1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử ở trường trung học cơ sở bàu năng

21 4,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI : “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sửở Trường Trung học cơ sở Bàu Năng”.. Đối tượng -Phương pháp nghiên cứu: * Đối tượng : Nghiên cứu về tích h

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI : “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử

ở Trường Trung học cơ sở Bàu Năng”.

Giáo viên: Trần Thị Thanh Bình

Trường: Trung học cơ sở Bàu Năng

I Lý do chọn đề tài:

- Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người hiện nay

- Hưởng ứng phong trào thi đua của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường

II Đối tượng -Phương pháp nghiên cứu:

* Đối tượng :

Nghiên cứu về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy Lịch sử cho học

sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Bàu Năng

* Phương pháp :

- Tham khảo tài liệu

- Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh

- Kiểm tra quá trình thực hiện: đối chiếu kết quả, so sánh

III Đề tài đưa ra giải pháp mới :

Vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo trong tích hợp giáo dục bảo

vệ môi trường trong môn Lịch sử thông qua một số bài dạy trên lớp

IV Hiệu quả áp dụng :

* Giáo viên :

- Có phương pháp dạy học một cách linh động sáng tạo trong việc lồng ghép giáodục bảo vệ môi trường gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh

- Biện pháp làm cho học sinh tích cực hơn trong giờ học, và biết vận dụng vào thực

tế bảo vệ môi trường sống xung quanh

* Học sinh :

- Hiểu biết và quan tâm hơn những vấn đề về môi trường hiện nay

- Tích cực trong giờ học và có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường

V Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ giới hạn theo chương trình sách giáo khoa bậc trung học cơ sở

Bàu Năng, ngày 15 tháng 3 năm 2011

Người thực hiện

Trần Thị Thanh BìnhBẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

- Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng cácnguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy cácchất thải do con người tạo ra trong cuốc sống và hoạt động sản xuất; Môi trường có vaitrò cực kì quan trọng đối với cuộc sống con người Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinhtrưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nétđẹp văn hóa, thẩm mĩ,

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người, có ảnhhưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật Môi trườngnhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòngthí nghiệm, sân chơi, vườn trường môi trường có 4 chức năng cơ bản: môi trường làkhông gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật, môi trường là nơi chứa đựng cácnguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, môi trường là nơichứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấpthông tin cho con người Do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, môitrường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã xuống cấp, nhiều nơi môitrường bị ô nhiễm trầm trọng Vì vậy bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiềumối quan tâm mang tính toàn cầu

-Vì vậy "Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Bàu Năng" nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng

về bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường

“xanh – sạch – đẹp”

3 Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

Lớp nghiên cứu: 9A5

Lớp đối chứng: 9A4

4 Phương pháp nghiên cứu :

a Tham khảo tài liệu :

Đọc các tài liệu có liên quan, giúp tôi có cơ sở lý luận để phân tích các tàiliệu, các dữ kiện có liên quan đến việc giúp học sinh tích hợp trong giáo dục bảo

vệ môi trường

b Điều tra :

- Dự giờ: Cùng tổ bộ môn dự giờ, rút kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinhbảo vệ môi trường một cách có ý thức và đạt hiệu quả cao Để từ đó rút kinhnghiệm cho bản thân

Trang 3

- Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh ở các thời điểm trong năm học, đã giúp cho tôi có nhận xétphù hợp khi thực hiện đề tài.

- Kiểm tra đối chiếu so sánh:

+ Kiểm tra điều chỉnh, bổ sung

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả khi chưa áp dụng giảipháp và khi áp dụng giải pháp

5 Giả thiết khoa học :

Có nhiều quan niệm cho rằng đối với việc dạy học lịch sử, học sinh chỉ cần nghe giáo viên truyền thụ kiến thức, sau đó về nhà học thuộc bài là đạt Nhưng

theo tôi nếu như thế thì chắc rằng học sinh có thể tiếp thu bài học tốt không? Cókhắc sâu được khái niệm lịch sử hay chưa? Học sinh có nắm vững kiến thức haykhông? Học sinh nắm được kĩ năng sống hay chưa?

