1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

98 649 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 872 KB

Nội dung

Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Trang 1

Lời cảm ơn

Sau 4 năm học tập, nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị kinh doanh Dulịch và Khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã được các thầy côtrong trường và trong Khoa Du lịch và Khách sạn tận tình hướng dẫn và truyềnđạt những kiến thức về quản lý và kinh doanh du lịch bao gồm cả những lý luận

và những kiến thức thực tế, giúp em có được những kiến thức phục vụ cho côngviệc sau này

Đặc biệt, trong thời gian đi thực tập tìm hiểu thực tế quá trình kinh doanh

Du lịch tại công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C, em đã được PGS.TS NguyễnVăn Mạnh - Trưởng khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế quốcdân tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể tiếp xúc với thực tế kinh doanh dulịch trên thị trường tại công ty T&C và hoàn thành bài chuyên đề thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch và Kháchsạn - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và truyềnđạt kiến thức

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH Du lịch quốc

tế T&C đã tạo mọi điều kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu thực tế kinh doanh du lịch

để em có thể hoàn thành bài chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn, chỉnh sửa cho em hoàn thành bài chuyên đề này

Hà nội, Ngày 25 tháng 4 năm 2008

Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Trang

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

ột trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia đó là tỷtrọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia đó cao hay thấp.Nước ta, ngành dịch vụ mới chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu ngành kinh

tế của đất nước, trong đó có ngành du lịch Hơn 40 năm qua, Du lịch Việt Nam

đã có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân Ngành du lịch nước ta có bước chuyển mới kể từ khinước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 17/11/2006

và Du lịch là một trong những ngành dịch vụ hội nhập sâu và sớm nhất so vớicác ngành khác trong nền kinh tế nước ta Khi là thành viên của tổ chức WTOnền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng gặp phải nhiều khókhăn ban đầu nhưng cũng có nhiều cơ hội cho nền kinh tế cũng như ngành dulịch phát triển mạnh mẽ hơn

M

Theo như kế hoạch dự báo của Tổng cục Du lịch dự báo đến năm 2010 cóthể đạt tới 6,5 triệu đến 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế Doanh thu từ du lịchước tính năm 2010 đạt 4 tỷ đến 4,5 tỷ USD (chiếm 6% GDP) Tốc độ tăng bìnhquân của doanh thu du lịch bình quân đạt 12% năm Những dự báo trên có thểđạt được trên cơ sơ thực tế nguồn tài nguyên du lịch của nước ta rất phong phú,đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch mà Chínhphủ và ngành Du lịch nước ta đã và đang thực hiện cùng với sự phát triển củacác doanh nghiệp du lịch nước ta

Một trong những đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế đóng góp tích cực vào

sự phát triển của ngành du lịch nói chung và kinh doanh du lịch quốc tế nói riêngphải kể đến công ty Du lịch quốc tế T&C Đây là một công ty lữ hành quốc tế

Trang 3

hoạt động lâu năm ở nước ta Cùng với xu hướng phát triển mới của thị trườngkhách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, công ty T&C đã nắm bắt được nhu cầunày và thiết kế nhiều chương trình du lịch hấp dẫn cho khách du lịch Đặc biệtcác chương trình du lịch cho khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công tyrất phong phú và đa dạng để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng Tuynhiên, để có thể thu hút được nhiều khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, công

ty T&C cần tiến hành thực hiện hoạt động marketing trực tiếp nhằm mang lạihiệu quả cao trong kinh doanh du lịch của công ty Trên cơ sở đó em chọn đề tài

“ Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch

Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C ” cho chuyên đề thực tập

của mình

Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu

những lý luận cơ bản về hoạt động marketing trực tiếp và những ứng dụng thực

tế đối với công ty T&C đã thực hiện với thị trường khách Việt Nam đi du lịchTrung Quốc Qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm thu hút thị trường khách ViệtNam đi du lịch Trung Quốc của công ty T&C

Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này em đã sử dụng các phương

pháp mô tả thực tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợpthông tin để hoàn thành bài chuyên đề của mình

Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing trực tiếp nhằm thu hút

thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịchquốc tế T&C

Trang 4

Chương 2: Thực trạng về hoạt động marketing trực tiếp nhằm thu hút thị

trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc

tế T&C

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách Việt

Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH TRUNG

QUỐC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Doanh nghiệp lữ hành

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người được nâng caonhưng đi cùng với điều đó là sức ép trong công việc cũng như trong các mốiquan hệ của con người ngày càng cao Vì vậy con người luôn muốn được thưgiãn thoải mái sau những ngày làm việc vất vả và cách thư giãn tốt nhất đó là đi

du lịch, bởi đi du lịch không chỉ đem lại lợi ích là thư giãn tinh thần mà còn đemlại những hiểu biết và khám phá mới lạ về vùng đất mà mình đặt chân đến Nắmbắt được nhu cầu đó của con người, các doanh nghiệp lữ hành đáp ứng ngàycàng cao và hoàn thiện nhu cầu đi du lịch của con người Vậy doanh nghiệp lữhành là doanh nghiệp như thế nào mà có thể đáp ứng được nhu cầu đó của conngười?

Đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từnhiều góc độ nghiên cứu khác nhau trong việc nghiên cứu về các doanh nghiệp

lữ hành và bản thân hoạt động du lịch cũng rất phong phú, đa dạng, nó có biếnđổi theo thời gian với những nội dung và hình thức khác nhau tại những thờiđiểm khác nhau

Thời kỳ đầu, doanh nghiệp lữ hành chỉ đóng vai trò trung gian, đại lý báncác sản phẩm dịch vụ cho các nhà cung cấp như khách sạn, vận chuyển, hàngkhông…vv nhằm mục đích thu tiền hoa hồng từ các nhà cung cấp Nhưng ngày

Trang 6

nay, các doanh nghiệp lữ hành có phạm vi hoạt động rộng hơn, không chỉ đóngvai trò trung gian nữa mà đã trở thành những người trực tiếp sản xuất ra sảnphẩm, dịch vụ du lịch Do đó doanh nghiệp lữ hành có thể định nghĩa như sau:

“ Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”

(Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành)

Tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động cũng như tính chất của sảnphẩm, hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữhành có các tên gọi khác nhau như: hãng lữ hành, công ty lữ hành, công ty lữhành quốc tế, công ty lữ hành nội địa, đại lý lữ hành Ở Việt Nam, phần lớn cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành thường gọi là các trung tâm lữ hành

1.1.1.2 Vai trò, chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đóng vai trò khá quan trọng trongngành du lịch Kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian để chắp nối cung và cầu

du lịch gặp nhau Khi cầu du lịch biến đổi không ngừng còn cung du lịch hầunhư cố định và không thể mang đến nơi ở của khách du lịch để thoả mãn nhu cầucủa họ, vì vậy doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ giúp cho cung và cầu du lịchgặp nhau và thoả mãn lợi ích của các bên

Trang 7

Với vị trí trung gian, doanh nghiệp lữ hành làm cho hàng hoá dịch vụ dulịch chuyển từ trạng thái người tiêu dùng chưa muốn thành sản phẩm du lịch màkhách du lịch cần.

Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là phân phốisản phẩm của ngành du lịch và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốcdân Vai trò này được thể hiện rõ thông qua 3 chức năng của doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành: chức năng thông tin, chức năng tổ chức và chức năng thực hiện

- Chức năng thông tin: doanh nghiệp là cầu nối trung gian giữa cầu du lịch

và cung du lịch, trao đổi thông tin về cung cho cầu và thông tin về cầu cho cung,

cụ thể là cung cấp cho cầu du lịch thông tin về cung du lịch như thông tin vềđiểm đến: thời tiết khí hậu, thể chế chính trị, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cảcủa nơi đến du lịch; thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ của nhà cungcấp Thông tin cung cấp cho cung du lịch về cầu du lịch như: đặc điểm củakhách du lịch, quốc tịch, mục đích và động cơ của chuyến đi, đặc điểm sử dụngthời gian rỗi cho việc tiêu dùng du lịch, khả năng thanh toán…

- Chức năng tổ chức: với chức năng này doanh nghiệp lữ hành phải tiếnhành nghiên cứu đặc điểm của cả thị trường cung và thị trường cầu du lịch đểtìm ra những nhà cung cấp dịch vụ hợp lý đồng thời tìm kiếm nguồn khách chodoanh nghiệp tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp, sau đó tiến hành

tổ chức sản xuất bao gồm sắp đặt trước các dịch vụ hoặc liên kết các dịch vụ đơn

lẻ của các nhà cung cấp thành sản phẩm hoàn thiện là chương trình du lịch chokhách du lịch Và sau đó là tiến hành thực hiện tổ chức khách du lịch đơn lẻthành từng nhóm, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình tiêu dùng du lịch

- Chức năng thực hiện: điều này có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện khâucuối cùng của quá trình kinh doanh lữ hành đó là thực hiện các hoạt động vận

Trang 8

chuyển, hướng dẫn tham quan, thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát dịch vụcủa các nhà cung cấp theo đúng hợp đồng đã thoả thuận giữa doanh nghiệp vớikhách du lịch và giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp.

1.1.1.3 Phân loại doanh nghiệp lữ hành

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành khác nhau, mỗi cách phânloại dựa theo những tiêu chí khác nhau

* Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có 3 loại doanhnghiệp kinh doanh lữ hành với những tên gọi:

- Các đại lý lữ hành: hoạt động chủ yếu là trung gian bán các sản phẩmdịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ cho khách du lịch với mục đích hưởng hoahồng theo % doanh số đã bán

- Các công ty lữ hành: thực hiện các hoạt động làm gia tăng giá trị các sảnphẩm dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách với mức giá gộp

- Các công ty lữ hành kinh doanh tổng hợp: vừa sản xuất trực tiếp các dịch

vụ vừa liên kết các dịch vụ đó thành sản phẩm có tính nguyên chiếc, đồng thờivừa tổ chức thực hiện bán buôn bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán

* Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có:

- Công ty lữ hành gửi khách: hoạt động chính là thu hút khách du lịch mộtcách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch

- Công ty lữ hành nhận khách: hoạt động chính của nó là xây dựng cácchương trình du lịch, quan hệ với cáccông ty lữ hành gửi khách để bán cácchương trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán thông qua công

ty lữ hành gửi khách

- Công ty du lịch tổng hợp: vừa kinh doanh lữ hành nhận khách vừa kinhdoanh lữ hành gửi khách

Trang 9

1.1.1.4 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hoá khácnhau nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách du lịch Hệ thốngsản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm:

* Dịch vụ trung gian:

Các sản phẩm của dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp.Đại lý du lịch làm trung gian giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ đơn lẻ củanhà cung cấp cho khách nhằm hưởng hoa hồng Các dịch vụ đơn lẻ mà cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm:

- Dịch vụ đăng ký vé máy bay

- Dịch vụ đăng ký vé và đặt chỗ các loại phương tiện khác như: tàu hoả, tàuthuỷ, ô tô…

- Dịch vụ môi giới cho thuê xe ô tô

Trang 10

Đối với các công ty lớn, họ trở thành những người sản xuất trực tiếp ra cácsản phẩm du lịch và thực hiện hoạt động kinh doanh trên phạm vi lớn

+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

+ Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí

+ Kinh doanh vận chuyển du lịch

+ Dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

Hệ thống sản phẩm dịch vụ của công ty lữ hành sẽ ngày càng đa dạng hơncùng với sự phát triển của các công ty lữ hành

1.1.1.5 Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành có quy mô trung bình

Các công ty lữ hành muốn hoạt động hiệu quả thì điều trước tiên là phải cómột cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ để phân chia trách nhiệm cụ thể cho từngnhân viên trong công ty, mỗi người trong công ty đều biết được vị trí cùng vớiquyền hạn và trách nhiệm của mình để làm việc tốt vì mục tiêu chung của công ty

Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành phụ thuộc vào các yếu tố như: phạm

vi địa lý, đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động của công ty, khả năng về tài chính,khả năng về nhân lực của công ty và các yếu tơ thuộc môi trường kinh doanh

Ở Việt Nam, các công ty du lịch chủ yếu là các công ty lữ hành nhận khách

Hình 1 là cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành có quy mô trung bình ở

Việt Nam Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận như sau:

- Hội đồng quản trị: là bộ phận quyết định những vấn đề quan trọng nhấtcủa công ty như chiến lược, chính sách kinh doanh, tôn chỉ hoạt động

- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành công việc của công ty và chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty

- Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty thực hiện các chứcnăng điển hình của công ty là ba phòng: phòng thị trường, điều hành và hướng

Trang 11

dẫn Các phòng này đảm nhận các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh củacông ty lữ hành.

Hình1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành có quy mô trung bình

(Giáo trình QTKD Lữ hành)

1.1.2 Thị trường khách đi du lịch Trung Quốc

Muốn hiểu được về thị trường khách đi du lịch Trung Quốc như thế nàotrước tiên ta nghiên cứu thế nào là khách du lịch? Và thị trường du lịch là gì?

1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch

Đã tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch được các tổchức về du lịch trên thế giới đưa ra Nhưng định nghĩa về khách du lịch của Tổchức du lịch thế giới (World Tourism Organisation - WTO)được sử dụng làm

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

Giám đốc

Các bộ phận

tổng hợp

Các bộ phậnnghiệp vụ dulịch

Các bộ phận

hỗ trợ vàphát triển

HT các chi nhánh đại diện

Đội xe

Khách

doanh khác

Trang 12

định nghĩa chung cho ngành du lịch về khách du lịch Theo định nghĩa về khách

du lịch của WTO thì:

Khách du lịch quốc tế là những người đi đến một đất nước khác với mụcđích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định màkhông vì mục đích lao động kiếm tiền tại nơi đến

Khách du lịch quốc tế gồm có khách du lịch quốc tế đến và khách du lịchquốc tế ra nước ngoài

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là tất cả những người nướcngoài đến du lịch một quốc gia

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) là tất cả nhữngngười đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Khách du lịch trong nước (International tourist) là tất cả những công dân củamột nước và những người nước ngoài sinh sống tại nước đó đi du lịch trong nước

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) bao gồm khách du lịch quốc tếđến và khách du lịch trong nước

Domestic = Inbound tourist + International tourist

Khách du lịch quốc gia (National tourist) bao gồm khách du lịch quốc tế ranước ngoài và khách du lịch trong nước

National tourist = Outbound tourist+ International tourist

Như vậy, khách du lịch là những người khởi hành dời khỏi nơi cư trúthường xuyên của mình với mục đích nghỉ ngơi, tham quan, giải trí mà không vìmục đích lao động kiếm tiền tại nơi đến

Khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc là tất cả những công dân ViệtNam đi Trung Quốc để tham quan, giải trí, thăm hỏi và không vì mục đích lao

Trang 13

động kiếm tiền tại Trung Quốc Đây chính là đối tượng khách mà công ty T&Crất chú trọng khai thác.

1.1.2.2 Khái niệm thị trường

Theo quan điểm Marketing thì thị trường của doanh nghiệp bao gồm tất cảnhững khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của doanh nghiệp, những người

có cùng một nhu cầu, mong muốn và sẵn sàng tham gia trao đổi để thoả mãn nhucầu hay mong muốn đó

Thị trường du lịch là tập hợp những người mua có nhu cầu hay mong muốn

về các sản phẩm du lịch cụ thể có thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng

Như vậy, thị trường của các doanh nghiệp lữ hành là toàn bộ những người

có cùng nhu cầu đi du lịch, luôn sẵn sàng và có khả năng đi du lịch Một ngườiđược gọi là có khả năng đi khi họ có nhu cầu, mong muốn đi du lịch, đồng thời

họ phải có đủ thời gian dỗi để dành cho chuyến đi, và họ phải có khả năng thanhtoán các chi phí cho chuyến du lịch mà họ muốn đi

