Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
703,42 KB
Nội dung
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài luận văn “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa” là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Tất cả các nội dung của công trình nghiên cứu này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết. Tác giả Bùi Thị Thanh Huyền 2 LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, các cán bộ quản lý Khoa sau Đại học, cô giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể yên tâm với công việc nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan - người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các Bộ, Ban ngành gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, Cục Quản lý thị trường, Tổng Cục Hải quan đã hỗ trợ cung cấp tài liệu để tác giả có cơ sở thực tiễn hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 4 U ĐỒ 5 BMI Body Mass Index BVNTD Bảo vệ người tiêu dùng KH & ĐT Khoa học và đầu tư KH-CN Khoa học - công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NTD Người tiêu dùng QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLNN Quản lý nhà nước QLTT Quản lý thị trường SLTT Sản lượng tiêu thụ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VND Việt Nam đồng VSATP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, kinh doanh mặt hàng bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Theo điều tra cho thấy, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động như các sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6 tháng, và có xu hướng tăng lên. Mặc dù giá bánh kẹo tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này vẫn có xu hướng tăng do kinh tế Việt Nam phục hồi khá tốt sau khủng hoảng, lạm phát được duy trì ở mức chấp nhận được (6% - 8%). Ngoài ra, dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân cư thành thị tăng nhanh khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng bánh kẹo. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị bánh kẹo nhập khẩu tiêu thụ tại Việt Nam năm 2010 đạt 119.509 nghìn USD, năm 2011 đạt 180.653 nghìn USD, năm 2012 đạt 205.805 nghìn USD. Dự kiến tăng trưởng về giá trị bánh kẹo nhập khẩu năm 2013 là 8%, cao hơn so với con số của năm 2011 và 2012. Qua đây, có thể thấy bánh kẹo nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có vai trò đóng góp vào GDP tương đối cao. Để ngành bánh kẹo nhập khẩu phát triển thì cần thiết phải quản lý tốt việc nhập khẩu và kinh doanh bánh kẹo. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu thời gian qua còn nhiều hạn chế. Cả nước đã xảy ra nhiều ngộ độc thực phẩm do ăn phải bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa kém chất lượng. Việc kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu lậu ngày càng tràn lan. Thực tế, có rất nhiều cuộc điều tra phát hiện các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu vi phạm quy định về kinh doanh như: trốn thuế, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, hàng giả, hàng nhái xuất hiện nhiều… Những vấn đề này ngày càng xảy ra nhiều và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lòng tin của người tiêu dùng. Ngày càng thể hiện những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều bánh kẹo nhập khẩu, vì vậy việc quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa cũng gặp phải những khó khăn nhất định như : 7 Thứ nhất, từ việc đưa các văn bản pháp quy của Chính phủ vào thực tiễn vẫn còn có khoảng cách. Có những văn bản pháp luật đưa ra thực hiện lại không hiệu quả, còn nhiều vấn đề bất cập, cũng có những chính sách thể hiện chưa đầy đủ rõ ràng và đồng bộ. Thứ hai, các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo chưa đầy đủ và chưa thay đổi kịp được với sự thay đổi của KT - XH. Quá trình thực thi các chính sách cũng còn nhiều điều bất cập, yếu kém. Dịp tết Nguyên Đán 2013 nhu cầu về bánh kẹo tăng cao nhưng Việt Nam lại có những chính sách thắt chặt biên giới Việt – Trung. Việc giao lưu buôn bán mặt hàng bánh kẹo giữa hai nước cũng có phần khó khăn. Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường còn chưa hiệu quả. Do tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu gian lận thương mại vẫn còn diễn ra. Sáu tháng đầu năm 2013 thu giữ gần 6.000kg bánh kẹo không có tem, nhãn phụ, nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó quá trình xử lý vi phạm cũng chưa thật sự được quan tâm, mới chỉ dừng lại ở thu giữ hàng hóa và phạt hành chính không thỏa đáng. Thứ tư, việc phối hợp giữa các bộ ngành với nhau trong việc quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu tuy đã có tăng cường nhưng còn chưa có sự kết hợp chặt chẽ, các văn bản pháp luật cũng còn chưa hoàn chỉnh và chồng chéo. Đơn vị quản lý trực tiếp sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu cũng chưa có các chính sách quản lý phù hợp. Ngoài ra còn tác động bởi các yếu tố như: hàng giả, hàng nhái ngày càng tăng, mẫu mã, tính năng… không được kiểm soát tốt đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc quản lý kinh doanh mặt hàng này. Việc QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là rất quan trọng. Việc tuân thủ theo quy định về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu sẽ có lợi ích với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan QLNN. Điều này được thể hiện ở ba khía cạnh: thể hiện chất lượng của hàng hóa, thể hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, là cơ sở để cho các cơ quan quản lý khi có khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu QLNN về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa là hết sức cần thiết. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa” làm luận văn thạc sĩ. 8 2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam và nước ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu đề tài về QLNN đối với các đối tượng khác nhau. Với cách tiếp cận cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau, mỗi tác giả đã tìm ra cho mình những hướng đi phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Sau đây là một số đề tài: Tác giả Nguyễn Minh Quang (2012), luận văn thạc sĩ, với đề tài “Quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội”, trường Đại học Thương mại, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập khẩu tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng chất lượng sữa nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế trong quản lý chất lượng sữa nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội của nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu. Đề tài có những ý nghĩa tích cực đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh sữa và đặc biệt là sự quản lý của nhà nước. Về phía quản lý của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị trường sữa từ đó đưa ra các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những vi phạm của nhà cung ứng sữa. [16] Nguyễn Thị Nga (2007), luận văn thạc sĩ “QLNN về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trong giai đoạn năm 2005 – 2007 tại Cục Hải quan Đồng Nai từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN về hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động hải quan nói riêng. [15] Trần Thu Trang (2012), luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội, luận văn phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về QLNN trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trên cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về QLNN trong lĩnh vực này để rút ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về QLNN trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam. [18] Trần Tú Cường (2007), luận án