Nếu như không tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử thìtheo tôi chắc chắn hiệu quả học tập của học sinh sẽ không cao

Trong các phương pháp giảng dạy tôi nhận thấy “phương pháp giáo dục bảo

vệ môi trường” có nhiều thuận lợi và ưu thế bởi vì môn lịch sử trang bị cho họcsinh những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người Quá trình phát triểncủa xã hội loài người là quá trình con người đã tác động vào thế giới tự nhiên tạonên những sự thay đổi từ thời nguyên thủy đến nay Vì vậy, môn lịch sử có khảnăng góp phần thực hiện việc giáo dục môi trường và tìm kiếm các giải pháp bảo

vệ môi trường cho phù hợp với hôm nay và mai sau

Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”.

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận :

1.1 Các văn bản chỉ đạo của cấp trên :

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, đượcChủ tịch nước kí Lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm

2006 thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993

- Nghị quyết 41/NQ/TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăngcường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước

- Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg về việcphê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”

- Ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời củachiến lược kinh tế- xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đấtnước

- Ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị

về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường

- Công văn số 889/KH-PGD&ĐT-THCS, ngày 22 tháng 9 năm 2009 về kế hoạchthực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 bậc trung học cơ sở, mục 1.8 chỉ đạo vềviệc tích hợp bảo vệ môi trường và giáo dục tiết kiệm năng lượng điện

1.2 Các quan niệm khác về giáo dục:

a Đặc trưng của môn Lịch sử :

- Nội dung học tập môn Lịch sử chứa đựng cả một kho tàng kiến thức đời sống,

môi trường, quan hệ giữa người với người, giáo dục đạo đức học sinh, dễ dàngkích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh Qua đó tạo điều kiện thuận lợicho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường sống,bảo vệ động vật quí hiếm,…

b Mục tiêu của dạy học môn Lịch sử :

- Mục tiêu của dạy học môn Lịch sử giúp học sinh có “Những kiến thức cơ bản,

cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thếgiới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, đất nước, truyềnthống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng

xử đúng đắn trong đời sống xã hội”

- Các thông tin trong nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử các khối 6, 7, 8,9

được viết theo cách hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.Các câuhỏi trong sách giáo khoa ở mức độ nhận thức cao và thấp Như vậy giáo viên sẽxem xét cách đặt câu hỏi gợi mở nhằm tạo điều kiện cho học sinh động não, đưatình huống gây tích cực tham gia vào quá trình học tập Từ đó các em sẽ được tìmhiểu lĩnh vực mới về môi trường, về đời sống xã hội,…

Như vậy, việc giáo dục môi trường trong môn lịch sử để nâng cao chất lượnggiáo dục môn học, làm cho học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn quá trình phát triển của

xã hội loài người, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững,toàn diện

Trang 5

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1 Thực trạng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử:

- Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp và dự giờ các đồng

nghiệp, bản thân tôi nhận thấy những vấn đề sau:

* Học sinh:

+ Tình trạng chung hiện nay là học sinh thụ động trong tìm hiểu vấn đề môi trườngnên hiểu biết của các em còn rất hạn chế, do đó các em ý thức chưa cao về việc bảo vệmôi trường

+ Một số ít học sinh chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bạn trong bảo vệ môi trường + Chưa biết cách khai thác và vận dụng các thông tin trong sách giáo khoa và cácthông tin trong cuộc sống về bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào cho hợp lý + Lười nghiên cứu các thông tin trong các bài tập của bài học nên chưa thật sự manglại hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường sống thông qua các hoạt động ngoài giờ

2.2 Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học:

- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới

xã hội Việt Nam Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao Tuy nhiên, sự pháttriển đó chưa cân bằng với việc bảo vệ môi trường Vì vậy, môi trường Việt Nam đãxuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng Đảng và Nhà nước ta đã đề ranhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường Hoạt động bảo vệmôi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bướcđầu thu được một số kết quả khích lệ Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới Nhìn chung,môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người.Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia

- Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bảngây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người

- Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên,cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy Đây là một lực lượng khá hùng hậu Việc trang bị cáckiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này là cách nhanhnhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường Đây cũng chính là lựclượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho giađình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước

- Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy

cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây, Việchình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâmđến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nộidung và cách thức giáo dục của chúng ta Giáo dục bảo vệ môi trường phải được đưa vàochương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những

Trang 6

xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệmôi trường.

