Nội dung bài khóa luận được chia làm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệpChương 2: Phân tích và đánh giá thực tr
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật, em nhận thấytrong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn gây tổnthất cho công ty Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật” Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro
từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro, từ đó đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
Nội dung bài khóa luận được chia làm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệpChương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổphần Thép Việt Nhật
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi rocủa Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Ngoài những nội dung đã trình bày, khóa luận tốt nghiệp còn có lời cám ơn,mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khải và các phụ lục về phiếu điều tra, câuhỏi phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để luận vănđược hoàn thiện hơn
Trang 2Em xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hùng đã trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thanh cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng toàn thể nhânviên của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật đã cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiệngiúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có thể nắm bắt đượcnhững kiến thức thực tế và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lê Huy
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐÀU i
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1
1.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro, đặc điểm và phân loại rủi ro 1
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro 1
1.1.1.2 Đặc điểm rủi ro 1
1.1.1.3 Phân loại rủi ro 2
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro 3
1.1.2.1 Khái niệm của quản trị rủi ro 3
1.1.2.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro 3
1.1.3 Một số lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro 5
1.1.3.1 Một số định nghĩa về rủi ro 5
1.1.3.2 Quan điểm về quản trị rủi ro của trường phái mới 5
1.2 Các nội dụng của quản trị rủi ro 6
1.2.1 Nhận dạng rủi ro 6
1.2.2 Phân tích rủi ro 7
1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro 8
1.2.4 Kiểm soát và tài trợ rủi ro 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp 10
1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 10
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 11
1.3.2.1 Môi trường vĩ mô 11
1.3.2.2 Môi trường vi mô 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT 13
Trang 42.1 Khái quát về Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 13
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 13
2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 14
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 15
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 15
2.2 Đánh giá thực trạng triển khai công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 17
2.2.1 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro của Công ty cổ phần thép Việt Nhật 17
2.2.2 Các loại rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 18
2.2.3 Nội dung công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 19
2.2.3.1 Rủi ro do biến động giá cả thị trường 19
2.2.3.2 Rủi ro do yếu tố con người 22
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 25
2.3 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 27
2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 27
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 28
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT 30 3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 30
3.2 Quan điểm giải quyết công tác quản trị rủi ro 31
3.3 Các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rui ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 33
3.3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật: 33
3.3.2 Một số giải pháp khác 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 2
Trang 5Bảng 2.2 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro 17
Bảng 2.3 Những rủi ro chính của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 18
Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của các rui ro chính cho Công ty 18
Bảng 2.5 Doanh thu thuần, các chi phí, lợi nhuận của Công ty 21
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật 22
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
2013 – 2015
30
Bảng 3.2 Liệt kê một số nguy cơ rủi ro, nguyên nhân và các hạn
chế nguy cơ rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
34
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 6Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Thép Việt Nhật ( trang 14)
GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
PHÒNG
BÁN
HÀNG
PHÒNG MARK ETING
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNG LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
PHÒNG DỊCH VỤ
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG CÔNG NGHỆ
Trang 7BHXH : Bảo hiểm xã hội
Trang 8PHẦN MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, loài người từng bước chuyển sang nềnkinh tế tri thức, cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhânloại đã đạt được rất nhiều kỳ tích nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu thêm nhiều loạirủi ro mới với mức nghiêm trọng ngày càng gia tăng Xu hướng toàn cầu hóa và hộinhập nên kinh tế quốc dân trở diễn ra ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp và trở nên tấtyếu Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nên kinh tế thế giới trởthành thành viên của tổ chức WTO mang lại cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơhội nhưng cũng không ít thách thức Hiện tại, khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp còn yếu kém, lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hơn nữathiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, bão lũ, mưa đá, hạn hán, động đất, dịch bệnh xảy raliên tiếp và bất thường Những biến đổi sâu sắc trên đã buộc mỗi doanh nghiệp nếumuốn tồn tại và thành công phải tìm cách nhận biết, quản lý và thích nghi có hiệu quảvới rất nhiều rủi ro đa dạng trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
Mọi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro môi trườngthiên nhiên, rủi ro do biến động thị trường, giá cả, rủi ro do chính sách – pháp luật…Mặt khác, đối với đặc thù của ngành thép thì nếu xảy ra rủi ro thì mức độ thiệt hại vàtổn thất là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả hoạt động sản xuất – kinhdoanh và uy tín của doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp phải đối mặt với các nguy cơrủi ro mất cơ hội kinh doanh, mất đối tác, mất hợp đồng…Qua những phân tích nàycho thấy công tác quản trị rủi ro đối với công ty thép là vô cùng quan trọng, góp phầnhạn chế rủi ro tổn thất, gia tăng lợi nhuận cũng như đạt được mục tiêu của doanhnghiệp Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp hiện nay lại chưa chú trọng đến công tácquản trị rủi ro, hầu hết đều chưa có bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro cũng như chưa
có các chương trình cụ thể để thực hiện quản trị rủi ro Vì vậy đây là một vấn đề cấpthiết cần được nghiên cứu