tiến sĩ kinh tế “Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội”, trường Đại học 9 Kinh tế quốc dân, tác giả đưa ra những cơ sở lý luận và phân tích thực trạng QLNN đối với đất đai ở thành phố Hà Nội từ khi có Luật đất đai năm 1987 đến nay. Đồng thời tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường vai trò QLNN đối với đất đai ở thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. [13] Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), luận án tiến sĩ “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình”, Viện Dinh Dưỡng, cải thiện việc quản lý sử dụng phụ gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình. [14] Tác giả Phan Thế Công và Ninh Thị Hoàng Lan (2009), với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn hiện nay”, trường Đại học Thương mại. Các tác giả đã tập trung phân tích sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thực trạng QLNN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các tác giả đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp và kiến nghị với cơ quan QLNN về bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức và hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính người tiêu dùng. [12] Báo cáo hàng năm của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Trong báo cáo này phản ánh khá toàn diện bức tranh về chất lượng, giá cả… đối với mặt hàng thịt lưu thông trên thị trường Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra những biện pháp cần thiết mà nhà nước cần thực hiện để giải quyết tình trạng kém chất lượng của sản phẩm thịt lưu thông trên thị trường. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLNN đối với các sản phẩm khác nhau với bối cảnh kinh tế là khác nhau. Tuy nhiên, các công trình có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào phân tích QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. Đề tài này là một hướng đi mới và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào được công bố trước đó. 3. Mục đính nghiên cứu đề tài Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. 10 Để đạt được mục đính đó, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Một là, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa trong thời gian qua (từ năm 2010 đến năm 2012). Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. b. Phạm vi nghiên cứu Để phù hợp với yêu cầu của luận văn cũng như điều kiện cho phép về thời gian, kinh phí và năng lực của bản thân, phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau: Về không gian Thị trường được đề cập tới trong luận văn là thị trường nội địa nước ta. Có nhiều chủ thể kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa: doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các nhà môi giới, tư vấn, giao nhận, quảng cáo - những người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tuy nhiên, luận văn giới hạn nghiên cứu, thu thập số liệu tại các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu. Về thời gian Nghiên cứu thực trạng QLNN về kinh tế đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa trong giai đoạn 2010-2012, từ đó đề xuất các giải pháp đến năm 2017, định hướng đến năm 2020. Về nội dung Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích các cơ sở lý luận cũng như thực trạng và giải pháp về vấn đề QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp cơ bản nghiên cứu đề tài như: Phương [...]... NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1.1 Khái niệm, vai trò, phương pháp và công cụ QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa 1.1.1 Khái niệm QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa a Kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa Mặt hàng bánh kẹo là... chính sách quản lý đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu sao cho phù hợp 1.3.5 Yếu tố về ý thức của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu đóng vai trò yếu tố trung tâm, tiếp nhận sự tác động của các cơ quan quản lý trong hoạt động quản lý kinh 33 doanh bánh kẹo nhập khẩu Hoạt động quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu xét đến cùng... trên thị trường nội địa 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa 1.3.1 Yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý; trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Hoạt động quản lý nhà nước kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu tại các doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản. .. hiện quản lý nhà nước về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu; - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ thương mại thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu; - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trong phạm vi địa phương 26 Qua việc phân cấp bộ máy quản lý trên, ... kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ) [17] Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là quá trình cơ quan QLNN sử dụng các phương pháp, công cụ để tác động vào các chủ thể kinh doanh hàng bánh kẹo nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu, định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt kinh doanh bánh. .. Trong kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, quan hệ giữa người bán và người mua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi sản phẩm bánh kẹo – tiền tệ Các quan hệ trao đổi mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau diễn ra trên cả phạm vi thị trường quốc tế và thị trường nội địa b QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường. .. bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa Ngoài ra, QLNN về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là tác động của cơ quan QLNN về kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất 17 định thông qua việc sử dụng các phương pháp, công cụ gắn với kinh doanh hàng hóa Vì kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là một bộ phận của kinh doanh hàng thực phẩm QLNN về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu. .. phẩm bánh kẹo hiện nay Đối với các doanh nghiệp, kiến thức pháp luật về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu sẽ giúp thực hiện có trách nhiệm đối với các quy định trong kinh doanh Công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật ngày càng trở lên quan trọng 19 1.1.3 Phương pháp QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Phương pháp quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu của nhà nước. .. dục thì mới truyền tới được các doanh nghiệp, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra 1.1.4 Công cụ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Công cụ quản lý nhà nước về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu là một phần trong các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế; là tổng thể những phương... kinh doanh bánh kẹo có tên tuổi trên thị trường Số lượng các cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nhỏ hiện chưa thống kê được chính xác Các cơ sở này kinh 36 doanh sản phẩm bánh kẹo chất lượng thấp, được tiêu thụ tại các địa phương riêng lẻ, các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 35% - 40% thị phần bánh kẹo cả nước b Các ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta Mỗi doanh nghiệp kinh . đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa 1.1.1. Khái niệm QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa a. Kinh doanh mặt hàng bánh. QLNN đối với mặt hàng kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. 14 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1.1 QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Việc QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa có