Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 có hiệu quả

21 850 1
Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Vỡ vậy việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ vào qúa trình dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được mọi ngành quan tâm nhằm giáo dục cho học sinh những vốn hiểu biết cơ bản về kiến thức bảo vệ môi trường. Là giáo viên sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 có hiệu quả” nhằm: - Rút ra một số kinh nghiệm trong việc “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số tiết dạy trong chương trình sinh học 9”. - Xây dựng một số bài soạn theo định hướng “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” có tính chất minh họa đã được dạy ở thực nghiệm. - Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào việc giảng dạy bộ môn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là vấn đề tham gia làm giảm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng của học sinh và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh thông qua vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau: 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. + Thực trạng của giáo viên. 1 + Thực trạng học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh – Đăk Mil, năm học 2008-2009. 2. Các phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học lớp 9 năm học 2009-2010 và những kết quả đạt được. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu cách thức, các vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài sinh học 9 ở trường THCS Nguyễn Chí Thanh – Đăk Mil. Chất lượng học tập và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và thông qua việc học các bài có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tôi đã tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy và theo dõi kết quả của hai lớp 9A1, 9A2 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh – Đăk Mil. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra, khảo sát. 2. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 3. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành, học ngoài thiên nhiên. 4. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi, kể chuyện. 5. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào bài học theo các mức độ khác nhau. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của học sinh đặc biệt các em người dân tộc trình độ nhận thức của các em còn rất nhiều hạn chế vì vậy trong giảng dạy giáo viên có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thường xuyên tiến hành hầu hết ở các bài có tích hợp môi trường. Mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương. Việc thường xuyên xây dựng các câu hỏi liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để hoàn thành nội dung giáo viên đưa ra. Đa số học sinh thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức bảo vệ môi trường cũng như việc áp dụng kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường sống thực tế của mình. Vì vậy tăng cường tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. 2 2. Cơ sở thực tiễn của quá trình nghiên cứu. Từ thực tiễn giảng dạy, kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp ở trường THCS Nguyễn Chí Thanh, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng 1 số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ thực tế đó với mong muốn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho các em về vấn đề bảo vệ môi trường trong các tiết học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháptích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9có hiệu quả". II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1.1. Về phía giáo viên: Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú ý đến kiến thức cấn hình thành ở bài học, chứ chú ý đến việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học, nếu có cũng chỉ là một cách sơ sài. * Nguyên nhân: - Thực sự giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường qua môn sinh học chưa được cao, do vậy kết quả giáo dục bảo vệ môi trường chưa hiệu quả. - Hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường và tác hại của nó đối với con người, gia đình và xã hội của giáo viên còn hạn chế. - Đối với những bài không có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên không thực hiện do đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung và sinh học 9 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài nên người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em. Ví dụ: Bài 47: Quần thể sinh vật - SGK9 Mục III: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. SGK đưa thông tin rất chung chung về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể như sau:" Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể ". Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế cuối bài là do một trong các lý do sau: + Thời gian không còn đủ. + Phần liên hệ được coi là phần phụ. + Giáo viên ít có kỹ năng thực tế. 3 + Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn Từ những lý do đó mà hiện nay học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này. Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến môi trường, ví dụ chương III và chương IV phần sinh vật và môi trường trong chương trình sinh học lớp 9. Đòi hỏi giáo viên và học sinh đều phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới trở nên phong phú. Nhưng một vấn đề đặt ra, người giáo viên nếu chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK thì học sinh sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế: SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao . 1.2. Về phía học sinh. - Hiện nay đa số học sinh, đặc biệt là học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Thanh –Đăk Mil chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ mọi phương tiện làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. - Ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. - Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. - Trong tình hình thực tế rất nhiều học sinh vẫn hiểu một cách mơ hồ về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe, đời sống con người, gia đình và xã hội. - Học sinh chưa được học các tiết học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao. 2. Kết quả thực trạng trên. Từ khi chưa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua quá trình theo dõi, điều tra bằng phiếu thăm dò của học sinh và kết quả thi học kì II năm học 2008-2009 của 62 học sinh lớp 9 ( gồm 2 lớp có chọn lọc 9A1,9A2) tôi thấy kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả thi học kì II năm học 2008-2009 (khi chưa tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy). Lớp Sĩ số Dưới 5.0 5.0- dưới 7.0 7.0- dưới 9.0 9.0-10 SL % SL % SL % SL % 9A1 30 10 33% 17 57% 3 10% 0 0% 9A2 32 12 37.5% 16 50% 4 12.5% 0 0% Tổng cộng 62 22 35.5% 33 53.2% 7 11.3% 0 0% Bảng 2: Ý thức bảo vệ môi trường (khi chưa tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy). Lớp Sĩ số Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tốt Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % 4 9A1 30 1 3% 19 64% 10 33% 9A2 32 0 0% 23 72% 9 28% Tổng 62 1 1.7% 42 67.7% 19 30.6% Từ thực trạng trên, ở năm học 2009-2010 trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm phương pháp thích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn sinh học và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Chí Thanh. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các giải pháp thực hiện. 1.1 Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình. Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua . Cần đưa vào mục tiêu giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK. Ví dụ: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường - SGK Sinh học 9. Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội, học sinh sẽ hiểu được thời kì nguyên thủy môi trường ít chịu tác động của con người, thời kì xã hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá rừng làm rẫy , xây dựng khu dân cư …đặc biệt đến thời kì xã hội công nghiệp thì việc cơ giới hóa nông nghiệp, đô thị hóa…dẫn đến suy giảm môi trường . VD: Việc nhà máy bột ngọt Vê đan thải chất thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, việc khai thác vàng, khai thác quặng trái phép đã gây tới hậu quả xấu cho môi trường… Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Cuối cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề. 1.2. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường. Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh lớp 9 người giáo viên có thể định hướng phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu bài học. - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề. - Tổ chức hoạt động của học sinh. - Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động. 5 Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động. Chúng ta có thể chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ . Ví dụ : Bài 54 và 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9. Muốn thực hiện nội dung này ta giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm. - Nhóm nói về ô nhiễm khí hậu. - Nhóm nói về ô nhiễm nguồn nước Trong đó: Mỗi nội dung phải nêu được: + Nguyên nhân. + Biện pháp hạn chế + Liên hệ bản thân Sau đó nhóm trình bày, nhóm nhận xét bổ sung và cho điểm. Song để thực hiện nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học sinh. 1.3. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi. Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán (đặc biệt đối với phần sinh thái và môi trường sinh học 9) thì ta nên sử dụng phương pháp này: Ví dụ: Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9 Bài này gồm 3 nội dung: Sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống ( mỗi tổ 1 tính huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại tài nguyên nào đó và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó, xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa , giải thích … 1.4. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành. Địa phương Đak Nông thuộc vùng núi, hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho cho học sinh là là một dịp để các em nắm chắc nội dung bài học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai. 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. 2.1. Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường. Đối với học sinh THCS, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường, trang bị cho các em những hiểu biết và cần thiết để các em có khả năng xử lí một số vấn đề môi trường cụ thể. Việc lựa chọn phương pháp để giáo dục bảo vệ môi trường một mặt phụ thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Ví dụ: Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9 Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh kẻ bảng 55 trang 168 vào vở bài tập. - Mỗi tổ chuẩn bị nội dung: + Ô nhiễm khí hậu. + Ô nhiễm nguồn nước. + Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất. + Ô nhiễm do chất thải rắn. 6 + Ô nhiễm do chất phóng xạ. + Ô nhiễm do các tác nhân sinh học. + Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai. + Ô nhiễm tiếng ồn. Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì ? Mục tiêu: - Học sinh hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường. - Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm. Giáo viên lấy một vài nội dung về dòng sông, khu công nghiệp bị ô nhiễm. + Ô nhiễm môi trường là gì ? + Nguyên nhân gây ô nhiễm ? + Kể tên một số môi trường bị ô nhiễm ? Học sinh theo dõi ví dụ. Học sinh tự khái quát thành khái niệm. Tiểu kết: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới con người và các sinh vật khác. VD: Chất thải của nhà máy bột ngọt Vêđan đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng… Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường. + Tổ 1: Ô nhiễm không khí và chất phóng xạ. + Tổ 2: Ô nhiễm nguồn nước và các tác nhân sinh học. + Tổ 3: Ô nhiễm do hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật. Ô nhiễm do thiên tai và lũ lụt. + Tổ 4: Ô nhiễm do chất thải rắn. Ô nhiễm tiếng ồn. Giáo viên ghi nội dung học sinh báo cáo lên bảng. Giáo viên nhận xét. Giáo viên cho điểm. Học sinh làm việc theo nhóm. -Thảo luận các nội dung. + Nguyên nhân gây ô nhiễm. + Biện pháp hạn chế ô nhiễm. + Liên hệ bản thân. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh đánh giá cho điểm Sau mỗi kết quả từng tổ học sinh thể hiện bảng, đó là nội dung bài học. * Tiểu kết: Bảng 55. Các bịên pháp hạn chế ô nhiễm. Các loại ô nhiễm. Tác nhân gây ô nhiễm. Biện pháp hạn chế. 1. Ô nhiễm không khí. - Khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. a, b, d, e, g, i, k, l, m, o. 2. Ô nhiễm nguồn nước. - Nước thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, xác chết động thực vật, rác thải đổ ra sông c, d, e, g, i, k, l, m, o. 3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất. - Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ sâu, diệt cỏ, nấm g, k, l, n. 4. Ô nhiễm do các chất phóng xạ. - Các chất phóng xạ: Công trường khai thác chất phóng xạ, d, e, g, h, k, l. 7 nhà máy điện nguyên tử. 5. Ô nhiễm do chất thải rắn. Chất thải rắn: Cao su, nhựa hư hỏng g, k, l. 6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. Sinh vật gây bệnh: Xác chết, phân rác c, d, e, g, k, l, m, n. 7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai. Do hoạt động núi lửa, lũ lụt. g, k. 8. Ô nhiễm tiếng ồn. Do các nhà máy, phương tiện giao thông. g, i, k, o, p. 2.2. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng các trò chơi. Các trò chơi, tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường vì: - Gây hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu vấn đề về bảo vệ môi trường. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những vấn đề về bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường. - Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ. - Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu. Để tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước sau: Bước 1: Xác đinh tên chủ đề. Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung. Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm. Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi. Bước 6: Thiết kế chương trình. Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị Bước 8: Tiến hành trò chơi. Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Ví dụ: Dạy bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương (Sinh học 9) Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. - GV chia học sinh thành 4 tổ. - Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ. + Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh. + Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không chặt cây, đốt rừng bừa bãi. + Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát + Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không săn bắn động vật trái phép. - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các tình huống có vấn đề trong nội dung của tổ và chuẩn bị giải quyết tình huống của các tổ còn lại. - Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa tình huống của các tổ và giải quyết tình huống ở các tổ. 8 Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo luận. Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình huống theo sự sắp xếp bốc thăm. Hoạt động 5: Đánh giá. - Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm. - Kết quả đưa tình huống và giải quyết tình huống là nội dung của bài học. 2.3. Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành. Ví dụ: Để dạy bài 56 - 57: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương (SGK Sinh học 9) Giáo viên chọn địa điểm gần trường trước 2 ngày sau đó thông báo cho học sinh chuẩn bị về phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho kẻ một số biểu bảng cần thiết như : Bảng 1: Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động của con người trong môi trường. Bảng 2: Các nhân tố gây ô nhiễm Mức độ ô nhiễm Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục Sau đó đến giờ thực hành giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát, thảo luận nhóm tự tìm đáp án điền vào bảng.Trong quá trình thực hành bằng kiến thức thực tế học sinh cảm nhận được vai trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói chung trong giai đoạn hiện nay. 3. Một số bài có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường . TIẾT 61; BÀI 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên. - Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh hiểu được khái niệm phát triển bền vững. 2. Kỹ năng: - Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin. - Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và trình tự bày trước lớp. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn bảo vệ, sử dụng và phát triển hợp lí các dạng tài nguyên. II/ CHUẨN BỊ: -Tranh và hình vẽ hình 58.1; 58.2 - Phiếu học tập - Tranh ảnh khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang. - Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG : 9 * ĐVĐ: Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên không phải là vô tận, nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lí thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng, Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lí? Qua bài học hôm nay các em sẽ rõ. Hoạt động I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin I trang 173 SGK - Phát phiếu học tập ( Bảng 58.1 tr 173 SGK) Hãy chọn nội dung ở cột B tươngứng với cột A Dạng tài nguyên (cột A) Ghi kết quả Các tài nguyên (Cột B) 1. Tài nguyên tái sinh. 2. Tài nguyên không tái sinh. 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. a. Khí đốt thiên nhiên. b. Tài nguyên nước. c. Tài nguyên đất. d. Năng lượng gió. e . Dầu lửa g. Tài nguyên sinh vật. h. Bức xạ mặt trời. i. Than đá. k. Năng lượng thuỷ triều. l. Năng lượng suối nước nóng. GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin mục I trang 173 SGK và trả lời câu hỏi: ? Hãy kể tên các dạng tài nguyên không tái sinh ở nước ta? (Có thể kể thêm tài nguyên không tái sinh ở địa phương). ? Theo em tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh ? Vì sao? Từ phiếu học tập vừa hoàn thành và thông tin thu nhận được em hãy cho biết: ? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ? Mỗi dạng lấy ví dụ minh hoạ? - GV nhận xét và rút ra kết luận. - Học sinh nghiên cứu thông tin độc lập. - Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. - Đại diện 1-2 nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. * Yêu cầu nêu được đáp án : 1.b, c, g. 2. a, e, i. 3. d, h, k, l. - Tài nguyên không tái sinh gồm: Than đá, dầu lửa, đá quý - Rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì phục hồi * Kết luận : Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên tái sinh: Khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. + Tài nguyên không tái sinh : Sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường Hoạt động II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 1. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất. 10 [...]... của học sinh còn hạn chế: 30% học sinh có ý thức bảo vệ môi trường kém, số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt chỉ đạt 6% * Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả thi học kì II năm học 20 09- 2010 (sau khi tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy) Dưới 5.0 5.0- dưới 7.0 7.0- dưới 9. 0 9. 0-10 Lớp Sĩ số. .. giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi thấy kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt chỉ còn 12 .9% học sinh đạt điểm dưới trung bình trong khi có tới 38.8% học sinh đạt điểm 91 0 Việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường đã giúp cho ý thức bảo vệ môi trường của học sinh được tăng lên rất cao có tới 74% học sinh đạt ý thức bảo vệ môi trường tốt và không có học sinh nào có ý... Năm học 2008-20 09 giáo viên không tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy nên chất lượng học sinh còn rất thấp 35% học sinh có điểm dưới trung bình, không có học sinh nào đạt diểm 9- 10 17 Đối với ý thức bảo vệ môi trường của học sinh còn rất hạn chế: 30% học sinh có ý thức bảo vệ môi trường kém, số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt chỉ đạt 6% Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo. .. 4 Một số địa chỉ tích hợp giáo dục môi trường Bảng: Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ( kiến thức, kĩ năng) 12 Mức độ tích hợp Bài 25 Thường biến Bài 29 Bệnh và tật di truyền người Bài 48 Quần thể người Bài 49 Quần xã sinh vật Phần II Mối quan hệ giữa kiểu genmôi trườngkiểu... thức bảo vệ môi trường kém Do vậy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy các bài sinh học 9 là việc làm có hiệu quả và hết sức cần thiết II KIẾN NGHỊ -ĐỀ XUẤT 1 Kiến nghị Trên đây là một số kinh nghiệm về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học9 mà bản thân tôi đã áp dụng giảng dạy trực tiếp ở trường THCS Nguyễn Chí Thanh và đã có bước khả thi tuy nhiên tôi có một. .. 4 Kết quả học tập của học sinh tăng cao: Còn 12 .9% học sinh đạt điểm dưới trung bình trong khi đó có tới 38.8% học sinh đạt điểm 9- 10 Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh được tăng lên rất cao có tới 74% học sinh đạt ý thức bảo vệ môi trường tốt và không có học sinh nào có ý thức bảo vệ môi trường kém PHẦN III: KẾT LUẬN I KẾT LUẬN Như vậy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đã có hiệu quả rõ... với học sinh khối 9 tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh năm học 20 09- 2010 tôi đã thu được kết quả như sau : * Trước khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi thấy: Bảng 1: Kết quả thi học kì II năm học 2008-20 09 (khi chưa tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy) Dưới 5.0 5.0- dưới 7.0 7.0- dưới 9. 0 9. 0-10 Sĩ Lớp số SL % SL % SL % SL % 9A1 30 10 33% 17 57% 3 10% 0 0% 9A2... thức bảo vệ môi trường (khi chưa tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy) 16 Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tốt Trung bình Yếu kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 9A1 30 1 3% 19 64% 10 33% 9A2 32 0 0% 23 72% 9 28% Tổng 62 1 1.7% 42 67.7% 19 30.6% Nhận xét bảng 1 và bảng 2 Chất lượng học sinh còn rất thấp: 35% học sinh có điểm dưới trung bình, không có học sinh nào đạt diểm 9- 10 Ý thức bảo vệ môi trường. .. khoảng thời gian nghiên cứu, tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt : từ chỗ các em chưa được học các kiến thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung tích hợp, đến đã được học, từ chưa ý thức bảo vệ môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường , bảo vệ hành tinh của chúng ta Sau... 9. 0 9. 0-10 Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 9A1 30 5 16.6% 8 26% 6 20% 11 36% 9A2 32 3 9. 4% 9 28% 7 35% 13 40% Tổng 38.8 62 8 12 .9% 21 33.8% 9 14.5% 24 cộng % Bảng 4: Ý thức bảo vệ môi trường (sau khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy) Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tốt Trung bình Yếu kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 9A1 30 21 70% 9 30% 0 0% 9A2 32 25 83% 7 17% 0 0% Tổng 62 46 74% 16 . dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 có hiệu quả nhằm: - Rút ra một số kinh nghiệm trong việc Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số tiết dạy trong chương trình sinh học. hợp giáo dục môi trường. Bảng: Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9. Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ( kiến. số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt chỉ đạt 6%. * Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy một số bài sinh học 9 tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả

Ngày đăng: 08/04/2015, 20:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

    • II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan