tổ quản lý nhà nước: Sự chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện GPMBcủa Thành phố và Nhà nước; Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân một sốnơi chưa hợp lý; Công tác tuyên
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phứctạp, mang tính chất kinh tế, xã hội tổng hợp, được sự quan tâm của nhiều ngành,nhiều cấp, tổ chức và cá nhân Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố HàNội đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồiđất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triểnkinh tế, xã hội
Đại bộ phận nhân dân trong khu vực thu hồi đất đồng tình, tự giác thực hiệncác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một số người còn vì lợi íchchung đã chịu một phần thiệt thòi, giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB Tuy nhiên côngtác GPMB của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng đượcyêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụviệc phức tạp, kéo dài làm chậm tiến độ của dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnhhưởng trật tự trị an xã hội
Sóc Sơn là một tiềm năng kinh tế mới, được quy hoạch là một trong những
đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội Để đạt được mục tiêu đó, việc xây dựng cơ sở
hạ tầng, thu hút đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trong những năm gần đây,UBND huyện Sóc Sơn được UBND Thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ GPMB các
dự án trọng điểm như: Xây dựng đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, Xâydựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảnghàng không Quốc tế Nội Bài, Khu I, II thuộc khu du lịch sinh thái Sóc Sơn, Mởrộng sân Golf quốc tế Sóc Sơn và khu dịch vụ bổ trợ, Dự án Xây dựng cầu NhậtTân, Dự án Nghĩa trang sinh thái…
Tuy nhiên, GPMB thường diễn ra vô cùng chậm chạp, không thể đáp ứngyêu cầu của Thành phố, chủ đầu tư và đơn vị thi công Có nhiều nguyên nhân dẫnđến tình trạng chậm chạp, kéo dài trong đó nổi bật là nguyên nhân thuộc về các yếu
Trang 2tổ quản lý nhà nước: Sự chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện GPMBcủa Thành phố và Nhà nước; Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân một sốnơi chưa hợp lý; Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BT, HT&TĐC chậm
và chưa hiệu quả; Sự can thiệp của các ban ngành, đoàn thể chưa kịp thời; Sự phốihợp thực hiện giữa đơn vị được giao nhiệm vụ GPMB với các phòng, ban, đơn vịliên quan; Cán bộ thực hiện GPMB có trình độ chuyên môn yếu, chưa đáp ứng đượcyêu cầu của công việc có tính chất nhạy cảm…
Xuất phát từ vị trí công tác của mình, học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lýnhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn” để làmluận văn Thạc sỹ với mong muốn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp hữu hiệu chocông tác GPMB trên địa bàn huyện
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, giải phóng mặt bằng có nhiều đổi mới Trong quátrình đổi mới và hoàn thiện đó đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đếnGPMB:
Mai Đức Thịnh: “Những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB ở một số
dự án trên địa bàn Hà Nội tại công ty đầu tư phát triển nhà số 2”, Luận văn Thạc sỹkinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003
Nguyễn Việt Hùng: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tácGPMB trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Gia Lâm”, Luận vănthạc sý kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2008
Trần Thu Hằng: “Tìm hiểu chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư khi nhànước thu hồi đất trong thời gian qua ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại họcQuốc gia, Hà nội 2007
Mặc dù các đề tài đã hệ thống hoá lý luận và thực tiễn đối với công tácGPMB trên địa bàn Thành phố Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nhấn mạnh đếnquản lý nhà nước đối với GPMB trên địa bàn cấp huyện và GPMB các dự án đồngthời liên quan đến nhiều huyện thuộc Thành phố
Trang 33 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với côngtác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Sóc Sơn, luận văn nhằm đạt được cácmục tiêu sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, các văn bản của Nhà nước, Thành phố về quytrình cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ GPMB
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với GPMB trên địa bàn huyệnSóc Sơn, chỉ ra những ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn đối với công tác bồithường, GPMB
- Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện quản lý Nhà nước nhằm đẩy nhanhtiến độ GPMB cũng như giải quyết chế độ, chính sách đối với người dân sau khi bịthu hồi đất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước, hệ thống các văn bảncủa Nhà nước, Thành phố về bồi thường, GPMB, cơ quan thường trực GPMB, cácđơn vị liên quan và người bị thu hồi đất
Phạm vi nghiên cứu: Là tình hình GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn huyệnSóc Sơn
Về thời gian: Từ năm 2007 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát và phân tích tình hình GPMB theocách tiếp cận hệ thống, tiếp cận định tính và định lượng, cách tiếp cận lịch sử để thuthập thông tin
Luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, bảng biểu đểphân tích xử lý số liệu
Ngoài ra còn sử dụng các kết quả điều tra, các số liệu thứ cấp và sư cấp đểphân tích, xử lý thông tin
Trang 46 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng
mặt bằng
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm đẩy nhanh
tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1 Tổng quan về giải phóng mặt bằng