Đối với mỗi doanh nghiệp du lịch, việc xác định được thị trường du lịchcho doanh nghiệp mình là rất quan trọng Nhưng thị trường du lịch rất rộng lớn,bao gồm những người mua khác nhau với những nhu cầu, mong muốn, mục đích

và nguồn lực khác nhau Trong khi đó, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn,không thể thoả mãn nhu cầu và mong muốn của toàn bộ thị trường Do vậy,doanh nghiệp cần xác định được những nhóm người có cùng nhu cầu, mongmuốn và xu hướng tiêu dùng tương đối giống nhau để có chiến lược Marketingphù hợp, những nhóm người này được gọi là đoạn thị trường Đó chính là việclựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Thị trường mục tiêu của doanhnghiệp có thể bao gồm một hay một vài đoạn thị trường Để có thể lựa chọnđược thị trường mục tiêu, doanh nghiệp du lịch cần tiến hành phân chia người

Trang 14

mua thành từng nhóm trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu, mong muốn, hành

vi mua…tức là tiến hành phân đoạn thị trường, chia thị trường lớn thành nhữngđoạn thị trường nhỏ hơn Doanh nghiệp lựa chọn cho mình những đoạn thịtrường mà ở đó doanh nghiệp có thể đáp ứng tố nhất nhu cầu, mong muốn củakhách hàng, đồng thời mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc là tất cả những người Việt Nam có mong muốn đi sang Trung Quốc để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm…và họ có đủ thời gian rỗi cũng như có khả năng thanh toán cho

chuyến đi du lịch Trung Quốc để thoả mãn mong muốn đó của mình

Mong muốn đi du lịch thì ai cũng có, nhưng điều quan trọng là họ có đủthời gian và tiền bạc để dành cho chuyến đi hay không và đi đâu thì tốt nhất Do

đó, vai trò của các nhà Marketing rất quan trọng, làm sao hướng nhu cầu vàmong muốn của khách vào sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình Muốn vậy,doanh nghiệp lữ hành cần thiết kế và chào bán những tour du lịch thật hấp dẫn,chỉ ra cho khách hàng thấy được những lợi ích họ có được khi tham gia vàochuyến du lịch đó Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động để thu hút và khơidậy mong muốn của khách thông qua các hoạt động cụ thể, đó chính là các hoạtđộng Marketing, mà đặc biệt là hoạt động Marketing trực tiếp Vậy Marketingtrực tiếp là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này ở phần sau Bây giờ chúng tatìm hiểu một chút về du lịch ở Trung Quốc

1.1.2.3 Sức hấp dẫn của du lịch Trung Quốc

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của đại bộ phận ngườidân Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao hơn và nhu cầu đi đu lịch khôngcòn là nhu cầu cao cấp như trước đây nữa Đi du lịch đã trở thành một thú vuinhằm thư giãn tinh thần sau thời gian làm việc mệt nhọc của mỗi người Người

Trang 15

Việt Nam không chỉ đi du lịch trong nước mà còn đi du lịch nước ngoài để khámphá vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình Một trong những nguyên nhân khiếncho khách Việt Nam có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn là do chi phídịch vụ cho chuyến đi không quá chênh lệch so với các tour trong nước Thêmvào đó là sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không giá rẻ ở nước ta trong thờigian vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội du lịch cho người dân Tính riêng 6 thángđầu năm 2005 của thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh có 202.750lượt khách đi du lịch nước ngoài (Nguồn http://www.mangdulich.com).

Theo kết quả cuộc thăm dò do báo Sài Gòn Giải Phóng thực hiện đối với khoảng2.000.000 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 cho thấy, xuhướng lựa chọn tour du lịch nước ngoài của người dân ngày càng tăng Mứcsống được nâng cao nên số người trả lời đã từng đi du lịch nước ngoài tăng lên26,4% so với kết quả thăm dò của năm 2006 chỉ là 10% Điều đặc biệt là TrungQuốc đã trở thành điểm đến của nhiều du khách Việt Nam Trong số 2.000.000người được hỏi thì có đến 41,1% lựa chọn Trung Quốc là điểm đến trong thờigian tới, tiếp đến mới là Thái Lan 29,5%, Singapo là 24,3%, Hồng Kông là14,6% Bên cạnh đó, công suất ghế trung bình của các chuyến bay từ Việt Nam

đi Trung Quốc của các hãng hàng không Sanghai Airlines, China SouthernAirlines thường ở mức 60 – 70% mỗi chuyến Các doanh nghiệp Trung Quốccho biết, lượng khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tăng trưởng khá mạnh.Những doanh nghiệp du lịch Trung Quốc đón khách Việt Nam nhiều nhất hiệnnay là Công ty Du lịch Gang Thép Thượng Hải, công ty Du lịch Thanh niênThành Đô, công ty Panda Vân Nam, công ty Morning Star Chỉ tính riêng công

ty Panda Vân Nam, mỗi năm công ty đưa 10.000 lượt khách Việt Nam đi du lịch

Trang 16

Trung Quốc Nếu tính từ giữa năm 2003 đến năm 2005 thì lượng khách lên đến

10 triệu lượt khách du lịch Việt Nam

(Nguồn http://www.mangdulich.com)

Qua đó cho thấy, tiềm năng phát triển của thị trường khách Việt Nam đi

du lịch Trung Quốc là rất lớn Nó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty

du lịch Việt Nam Vậy tại sao du lịch Trung Quốc lại được du khách Việt Namlựa chọn làm điểm đến ưa thích của mình? Trung Quốc có sức hấp dẫn đối với

du khách Việt Nam bởi những lý do sau:

- Trung Quốc nằm sát ngay biên giới phía Bắc nước ta, giao thông đi lại giữahai nước rất thuận lợi Từ Việt Nam, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiệnkhác nhau để đến với Trung Quốc như: đường không, đường bộ, đường sắt hoặcđường biển Trung Quốc rộng lớn nên tuỳ điểm đến mà bạn có thể chọn phươngtiện đi của mình Nếu đi bằng đường bay, bạn có thể chọn các chuyến bay của cáchãng hàng không như Vietnam Airlines, United Airlines, Cathay Pacific Airways,China Southern Airlines,….các chuyến bay thẳng nối Hà nội, Bắc Kinh, QuảngChâu, Côn Minh, Nam Ninh, Hồng Kông và thành phố Hồ Chí Minh với QuảngChâu, Thượng Hải Nếu thích phiêu lưu và vận động một chút bạn có thể chọntuyến đường bộ qua các cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị Quan(Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai) Như vậy, du khách có rất nhiều sự lựa về phươngtiện cho chuyến du lịch của mình đến Trung Quốc

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều hiệp định và biên bản ghinhớ về hợp tác du lịch như: Hiệp định hợp tác du lịch song phương, Kế hoạchhợp tác du lịch song phương giai đoạn 1999 – 2000 Các hiệp định này đã tạođiều kiện cho việc phát triển du lịch giữa hai nước Điều đặc biệt là du kháchgiữa hai nước có thể đi du lịch bằng Giấy thông hành mà không cần Visa Điều

Trang 17

đó cho thấy thủ tục Hải quan không phức tạp, du khách Việt Nam có thể xin cấpgiấy thông hành tại cửa khẩu tại Lạng Sơn hay tại Hà nội.

- Trung Quốc vẫn được biết đến như một miền đất hứa đối với du lịchkhông chỉ với riêng khách du lịch Việt Nam mà còn đối với nhiều du khách ởkhắp mọi nơi trên thế giới Trung Quốc có một kho tàng đồ sộ về di tích lịch sử,những công trình kiến trúc, văn hoá vĩ đại và những cảnh quan thiên nhiên tươiđẹp nên thơ đã tạo nên sức hút mạnh mẽ cho du lịch Trung Quốc Trung Quốckhông chỉ là một đất nước mà còn là cả một thế giới Cuộc hành trình đến với

“người khổng lồ” Trung Quốc sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm xúc mới mẻ vànhững kiến thức về nền văn hoá rộng lớn Với lịch sử dài rộng và đầy kịch tính,Trung Quốc chứa đựng trong mình vô số những giá trị văn hoá Trung Quốc córất nhiều danh lam thắng cảnh như Vạn Lý Trường Thành, Thiên Binh Mã, néttrù phú của Thượng Hải, vẻ huy hoàng tráng lệ của Bắc Kinh, những công viênquốc gia mênh mông để thoả mãn du khách thực sự là thanh nam châm cựcmạnh thu hút khách

- Điều đặc biệt nữa là giá tour đi du lịch Trung Quốc khá “mềm” Chi phícho các dịch vụ của tour du lịch không cao.Ví dụ: tour Hà nội – Nam Ninh - QuếLâm kéo dài 5 ngày 4 đêm giá chỉ 199 USD (đi bằng ô tô)

- Khách du lịch Việt Nam thường thích mua sắm hàng hoá tại các khu chợcửa khẩu bởi hàng hoá đa dạng và giá cả hợp lý Với những khách “đại gia” thì

có thể mặc sức mua sắm tại các khu phố mua sắm của Thượng Hải sầm uất.Khách có thể kết hợp vừa du lịch vừa mua sắm hàng hoá rất tiện lợi

Tóm lại, nhờ việc đi lại giữa hai nước rất thuận lợi, thủ tục hải quan đơngiản, giá tour rẻ, Trung Quốc lại có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam

Trang 18

thắng cảnh nổi tiếng đã tạo nên sức hút của du lịch Trung Quốc đối với thịtrường khách du lịch Việt Nam.