Công ty cổ phần Thép Việt Nhật là doanh nghiệp chủ yếu sản xuất và kinhdoanh thép xây dựng Qua thời gian thực tập khảo sát và nghiên cứu nguồn tài liệu sơcấp thu thập được tại công ty, tôi nhận thấy trong những năm vừa qua công ty đã gặpnhiều rủi ro trong quá trình sản xuất – kinh doanh thép Tuy nhiên qua quá trình điềutra các vị lãnh đạo cũng như các vị đại diện các phòng ban của công ty, tôi thấy rằngcông tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật còn chưa hoàn thiện
Trang 9Từ những kết quả thu được qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro củacông ty, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tại trường
tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty
cổ phần Thép Việt Nhật”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bịviễn thông của Công ty cổ phần Viễn Tin” Luận văn tốt nghiệp, Trịnh Trung Đức,Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2009
Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu những tổnthất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn Tin
Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh vận tải thủy nộiđịa của Công ty cổ phần vận tải Thủy Thái Bình” Luận văn tốt nghiệp, Phan ThịHằng, Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường ĐHTM, năm 2010
Tác giả đưa ra một số lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro trong kinh doanh vận tảithủy nội địa của công ty Cổ phần vận tải Thủy Thái Bình
Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong thực hiện hợpđồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi.” Luận văn tốt nghiệp, Đào Thị ThuPhương, K39E, Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trường ĐHTM năm 2007
Tác giả đưa ra một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đề xuất một số giảipháp ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong thực hiện khâu thực hiện hợp đồng
Toàn bộ những bài viết, luận văn trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận vềphòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, quản trị rủi ro trong kinh doanh Tuy nhiên chưa cóbài viết nào, đề tài nào nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro”
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạngcông tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật Từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
4 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công
ty cổ phần Thép Việt Nhật và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro tại công ty
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần Thép
Việt Nhật
Trang 10Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công
ty cổ phần Thép Việt Nhật trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp ,thông tin thu thập bằng việc hỏi trực tiếp về công tác quản trị rủi ro tại công ty Đốitượng phỏng vấn là các nhà quản trị của công ty Nội dung phỏng vấn tập trung làm rõquan điểm của ban lãnh đạo công ty về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công tyhiện nay
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Phương pháp này thu thập dữ liệu thông qua phiếu điều tra về một số vấn đềliên quan đến công tác quản trị rủi ro tại công ty Phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi chủyếu tập trung làm rõ về sự hiểu biết và quan điểm của CBCNV trong công ty về rủi ro
và công tác quản trị rủi ro tại công ty
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cập được thu thập thông qua sưu tập số liệu, tài liệu được lưu lạitrong các phòng ban của công ty Ngoài ra còn tìm hiểu trong báo cáo tài chính, kếtquả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012 của công ty và dựa vào hoạtđộng nghiên cứu của công ty từ những năm trước, cũng như xem xét, phân tích các sốliệu về tăng trưởng kinh tế trên internet
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu
Thứ nhất so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa kỳ thực hiệnvới kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau
Thứ hai trên cơ sở so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá các mặtmạnh, yếu, hiệu quả cà không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro của công ty
Trang 11Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để thống kê các kết quả điều tra được từ bảnđiều tra, thông kê ý kiến của những điều được điều tra, các yếu tố tác động đến côngtác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin đã thu thập cũng nhưcác kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả chung nhất về vấn đề đang nghiên cứu Kháiquát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạt động kinh doanh của công ty Nguyênnhân gây ra rui ro mức tổn thất, thiệt hại cụ thể Tổng hợp các biện pháp đã áp dụng đểđối phó và phòng ngừa rủi ro
6 Kết cấu đề tài
Bài kháo luận ngoài các phần như: phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danhmục các tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung bài khóa luận được chia làm 3 chươngchính như sau:
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty
cổ phần Thép Việt Nhật
Chương 3 : Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Trang 12CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro, đặc điểm và phân loại rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh được biểu hiện là những vận động khách quan bênngoài chủ thể kinh doanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiệnmục tiêu kinh doanh tàn phá các thành quả đang có và bắt buộc các chủ thể phải chiphí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển củamình
Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bảnchất của rủi ro:
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp là hai đại lượng đồng biến vớinhau trong một phạm vi nhất định
Khi đề cập đến rủi ro người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưngcủa rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủiro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện / tổng số trường hợp đồng khả năng
Rủi ro là yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn màchỉ có thể ạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra
1.1.1.2 Đặc điểm rủi ro
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Đó là những sự kiện mà người ta khônglường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào bất kỳ một thời điểmbất kỳ trong tương lai và bất kỳ đâu Mọi rủi ro là bất ngờ cho dù mức độ bất ngờ cóthể khác nhau Tính bất ngờ của rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của conngười, vao quy luật của rủi ro, nhờ đó con người có thể đề ra những biện pháp thíchhợp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro Môt trong những mục tiêu của con người nhằmchống lại rủi ro là làm sao để giảm bớt tính bất ngờ của rủi ro
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất: Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu quả chocon người, hậu quả đó có thể nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng Nhiều hậu quả củarủi ro không đáng kể nên khó nhận thấy Tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro tồn tại dướidạng hữu hình hoặc vô hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần, sứckhỏe hoặc trách nhiệm pháp lý Không phải mọi tổn thất người ta đều có thể nhạn thấy
Trang 13dễ dàng, chẳng hạn tổn thất là những cơ hội mất đi Nhìn chung mọi tổn thất đều cómột đặc tính là gây thiệt hại, giảm sút lơi ích của con người.
