75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

99 410 0
75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Chuyên đề tốt nghiệp Lời cảm ơn Sau 4 năm học tập, nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịchKhách sạn tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã được các thầy cô trong trường và trong Khoa Du lịchKhách sạn tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức về quản lý và kinh doanh du lịch bao gồm cả những lý luận và những kiến thức thực tế, giúp em có được những kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Đặc biệt, trong thời gian đi thực tập tìm hiểu thực tế quá trình kinh doanh Du lịch tại công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C, em đã được PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - Trưởng khoa Du lịchKhách sạn - Trường Đại học Kinh tế quốc dân tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể tiếp xúc với thực tế kinh doanh du lịch trên thị trường tại công ty T&C và hoàn thành bài chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Du lịchKhách sạn - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C đã tạo mọi điều kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu thực tế kinh doanh du lịch để em có thể hoàn thành bài chuyên đề này Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, chỉnh sửa cho em hoàn thành bài chuyên đề này. Hà nội, Ngày 25 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Trang Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU ột trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia đó là tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia đó cao hay thấp. Nước ta, ngành dịch vụ mới chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu ngành kinh tế của đất nước, trong đó có ngành du lịch. Hơn 40 năm qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch nước ta có bước chuyển mới kể từ khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 17/11/2006 và Du lịch là một trong những ngành dịch vụ hội nhập sâu và sớm nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế nước ta. Khi là thành viên của tổ chức WTO nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng gặp phải nhiều khó khăn ban đầu nhưng cũng có nhiều cơ hội cho nền kinh tế cũng như ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn. M Theo như kế hoạch dự báo của Tổng cục Du lịch dự báo đến năm 2010 có thể đạt tới 6,5 triệu đến 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Doanh thu từ du lịch ước tính năm 2010 đạt 4 tỷ đến 4,5 tỷ USD (chiếm 6% GDP). Tốc độ tăng bình quân của doanh thu du lịch bình quân đạt 12% năm. Những dự báo trên có thể đạt được trên cơ sơ thực tế nguồn tài nguyên du lịch của nước ta rất phong phú, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch mà Chính phủ và ngành Du lịch nước ta đã và đang thực hiện cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch nước ta. Một trong những đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch nói chung và kinh doanh du lịch quốc tế nói riêng phải kể đến công ty Du lịch quốc tế T&C. Đây là một công ty lữ hành quốc tế Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 2 Chuyên đề tốt nghiệp hoạt động lâu năm ở nước ta. Cùng với xu hướng phát triển mới của thị trường khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, công ty T&C đã nắm bắt được nhu cầu này và thiết kế nhiều chương trình du lịch hấp dẫn cho khách du lịch. Đặc biệt các chương trình du lịch cho khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty rất phong phú và đa dạng để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, để có thể thu hút được nhiều khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, công ty T&C cần tiến hành thực hiện hoạt động marketing trực tiếp nhằm mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch của công ty. Trên cơ sở đó em chọn đề tài “ Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C ” cho chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động marketing trực tiếp và những ứng dụng thực tế đối với công ty T&C đã thực hiện với thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc. Qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty T&C. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này em đã sử dụng các phương pháp mô tả thực tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin để hoàn thành bài chuyên đề của mình. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 3 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng về hoạt động marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 4 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Doanh nghiệp lữ hành 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người được nâng cao nhưng đi cùng với điều đó là sức ép trong công việc cũng như trong các mối quan hệ của con người ngày càng cao. Vì vậy con người luôn muốn được thư giãn thoải mái sau những ngày làm việc vất vả và cách thư giãn tốt nhất đó là đi du lịch, bởi đi du lịch không chỉ đem lại lợi ích là thư giãn tinh thần mà còn đem lại những hiểu biết và khám phá mới lạ về vùng đất mà mình đặt chân đến. Nắm bắt được nhu cầu đó của con người, các doanh nghiệp lữ hành đáp ứng ngày càng cao và hoàn thiện nhu cầu đi du lịch của con người. Vậy doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp như thế nào mà có thể đáp ứng được nhu cầu đó của con người? Đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau trong việc nghiên cứu về các doanh nghiệp lữ hành và bản thân hoạt động du lịch cũng rất phong phú, đa dạng, nó có biến đổi theo thời gian với những nội dung và hình thức khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Thời kỳ đầu, doanh nghiệp lữ hành chỉ đóng vai trò trung gian, đại lý bán các sản phẩm dịch vụ cho các nhà cung cấp như khách sạn, vận chuyển, hàng không…vv nhằm mục đích thu tiền hoa hồng từ các nhà cung cấp. Nhưng ngày Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 5 Chuyên đề tốt nghiệp nay, các doanh nghiệp lữ hành có phạm vi hoạt động rộng hơn, không chỉ đóng vai trò trung gian nữa mà đã trở thành những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ du lịch. Do đó doanh nghiệp lữ hành có thể định nghĩa như sau: “ Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng” (Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành) Tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động cũng như tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau như: hãng lữ hành, công ty lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa, đại lý lữ hành. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thường gọi là các trung tâm lữ hành. 1.1.1.2. Vai trò, chức năng của doanh nghiệp lữ hành Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đóng vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch. Kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian để chắp nối cung và cầu du lịch gặp nhau. Khi cầu du lịch biến đổi không ngừng còn cung du lịch hầu như cố định và không thể mang đến nơi ở của khách du lịch để thoả mãn nhu cầu của họ, vì vậy doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ giúp cho cung và cầu du lịch gặp nhau và thoả mãn lợi ích của các bên. Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 6 Chuyên đề tốt nghiệp Với vị trí trung gian, doanh nghiệp lữ hành làm cho hàng hoá dịch vụ du lịch chuyển từ trạng thái người tiêu dùng chưa muốn thành sản phẩm du lịchkhách du lịch cần. Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là phân phối sản phẩm của ngành du lịch và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này được thể hiện rõ thông qua 3 chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: chức năng thông tin, chức năng tổ chức và chức năng thực hiện. - Chức năng thông tin: doanh nghiệp là cầu nối trung gian giữa cầu du lịch và cung du lịch, trao đổi thông tin về cung cho cầu và thông tin về cầu cho cung, cụ thể là cung cấp cho cầu du lịch thông tin về cung du lịch như thông tin về điểm đến: thời tiết khí hậu, thể chế chính trị, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch; thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ của nhà cung cấp. Thông tin cung cấp cho cung du lịch về cầu du lịch như: đặc điểm của khách du lịch, quốc tịch, mục đích và động cơ của chuyến đi, đặc điểm sử dụng thời gian rỗi cho việc tiêu dùng du lịch, khả năng thanh toán… - Chức năng tổ chức: với chức năng này doanh nghiệp lữ hành phải tiến hành nghiên cứu đặc điểm của cả thị trường cung và thị trường cầu du lịch để tìm ra những nhà cung cấp dịch vụ hợp lý đồng thời tìm kiếm nguồn khách cho doanh nghiệp tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp, sau đó tiến hành tổ chức sản xuất bao gồm sắp đặt trước các dịch vụ hoặc liên kết các dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung cấp thành sản phẩm hoàn thiện là chương trình du lịch cho khách du lịch. Và sau đó là tiến hành thực hiện tổ chức khách du lịch đơn lẻ thành từng nhóm, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình tiêu dùng du lịch. - Chức năng thực hiện: điều này có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh lữ hành đó là thực hiện các hoạt động vận Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 7 Chuyên đề tốt nghiệp chuyển, hướng dẫn tham quan, thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát dịch vụ của các nhà cung cấp theo đúng hợp đồng đã thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách du lịch và giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp. 1.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp lữ hành Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành khác nhau, mỗi cách phân loại dựa theo những tiêu chí khác nhau * Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có 3 loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với những tên gọi: - Các đại lý lữ hành: hoạt động chủ yếu là trung gian bán các sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ cho khách du lịch với mục đích hưởng hoa hồng theo % doanh số đã bán. - Các công ty lữ hành: thực hiện các hoạt động làm gia tăng giá trị các sản phẩm dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách với mức giá gộp. - Các công ty lữ hành kinh doanh tổng hợp: vừa sản xuất trực tiếp các dịch vụ vừa liên kết các dịch vụ đó thành sản phẩm có tính nguyên chiếc, đồng thời vừa tổ chức thực hiện bán buôn bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. * Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có: - Công ty lữ hành gửi khách: hoạt động chính là thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch - Công ty lữ hành nhận khách: hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với cáccông ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán thông qua công ty lữ hành gửi khách. - Công ty du lịch tổng hợp: vừa kinh doanh lữ hành nhận khách vừa kinh doanh lữ hành gửi khách. Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1.4. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hoá khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm: * Dịch vụ trung gian: Các sản phẩm của dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Đại lý du lịch làm trung gian giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ đơn lẻ của nhà cung cấp cho khách nhằm hưởng hoa hồng. Các dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm: - Dịch vụ đăng ký vé máy bay - Dịch vụ đăng ký vé và đặt chỗ các loại phương tiện khác như: tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô… - Dịch vụ môi giới cho thuê xe ô tô - Đặt phòng khách sạn - Dịch vụ bảo hiểm - Các dịch vụ môi giới trung gian khác * Các chương trình du lịch Hệ thống các chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu của các công ty lữ hành. Các công ty này liên kết những sản phẩm đơn lẻ của những nhà cung cấp khác nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. * Các sản phẩm khác Bên cạnh việc bán các sản phẩm đặc trưng là chương trình du lịch, các công ty lữ hành còn có các sản phẩm khác như: - Tổ chức các sự kiện, hội nghị hội thảo - Các chương trình du học Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đối với các công ty lớn, họ trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch và thực hiện hoạt động kinh doanh trên phạm vi lớn + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng + Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí + Kinh doanh vận chuyển du lịch + Dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch Hệ thống sản phẩm dịch vụ của công ty lữ hành sẽ ngày càng đa dạng hơn cùng với sự phát triển của các công ty lữ hành. 1.1.1.5. Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành có quy mô trung bình Các công ty lữ hành muốn hoạt động hiệu quả thì điều trước tiên là phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ để phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng nhân viên trong công ty, mỗi người trong công ty đều biết được vị trí cùng với quyền hạn và trách nhiệm của mình để làm việc tốt vì mục tiêu chung của công ty. Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành phụ thuộc vào các yếu tố như: phạm vi địa lý, đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động của công ty, khả năng về tài chính, khả năng về nhân lực của công ty và các yếu tơ thuộc môi trường kinh doanh. Ở Việt Nam, các công ty du lịch chủ yếu là các công ty lữ hành nhận khách. Hình 1 là cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành có quy mô trung bình ở Việt Nam. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận như sau: - Hội đồng quản trị: là bộ phận quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như chiến lược, chính sách kinh doanh, tôn chỉ hoạt động - Giám đốc: là người trực tiếp điều hành công việc của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty. - Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty thực hiện các chức năng điển hình của công ty là ba phòng: phòng thị trường, điều hành và hướng Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A 10 [...]... MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ T&C 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C Tên công ty: - Tên giao dịch: Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C - Tên giao dịch quốc tế: T&C International Company Limited - Tên viết tắt: T&C Co., LTD Trụ sở: - Địa chỉ: Số 120, Ngõ 1, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu... Chỉ tính riêng công ty Panda Vân Nam, mỗi năm công ty đưa 10.000 lượt khách Việt Nam đi du lịch Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A Chuyên đề tốt nghiệp 16 Trung Quốc Nếu tính từ giữa năm 2003 đến năm 2005 thì lượng khách lên đến 10 triệu lượt khách du lịch Việt Nam (Nguồn http://www.mangdulich.com) Qua đó cho thấy, tiềm năng phát triển của thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc là rất lớn... Nam đi Trung Quốc của các hãng hàng không Sanghai Airlines, China Southern Airlines thường ở mức 60 – 70% mỗi chuyến Các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, lượng khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tăng trưởng khá mạnh Những doanh nghiệp du lịch Trung Quốc đón khách Việt Nam nhiều nhất hiện nay là Công ty Du lịch Gang Thép Thượng Hải, công ty Du lịch Thanh niên Thành Đô, công ty Panda Vân Nam, công ty. .. doanh cho các công ty du lịch Việt Nam Vậy tại sao du lịch Trung Quốc lại được du khách Việt Nam lựa chọn làm đi m đến ưa thích của mình? Trung Quốc có sức hấp dẫn đối với du khách Việt Nam bởi những lý do sau: - Trung Quốc nằm sát ngay biên giới phía Bắc nước ta, giao thông đi lại giữa hai nước rất thu n lợi Từ Việt Nam, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để đến với Trung Quốc như: đường... tăng lên góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thị trường của công ty Nguyễn Thị Kiều Trang Lớp Du lịch 46A Chuyên đề tốt nghiệp 35 Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C thu c loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên có đặc đi m của công ty TNHH và chịu sự quản lý của pháp luật theo đi u lệ đặt ra cho loại hình công ty này Công ty Trách nhiệm hữu hạn là công ty thương mại nhưng các thành viên không có tư... nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi giới hạn phần vốn của mình góp vào công ty Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C được thành lập bởi 2 thành viên là Bà Vũ Thị Hồng Mỹ và Ông Lê Duy Đàn Bà Mỹ giữ chức vụ Giám đốc và Ông Đàn giữ chức vụ Đi u hành chính của công ty Công ty công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty có nghĩa vụ... về thị trường khách đi du lịch Trung Quốc như thế nào trước tiên ta nghiên cứu thế nào là khách du lịch? Và thị trường du lịch là gì? 1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch Đã tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch được các tổ chức về du lịch trên thế giới đưa ra Nhưng định nghĩa về khách du lịch của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organisation - WTO)được sử dụng làm Nguyễn Thị Kiều... sống tại nước đó đi du lịch trong nước Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) bao gồm khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch trong nước Domestic = Inbound tourist + International tourist Khách du lịch quốc gia (National tourist) bao gồm khách du lịch quốc tế ra nước ngoài và khách du lịch trong nước National tourist = Outbound tourist+ International tourist Như vậy, khách du lịch là những người... có khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là tất cả những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) là tất cả những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài Khách du lịch trong nước (International tourist) là tất cả những công dân của một nước và những người nước... Lớp Du lịch 46A Kinh doanh khác Chuyên đề tốt nghiệp 12 định nghĩa chung cho ngành du lịch về khách du lịch Theo định nghĩa về khách du lịch của WTO thì: Khách du lịch quốc tế là những người đi đến một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định mà không vì mục đích lao động kiếm tiền tại nơi đến Khách du lịch quốc tế gồm có khách du lịch quốc tế đến . doanh du lịch của công ty. Trên cơ sở đó em chọn đề tài “ Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH. hoạt động marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C Nguyễn Thị Kiều Trang

Ngày đăng: 03/04/2013, 12:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: Cơ cấu lao động của cụng ty theo trỡnh độ học vấn - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Bảng 3.

Cơ cấu lao động của cụng ty theo trỡnh độ học vấn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Dưới đõy là bảng thị trường khỏch du lịch của cụng ty qua cỏc năm. - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

i.

đõy là bảng thị trường khỏch du lịch của cụng ty qua cỏc năm Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 5: Tốc độ phỏt triển liờn hoàn lượt khỏch của cụng ty qua cỏc năm từ 2003 - 2007 - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Bảng 5.

Tốc độ phỏt triển liờn hoàn lượt khỏch của cụng ty qua cỏc năm từ 2003 - 2007 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Dưới đõy là bảng tỷ lệ số lượt khỏch đi du lịch Trung Quốc so với tổng số lượt khỏch Outbound, và so với tổng lượt khỏch của cụng ty - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

i.

đõy là bảng tỷ lệ số lượt khỏch đi du lịch Trung Quốc so với tổng số lượt khỏch Outbound, và so với tổng lượt khỏch của cụng ty Xem tại trang 55 của tài liệu.
Dưới đõy là bảng kết quả kinh doanh của cụng ty tớnh riờng đối với thị trường khỏch Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của cụng ty những năm gần đõy  từ năm 2003 đến năm 2007. - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

i.

đõy là bảng kết quả kinh doanh của cụng ty tớnh riờng đối với thị trường khỏch Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của cụng ty những năm gần đõy từ năm 2003 đến năm 2007 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 10: Bảng chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả kinh doanh chương trỡnh du lịch Trung Quốc của cụng ty năm 2003 - 2007 - 75 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Bảng 10.

Bảng chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả kinh doanh chương trỡnh du lịch Trung Quốc của cụng ty năm 2003 - 2007 Xem tại trang 70 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan