1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

79 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 496 KB

Nội dung

417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C

Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Abacus tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: "Chiến lược Marketing tại Công ty Abacus tại Việt Nam". Đây là một đề tài nghiên cứu trong một lĩnh vực kinh doanh còn nhiều người chưa biết tới và việc tiếp cận thông tin là rất khó. Bài khóa luận sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, các thầy cô giáo và công ty Abacus. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế, đặc biệt là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các cô chú, anh chị làm việc tại công ty Abacus, các đại lý bán vé máy bay tại Hà Nội đã giúp tôi tiếp cận nhiều thông tin bổ ích. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 1 Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Mặc việc xác lập chiến lược là một phần không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp lớn hay nhỏ, hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhưng trên thực tế không phải công ty nào cũng thực hiện điều này một cách nghiêm túc, đầy đủ và chuyên nghiệp. Thực trạng này cũng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân doanh nghiệp phần lớn có năng lực cạnh tranh thấp so với quốc tế; quy mô vốn và sản xuất còn thấp; quy mô chủ yếu vừa và nhỏ; văn hoá kinh doanh ngắn hạn, manh mún… Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa ngày càng sâu rộng, môi trường pháp lý ngày càng phát triển theo hướng khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm và có những đầu tư đáng kể nhằm thiết lập được cho mình một chiến lược phù hợp và kế hoạch hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp cụ thể của công ty Abacus Việt Nam-một công ty liên doanh giữa Hãng hàng không Quốc Gia Việt Namcông ty Abacus quốc tế cung cấp hệ thống phân phối toàn cầu và hệ thống đặt giữ chỗ, mặc đã và đang có rất nhiều sự ủng hộ bên ngoài và tích lũy cho mình được một nội lực vững chãi sau 11 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, vị thế độc quyền của công ty trên thị trường đang bị tác động mạnh với sự tham gia của hai công ty khác vào thị trường là Galileo và Amadeus. Để có thể đối phó được với đối thủ này, công ty Abacus Việt Nam cần phải có một cái nhìn tổng thể hơn để đánh giá điểm mạnh-điểm yếu của bản thân mình và của cả các đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra cho mình được phương hướng hoạt động, điều chỉnh các chính sách nhằm đảm bảo thị phần và duy trì vị trí hàng đầu tại Việt Nam. Khóa luận đi sâu nghiên cứu phân tích môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, nội lực và thực trạng xác lập, Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 2 Khóa luận tốt nghiệp thực hiện chiến lược Marketing nhằm mục tiêu đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing đối với công ty Abacus Việt Nam. Để có cái nhìn khách quan và cụ thể, bài khóa luận sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các phòng vé máy bay, các lãnh đạo và các cán bộ nhân viên trong công ty Abacus, công ty Galileo, công ty Amadeus. Trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập được, tác giả áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, và phương pháp thống kê so sánh để hoàn thành bài khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chiến lược Marketing của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam. - Chương 3: Một số giải pháp chiến lược Marketing đối với công ty Abacus Việt Nam. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 3 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò chiến lược Marketing của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Chiến lược là gì? Chiến lược là phương thức hoạt động mà các tổ chức hay công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì những thành công. Trong lĩnh vực kinh tế, chiến lược là quá trình một công ty hình dung về tương lai và xây dựng những chương trình hành động cần thiết để đạt được những mục tiêu nhất định. Chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh là một khái niệm hiện nay các nhà quản trị có đang hiểu với nhiều cách khác nhau nhưng chung quy lại, Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch lớn, kế hoạch dài hạn được khởi thảo trên sự tin chắc cái gì đối phương có thể làm hoặc không thể làm để phản ánh những lĩnh vực rộng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hoạt động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Chiến lược Marketing là gì? Chiến lược Marketing là một hệ thống những chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai và phối hợp các chính sách Marketing để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 4 Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược Marketing của doanh nghiệp biểu thị tổng quát thái độ của doanh nghiệp đối với thị trường, đối với đối thủ cạnh tranh và năng lực của chính doanh nghiệp đó. Đồng thời, nó cũng biểu hiện một cách tổng quát nhất các mối quan hệ tương hỗ giữa nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp, từ đó xác định những giải pháp cơ bản nhằm xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, tạo ra được những lợi thế cạnh tranh, làm tăng sức mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thông qua đó phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, chiến lược Marketing là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing có vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Chiến lược Marketing giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai, để các nhà quản trị xem xét và quyết định tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được mục tiêu cụ thể nhất định. - Chiến lược Marketing giúp nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ xẩy ra trong kinh doanh hiện tại và tương lai, qua đó phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai để tận dụng những cơ hội, làm giảm nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh dành phần thắng lợi. - Chiến lược Marketing giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định để đối phó với từng môi trường kinh doanh một, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp đi lên. - Thông qua việc thực hiện chiến lược Marketing toạ cơ sở làm tăng sự liên kết và tăng sự gắn bó của nhân viên, quản trị viên trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác, giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động, tránh được rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 5 Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh Marketing của doanh nghiệp 1.2.1 Xác định nhiệm vụ tổng quát của công ty. Các nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ti thường được nêu ngay từ ngày đầu thành lập công ty. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này cần phải được xem xét lại sau những khoảng thời gian nhất định do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty hoặc những thay đổi từ phía môi trường bên ngoài. Khi mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp được xác định lại một cách đúng đắn và thích hợp, nó sẽ đảm bảo sự định hướng đúng đắn và phối hợp hành động cho tất cả các bộ phận của công ty. Khi xác định mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh của công ty cần quán triệt các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. - Đảm bảo tính rõ ràng và tính cụ thể. - Thể hiện được những định hướng quan trọng của công ty. 1.2.2. Xác định mục tiêu chiến lược. Mục tiêu là định hướng tổng quát, là cái đích để các hoạt động trong công ty hướng tới. Mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến các loại hình hoạt động chiến lược của công ty, căn cứ vào mục tiêu để các nhà quản trị lựa chọn chiến lược và các chính sách cụ thể. Mặt khác, nó cũng là động lực thúc đẩy đồng thời là công cụ để đánh giá và kiểm soát việc thực hiện chiến lược Marketing. Do vậy, đây là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược. Một mục tiêu chính xác sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Có tính hiện thực, phù hợp với điều kiện khách quan của môi trường kinh doanh và nội lực bên trong công ty. - Phải định hướng rõ ràng, cụ thể. - Các mục tiêu đưa ra phải thống nhất với nhau. - Các mục tiêu đặt ra phải có định tính và định lượng. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 6 Khóa luận tốt nghiệp Trên cơ sở những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản để xác định mục tiêu. Công ty có thể xác định những mục tiêu cơ bản khi xây dựng chiến lược Marketing như sau: - Mục tiêu về khả năng sinh lợi. Đây chính là mục tiêu cơ bản của kinh doanh bởi chỉ khi nào có lợi nhuận thì mới có tái sản xuất mở rộng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Đây cũng chính là động lực mạnh mẽ nhất đối với các nhà kinh doanh. Mục tiêu của Marketing thường là tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cho phép, tức là tăng doanh thu, giảm chi phí. Tuy nhiên, các nhà quản trị không chỉ dừng lại ở con số tuyệt đối mà còn quan tâm đến con số tương đối như tỷ suất lợi nhuận và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận. Xây dựng chiến lược Marketing đòi hỏi phải tính được lợi nhuận cho từng sản phẩm, từng hoạt động Marketing . trong từng thời gian. Qua những tính toán, chỉ ra mặt hàng nào, hoạt động Marketing nào có vai trò quyết định tạo ra lợi nhuận. Song không vì thế mà loại trừ tất cả các loại mặt hàng bị lỗ ra khỏi kinh doanh. Khi phân tích lỗ lãi phải cân nhắc toàn diện. Đối với mục tiêu chiến lược, các nhà kinh doanh quan tâm nhất không phải là lợi nhuận của từng mặt hàng mà là tổng số lợi nhuận thu được. - Mục tiêu tạo ra uy tín và thế lực trong kinh doanh. Thế lực trong kinh doanh thể hiện ở chỗ: thị phần doanh nghiệp kiểm soát và chiếm lĩnh, tỉ trọng về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong tổng lượng cung về hàng hoá trên thị trường, mức độ tích tụ, tập trung, liên doanh, liên kết chi phối công ty khác vào công ty mình, số đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thỏa mãn được. - Mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Trong kinh doanh luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro với những diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại, thất bại đối với doanh nghiệp, vì vậy, các doanh nghiệp khi xác định mục tiêu phải hướng tới sự an toàn mà ở đó khả năng rủi ro thấp nhất. Thông Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 7 Khóa luận tốt nghiệp thường để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh, các doanh nghiệp lựa chọn những khu vực thị trường có tình hình chính trị ổn định, lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng, thế mạnh lớn. Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu chỉ an toàn thì rất khó phát triển, những lĩnh vực kinh doanh có nhiều lợi nhuận nhất cũng là những lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì thế, đòi hỏi nhà kinh doanh vừa phải có tài năng nhìn nhận, phán đoán, dự báo các rủi ro vừa phải có lòng quả cảm Bảng 1: Hệ thống các mục tiêu của công ty. Các mục tiêu của công ty. Mục tiêu sản xuất Mục tiêu tài chính Mục tiêu Marketing Mục tiêu nhân sự Mục tiêu nghiên cứu và phát triển 1.2.3 Phân tích môi trường và các nguồn lực của công ty. *. Phân tích môi trường kinh doanh. Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp chính là một cơ thể sống hoạt động trên một lãnh thổ và trong nền kinh tế hàng ngày tác động vào môi trường đồng thời cũng nhận những tác động từ phía môi trường. Để có thể thích ứng và phát triển, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động phù hợp với điều kiện môi trường bằng cách đưa ra những giải pháp chiến lược và những điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của doanh nghiệp. Phân tích môi Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 8 Khóa luận tốt nghiệp trường Marketing là điều kiện quyết định để xây dựng chiến lược chung Marketing và các giải pháp Marketing-Mix. Phân tích môi trường trong quá trình lập kế hoạch chiến lược ở cấp công ty nhằm tìm hiểu vị trí chiến lược của công ty, nó đòi hỏi trả lời các câu hỏi sau: - Những thay đổi nào đang và sẽ diễn ra trong môi trường? - Những nguồn lực nào mà công ty có thể có và cần phải sử dụng để thích ứng với những thay đổi đó? - Những đối tượng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty? Việc phân tích môi trườngthị trường phải giúp công ty nhận thức được những cơ hội và cả những nguy cơ đe doạ từ phía môi trường bên ngoài. *. Phân tích những điều kiện và khả năng bên trong của công ty. Khi xây dựng chiến lược Marketing của công ty, ngoài việc xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, còn phải nhận thức đầy đủ khả năng bên trong của công ty. Cần phải đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của công ty là một trong những nội dung quan trọng của việc phân tích các điều kiện để lập kế hoạch chiến lược. Sự phân tích này nên tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Khả năng về nguồn tài chính. - Khả năng nguồn nhân lực và tổ chức quản lý. - Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. - Năng lực Marketing. Từ sự phân tích các yếu tố nói trên, những nội dung phân tích phải đối chiếu, so sánh với những thay đổi của môi trường kinh doanh và đặc biệt là so sánh với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác. nó phải chỉ ra được những khả năng huy động và sự dụng các nguồn lực của công ty để đạt tới những mục tiêu kinh doanh nhất định. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 9 Khóa luận tốt nghiệp 1.2.4 Xác định cơ hội thị trường và rủi ro. Từ sự phân tích môi trường kinh doanh và nội lực công ty, chúng ta có thể xác định được những cơ hội và rủi ro đối với doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch cụ thể nhằm tận dụng cơ hội và các biện pháp né tránh rủi ro. Các nhà kinh doanh lạc quan sẽ nhìn ra được rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh giỏi trước khi xây dựng chiến lược cụ thể, phải biết đánh giá và lựa chọn các cơ hội phù hợp với mục tiêu nguồn lực của mình. 1.2.5 Nhận dạng và đánh giá các phương án chiến lược. *. Nhận dạng chiến lược. Từ việc xác định nhiệm vụ tổng quát của công ty, xác định mục tiêu, trên cơ sở các phân tích về môi trường kinh doanh và các yếu tố nội lực của công ty, các nhà quản trị có thể đưa ra những phương hướng căn bản của chiến lược Marketing. Các dạng phương hướng căn bản: - Tập trung vào các vấn đề then chốt. Có vô số các nhân tố tạo nên các tình huống trong kinh doanh, tuy nhiên, chỉ có một số nhân tố quyết định cơ bản đến công việc. Chiến lược sẽ thành công nếu biết nắm bắt và xử lý thành thạo các nhân tố này. Chúng được gọi là các nhân tố then chốt cho thành công. - Tạo ra các ưu thế tương đối. - Luôn đặt câu hỏi "tại sao?" Nhà quản trị phải có cách tư duy chiến lược, nhất quán và vững chắc. Các dạng chiến lược có thể dựa trên hệ thống các câu hỏi liên tiếp, rất nhiều vấn đề sẽ được sáng tỏ qua đó lần tìm được bản chất và nguyên nhân gốc rễ. Theo cách này, người lãnh đạo, nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lược để tìm ra những khâu tắc nghẽn để đi tới những vấn đề cơ bản hay mở ra những đột phá nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Trần Thị Thu Trang Lớp: K47. QTKD 10 [...]... tương tác giữa các công ty trên thị trường và yếu tố nội lực của mình mà mỗi công ty có thể đưa ra và lựa chọn các dạng chiến lược Marketing cạnh tranh cho phù hợp như: - Chiến lược của hãng dẫn đầu thị trường - Chiến lược của hãng thách thức thị trường - Chiến lược của hãng đi theo thị trường - Chiến lược của hãng lấp chỗ trống thị trường 1.3.4.1 Chiến lược của hãng dẫn đầu thị trường Trong kinh doanh,... Trang 21 Lớp: K47 QTKD Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thu Trang 22 Lớp: K47 QTKD Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY ABACUS VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Abacus 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty * Về công ty Abacus quốc tế Công ty Abacus Quốc tế (Abacus International Pte.Ltd) là công ty cung cấp hệ thống phân phối toàn cầu và hệ thống... Tổng công ty hàng không Việt NamTổng công ty Hàng không Việt Nam chỉ định Trong đó vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng do Tổng công ty hàng không Việt Nam chỉ định người đảm nhiệm - Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty, có quyền đưa ra các quyết định đối với các vấn đề của công ty Trần Thị Thu Trang 25 Lớp: K47 QTKD Khóa luận tốt nghiệp - Nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của. .. một bước chuyển mình lớn đối với công ty khi thế đứng của mình bị thay đổi từ độc quyền sang thị trường cạnh tranh Qua các hoạt động đó, doanh thu của công ty các năm tiếp theo đã tăng lên rất tích cực, thậm chí doanh thu của công ty năm 2004 đã tăng một các đột biến 159,64%, đây là một nỗ lực lớn của phòng Marketing nói riêng và của toàn bộ công ty nói chung Trần Thị Thu Trang 33 Lớp: K47 QTKD Khóa... giữ chỗ hàng đầu tại Châu Á Thái Bình Dương Công ty cung cấp các thông tin về du lịch, lữ hành cũng như nhận đặt giữ chỗ Công ty có 65% cổ phần của Abacus và 35% của SABRE, một công ty hàng đầu trong việc phân phối và cung cấp các dịch vụ liên quan đến hàng không và du lịch lữ hành trên toàn thế giới Công ty Abacus quốc tế là một công ty liên doanh quốc tế được thành lập bởi các hãng hàng không hàng... hơn đối thủ - Chiến lược tấn công kiểu du kích Tấn công kiểu du kích lúc ẩn, lúc hiện, phù hợp với đi u kiện các công ty nhỏ có vốn ít phải cạnh tranh với các công ty lớn Các công ty này tiến hành nhiều đợt tấn công nhỏ nhằm Trần Thị Thu Trang 18 Lớp: K47 QTKD Khóa luận tốt nghiệp quấy rối làm đối thủ cạnh tranh mất tinh thần và sự ổn đinh Họ thường nhằm vào những thị trường nhỏ hẹp Các phương tiện... Thái Lan và Việt Nam * Về công ty Abacus Việt Nam Công ty ABACUS Việt Nam được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1249/GP ngày 23/5/1995 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thời hạn hoạt động của liên doanh trong vòng 15 năm, vốn đầu tư ban đầu là 490,000 USD Trong đó, vốn pháp định