1.2 Hoạt động Marketing trực tiếp

1.2.1 Khái niệm Marketing trực tiếp

Đối với các doanh nghiệp lữ hành, việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ phùhợp với mong muốn của khách hàng đã là điều rất khó, nó đòi hỏi doanh nghiệpphải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường khách hàng Khi sản phẩm dịch vụ

đã được sản xuất ra, nó không thể tự mình bán nó được mà cần có sự trợ giúp từphía hoạt động Marketing để giới thiệu, truyền tin về sản phẩm dịch vụ đến vớikhách hàng của doanh nghiệp

Sản phẩm du lịch có tính đặc thù riêng, nó mang tính chất vô hình, kháchhàng không thể nhìn thấy cũng như dùng thử trước khi mua, điều đặc biệt nữa làkhách hàng phải đến tận nơi sản xuất để tiêu dùng sản phẩm bởi quá trình sảnxuất và tiêu dùng của sản phẩm du lịch không thể tách dời nhau Chính bởi tínhchất vô hình mà sản phẩm du lịch rất khó có thể cho khách hàng thấy đượcnhững ưu việt cũng như chất lượng của mình,chỉ khi nào khách hàng mua rồitiêu dùng dịch vụ thì mới cảm nhận được chất lượng của dịch vụ, điều này gâycho khách hàng cảm giác rủi ro khi mua sản phẩm dịch vụ du lịch Và để giảmbớt rủi ro, khách hàng thường tìm hiểu thông tin về sản phẩm dịch vụ thông quaviệc chia sẻ kinh nghiệm với người khác, đồng thời tìm hiểu những dấu hiệu hiệnhữu của sản phẩm dịch vụ thông qua hoạt động truyền tin về sản phẩm dịch vụcủa doanh nghiệp của bộ phận Marketing Vì vậy, vai trò của hoạt độngMarketing rất quan trọng, và việc sử dụng các chiến lược cũng như công cụMarketing nào thì hiệu quả là một trong những vấn đề hàng đầu mà các doanhnghiệp cần quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp

Trang 19

kinh doanh du lịch, thì hoạt động Marketing càng cần được chú trọng hơn bởinhu cầu đi du lịch là nhu cầu cao cấp (nhu cầu thứ yếu) và chi phí để thoả mãnnhu cầu này tương đối cao nên khách hàng thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi

ra quyết định mua và tiêu dùng dịch vụ du lịch Do đó, các nhà Marketing cầnphải có các hoạt động cụ thể tác động trực tiếp đến khách hàng để biến mongmuốn của khách hành thành hành động cụ thể là mua và tiêu dùng dịch vụ củadoanh nghiệp cung cấp Và một trong những công cụ Marketing hiệu quả đối vớidoanh nghiệp lữ hành là công cụ Marketing trực tiếp

Đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Marketing trực tiếp, có ý kiến chorằng Marketing trực tiếp là gửi thư mời đặt hàng trực tiếp đến với khách hàng, có

ý kiến lại cho rằng Marketing trực tiếp là gửi thư, gọi điện trực tiếp để giới thiệusản phẩm đến khách hàng tiềm năng Ý kiến khác cho rằng, Marketing trực tiếp

là việc thực hiện các hoạt động để bán hàng trực tiếp cho khách hàng Các ý kiếntrên đều đúng, bởi chúng mô tả những hoạt động khác nhau để tác động và đưasản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng

Marketing trực tiếp là việc thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếptới khách hàng, nhằm truyền tin về sản phẩm dịch vụ cũng như thông tin vềdoanh nghiệp, để tạo ra những phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng như tìmhiểu thông tin, hay đặt hàng trực tiếp ngay lập tức của khách hàng mục tiêu Mụctiêu của Marketing trực tiếp là thu được thông tin phản ứng từ phía khách hàngmột cách nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông

Đã có nhiều định nghĩa về Marketing trực tiếp, có quan niệm cho rằng

“Marketing trực tiếp là tổng thể các chương trình mà doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra những cuộc trao đổi có hiệu quả với người mua, hướng mọi nỗ lực vào khán thính giả mục tiêu qua một số phương pháp khác nhau nhằm mục đích

Trang 20

tạo ra các phản ứng đáp lại của khách hàng tiềm năng qua điện thoại, thư, mail hay một cuộc viếng thăm nào đó của khách hàng”.

e-(Nguồn http:// www.lantabrand.com )

Có định nghĩa khác lại cho rằng: “Marketing trực tiếp là sự phối hợp giữa những suy nghĩ sáng tạo, những hiểu biết về khách hàng cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để cá nhân hoá thông điệp truyền thông cũng như các giải pháp kinh doanh qua hàng loạt các phương tiện”.

(Nguồn http:// www.lantabrand.com )

Hiệp hội Marketing trực tiếp, một tổ chức thương mại lớn trên thế giới đãđưa ra khái niệm hoàn chỉnh về Marketing trực tiếp như sau: “ Marketing trựctiếp là hệ thống Marketing hoạt động thường xuyên có sự tương tác của một sốcác phương tiện quảng cáo và truyền thông nhằm tạo ra các phản ứng và giaodịch (có thể đo lường) của một khu vực thị trường”

Thông qua khái niệm này, ta thấy rằng:

- Marketing trực tiếp là hệ thống hoạt động thường xuyên Trong đó,người làm Marketing và khách hàng tiềm năng cùng tham gia vào hoạt động này,giữa họ có sự tương tác lẫn nhau, thông tin được luân chuyển hai chiều, ngườilàm Marketing thu thập được thông tin phản hồi từ phía khách hàng một cáchnhanh chóng và chính xác Đối với các công cụ Marketing khác (quảng cáo, xúctiến bán…), thông tin chỉ được truyền theo một chiều từ phía người làmMarketing (doanh nghiệp) đến khách hàng mục tiêu của mình, khách hàng khôngđược phản ứng trực tiếp đối với phía truyền tin là doanh nghiệp một cách trựctiếp Đối với Marketing trực tiếp, doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin và tạo chokhách hàng mục tiêu cơ hội hưởng ứng đối với những thông tin mà doanh nghiệp

đã đưa ra Căn cứ vào mức độ cũng như tính chất của hưởng ứng, cả hưởng ứng

Trang 21

tích cực cũng như tiêu cực từ phía khán thính giả mà doanh nghiệp có cơ sở đểtiến hành lập kế hoạch cho chương trình Marketing trực tiếp một cách linh hoạt

và phù hợp với từng đối tượng khách hàng

- Marketing trực tiếp dễ dàng đánh giá được hiệu quả hơn các công cụMarketing khác, bởi hoạt động Marketing trực tiếp cho ta thấy ngay được phảnứng của khách hàng Mỗi một phản ứng của khách hàng thường được biểu hiệnthông qua việc tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ cũng nhưnhững thông tin khác mà khách hàng quan tâm bằng việc gửi thư trực tiếp, hayđặt hàng trực tiếp…Người làm Marketing sẽ thu thập những thông tin cần thiếtnhư: họ sẽ mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hay không, họ cần thêmnhững thông tin gì về sản phẩm, dịch vụ, cách thức mua bán sản phẩm…và kếthợp với những dữ liệu sẵn có trước đó về khách hàng để phân tích và lập kếhoạch Marketing mới, các cơ sở dữ liệu này là nền tảng cho một chương trìnhMarketing hiệu quả Nó giúp cho các nhà Marketing biết được cách thức truyềnthông nào có hiệu quả cũng như lựa chọn thông tin cụ thể từ phía khách hàng

- Với Marketing trực tiếp, việc phải đến gặp gỡ trực tiếp khách hàng bởicác nhân viên bán hàng chuyên nghiệp trở nên không cần thiết Người mua hayngười bán có thể liên hệ trực tiếp với nhau thông qua điện thoại, fax, internet haymột phương tiện truyền thông hiện đại nào đó

Mục tiêu của Marketing trực tiếp là cung cấp cho khách hàng những thôngtin về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Đồng thời, tạo ra những phản ứng tích cực của khách hàng một cách nhanh nhất.Marketing trực tiếp là một phương pháp hiệu quả để tiếp cận thị trường vàkhuyếch trương danh tiếng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi

Trang 22

phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong trương hợp các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ.