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Điều hiển nhiên rủi ro là sự kiện bất ngờ gâytổn thất vì vậy nó là sự kiện ngoài mong đợi của tất cả mọi người Không ai trongchúng ta lại không mong muốn về một tương lai tốt đẹp, những kỳ vọng với những dựđịnh về cuộc sống, sự nghiệp thành đạt Tuy nhiên, có thể coi là rủi ro nếu như mongmuốn đó không thực hiện được
Như vậy một sự kiện chỉ được coi là rủi ro khi có cả ba đặc điểm nêu trên.
1.1.1.3 Phân loại rủi ro
Trong thực tế có rất nhiều loại rủi ro khách nhau Tuy thuộc và những tiêu thứckhác nhau mà người ta chia rủi ro thành nhiều loại khác nhau Tuy nhiên, mỗi phươngthức phân loại đều chỉ là tương đối Ta có thể phân chua rủi ro theo những tiêu thức sau:
Những rủi ro tác động từ môi trường vĩ mô
Rủi ro kinh tế:
Rủi ro kinh tế là những rủi ro mà nguyên nhân từ các nhân tố kinh tế vĩ mô gâybất lợi cho doanh nghiệp và thường được thể hiện ở các yếu tố như: Suy thoái kinh tế,lạm phát, mức cung tiền tệ quá cao
Rủi ro chính trị
Là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, cấm giữ quốc hữu hóa, phânbiết đối xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước Hoặc là tác động củachiến tranh ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển hàng
Rủi ro pháp lý
Là những rủi ro có nguốn gốc từ sự thay đổi về pháp luật liên quan đến kinhdoanh như sự mập mờ chồng chéo, không thống nhất của các văn bản pháp luật, sựthiếu tự tin trong việc phổ biên pháp luật…Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến các tình trạngdoanh nghiệp bị tịch thu hàng hóa, cấm hoạt động
Rủi ro cạnh tranh
Là những áp lực bất ngờ không lường trước được của doanh nghiệp trướcnhững sự thay đổi của thị hiếu của người tiêu dùng hoặc sự gia tăng bất thường về sốlượng cũng như quy mô của đối thủ cạnh tranh, sự xâm nhập mạnh mẽ của các công tynước ngoài…Rủi ro cạnh tranh có thể dẫn đến sự thu hẹp thị trường của doanh nghiệp,thậm chí doanh nghiệp có thể bị thôn tính hoặc phá sản
Rủi ro thông tin
Là những sai lệch thông tin, sự chậm trễ trong việc tiếp cận nguồn thông tin,hoặc phân tích, xử lý thông tin thiếu chính xác của doanh nghiệp Những rủi ro nàythường xảy ra trong việc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác của doanh nghiệp
Trang 14 Theo nguồn gốc rủi ro
Rủi ro do thiên tai:
Là những rủi ro do các hiện tượng tự nhiên gây ra mà con người không thể kiểm soátđược Ví dụ như thiên tai gây ra do bão lũ, động đất…
Rủi ro do các hiện tượng xã hội gây lên
Là những rủi ro do các hoạt động của con người gây lên như ăn cắp, ăn trộm, do thiếutrách nhiệm trong quá trình nghiệp vụ…
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro
1.1.2.1 Khái niệm của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệthống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mátnhững ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hộithành công
1.1.2.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro
Giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác các rủi ro
Xác định rủi ro là cách tiếp cận từ việc thiết lập các tiếp cận của các doanhnghiệp với rủi ro và sự không chắc chắn có thể xảy đến với doanh nghiệp Điều nàyđòi hỏi một kiến thức về thị trường, môi trường pháp lý, xã hội, chính trị và văn hóa
mà trong đó rủi ro tồn tại, cũng như sự hiểu biết của các mục tiêu chiến lược và hoạtđộng Điều này gồm kiến thức về những yếu tố quan trọng để thành công hoặc các mối
đe dọa và cơ hội đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Quản trị rủi ro doanh nghiệpđược tiếp cận phương pháp sẽ đảm bảo rằng tất cả các hoạt động giá trị gia tăng trongdoanh nghiệp đã được thẩm định và tất cả các rủi ro từ mọi hoạt động trên được xácđịnh
Kết quả của phân tích rủi ro có thể được sử dụng để tạo ra một hồ sơ (có thểthiết lập hệ thống về rủi ro) rủi ro, cho phép đánh giá (nội dung và lĩnh vực gì) rủi ro
để có thể phát hiện sớm và kiểm soát rủi ro Các hoạt động phân tích rủi ro hỗ trợdoanh nghiệp hoạt động hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm sự quan tâm của Lãnh đạodoanh nghiệp Điều này tạo thuận lợi cho kiểm soát rủi ro tiềm năng của doanh nghiệp
Sự biến động của phương pháp quản trị để thích ứng có sẵn rủi ro bao gồm: sự thaotúng, xử lý, chuyển giao và chấm dứt rủi ro Một doanh nghiệp có thể quyết định kinhdoanh chắc chắn và đó cũng là một nhu cầu để cải thiện môi trường kiểm soát
Giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro trong các hoàn cảnh nguy nan
Trang 15Mục tiêu ứng phó rủi ro bao gồm như là yếu tố chính của rủi ro, kiểm soát rủi
ro (hoặc giảm nhẹ rủi ro), đòi hỏi phải dự đoán xa hơn Ví dụ: việc phòng tránh rủi ro,việc chuyển giao rủi ro của công ty bằng cách phân chia rủi ro và lợi ích của công tycho các đối tác khác và việc cuối cùng là tài trợ tài chính cho hoạt động cho rủi ro Bất
kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào cũng cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệuquả Hiệu quả của kiểm soát nội bộ là mức độ rủi ro sẽ được loại bỏ hoặc giảm rủi ronhờ các biện pháp đề xuất kiểm soát Hiệu quả chi phí của kiểm soát nội bộ liên quanđến chi phí thực hiện kiểm soát so với những lợi ích giảm thiểu rủi ro đạt được
Tuân thủ pháp luật và các quy định là một yêu cầu bắt buộc không phải là mộtkhả năng có tính lựa chọn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp phải hiểu biết sâu sắc
về pháp luật và phải thực hiện một hệ thống kiểm soát tuân thủ pháp luật Một phươngpháp có bảo đảm các nguồn lực tài chính chống lại các tác động của rủi ro phải đưa racác các rủi ro được lượng hóa dưới các tổn thất tài chính, và các phương án bảo hiểm
dự phòng cho rui ro
Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Hệ thống thông tin phản hồi để góp phần thực hiện những giám sát và đánh giáhiệu suất và truyền thông và tư vấn trên hệ thống thống tin quản trị rủi ro minh bạch vàkịp thời Công việc giám sát và xem xét nguy cơ rủi ro phải đảm bảo rằng doanhnghiệp giám sát hiệu suất rủi ro và bài học từ kinh nghiệm từ những rủi ro và tổn thấttrước đây Hệ thống thông tin phản hồi giúp việc phản hồi thông tin liên quan đến rủi