là 180,000 USD, vốn vay 310,000 USD Tổng công ty Hàng Không Việt Nam đầu tư... việc của các nhân viên phòng trợ giúp và huấn luyện với 100% các thắc mắc của khách hàng được giải đáp hợp lý, chi tiết, hàng năm đào tạo thêm hàng trăm học viên là những khách hàng tương lai Đây là một khâu rất quan trọng đối với công ty 2.2 Chiến lược Marketing tại công ty Abacus trong thời gian qua 2.2.1 Mục tiêu chiến lược của công ty: Trước sự biến đổi của thị trường cạnh tranh, công ty Abacus Việt. .. Doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2002, 2003 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 2002 Doanh thu thuần 14.354.440.327 Lợi nhuận sau thu 1.504.808.571 Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty 2003 14.202.307.937 1.613.774.168 Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm doanh thu năm 2003 là do chính sách Marketinh của công ty chưa kịp thay đổi phù hợp với sự thay đổi của thị trường và vị trí mới của. .. trước sự tán công của hãng khác, đặc biệt là từ những hãng thách thức thị trường Có 6 chiến lược phòng thủ mà các hãng dẫn đầu thị trường có thể ứng dụng: - Phòng thủ vị thế: là hình thức phòng thủ cơ bản nhất và phổ biến nhât Theo chiến lược này, công ty cố gắng duy trì vị trí của mình bằng tất cả những nỗ lực Marketing- Mix và bằng các nguồn lực bên trong của công ty Vị thế của công ty có thể được . động trên thị trường Việt Nam, vị thế độc quyền của công ty trên thị trường đang bị tác động mạnh với sự tham gia của hai công ty khác vào thị trường là. hợp cụ thể của công ty Abacus Việt Nam- một công ty liên doanh giữa Hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam và công ty Abacus quốc tế cung cấp hệ thống phân phối

Ngày đăng: 08/04/2013, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Báo Thế giới Thương mại, Thứ bảy, 23/02/2005, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới Thương mại
7. Thời báo kinh tế Việt Nam các số 14, 18, 22, 25, 29 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời báo kinh tế Việt Nam
8. Thông cáo báo chí: “ABACUS Phát triển hệ thống máy tính đặt chỗ qua Internet cho Hãng hàng không Philippin”, Công ty ABACUS International, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ABACUS Phát triển hệ thống máy tính đặt chỗ qua Internet cho Hãng hàng không Philippin”
11. The Future of the GDS, Breaking Travel News, Thứ hai, 16/02/2004, 2004. tại địa chỉ Internet:http://www.breakingtravelnews.com/article/2004021614425491612. Trang web chính thức của công ty Galileo tại địa chỉ:Galileo.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Future of the GDS, Breaking Travel News
9. Trang web chính thức của Công ty Phân phối toàn cầu ABACUS Việt Nam tại địa chỉ In ternet: www.abacus.com.vn Khác
10. Trang web chính thức của Công ty Quốc tế ABACUS tại địa chỉ In ternet: www.abacus.com.sg Khác
13. Trang web chính thức của công ty Amadeus tại địa chỉ:Amadeus.com.vn Khác
14. Báo điện tử: vnexpress.net 15. Báo điện tử: vnn.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.3 Phân tích môi trường và các nguồn lực của công ty. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
1.2.3 Phân tích môi trường và các nguồn lực của công ty (Trang 8)
Bảng 1: Hệ thống các mục tiêu của công ty. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 1 Hệ thống các mục tiêu của công ty (Trang 8)
Bảng 1: Hệ thống các mục tiêu của công ty. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 1 Hệ thống các mục tiêu của công ty (Trang 8)
Sơ đồ Marketing Mix - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
arketing Mix (Trang 21)
Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty được thể hiện qua bảng 3 - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
c ấu bộ máy quản trị của công ty được thể hiện qua bảng 3 (Trang 25)
Bảng 3: Cơ cấu bộ máy quản trị công ty. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 3 Cơ cấu bộ máy quản trị công ty (Trang 25)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 (Trang 34)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 (Trang 34)
Bảng 6: Phân tích công việc đã thực hiện của phòng Huấn luyện- luyện-Trợ giúp. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 6 Phân tích công việc đã thực hiện của phòng Huấn luyện- luyện-Trợ giúp (Trang 35)
Bảng 6: Phân tích công việc đã thực hiện của phòng Huấn luyện- luyện-Trợ giúp. - 417 Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Bảng 6 Phân tích công việc đã thực hiện của phòng Huấn luyện- luyện-Trợ giúp (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w