Marketing trực tiếp tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng đặt hàng trựctiếp qua các kênh như qua thư, điện thoại, fax, đơn đặt hàng qua internet màkhông cần thông qua các trung gian phân phối Marketing trực tiếp tìm kiếm cácđơn đặt hàng và thu thập thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng vàchính xác

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp ứng dụng Marketing trực tiếp một cách dễ dàng và hiệuquả hơn Để thực hiện Marketing trực tiếp, doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữliệu về khách hàng và dần cập nhật nó thông qua các ứng dụng của công nghệthông tin Những thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, về chính hoạtđộng của doanh nghiệp được doanh nghiệp thu thập, xử lý và lưu trữ một cách dễdàng và nhanh chóng Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin vềkhách hàng thông qua các phương tiện điện thoại, fax, internet…giúp doanhnghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc đáp ứng nhu cầu, mongmuốn của khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp giúp khách hàng tiết kiệm đượcthời gian cũng như công sức trong quá trình mua hàng

* Những lợi thế của Marketing trực tiếp:

- Marketing trực tiếp nhắm đúng mục tiêu: mọi nỗ lực Marketing đềuhướng tới những đối tượng muốn mua và có khả năng mua sản phẩm, dịch vụcủa doanh nghiệp Bằng cách sử dụng báo, radio hay truyền hình, doanh nghiệp

có thể truyền tải những thông điệp cho một bộ phận đông đảo khách hàng Vớinhững danh sách khách hàng cẩn thận, doanh nghiệp có thể dùng cách gửi thưtrực tiếp để chào hàng và cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

Trang 23

- Marketing trực tiếp có khả năng cá nhân hoá mối quan hệ mua sắm:Marketing trực tiếp có thể nêu rõ tên, địa chỉ khán thính giả của thị trường mụctiêu thông qua việc gửi thư có ghi rõ tên, địa chỉ khách hàng hay gọi điện, gửifax…để giới thiệu, chào bán các sản phẩm dịch vụ du lịch của doanh nghiệp.

- Tàng hình chiến lược: Marketing trực tiếp khiến cho các đối thủ cạnhtranh không thể bắt chước chương trình Marketing của doanh nghiệp, bởi chỉ cókhách hàng mục tiêu mới biết nhận được thông tin từ doanh nghiệp mà thôi

- Tạo ra hành động: Marketing trực tiếp không thể thiếu sự hỗ trợ của cáccông cụ Marketing khác, đặc biệt là công cụ quảng cáo, xúc tiến bán và bán hàng

cá nhân của doanh nghiệp Marketing trực tiếp cần đến sự trợ giúp của cácphương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp (hoạt động quảng cáo), hay các chương trình khuyến mại kích thíchkhách hàng tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thờitiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm dịch vụ trực tiếp thông qua điệnthoại, email, fax… (bán hàng cá nhân)

- Ưu điểm lớn nhất của Marketing trực tiếp là khả năng đo lường đượchiệu quả Doanh nghiệp biết chắc được chương trình nào thành công, chươngtrình nào thất bại mà không cần phải chờ đợi lâu thông qua việc đếm số lượngđơn đặt hàng, hay các cuộc điện thoại phản hồi Doanh nghiệp có thể tính đượcchi phí cho từng đơn đặt hàng bằng cách chia tổng chi phí bỏ ra trong chiến dịchMarketing trực tiếp cho số lượng đơn đặt hàng có được Kết quả tính toán nàygiúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh được hiệu quả của từng chiến dịch khácnhau Vì thế, doanh nghiệp nhanh chóng có những chính sách điều chỉnh chophù hợp với từng nhóm khách hàng, từng chủng loại sản phẩm dịch vụ và chotừng đoạn thị trường

Trang 24

Trên đây là những ưu điểm của Marketing trực tiếp, doanh nghiệp nắmvững được những ưu điểm này sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng công cụ này mộtcách hiệu quả.

1.2.2 Các phương tiện Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác có sự phối hợp của nhiềucông cụ Marketing truyền thống để tác động vào khách hàng hiện tại và tiềmnăng nhằm tạo ra những phản ứng đáp lại hoặc một giao dịch mua hàng củakhách hàng Marketing trực tiếp sử dụng các hình thức truyền thông trả lời trựctiếp để cung cấp và thu thập thông tin của khách hàng Do đó, doanh nghiệp thiếtlập được cơ sở dữ liệu về khách hàng Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, doanhnghiệp sẽ thiết lập được mối quan hệ thân thiết, thường xuyên và lâu dài vớikhách hàng Đồng thời, doanh nghiệp sẽ xác định được công cụ Marketing nào làphù hợp với từng đối tượng khách của doanh nghiệp

Để hoạt động Marketing trực tiếp có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác địnhđược ai là khán giả mục tiêu của mình, họ cần sản phẩm gì và làm thế nào để tiếpcận họ Do đó doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường mục tiêu của mình, rồisau đó căn cứ vào các dữ liệu thu thập được về khách hàng mà xác định công cụMarketing nào là phù hợp nhất với đoạn thị trường đó Doanh nghiệp có thể sửdụng một hay nhiều công cụ sau đây cho chiến lược Marketing trực tiếp củamình đối với từng nhóm khách hàng khác nhau

- Marketing bằng Catalog, Brochure

Doanh nghiệp sẽ gửi các catalog, brochure qua đường bưu điện để giớithiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng Thông qua cáccatalog và brochure này, khách hàng sẽ có được những thông tin đầy đủ về sản

Trang 25

phẩm dịch vụ và có thể đặt hàng trực tiếp qua đường bưu điện hoặc có thể đếnmua trực tiếp tại doanh nghiệp

Catalog, brochure là một tập sách mỏng có in hình ảnh minh hoạ và kê giábán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nó chứa đựng đầy đủ thông tin chi tiết

về sản phẩm, dịch vụ Đối với các doanh nghiệp du lịch, trong các catalog thường

in đầy đủ những dịch vụ mà công ty cung cấp, các chương trình du lịch có hìnhảnh minh họa về các điểm đến…Tuy nhiên chi phí dành cho việc in ấn, thiết kếcác catalog này không phải là nhỏ Chúng phải được thiết kế một cách bắt mắtnhưng vẫn phải hài hoà về màu sắc và nội dung phải lôi cuốn được khách hàng.Đồng thời chi phí bưu điện của các catalog này khá cao so với các thư chào hàngkhác Do đó, việc sử dụng catalog làm thư chào hàng còn làm cho các doanhnghiệp dè dặt bởi chi phí sản xuất và bưu điện là không nhỏ Vì thế mà hình thứcchào hàng bằng catalog thường chỉ được các doanh nghiệp lớn áp dụng

- Marketing bằng thư trực tiếp

Doanh nghiệp gửi thư chào hàng, tờ quảng cáo, tập gấp hoặc là nhữngthông báo của doanh nghiệp đến khách hàng, hoặc là những món quà, thiệp chúcmừng khách hàng nhân dịp những ngày lễ kỷ niệm như mùng 8 tháng 3, ngàythành lập doanh nghiệp, hoặc những dịp đặc biệt nào đó để cảm ơn khách hàng

và duy trì mối quan hệ lâu dài tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các khách hàngthân thiết Đồng thời đây cũng là cách để doanh nghiệp tìm kiếm những kháchhàng mới