3 Nội dung vấn đề:

3.1 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn Lịch

sử ở trường Trung học cơ sở:

Qua các buổi dự giờ, các lần tổng kết rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, ở các buổi hội

thảo chung toàn trường, toàn huyện, việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh vẫnchưa đạt hiệu quả cao như mong muốn Do đó vấn đề đặt ra đối với giáo viên môn Lịch

sử làm thế nào để việc tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh một cách cóhiệu quả cao nhất

Để thành công hơn trong việc dạy học lồng ghép trong tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường môn lịch sử theo tinh thần hiện nay của ngành đặt ra, giáo viên cần thiết lựa chọnnội dung tích hợp theo từng khối lớp Đặc biệt giáo viên hướng dẫn học sinh biết khaithác thông tin trong các tiết học như thế nào cho hiệu quả cao và các thông tin về môitrường được cập nhật thường niên trong môn lịch sử Điều đó được cụ thể hoá như sau:

- Giáo viên vận dụng các bài theo chỉ đạo để tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trườngtheo từng khối lớp, từng đối tượng học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo

- Vận dụng hiệu quả, đa dạng phương pháp và hình thức dạy học tích hợp, phù hợp nộidung , tính chất bài học, trình độ nhận thức của học sinh, hoàn cảnh của lớp, của trường

3.2 Giải quyết vấn đề đặt ra:

a Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Lịch sử cấp THCS :

* Lớp 9, Tích hợp vào các bài:

- Bài 1:Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 1970

- Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

- Bài 5: Các nước Đông Nam Á

- Bài 6: Các nước châu Phi

- Bài 7: Các nước Mĩ la tinh

- Bài 8: Nước Mĩ

- Bài 9: Nhật Bản

- Bài 10: Các nước Tây Âu

- Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh

- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của CMKH-KT

- Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925)

- Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

- Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935

- Bài 20: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939

- Bài 21: Việt Nam trong những năm 1931-1945

- Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945,

b Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử :

Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong môn lịch sử rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực

và hạn chế riêng Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phươngpháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học

Trang 7

sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, củatrường.

Trong khi tiến hành đồng bộ, kết hợp các phương pháp dạy học, có mộtphương pháp là chủ đạo, phù hợp với sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đang học:giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lịch sử đang học Ở chỗ nào cóliên quan đến môi trường sinh thái, đến tự nhiên thì giáo viên hướng dẫn học sinhtìm hiểu, liên hệ kiến thức lịch sử với các loại kiến thức khác có liên quan để giáodục môi trường, chủ yếu là những kiến thức về địa lí, về khoa học – kĩ thuật

b.1 Phương pháp tìm tòi, nghiên cứu:

* Khái niệm:

Phương pháp tìm tòi nghiên cứu, học lịch sử không phải học thuộc lòng màphải tìm hiểu, suy nghĩ Vì vậy, ở những mức độ nhất định, phù hợp với yêu cầu,trình độ học sinh phải tiến hành việc tìm tòi, nghiên cứu vừa sức, thông qua cácloại bài tập, quan sát, điều tra, tổng kết lí luận và thực tế Điều này đòi hỏi họcsinh khi học tập lịch sử phải chủ động, tích cực suy nghĩ chứ không phải bị động,chăm chú nghe giảng và ghi chép; cần phát huy tính tích cực của học sinh khi họctập

tả điều kiện tự nhiên lúc bấy giờ

Phân tích tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triểnlịch sử: miêu tả, tạo biểu tượng cho học sinh

Hướng dẫn học sinh suy nghĩ, đặt và giải quyết vấn đề một cách tích cực,sáng tạo

* Ví dụ minh họa:

Bài 4: Các nước Đông Nam Á

III Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10:

Giáo viên miêu tả, giới thiệu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á trên lượcđồ

Học sinh quan sát lược đồ

Nêu khái quát về vị trí địa lí của Đông Nam Á?