ro và kịp thời đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua rủi ro và hạn chế cácnguy cơ trong dài hạn
Giúp doanh nghiệp xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro
Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, chức năng quản lý rủi ro có thể từmột người quản lý rủi ro một phần thời gian, một nhà quản trị rủi ro tốt nhất, một bộphận quản lý rủi ro quy mô đầy đủ Vai trò của chức năng kiểm toán nội bộ cũng sẽkhác nhau giữa các doanh nghiệp Xác định vai trò thích hợp nhất đối với kiểm toánnội bộ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộkhông bị chi phối
1.1.3 Một số lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.3.1 Một số định nghĩa về rủi ro
Theo quan điểm của Trường phái truyền thống (tiêu cực):
Trang 16Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995: “ Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”
Theo Giáo sư Nguyễn Lân: “ Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may ”.
(Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 1998, tr.1540)
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại ”
Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn thất
về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến ”
Như vậy: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quanđến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Theo quan điểm của Trường phái trung hòa:
Theo Frank Knight (một học giả người Mỹ): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”
Theo Allan Willett (một học giả người Mỹ): “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi”
Theo C.Arthur William, Jr Micheal, L.Smith: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn
ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi
ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”
Như vậy: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro vừa mang tính tíchcực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang tới tổn thất, mất mát, nguy hiểm chocon người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”
1.1.3.2 Quan điểm về quản trị rủi ro của trường phái mới
Trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ chức mộtcách toàn diện Theo quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của Kloman Haimes cho
rằng: “ Quản trị rủi ro la quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những
cơ hội thành công”.
1.2 Các nội dụng của quản trị rủi ro
1.2.1 Nhận dạng rủi ro
Trang 17Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận dạng rủi ro có nhiệm vụ là xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ratrong các hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm chúng và chỉ racác rủi ro đặc biệt nghiêm trọng
Các nội dung của nhận dạng rủi ro
- Cơ sở nhận dạng rủi ro
Một là tập trung xem xét ba yếu tố sau:
Mối hiểm họa: bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức độcủa rủi ro suy đoán
Mối nguy hiểm chính là nguyên nhân gây ra tổn thất
Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hay hậu quả có thể là được hay mất
Hai là căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro bao gồm:
Các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: môi trường chính trị
- pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật – công nghệ, môi trường văn hóa– xã hội, môi trường tự nhiên
Các rủi ro đến từ môi trường đặc thù của doanh nghiệp như: khách hàng, nhàcung cấp, đối thủ cạnh tranh
Các rủi ro do nhận thức của con người nói chung và nhà quản trị nói riêng
Ba là căn cứ vào nhóm đối tượng rủi ro:
Nguy co rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tàisản tài chính hay tài sản vô hình
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất vềtrách nhiệm pháp lý đã được quy định
Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sản conngười của tổ chức là các rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực
- Phương pháp nhận dạng rủi ro
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: là phương pháp nhận dạng rủi ro bằngcách phân tích bảng tổng kết bản báo các hoạt động kinh doanh, các tài liệu bổ trợkhác kết hợp các dự báo về tài chính và dự báo ngân sách nhà quản trị rủi ro có thể xácđịnh được các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và
về nguồn nhân lực
Phương pháp lưu đồ: là phương pháp nhận dạng rủi ro thông qua việc xây dựngmột hay một số, một dãy các lưu đồ nó diễn ra các hoạt động diễn ra trong những điềukiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp từ đó nó phân tích
Trang 18những nguyên nhân liệt kê các tổn thất tiềm năng và về tài sản về trách nhiệm pháp lý
và về nguồn nhân lực
Phương pháp thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạng rủi ro bằng cáchquan sát các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanhnghiệp một cách trực tiếp để tìm hiểu các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượngrủi ro
Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: là phương phápnhận dạng rủi ro thông qua việc thu thâp thông tin bằng văn bản, bằng miệng, bằng hệthống tổ chức chính thức Hoặc thông qua việc giao tiếp, trao đổi với các cá nhân và
bộ phận khác trong doanh nghiệp thông qua hệ thống tổ chức không chính thức
Phương pháp làm việc với người khác bên ngoài doanh nghiệp: là phương phápnhận dạng rủi ro thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân bên ngoài doanh nghiệpnhưng lại có mối quan hệ với doanh nghiệp như các cơ quan thuế quan, các cơ quanthông tin quảng cáo, các văn phòng luật để bổ xung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị
có thể bỏ xót đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này