Marketing bằng thư trực tiếp có thể bằng thư viết tay hoặc thư điện tử Cảhai loại thư này có ưu điểm là độ chọn lọc đối tượng cao, mỗi một bức thư gửiđến một người nhận có nội dung khác nhau phù hợp với đặc tính, nhu cầu củatừng khách hàng mục tiêu, mức độ của mối quan hệ giữa khách hàng và doanh

Trang 26

nghiệp Trước khi thông điệp được gửi đi, nội dung bức thư đã được biên soạn

kỹ lưỡng nên thông tin truyền đi qua thư trực tiếp thường có chất lượng tốt Đặcđiểm của marketing bằng thư trực tiếp là khối lượng thông tin truyền đạt tươngđối lớn Hình thức gửi thư trực tiếp tạo ra sự thân mật giữa doanh nghiệp vàkhách hàng, bởi trong thư có nêu rõ tên, địa chỉ, chức vụ…của người nhận nêntạo cho khách hàng cảm giác gần gũi và được quan tâm nên sẽ rút ngắn đượckhoảng cách giữa ấn tượng đầu tiên về doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ củadoanh nghiệp đến quyết định mua sản phẩm

Hình thức Marketing này gây được sự chú ý của khách hàng và cơ hội đạtđược số lượng khách hàng tiềm năng cao hơn so với các hình thức quảng cáotrên báo, truyền hình hay các phương tiện khác bởi tính cá nhân hoá mối quan hệvới khách hàng Tuy nhiên, chi phí dành cho hình thức quảng cáo này cũngkhông nhỏ mặc dù có nhỏ hơn so với hình thức gửi catalog Đối với mỗi kháchhàng, doanh nghiệp phải soạn nội dung thư khác nhau nên tốn nhiều thời gian.Với hình thức gửi thư trực tiếp, thông điệp gửi đến dễ bị rơi vào tình trạng bị coi

là thư rác nên thường không được chú ý đến, nhất là thư điện tử rất hay bị rơivào tình trạng này Mặc dù có nhược điểm như vậy nhưng hình thức này vẫnđược các doanh nghiệp áp dụng bởi doanh nghiệp chủ động được thời gian vàchọn lọc được đối tượng nhận tin, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ, tạo nênnhững khách hàng trung thành cho doanh nghiệp

- Marketing bằng điện thoại

Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụtrực tiếp đến với khách hàng thông qua nhân viên bán hàng của doanh nghiệp Nhânviên bán hàng qua điện thoại của doanh nghiệp sẽ gọi điện thăm hỏi khách hàng vàgiới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cung cấp những thông tin cần

Trang 27

thiết mà khách hàng quan tâm Điều này đòi hỏi nhân viên gọi điện thoại phải hiểu

rõ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như hiểu biết về khách hàng tiềmnăng và người mua của công ty, càng cụ thể càng tốt Ví dụ cần biết kiểu mua,người quyết định mua, khả năng tài chính…Đồng thời, nhân viên gọi điện phải có

kỹ năng chào hàng, giọng điệu phải phù hợp, âm lượng vừa phải, lời nói mở đầuphải thực sự lôi cuốn, kích thích được sự tò mò, ham muốn của khách về sản phẩm

và nhận được hành động Điều quan trọng là phải lựa chọn được thời điểm gọi điệnsao cho khách không có cảm giác bị làm phiền hay quấy rầy

Hiện nay, hình thức tiếp thị này đang dần phổ biến ở Việt Nam Các doanhnghiệp có thể đặt một số điện thoại miễn phí để nhận những đơn đặt hàng từ cácphương tiện Marketing khác như quảng cáo qua truyền hình, báo, tạp chí,catalog…hoặc sử dụng đường dây nóng để tư vấn miễn phí cho khách hàng Bêncạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các số điện thoại có thu phí để cung cấpcác thông tin cần thiết theo yêu cầu của khách hàng

Marketing bằng điện thoại được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhất làcác doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, bởi nó giúp doanh nghiệp tiết kiệmđược chi phí nhiều hơn so với hình thức Marketing bằng quảng cáo trên báo,truyền hình Nó không chỉ đem lại sự tiện lợi cho khách hàng bởi khách hàng cóđược những thông tin đầy đủ, trực tiếp từ phía doanh nghiệp mà còn giúp doanhnghiệp có và nắm chắc được các khách hàng của mình

- Marketing trực tiếp trên truyền hình

Marketing trực tiếp sử dụng truyền hình theo hai cách Cách thứ nhất làphát các chương trình truyền hình để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp và đưa ra số điện thoại miễn phí để khách đặt hàng Cách thứ hai, sử

Trang 28

dụng toàn bộ chương trình truyền hình hoặc kênh truyền hình cho việc quảng cáo

và bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Hình thức Marketing này hiệu quả tương đối cao nhưng chi phí dành cho

nó cũng không nhỏ chút nào Vì vậy, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể

áp dụng hình thức Marketing này Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có công

ty du lịch nào áp phương tiện marketing này

- Marketing trực tiếp trên đài truyền thanh, tạp chí và báo

Phương tiện này cũng được sử dụng để chào bán các sản phẩm dịch vụtrực tiếp cho khách hàng thông qua việc đưa ra số điện thoại đặt hàng miễn phícho khách hàng

Đối với các doanh nghiệp lữ hành, có thể đăng các bài báo giới thiệu vềmột tour du lịch điển hình, kèm theo đó là những thông tin về các dịch vụ củacông ty cung cấp cùng với các hình thức liên hệ đặt tour

- Computermarketing

Hình thức này còn được gọi là mua sắm trực tuyến, được thực hiện thôngqua sự hỗ trợ của mạng thông tin toàn cầu Internet Các doanh nghiệp sẽ thiết kếcác website có đăng tải những thông tin về sản phẩm, dịch vụ và cho phép kháchhàng truy cập tìm kiếm thông tin đầy đủ về doanh nghiệp bất cứ thời điểm nàotrong ngày và bất cứ ngày nào trong 365 ngày của một năm Đồng thời kháchhàng có thể lựa chọn, đặt hàng trực tiếp thông qua mạng mà không phải đến trựctiếp doanh nghiệp Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian,côngsức cho cả người bán và người mua

Ngày nay hình thức này đang được áp ngày càng nhiều nhờ sự phát triểncủa công nghệ thông tin Đối với các doanh nghiệp du lịch, thông tin về các tour,các dịch vụ khác đều được đưa lên website, khách du lịch sẽ lựa chọn và đặt dịch

Trang 29

vụ trực tiếp qua mạng như: đặt vé máy bay, phòng khách sạn, đặt tour…và cóthể thanh toán trực tiếp qua Internet bằng thẻ tín dụng.

Marketing trực tiếp đã và đang được các nhà sản xuất bán lẻ, các doanhnghiệp kinh doanh dịch và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng ngày càng nhiềuchính bởi những lợi thế mà nó đem lại cho doanh nghiệp Tuỳ theo đặc điểm sảnphẩm, dịch vụ, đặc điểm khách hàng và nguồn lực cũng như chiến lược củadoanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng một hay phối hợp nhiềuphương tiện Marketing trực tiếp cho doanh nghiệp của mình một cách hiệu quảnhất, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

1.2.3 Các quyết định chủ yếu trong Marketing trực tiếp

Để thực hiện được một chiến dịch Marketing trực tiếp, doanh nghiệp phải

ra các quyết định về đối tượng hướng tới, mục tiêu cần đạt được, xây dựng chiếndịch chào hàng với các thử nghiệm khác nhau, tổ chức thực hiện và đánh giámức độ thành công của chiến dịch

- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Công việc quan trọng đầu tiên đối với người làm marketing là đánh giá vàlựa chọn thị trường mục tiêu Doanh nghiệp cần xác định rõ những đặc điểm củakhách hàng hiện tại và tiềm năng, có mong muốn và sẵn sàng mua sản phẩmnhất, từ đó lựa chọn được danh sách khách hàng triển vọng căn cứ vào các biến

số như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian rảnhrỗi, lý do mua, hành vi mua trước đây vv

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần lập danhsách cụ thể về thông tin khách: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, chức vụ, thu nhập,hành vi mua…để làm cơ sở dữ liệu cho chiến lược chào hàng của doanh nghiệp

Trang 30

Với mỗi nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp cần đưa ra cácmục tiêu khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau Vì vậy, doanh nghiệpcần xác định đúng đối tượng mục tiêu cho từng chiến lược marketing của mình.

