Quan điểm: “Phòng hơn chống”
Với bất cứ rủi ro, tổn thất nào xảy ra trong hoạt dộng kinh doanh của công ty cũng đều mang tính hai mặt và có tác động kép tới lợi ích của Công ty, một mặt rủi ro gây ra những thiệt hại về tinh thần, cơ hội kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Mặt khác rủi ro gây ra những thiệt hại về vật chất như chi phí khắc phục tổn thất, chi phí bảo hiểm… và nguyên nhân gây ra rủi ro khác. Do vậy, hậu quả xảy ra trong
hoạt động kinh doanh của Công ty nhiều khi không thể tính bằng tiền bạc, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà còn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý cua Công ty.
Rõ ràng, nếu nhận dạng tốt các mối hiểm họa và nguy hiểm sớm, từ đó phân tích và đánh giá tìm ra nguyên nhân, đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ sớm thì đã giảm được phần nào xác suất rủi ro xảy ra đối với Công ty hoặc nếu có xảy ra, thì với những biện pháp đã chuẩn bị sẵn thì dễ dàng giải quyết các rủi ro và mức tổn thất sẽ được giảm tối đa.
Quan điểm : “Thực hiện công tác quản trị rủi ro với phong cách chuyên nghiệp và căn bản”
Để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tốt và đạt được hiệu quả cao thì cần phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng về quản trị rủi ro. Nếu chỉ nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro bằng sự phán đoán và kinh nghiệm thì rất dễ gây sự thiếu sót hoặc đánh giá, phân tích sai về các mối hiểm họa, dẫn đến các biện pháp phòng ngừa đề xuất không hợp lý gây tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra không đúng với dự báo. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội, thì kèm theo đó là sự hình thành các mối nguy hiểm và hiểm họa mới, điều này không thể dùng kinh nghiệm và phán đoán mà có thể tìm ra được. Do vậy, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên sâu để có thể nhận dạng và phân tích chính xác các rủi ro tiềm ẩn.
Quan điểm: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh doanh”
Trong lúc kinh tế đang suy thoái, để giải cứu công ty, nhà quản trị thường chỉ quan tâm và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho các biện pháp phát triển kinh doanh như: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt giá ổn định, đàm phán ký kết bán hàng, tăng doanh thu… Cho nên, nhiều khi họ quên rằng Công ty đang đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mà không hề tìm cách phòng ngừa và giảm thiểu. Sở dĩ, thiếu sự quan tâm của nhà quản trị về rui ro vì một số lý do sau:
- Nhà quản trị không có khẩ năng nhận biết đầy đủ rủi ro, tổn thất đang tiềm ẩn.
- Nhà quản trị không có khả năng chống đỡ và đương nhiên chấp nhận rủi ro như một thực tại, tồn tại song song với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhà quản trị không cần chống đỡ bởi nhiều rủi ro thường xuyên xảy ra thường để lại hậu quả không lớn, không bằng chi phí đầu tư công tác quản trị rủi ro.
cho doanh nghiệp giảm được các tổn thất do rủi ro gây ra, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh. Các biện pháp kinh doanh cũng giúp giảm đi nhiều mối hiểm họa và tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ công tác quản trị rủi ro.
Quan điểm: “Công tác quản trị rủi ro phải được thực hiện thống nhất và đồng bộ”
Công tác quản trị rủi ro không phải là công việc của riêng những nhà quản trị hay chỉ do bộ phận chuyên môn phụ trách mà nó còn ở ý thức của mỗi cá nhân trong tập thể Công ty. Nếu mỗi các nhân đều có kiến thức và nhận biết được các rủi ro, tự có ý thức phòng tránh các rủi ro thì công tác quản trị rủi ro trong Công ty sẽ trở lên vững chắc và hiệu quả rất cao do sức mạnh của tập thể.