Phương pháp phân tích hợp đồng: Thông qua hợp đồng đã được ký kết nhàquản trị nghiên cứu từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện những sai sót, nhữngnguy cơ rủi ro trong quá trính thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết được cácrủi rỏ tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện hợp đồng nay
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo
hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các
xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai tức là các tổn thất có thể lặp lại Nhàquản trị thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, nhà quản trị tìm ra được nguyênnhân biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm của mỗi tổn thất trongquá khứ, từ đó dự báo những mối hiểm họa, những nguyên nhân những nguy cơ rủi ro
và khi đã có đủ các dữ kiện người ta còn dự báo cả những chi phí tổn thất
1.2.2 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa và xác định nguyênnhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
Nội dung phân tích rủi ro
Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi rohoặc những điều kiện tự nhiên, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảyra… Để phân tích các điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫuđiều tra khác nhau, tùy vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là nó thôngqua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện mối hiểmhọa
Trang 19Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích yếu tố trực tiếp tạo nên rủi ro,đây là công việc phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơngiản nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhântrực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa… Theo thuyết
“DOMINO” của H.W Henrich: “Để tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hữuhiệu thì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyênnhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro”
Phân tích tổn thất:
Nếu rủi ro và tổn thất đã xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên sự
đo lường, dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi rongười ta dự đoán những tổn thất có thể có
1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro
Đo lường rủi ro là việc đo lương khả năng xảy ra va tổn thất khi rủi ro xảy ra
Mục đích của đo lường rủi ro
Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro hay gọi làtần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro Thông quahai yếu tố đó xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Bảng 1.1: Ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Tần suất xuất hiện rủi ro
Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường Đại học Thương Mại
Nhóm I: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cao.Nhóm II: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện thấp.Nhóm III: Tập trung những rui ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện cao.Nhóm IV: Tập trung những rui ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện thấp
Dựa vào sự cao thấp của sự nghiêm trọng và tần số xuất hiện rủi ro nhà quản trị
có thể xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rủi ro Chỉ thị đó trước hết tậptrung quản trị đối với rủi ro nhóm I, sau đó đến rủi ro nhóm II, III, IV
Các phương pháp đo lường rủi ro
Các phương pháp định lượng
Trang 20Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo lườngtrực tiếp như cân đong, đo đếm… Trong thực tiễn hoạt động phương này thường được ápdụng để xác định các định mức như: các hàng bán ra, dự trữ hàng hóa, định mức phí.
Phương pháp xác suất thống kê: là phương pháp xác định tổn thất bằng cáchxác định các mẫu đại diện tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng sốtổn thất
Các hương pháp định tính
Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyêngia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất
Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ
kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất
Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp dự báo những tổn thất có thể cókhi rủi ro xảy ra, phương pháp này dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổnthấ trung bình của mỗi sự cố từ đó dự báo mức tổn thất trung bình của mỗi sự cố, dựbáo mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
1.2.4 Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, chiến lược,chính sách… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro có thể đến với tổ chứckhi rủi ro xảy ra
Các phương pháp kiểm soát rủi ro
Điều tiết rủi ro: Điểu tiết rủi ro có thể được thực hiện bằng cách loại trừ hay nétránh rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách giảm mức tổn thất, giảm sự hiện diện củatổn thất, tăng hiệu quả của hoạt động cứu hộ và phục hồi tổn thất với một chi phí kinh tế
Loại trừ rủi ro: Né tránh rủi ro hay chọn rủi ro nhỏ nhất Phương pháp này được
áp dụng ở một số nơi khi rủi ro hoàn toàn không được thừa nhận hoặc các công ty, cánhân được chuẩn bị khả năng có thể xuất hiện rủi ro từ các rủi ro giả định
Giảm rủi ro: Giảm tần số xảy ra tổn thất, kết quả thường có để làm tăng hiệuquả kinh tế
Ngăn ngừa và giảm tổn thất: Việc giảm khả năng và hậu quả của tổn thất, cực đạihóa giá trị cứu trợ là một phương pháp duy nhất không giống các mục tiêu khác củaquản trị rủi ro, nó không điều tiết rủi ro, nhưng nó làm giảm bớt mức độ của tổn thất
Phương pháp kiểm soát rủi ro lưu trữ:
Lưu trữ tổn thất: Phương pháp này vô cùng quan trọng trong xử lý rủi ro vì nó làmtăng thêm công việc kiểm soát tổn thất Bằng cách giả định các tổn thất thường xảy ra, từcác giả định đó chúng ta có thể tính được số tiền đền bù khi tổn thất xuất hiện
Trang 21Chuyển giao tổn thất: Là vấn đề chuyển giao tổn thất cho một tổ chức hoặc ai đó.Bảo hiểm là một hình thức thường xuyên được xử dụng trong chuyển giao rủi ro Ngoài racòn các hình thức chuyển giao khác như bảo hành các hợp đồng thỏa thuận.