- Xác định mục tiêu của chiến lược Marketing

Với những khách hàng khác nhau hay những đoạn thị trường mục tiêu khácnhau, doanh nghiệp có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau cho chiến lượcmarketing của mình Mục tiêu của các chiến lược marketing thường là làm chokhách hàng tiềm năng có phản ứng mua hàng ngay lập tức Cũng có thể mục tiêuđặt ra của chiến lược Marketing trực tiếp là lập được danh sách khách hàng triểnvọng cho lực lượng bán hàng và cung cấp những thông tin cần thiết để tạo lập,củng cố nhãn hiệu, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Marketing trựctiếp cũng có thể hướng tới mục tiêu là xem xét sự đánh giá của khách hàng vềmột thông điệp nào đó, thông qua những phản ứng đáp lại của khách hàng, vớimức độ và tính chất khác nhau của những phản ứng Thông qua những phản ứngcủa khách hàng mà doanh nghiệp biết được công cụ marketing nào có hiệu quả.Với mỗi mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những công cụ, phương tiệnmarketing khác nhau Do đó, việc xác định rõ mục tiêu cần đạt được là cực kỳquan trọng, nó ảnh hưởng đến độ chính xác và hiệu quả của các quyết địnhmarketing tiếp theo của doanh nghiệp

- Xây dựng nội dung chiến lược chào hàng với những thử nghiệm khác nhau

Bộ phận Marketing phải xác định được chiến lược chào hàng qua việc phốihợp năm yếu tố: sản phẩm, lời chào hàng, phương tiện truyền thông, phươngpháp phân phối và chiến lược sáng tạo Tuỳ theo từng công cụ marketing đượcdoanh nghiệp sử dụng mà lựa chọn, phối hợp sử dụng các yếu tố này để làm tăngkhả năng tác động đến khách hàng Với mỗi phương tiện truyền thông sẽ có

Trang 31

những quy tắc riêng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả như: bao gói sản phẩm,nhãn hiệu hấp dẫn sẽ làm tăng tính hấp dẫn của phương pháp chào hàng quacatalog, truyền hình Thư chào hàng được thiết kế hợp lý sẽ làm tăng sức hấp dẫn

và kích thích sự tò mò về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nhữngphản ứng đáp lại của khách hàng Hiệu quả của hình thức marketing qua điệnthoại lại phụ thuộc vào việc chọn được đúng người thực hiện có đủ kỹ năng thựchiện tư vấn chào hàng qua điện thoại

Việc thử nghiệm các yếu tố của chiến lược marketing trực tiếp là thực sự cầnthiết Để thông qua lần thử nghiệm này, doanh nghiệp sẽ biết được yếu tố nàoquyết định sự thành công của từng phương tiện marketing mà doanh nghiệp ápdụng Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết nên điều chính chiến lược marketing của mìnhnhư thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao

- Đánh giá kết quả chiến dịch Marketing trực tiếp

Mỗi chiến dịch marketing được thực hiện đều cần phải được đánh giá kết quả.Đánh giá kết quả của chiến dịch marketing trực tiếp qua tỷ lệ đặt hàng, mua hàngcủa khách hàng Bộ phận marketing cũng cần phải tính toán chi phí, doanh thu

và lợi nhuận cho chiến dịch marketing trực tiếp đồng thời còn phải đánh giá khảnăng tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì mới có thể đánh giá hiệu quảcủa chiến dịch marketing trực tiếp một cách đầy đủ và chính xác nhất

Marketing trực tiếp có thể tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng một cáchnhanh nhất, với từng cá nhân một chứ không phải thông tin tràn lan như quảngcáo hay khuyến mại truyền thống Marketing trực tiếp kết hợp cả quảng cáo vớibán hàng truyền thống mà không qua trung gian để truyền thông điệp đến vớitừng các nhân khách hàng nhằm thu được những phản ứng tích cực tức thì từphía khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 32

Marketing trực tiếp không cần sử dụng đến các trung gian phân phối nên tiếtkiệm được chi phí phát sinh, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tuy nhiên,doanh nghiệp đã trả một phần chi phí cho các phương tiện truyền thông, nó chiếmkhoảng 10 – 15% doanh số, tuỳ thuộc vào phương tiện Marketing được sử dụng.Mọi nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp là để đạt được mục tiêu cuối cùng làkhách hàng đồng ý đặt hàng, bỏ tiền ra mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.Khi khách hàng đã đặt hàng hay mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp rồi thìđiều quan trọng hơn nữa là làm sao giữ chân được những khách hàng này Do đó,dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong Marketing trực tiếp Đối vớinhiều doanh nghiệp, lòng trung thành của khách hàng là yếu tố quan trọng bởikhách hàng kiếm được 80% lợi nhuận từ những khách hàng trung thành, chỉ có20% lợi nhuận kiếm được từ những khách hàng mới Từ đó nảy sinh một ý tưởngmới về Marketing luôn được các doanh nghiệp quan tâm đó là “marketing quanhệ”, thiết lập mối quan hệ thân thiết, lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng.Trên đây, Chương 1 đã trình bày bản chất, đặc điểm, các phương tiện cũngnhư những lợi thế của Marketing trực tiếp đem lại cho doanh nghiệp Việc sửdụng các phương tiện Marketing trực tiếp cũng như phối hợp các công cụMarketing khác như thế nào là tuỳ thuộc vào chiến lược Marketing của doanhnghiệp Với bất kỳ chiến lược Marketing nào, chúng đều có chung mục tiêu làđạt được nguồn cung cấp lợi nhuận trong dài hạn – chính là khách hàng.

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH TRUNG

QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ T&C

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C.

Tên công ty:

- Tên giao dịch: Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C

- Tên giao dịch quốc tế: T&C International Company Limited

- Tên viết tắt: T&C Co., LTD

Thời gian hoạt động:

- Ngày thành lập: Ngày 02 tháng 04 năm 2001

Theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0102002290

- Tổng số năm hoạt động: 7 năm

Vốn điều lệ ban đầu: 1.500.000.000đ

Trong đó:

- Vốn cố định: 1.000.000.000

Trang 34

- Vốn lưu động: 500.000.000

Tài khoản tiền đồng: 102010000057015 tại Ngân hàng Công thương – Cầu Giấy – Hà Nội Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành quốc tế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C.

Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C được thành lập ngày 02 tháng 04năm 2001 theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0102002290 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp

Công ty được thành lập bởi các thành viên sau:

- Ông Lê Duy Đàn góp 50.000.000đ

Phần vốn góp và giá trị vốn góp của các thành viên

Bảng 1: Phần vốn góp và giá trị vốn góp của các thành viênTên thành viên Phần vốn góp (đồng) Tỷ lệ vốn góp(%)

(Nguồn: Bản cáo bạch của công ty năm 2006)

Năm 2002 nguồn vốn của công ty đã tăng lên thành 3.136.000.000đ

Năm 2006 nguồn vốn của công ty là 6.157.000.000đ

Như vậy, mức đầu tư cho tài sản cố định và lưu động của công ty ngày càng đượctăng lên, sự đầu tư cho trang thiết bị văn phòng và các hệ thống phục vụ khách hàngđược tăng lên góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thị trường của công ty

Trang 35

Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C thuộc loại hình công ty trách nhiệmhữu hạn nên có đặc điểm của công ty TNHH và chịu sự quản lý của pháp luậttheo điều lệ đặt ra cho loại hình công ty này.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn là công ty thương mại nhưng các thành viênkhông có tư cách thương gia và mỗi thành viên chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa công ty trong phạm vi giới hạn phần vốn của mình góp vào công ty

Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C được thành lập bởi 2 thành viên là

