Nội dung công tác quản trị rủi ro củaCông ty cổ phần Thép Việt Nhật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật (Trang 29)

2.2.3.1 Rủi ro do biến động giá cả thị trường

Nhận dạng rủi ro

Sự biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng của Công ty. Nếu không có các biện pháp dự phòng và xử lý kịp thời khi có sự biến động thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Công ty.

Công ty cổ phần Thép Việt Nhật có quy mô sản xuất tương đối lớn do vậy nguyên liệu mà Công ty sử dụng cũng không nhỏ, chỉ cần giá các nguyên vật liệu biến động nhỏ cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. Hiện nay, công ty vẫn còn phải nhập đến 80% thép phế liệu, gần 30% phôi, 100% thép cuộn cán nóng, gần 100% than cốc…vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá phôi thép trên thị trường thế giới. Hệ thống dây chuyền sản xuất lớn nên lượng tiêu thụ điện năng và dầu, than…cũng rất lớn. Việc giá điện, giá dầu tăng liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của Công ty.

Trong 2 năm 2011 và 2012, tình hình kinh tế bất ổn định, giá cả các nguyên liệu biến động liên tục khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn và tổn thất.

Phân tích rủi ro

Phân tích hiểm họa

khó khăn trong vấn đề huy động vốn (70 – 80% vốn của Công ty là vốn đi vay), trong khi giá nguyên liệu vẫn tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản suất và kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật.

Phân tích nguyên nhân rủi ro

Sự biến động của nền kinh tế thế giới và vấn đề lạm phát leo thang khiến cho giá cả hầu hết các mặt hàng vì thế cũng tăng lên, tỷ giá USD/VND biến động mạnh làm tăng chi phí tài chính của Công ty, lãi suất cho vay ở mức cao làm tăng chi phí vay vốn và làm giảm khả năng tiếp cận vốn của Công ty.

Giá nguyên vật liệu, xăng, điện, dầu…tăng cao. Theo tính toán với việc giá dầu mazut tăng thêm 2000 đồng/kg, bình quân một tấn thép thành phẩm tiêu thụ 35 – 40kg dầu, thì chỉ riêng yếu tố giá dầu tăng đã làm chi phí sản xuất mỗi tấn thép thành phẩm tăng thêm 70.000 – 80.000 đồng. Điện là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng, chiếm khoảng 10- 20% chi phí sản xuất phôi, việc giá điện tăng sẽ tạ áp lực rất lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty.

Phân tích tổn thất

Do sự biến động của giá cả thị trường, Công ty cổ phần Thép Việt Nhật đã gặp phải một số khó khăn như:

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cùng với việc lãi suất cho vay cao, đã làm chi phí sản xuất tăng cao, buộc Công ty phải giữ giá thép thành phẩm ở mức cao. Điều này làm lượng thép tồn kho trong Công ty tăng, dẫn đến chi phi bảo quản tăng. Theo tính toán thì giá chi phí đầu vào tăng 25% trong khi giá bán chỉ tăng có 18%. Do khuyến khích việc khác hàng tiêu thụ và giữ khách hàng quen Công ty đã phải chịu lỗ 7%.

Nhiều đối thủ đã bán phá giá (rẻ hơn khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng/tấn) để giảm lượng tổn kho và đẩy mạnh tiêu thụ với giá chào bán thấp, khiến Công ty mất đi một phần khách hàng quen thuộc.

Đo lường rủi ro

Công ty cổ phần Thép Việt Nhật đã sử dụng phương pháp đo lường định lượng để xác định tần suất cũng như biên độ rủi ro gặp do biến động giá cả. Dựa vào các bản báo cáo tài chính theo từng quý, ban lãnh đạo công ty tính toán các chi phí tăng lên do sự biến động giá cả so với những chi phí dự kiện ban đầu.

Bảng 2.5 Doanh thu thuần, các chi phí, lợi nhuận của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ 1.073.900.992.12 8 1.422.455.394.67 0 2.088.123.500.71 2 Giá vốn hàng bán 892.903.449.528 1.310.654.192.70 6 1.967.343.908.69 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.997.542.600 111.801.201.964 120.779.592.019

Doanh thu hoạt động tài

chính 2.209.613.885 2.648.847.511 2.010.371.422

Chi phí tài chính 60.590.117.420 81.967.964.471 122.195.135.615 Chi phí bán hàng 865.750.137 1.572.619.591 2.986.130.964 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 14.463.785.429 15.257.438.468 16.406.081.490 Lợi nhuận thu từ hoạt

động kinh doanh

107.287.503.499 15.652.026.945 (18.797.384.628)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2012, do sự biến động của giá cả khiến cho giá vốn của Công ty tăng vọt so với năm 2011 khoảng 650 tỷ đồng, tuy doanh thu cao tăng 660 tỷ nhưng lợi nhuận thu về chỉ tăng khoảng 10 tỷ. Trong khi chi phí tài chính tăng 40 tỷ và chi phí bán hàng tăng 1.5 tỷ, chi phí bán hàng năm 2012 cao gấp 4 lần so với năm 2010 và gấp 2 lần so với năm 2011. Điều này đã khiến cho kết quả kinh doanh của Công ty năm 2012 bị lỗ, lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty bị lỗ khoảng 19 tỷ đồng.

Kiểm soát rủi ro

Để khắc phục những rủi ro trên công ty đã có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro như:

- Mua nguyên vật liệu từ nhiều cung ứng để đảm bảo nguyên vật liệu. Ngoài thị trường chính là Nhật Bản và Trung Quốc thì Công ty còn tìm kiếm nguyên liệu ở Brazil, Mexico… để đảm bảo nguồn nguyên liệu khi có biến động giá.

- Công ty chủ động đàm phán các mức giá bán hợp lý để đảm bảo bù đắp được các biến động đầu vào cũng như duy trì hiệu quả sinh lời, giữ các khách hàng quen thuộc.

- Đầu tư mua công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để tăng năng suất giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

Tài trợ rủi ro

Theo kết quả điều tra thì 100% ý kiến cho rằng công ty chưa có quỹ tài trợ rủi ro. Do dó đối với rủi ro do biến động giá cả thị trường Công ty cổ phần Thép Việt Nhật hiện tại chưa thực hiện công tác tài trợ rủi ro trong hoạt động mua nguyên vật liệu sản xuất và chi phí sản xuất tăng khi có sự biến động giá cả.

2.2.3.2 Rủi ro do yếu tố con người

Nhận dạng rủi ro

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thép Việt Nhật

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ trọng (%)

Tổng 420 100 1) Trình độ Đại học 48 11.43 Cao đẳng 25 5.95 Trung cấp 74 17.62 Học nghề 80 19.05 Trung học phổ thông 101 24.05 Chưa học hết lớp 12 92 21.9 2) Giới tính Nam 375 89.29 Nữ 45 10.71 3) Độ tuổi Từ 18 – 25 tuổi 145 34.52 Từ 26 – 35 tuổi 161 38.33 Từ 36 – 45 tuổi 81 19.29 Từ 46 – 60 tuổi 33 7.86 (Nguồn: Phòng nhân sự)

Có thể nói chất lượng lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.Trong thực tế, Công ty có khoảng 420 công nhân viên nhưng chỉ có 17% có trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, học nghề, trung học phổ thông và chưa học hết lớp 12.Đội ngũ nhân viên còn yếu về chất lượng, cao lao động lành nghề ít, chủ yếu là các lao động trẻ ít kinh nghiệm làm việc. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều.

Ngoài ra, lao động của Công ty đa phần là lao động Nam trưởng thành từ các làng quê, do không học tiếp hoặc không đủ điều kiện học tiếp vào công ty làm việc. Trong đội ngũ quản lý của công ty, hầu hết đều có trình độ đại học và cao đẳng nhưng phần lớn không được đào tạo đung ngành nghề hoặc không phải tốt nghiệp các trường có danh tiếng.

Phân tích rủi ro

Nguyên nhân rủi ro

Do phần lớn lao đông công ty là lao động có trình độ thấp và ít kinh nghiệm làm việc nên dễ xảy ra sai sót và tổn thất, năng suất lao động thấp. Những cán bộ quản lý của công ty tuy có trình độ đại học, cao đẳng nhưng không phải từ các trường danh tiếng, nên năng lực quản lý không cao, tạo nhiều sơ hở trong quản lý.

Do số lượng tuyển dụng là cao, thời gian và số lượng đào tạo ít khiến cho nhiều lao động chưa qua đào tạo còn nhiều. Việc đào tạo chuyên môn cho các lao động chưa được chú trọng do tốn kém chi phí.

Do đa số lao động trong công ty là Nam trưởng thành từ các làng quê nên ý thức tổ chức kỷ luật là chưa cao: thường xuyên bỏ việc, hay ngủ hoặc tự ý nghỉ trong giờ làm, không tập trung làm việc, hay xích mích giữa các công nhân…

Môi trường làm việc trong nhà máy Thép rất khắc nghiệt, trong khi Công ty chưa chú trọng công tác huấn luyện và đào tạo an toàn lao động, do vậy rất nhiều trường hợp tai nạn lao động đã xảy ra.

Phân tích tổn thất

Chất lượng lao động kém dẫn tới năng suất lao động bị giảm, tỉ lệ phế phẩm cao gây lãng phí nguyên liệu và chi phí sản suất.

Ý thức lao động kém, không thực hiện các quy tắc an toàn lao động, dẫn đến những tai nạn gây tổn thất về người và của.

Môi trường khắc nghiệt nên sức khỏe của các lao động không được đảm bảo, dễ mắc bệnh. Đặc biệt có nguy cơ bị sỏi thận do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Đo lường rủi ro

Một số thiệt hại mà Công ty cổ phần Thép Việt Nhật đã gặp phải trong những năm qua, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất cũng như uy tín của công ty.

Năm 2010, phát hiện 1 nhóm công nhân câu kết với kẻ gian để ăn trộm 2 tấn Thép thành phầm của Công ty, gây thiệt hàng chục triệu đồng.

Năm 2011, Công ty giao hàng cho các đại lý chậm 2 tháng do sản xuất chậm tiến độ, các chủ đại lý gọi điện phàn nàn và đòi trả lại do nhiêu khách hàng tìm đến đại lý khác.

Trong đợt khám sức khỏe toàn công ty, đã phát hiện 42 người bị sỏi thận, 20 bị suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng và phải làm việc quá sức.

Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Thép Việt Nhật (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w