Các biện pháp tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục: là phương pháp mà doanh nghiệp bị rủi
ro tự mình thanh toán các tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổchức đó cộng với nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả
Tài trợ rủi ro bằng cách chuyển giao rủi ro: một phần rủi ro của doanh nghiệpđược chuyển giao cho đối tác còn một phần là tự khắc phục hay tự bảo hiểm Trongtrường hợp này các doanh nghiệp bị rủi ro có thể nhận được sự tài trợ từ chính phủ,cấp trên và từ các cá nhân tổ chức có liên quan
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ công nhân viên là một nhân tố quan trọng có
tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh nóichung và công tác quản trị rủi ro nói riêng Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, tích cực trong công tác kết hợp với việc bố trí nguồn nhân lực theo chiến lược “ đúng người, đúng việc, đúng lúc” của doanh nghiệp thì nhất định sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của công tác quản trị rủi ro và ngược lại nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động thiếu nhiệt tình, ý thức kém, thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới công tác quản trị rủi ro
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu
công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro: việc giữ gìn bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu được tốt hơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển , nâng cao chất lượng phục vụ với khách hàng, từ đó có thể hạn chế được rủi ro cho công ty
Tiềm lực tài chính: Là nhân tố tối quan trọng, là thành phần không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp, công ty có khả năng tài chính lớn việc thực hiện công tác quản trị rủi ro dễ dàng hơn
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Trang 221.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Nhóm nhân tố thuộc môi trường chính trị
Mỗi quốc gia đều tổn tại và phát triển gắn liền với những thể chế chính trị nhấtđịnh Phát triển kinh tế luôn có mối quan hệ biện chứng với chính trị Kinh doanh trongmôi trường chính trị ổn định là điều kiện cần cho sự thành công của các doanh nghiệp.Với một môi trường chính trị bất ổn, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải những rủi ro bất khảkháng, không thể lường trước được Hậu quả của những loại rủi ro này sẽ rất quan trọngđối với một tổ chức, bởi vì rui ro chính trị thường là nguyên nhân của nhiều rủi ro khác
và tạo ra chuỗi rủi ro Và các doanh nghiệp sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến công tácquản trị rủi ro
Nhóm nhân tố thuộc môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ổn định là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho cácdoanh nghiệp ổn định, yên tâm phát triển kinh doanh Sự thay đổi heo hướng bất lợi củacác quy phạm, quy định của văn bản pháp lý, chẳng hạn như: thắt chặt chính sách quản
lý, tăng thuế xuất nhập khẩu, tăng tỷ lệ dự trữ… hoặc có sự chồng chéo của các văn bảnpháp luật là nguyên nhân làm tăng rủi ro, làm suy giảm niềm tin của doanh nghiệp
Nhóm nhân tố kinh tế
Nhân tố kinh tế thường khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh Ảnh hưởng này nhiều khi lại trái ngược nhau, có những ảnh hưởng thuận chiềulàm gia tăng tốc độ phát triển và kết quả kinh doanh Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm:
sự biến động của chu kỳ kinh doanh, tài chính, tiền tệ, sự mất cân bằng của cung – cầu,giá cá, tình hình cạnh tranh, lạm phát…
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới đầy bất trắc, bởi nhữnghiện tượng thiên tai như bão lũ, gió xoáy, động đất, núi lửa phun… Những rủi ro donhững điều kiện tự nhiên gây ra đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là mối lo ngạicủa nhân loại
Nhóm nhân tố điều kiện kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật là nhân tố nền tảng quyết định sản xuất, quyết định tăng năng suất laođộng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Khoa học kỹ thuật phát triển nhằm đềphòng chống, hạn chế những rủi ro, chế ngự thiên nhiên, chống lại bệnh tật…Nhưng
Trang 23xét theo khía cạnh khác, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng tạo ra những loại rủi