Nêu những nét nổi bật của Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giớithứ hai?

Trang 8

Học sinh trình bày trên lược đồ.

Giáo viên tạo biểu tượng về điều kiện tự nhiên

Khu vực Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km2 gồm 11 nước, dân số 536 triệungười (năm 2002)

Trước chến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ TháiLan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước lần lượt giành được độc lập.Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh,Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại

Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chứcASEAN?

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới

đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề một cách tích cực, sáng tạo

Giáo viên bổ sung, chốt ý

b.2 Phương pháp thảo luận nhóm:

* Khái niệm:

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinhtham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thểchia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đếnbài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác giảiquyết những nhiệm vụ chung

* Cách thực hiện:

Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận kèm theo một vài hình ảnh trực quankích thích thị giác, tạo sự hấp dẫn trong tiết học

- Chia nhóm, giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian vàphân công vị trí làm việc cho các nhóm

- Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khácquan sát, lắng nghe, bình luận và bổ sung ý kiến

- Giáo viên tổng kết và nhận xét

* Ví dụ minh họa: Dạy bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủnghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

II Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận:

Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong việc thựchiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990?

Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong việc thựchiện kế hoạch 5 năm 1991 - 1995?

Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong việc thựchiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000?

Học sinh dựa vào sách giáo khoa thảo luận và cử đại diện nhóm trình bàykết quả của mình

Học sinh nhóm khác khác bổ sung

Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt ýĐồng thời giới thiệu một số hình ảnh

về những thành tựu trong quá trình thực hiện đổi mới của nhân dân ta

Trang 9

Giáo viên nhấn mạnh: những thành tựu trong công cuộc đổi mới đã làm thayđổi bộ mặt của đất nước, làm cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Tuy nhiên, cần đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo sự cân đối,toàn diện, lợi ích lâu dài Khắc phục việc ô nhiễm môi trường, phòng chống cácthiên tai gây nhiều thiệt hại lớn cho nhân dân

Qua đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, tham gia tíchcực vào những công việc làm sạch môi trường, trồng cây, gây rừng

b.3 Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử:

* Khái niệm:

Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử là tìm hiểu nội dung tranh ảnh dưới

sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, học sinh tìm hiểu, hoàn thiện nội dung khaithác tranh ảnh

Học sinh trình bày kết quả và tìm hiểu nội dung bài học

Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dungkhai thác tranh, ảnh cho học sinh

Trang 10

* Ví dụ minh họa:

Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai.

I Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật

Năng lượng xanh ở Nhật Bản

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh

Bức tranh mô tả điều gì?

Vì sao con ngưới đã tìm ra những nguồn năng lượng mới?

Em hãy cho biết những nguồn năng lượng mới con người đã tạo ra trongcuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

Học sinh quan sát tranh nêu nhận xét và suy nghĩ của mình, sau đó giáoviên chốt ý:

Đây là nguồn năng lượng xanh (điện mặt trời) đang được sử dụng rất phổbiến ở Nhật Bản

Do nguồn năng lượng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ranhững nguồn năng lượng mới rất phong phú: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,năng lượng thủy triều, năng lượng nguyên tử

Qua đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng điện tiếtkiệm,

b.4 Phương pháp giải quyết vấn đề:

* Khái niệm:

Dạy học nêu vấn đề là một chuỗi những tình huống vấn đề và điều kiện hoạtđộng của học sinh nhằm tự lực giải quyết những vấn đề được đặt ra Đặc trưng củaphương pháp dạy học nêu vấn đề:

+ Nêu vấn đề (tạo tình huống có vấn đề) được tạo giữa điều kiện học sinh

đã biết với những điều chưa biết, từ đó kích thích tò mò, khao khát giải quyết vấn

đề đặt ra

+ Phát biểu vấn đề

+Giải quyết vấn đề

+ Kết luận: khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu

Phương pháp giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề, tìnhhuống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giảiquyết, xử lí vấn đề, tình huống đó một cách tích cực, sáng tạo có hiệu quả

Ngày đăng: 25/12/2014, 06:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w