắng giặc nước Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đãđược thần thoại hóa trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh Vì vậy ca dao cócâu:
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen
Câu chuyện có ý nghĩa gì ? Nhằm giải thích điều gì? Ta đi vào tìm hiểu văn bản