ro mới trong cuốc sống Mặt khác, trong kinh doanh, đôi khi khoa học kỹ thuật mới rađời và nhanh chóng được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanhnghiệp đang áp dụng kỹ thuật cũ
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện xã hội
Trong kinh doanh không thể không đề cập đến môi trường xã hội, nếu như thiêuhiểu biết về các vấn đề xã hội như: các mối quan hệ xã hội, tôn giáo, văn hóa, phongtục tập quán… của từng địa phương mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sẽ phảiđối mặt với nhiều bất trắc và rủi ro
1.3.2.2 Môi trường vi mô
Nhà đầu tư: là người cấp vốn, ý tưởng, tiền hoặc những tài sản tương đương
tiền cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thực hiện và phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình chính vì các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và côngtác quản trị rủi ro nói riêng phụ thuộc rất lớn tới nhà đầu tư
Nhà cung cấp: là nơi cung cấp cho doanh nghiệp hàng hóa, nguyên vật liệu…
để doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường, nếu nhàcung cấp thiếu hàng hóa,giao hàng không đúng hẹn… sẽ dẫn tới những rủi romà doanhnghiệp phải gánh chịu, làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Khách hàng: khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng tới công tác quản trịrủi ro của công ty Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm mà công ty sản xuấtkinh doanh, sở thích cũng như thị yếu của khách hàng là yếu tố quan trọng mà doanhnghiệp cần nắm được để khắc phục rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NHẬT
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Trang 24Công ty cổ phần Thép Việt Nhật có trụ sở chính tại km9 – Quốc lộ 5 – PhườngQuán Toan – Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng Đi vào hoạt động từ tháng10/2001 và chính thức tham gia thị trường thép xây dựng năm 2002 Trong điều kiệnngành thép Hải Phòng nói riêng và ngành thép Hải Phòng nói chung đã có sự pháttriển khá mạnh, cung – cầu tương đối bão hoà Công ty thép HPS đứng trước tháchthức gay gắt để tìm được chỗ đứng trên thị trường Trong điều kiện ấy, Công ty thépHPS đã từng bước ổn định, phát triển sản xuất – kinh doanh, giành được chỗ đứng trênthị trường và ngày càng được nhiều khách hàng tín nhiệm.
Giải pháp quan trọng đầu tiên của đơn vị chính là việc chọn mua được dâychuyền thiết bị công nghệ hiện hiện đại của Nhật Bản, với giá rẻ, nhờ vậy suất đầu tưthấp, góp phần hạ giá thành và tạo ra ưu thế cạnh tranh cao cho sản phẩm Bên cạnh việcđầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ, HPS mạnh dạn đầu tư hệ thống tự động hoá toàn bộ,công nghệ kỹ thuật do hãng Siemen (Đức) chế tạo Đồng thời, HPS chú trọng đầu tưtuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầusản xuất – kinh doanh
Ngay sau khi đi vào hoạt động một thời gian ngắn, Công ty được tổ chức TUV– Cộng hoà liên bang Đức công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000 Tiếp sau đó,năm 2002 Công ty là doanh nghiệp thứ hai trong ngành sản xuất thép được nhận chứngchỉ hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000
Năm 2003, Công ty tiếp tục đầu tư bổ sung hoàn chỉnh dây chuyền cán thépdây Đồng thời, nhằm đạt mục tiêu cao hơn trong chiến lược sản phẩm, Công ty xâydựng hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản Thương hiệucủa đơn vị được bảo hộ độc quyền ở một số thị trường nước ngoài như Lào, Cam – pu– Chia, My – an – ma…Sản phẩm thép HPS liên tiếp giành được nhiều huy chươngvàng và giải thưởng lớn tại các triển lãm, hội chợ lớn quốc gia và quốc tế
Sự ổn định, phát triển của Công ty thép HPS còn thể hiện ở kết quả khả quantrong sản xuất kinh doanh Doanh thu của đơn vị tăng nhanh qua mỗi năm Năm 2003,trong điều kiện chung của ngành thép có nhiều khó khăn, Công ty vẫn đạt doanh thu
350 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm trước
Thép HPS có mặt ở nhiều công trình xây dựng lớn của Thành phố như Trungtâm triển lãm – hội chợ, cảng Đình Vũ, các công trình giao thông xây dựng tại Cát Bà,
Đồ Sơn… Đồng thời thép HPS vươn ra có mặt ở nhiều công trình xây dựng lớn quốc
Trang 25gia như: Hầm đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, cầu Thanh Trì, Bãi Cháy, các côngtrình lớn ở miền Trung, ở cầu Thanh Trì, công trình cầu lớn nhất cả nước hiện nay.