Bà Vũ Thị Hồng Mỹ và Ông Lê Duy Đàn Bà Mỹ giữ chức vụ Giám đốc và ÔngĐàn giữ chức vụ Điều hành chính của công ty

Công ty công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Công ty có nghĩa vụ báo cáo số liệu về tổng ngày khách, tổng lượt kháchvới đầy đủ chi tiết về loại khách Inbound, Outbound, khách nội địa…mà công ty

đã thực hiện cho Tổng cục Du lịch và có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanhnghiệp cho Nhà nước

Là một công ty kinh doanh hoạt động du lịch nội địa và quốc tế nên khi tổchức các chương trình du lịch cho khách, công ty phải có biện pháp bảo đảm antoàn cho khách, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội cho điểm đến du lịch Xácđịnh công tác bảo đảm an toàn cho khách và an ninh trật tự an toàn xã hội là yêucầu quan trọng đối với uy tín của một công ty kinh doanh lữ hành nói riêng và đơn

vị kinh doanh nói chung Trong thời gian qua cũng như thời gian tới đây, công tythường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình có độ an toàn cao

- Hợp đồng bảo hiểm toàn diện cho khách

- Tổ chức các dịch vụ có chất lượng và an toàn

Trang 36

- Điều hành và giám sát chặt chẽ khách và đội ngũ cán bộ công nhân viêncủa công ty trong việc thực hiện các chương trình du lịch, không để xảy ra bất kỳtrường hợp đáng tiếc nào đối với sự an toàn cho khách cũng như đối với công tác

an ninh trật tự an toàn xã hội

Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá thuầnphong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện các chương trình du lịch cho khách:

- Thực hiện nghiêm túc pháp luật, quy định của nhà nước ta về bảo vệ môitrường, bảo vệ bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của Việt Nam

- Giáo dục cho cán bộ công nhân viên trong công ty từ nhân viên điềuhành, hướng dẫn, lái xe có ý thức bảo vệ, tôn tạo môi trường, giữ gìn bản sắc vănhoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta Coi đó là quy chế, nguyên tắc hoạtđộng của cán bộ, nhân viên trong công ty

- Thường xuyên lưu ý khách, nhắc nhở khách du lịch của công ty phải có ýthức giữ gìn, bảo vệ môi trường và bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dântộc Việt Nam

2.1.2 Các hoạt động cơ bản của Công ty TNHH Du lịch Quốc tế T&C.

* Hoạt động kinh doanh lữ hành, khách sạn

- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế

- Nhận làm visa, hộ chiếu

- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch: cho thuê xe du lịch từ 7 đến 45 chỗ

- Dịch vụ đặt phòng khách sạn

* Hoạt động bổ sung

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi

- Trang trí nội, ngoại thất

- Buôn bán vật liêu xây dựng

Trang 37

- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng

- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa

- Dịch vụ môi giới thương mại

2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty T&C.

- Năm 2001 công ty mới đi vào hoạt động với mức đầu tư ban đầu còn hạn chế

do vậy mức vốn ban đầu là 1.500.000.000đ

Trong đó: - Vốn cố định là: 1.000.000.000đ

- Vốn lưu động là: 500.000.000đ

- Năm 2002 do đòi hỏi ngày càng nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật và để nângcao chất lượng phục vụ khách của công ty nên lượng vốn của công ty tăng lên3.136.000.000đ

- Năm 2006 nguồn vốn của công ty đã tăng lên 6.157.000.000đ

Bảng 2: Nguồn vốn của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

(Nguồn: Bản cáo bạch của công ty năm 2006)

- Trang thiết bị văn phòng:

Trang 38

2.1.4 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C.

2.1.4.1 Tổng quát về lực lượng lao động của công ty.

Hiện tại công ty có 10 nhân viên

- 01 Giám đốc quản lý chung

Nguồn Báo cáo của công ty năm 2006

Ngoài ra, vào thời vụ du lịch công ty tuyển thêm nhân viên và cộng tácviên tại các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước để đáp ứng tôt nhu cầu củathị trường và phục vụ khách nhiệt tình chu đáo

2.1.4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Để đảm bảo cho cho việc kinh doanh của công ty có hiệu quả yêu cầu cácnhân viên trông công ty phải biết rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình để

Trang 39

làm tốt công việc được giao cũng như biết sắp xếp công việc một cách hợp lý.Vìvậy công ty đã sớm kiện toàn bộ máy tổ chức với cơ cấu hợp lý phù hợp với mụctiêu và chiến lược kinh doanh, đảm bảo sự phân quyền hợp lý, duy trì sự phốihợp hoạt động giữa các cá nhân trong các bộ phận của công ty với phương châmđơn giản tới mức tối đa cơ cấu bộ máy quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty.

Bộ máy tổ chức của công ty được sắp xếp theo cơ cấu trực tuyến chức năngvới 1 Giám đốc trực tiếp điều hành, quản lý các bộ phận và nhân viên trong công ty

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C 2.1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

* Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của

công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty; vạch ra và tổ chức thựchiện phương châm, sách lược kinh doanh và kế hoạch hoạt động của công ty,không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của công ty

Nhiệm vụ:

GIÁM ĐỐC

ĐIỀU HÀNH HÀNH CHÍNH

KẾ TOÁN

BP HỖ TRỢ

Trang 40

- Vạch ra mục tiêu kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty,thống nhất quy hoạch, tổ chức kỹ lưỡng hoạt động quản lý kinh doanh của công

ty lấy phục vụ khách là trung tâm, lấy chất lượng quốc tế làm tiêu chuẩn

- Nắm bắt thông tin kinh doanh lữ hành trong và ngoài nước, định ra chiếnlược và kế hoạch kinh doanh cho công ty, tìm nguồn khách và không ngừng khaithác thị trường kinh doanh lữ hành

- Căn cứ vào yêu cầu về chuẩn mực về tiêu chuẩn chất lượng kinh doanh,phục vụ để định ra các quy tắc, điều lệ và cơ chế vận hành nội bộ trong công tynhằm xây dựng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty có ý thứcphục vụ với chất lượng cao, nâng cao hiệu suất quản lý chỉnh thể của công ty

- Lập ra cơ cấu tổ chức, kế hoạch tiền lương của doanh nghiệp và bố trícán bộ công nhân viên một cách hợp lý Phụ trách công tác tuyển dụng, kiểm tra,thăng giáng và thưởng phạt cán bộ quản lý và nhân viên

- Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng lao động cho công ty

- Vạch ra kế hoạch dự toán tài vụ, nắm vững việc hạch toán giá thành kinhdoanh của công ty để giảm lãng phí, tăng hiệu quả kinh tế

- Đôn đốc kiểm tra chất lượng phục vụ và công tác bảo vệ an toàn cho khách

- Giữ quan hệ rộng rãi với các giới ngoài xã hội, các cơ quan hành chính…vv

* Phòng điều hành là cầu nối giữa doanh nghiệp du lịch với thị trường cung cấp

dịch vụ và hàng hoá du lịch Công ty có 1 điều hành chính có các nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiệnchương trình du lịch như đăng ký chỗ ở trong khách sạn, đặt vé máy bay…vv

Ngày đăng: 31/01/2013, 11:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ học vấn - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 3 Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ học vấn (Trang 38)
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C 2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C 2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty (Trang 39)
Bảng 5: Tốc độ phát triển liên hoàn lượt khách của công ty qua các năm từ  2003  - 2007 - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 5 Tốc độ phát triển liên hoàn lượt khách của công ty qua các năm từ 2003 - 2007 (Trang 45)
Bảng 8: Thị phần của khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc so với tổng số lượt  kháchh Outbound và tổng lượt khách của công ty qua các năm - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 8 Thị phần của khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc so với tổng số lượt kháchh Outbound và tổng lượt khách của công ty qua các năm (Trang 55)
Bảng 9: Kết quả kinh doanh của thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung  Quốc của công ty T&C từ năm 2003 - 2007 - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 9 Kết quả kinh doanh của thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của công ty T&C từ năm 2003 - 2007 (Trang 69)
Bảng 10: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch Trung  Quốc của công ty năm 2003 - 2007 - Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 10 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch Trung Quốc của công ty năm 2003 - 2007 (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w