2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Thép Việt Nhật
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Qua sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ta thấy rõ rằng công ty cổ phần Thép Việt Nhật tổ chức cơ cấu theo trực tuyến chức năng Tức là mỗi bộ phận có chứcnăng và nhiệm vụ riêng
Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty
Tổng giám đốc: phụ trách chung chịu trách nhiệm quản lý vốn,sử dụng vốn,chỉ
dạo các mặt kế hoạch kinh doanh,tài chính,tổ chức lao động
Giám đốc điều hành: là người giúp việc cho giám đốc , được giám đốc uỷ
quyền điều hành các hoạt động của công ty
GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
PHÒNG
BÁN
HÀNG
PHÒNG MARK ETING
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNG LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
PHÒNG DỊCH VỤ
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG CÔNG NGHỆ
Trang 26Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các
lĩnh vực: Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, tổ chức sắpxếp nhân lực, đãi ngộ nhân lực; Duy trì và phát huy hiệu quả Hệ thống quản lý chấtlượng
Phòng công nghệ và nghiên cứu phát triển: Tham mưu cho Tổng giám đốc về
các lĩnh vực: Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, vật liệu, quy trình mới để sản xuất
ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí đồng thời tănghiệu quả sản xuất; Quản lý thiết bị; Quản lý cơ điện gồm các lĩnh vực; Lĩnh vực antoàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý tài
chính tín dụng, kế toán củaCông ty, quản lý tài sản cố định, kiểm tra giám sát mọi hoạtđộng liên quan đến tàichính tín dụng của Công ty
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty
về các vấn đề: Xây dựng định hướng Marketing, mô hình bán hàng, kế hoạch kinhdoanh, cơ chế chính sách phục vụ công tác tiêu thụ thép trong từng thời kỳ, kế hoạchquảng cáo và xây dựng thương hiệu thép Việt Nhật, tiêu thụ sản phẩm thép Việt Nhật vàthu hồi công nợ
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
- Đúc sắt, thép; Đúc kim loại mầu; Sản xuất các cấu điện kim loại;
- Sản xuất kim loại màu và kim loại qúy; Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại;
- Rèn, dập, ép và cán kim loại; Luyện đốt kim loại;
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác;
- Đóng tầu và cấu kiện nổi; Đóng thuyền, xuồng thuyền thể thao và giải trí;
- Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình công ích; Hoàn thiện công trình xây dựng.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
3
Trang 27trước thuế 105.636.859.456 13.242.923.623 (19.966.188.016)
-Lợi nhuận sau thuế 89.781.330.471 11.218.354.996 (19.966.188.016)
(Nguồn: Phòng kế toán )
Nhận xét: Tổng mức doanh thu của Công ty trong 3 tăng dần, nhưng lợi nhuận
lại giảm đi Năm 2010 có doanh thu lớn nhất do cuối năm 2009 chính đưa ra các biệnpháp kích cầu khiến cho mức tiêu thụ thép của ngành xây dựng tăng cao, doanh thuthuần đạt 1074 tỷ đồng, trong khi giá nguyên vật liệu chỉ có 893 tỷ đồng và các chi phíthấp nên lợi nhuận sau thuế lớn đạt khoảng 90 tỷ đồng Sang năm 2011, kinh tế vĩ môcủa Việt Nam xấu hơn so với năm 2010 Những vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam trongnăm 2011 bao gồm lạm phát tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá USD/VND biếnđộng mạnh làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp do lỗ chênh lệch tỷ giá, lãisuất cho vay ở mức cao làm tăng chi phí vốn vay và làm giảm khả năng tiếp cận vốncủa doanh nghiệp… Chính sách vĩ mô chủ đạo trong năm 2011 là thắt chặt tiền tệ đểchống lạm phát, đặc biệt là siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất Ngoài ra,
để chống lạm phát, chính phủ cũng đã áp dụng chính sách cắt giảm đầu tư công Trong
Trang 28bối cảnh đó, ngành bất động sản nguồn tiêu thụ chính của ngành thép, rơi vào trạngthái trầm lắng trong năm 2011 Thị trường trầm lắng, cộng thêm giá nguyên liệu đầuvào tăng vọt khiến cho năm 2012 Công ty phải chịu lỗ, tuy doanh thu thuần vẫn caođạt mức 2088 tỷ đồng nhưng giá vốn bán lớn khoảng 1967 tỷ đồng, cộng thêm chi phítài chính và chi phí bán hàng tăng vọt làm cho lợi nhuận công ty lỗ khoảng 20 tỷ đồng.
2.2 Đánh giá thực trạng triển khai công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
2.2.1 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro của Công ty cổ phần thép Việt Nhật
Bảng 2.2 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)
Nhìn chung quy trình thực hiện công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phầnThép Việt Nhật đạt mức bình thường Trong đó, khâu phân tích rủi ro là tốt nhất với20% phiếu đánh giá tôt, 80% phiếu đánh giá bình thường và không có phiếu đánh giákém Tiếp theo là khâu kiểm soát cà tài trợ rủi ro với 10% phiếu tốt, 60% phiếu bìnhthường, có 30% phiếu đánh giá kém do chưa có quỹ tài trợ rủi ro Khâu đánh giá và đolường rủi ro bị đánh giá thấp nhất với 30% phiếu bình thường, 70% phiếu đánh giákém, do người phụ trách việc đánh giá và đo lường tổn thất không có nghiệp vụchuyên môn, việc đánh giá và đo lường chủ yếu dựa trên phán đoán chủ quan và kinhnghiệm làm việc nên kết quả còn nhiều sai lệch
2.2.2 Các loại rủi ro của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
Trang 29Qua quá trình thực tập, nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, các sổ sách ghi lại cáctổn thất của Công ty và thu thập thông tin từ việc phỏng vấn ban lãnh đạo và phiếuđiều tra, em nhận thấy các loại rủi ro mà Công ty thường gặp là:
Bảng 2.3 Những rủi ro chính của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật
ST
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)
Trong các loại rủi ro mà công ty gặp phải thì rủi ro về yếu tố con người và biếnđộng giá cả thị trường là hay xảy ra với công ty với tỷ lệ 80% phiếu Rủi ro do chấtlượng không đảm bảo rất hiếm xảy ra với Công ty do Công ty sử dụng hệ thống kiểmtra chất lượng của Đức
Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro chính cho Công ty
Rủi ro do biến động
giá cả thị trường
0/10
Rủi ro do chính sách –
pháp luật
4/10