1.1.1 Khái niệm về giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là một khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đấtphục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế- xã hội, bao gồm cáccông đoạn: từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất giải toả các công trình trên đất,
di chuyển người dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người bịthu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống
1.1.2 Sự cần thiết của công tác giải phóng mặt bằng
Trong quá trình phát triển đất nước, luôn diễn ra quá trình phân bổ lại đất đaicho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh Khi cácngành sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, giáo dục, dịch vụ, thương mại…tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP) thì việc chuyểnmục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang đấtchuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, du lịch, thươngmại… là điều tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ Một quốc gia ngày càng pháttriển thì tỷ lệ đất chuyên dùng ngày càng cao và tỷ lệ đất nông nghiệp càng thấp.Vấn đề đặt ra là Nhà Nước cần có quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cáchkhoa học, phù hợp, đồng thời cần có những chính sách quy định để vừa đảm bảoquyền lợi chung của xã hội lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người cóđất bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước
Đối với nước ta, vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh “ Hao người tốncủa” và có một thời gian dài đi theo cơ chế tập trung, bao cấp, đến nay bước vàothời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá, đổi mới về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội Bên
Trang 6cạnh đó mục tiêu củng cố quốc phòng-an ninh để bảo vệ đất nước trước âm mưumới của kẻ thù cũng đặt ra những yêu cầu mới Nhu cầu đất đai để xây dựng cáccông trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình về y tế, văn hoá, giáodục, các công trình du lịch dịch vụ… công trình an ninh quốc phòng là rất lớn Vớiđặc thù là một nước nông nghiệp ( gần 80% dân số sản xuất nông nghiệp ) do đódiện tích đất để sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình mở rộng đô thị, mởrộng hệ thống giao thông, các khu công nghiệp dịch vụ thương mại… công trìnhquốc phòng an ninh chủ yếu là lấy từ đất nông nghiệp, đất làm nhà ở tại khu vựcnông thôn và ven đô thị Nếu Nhà nước không có chính sách và những quy định phùhợp thì dễ dẫn đến tình trạng là sau mỗi lần Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vàomục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia sẽ có thêm nhiều
hộ gia đình, cá nhân lâm vào tình trạng không còn ruộng đất- tư liệu sản xuất chính
để nuôi sống gia đình và bản thân họ
Thực tế hiện nay cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thuhồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sốngkinh tế, xã hội, nhân văn của nhiều người, của cả cộng đồng dân cư Giải quyếtkhông tốt không thoả đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bịảnh hưởng khi thu hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tậpthể đông người làm cho tình hình trở nên phức tạp, từ đó gây ra sự mất ổn định vềkinh tế, xã hội, chính trị nói chung
Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB để thực hiên các dự án xây dựng luônphải giải quyết dung hoà mâu thuẫn về lợi ích của hai nhóm đối tượng:
- Người được giao đất ( trong đó có cả cơ quan nhà nước ) luôn tìm cáchgiảm chi phí bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sảnxuất
- Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi được trả một khoản bồi thường “ càngnhiều càng tốt” mà trước hết phải là thoả đáng, mặt khác trong nội bộ những ngườiđược đền bù có người chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, có
Trang 7người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi phải xử lý sao cho công bằng cũng là mộtviệc hết sức khó khăn.
Giải phóng mặt bằng là vấn đề vừa có tính thời vụ vừa mang tính cấp báchcủa phát triển mà nhiều nước đang phải đương đầu Trong những năm gần đây vấn
đề này trở thành trung tâm của dư luận, là một trong những mối quan tâm hàng đầucủa các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư Thực tiễn chứng minhrằng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng không chỉ tạo được môi trường thôngthoáng cho phát triển, thu hút được đầu tư mà còn góp phần làm lành mạnh nhiềuquan hệ xã hội, củng cố được lòng tin của nhân dân, khắc phục tệ quan liêu, chốngtham nhũng
Giải phóng mặt bằng là vấn đề của sự phát triển Trong lịch sử phát triểncủa mọi quốc gia, mọi giai đoạn việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình làkhông thể tránh khỏi, nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằngcàng cao và trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự thành côngkhông chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở trong các lĩnh vực xã hội, chính trị trênphạm vi quốc gia
Các yêu cầu ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoátnước, hệ thống giao thông, hệ thống tải điện) cơ sở hạ tầng xã hội (bệnh viện,trường học, khu vui chơi giải trí thể dục thể thao…) cơ sở sản xuất (quy hoạch đồngruộng, khu công nghiệp) và mở rộng đô thị chỉnh trang khu dân cư… đều dẫn đếnviệc đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp khó khăn và rất dễ xẩy ranhiều tổn thất nhất là trong những trường hợp không tự nguyện
Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng trở thành một trong những điều kiện tiênquyết của phát triển, nếu không xử lý tốt thì sẽ thành lực cản - thực tế đầu tiên màcác nhà phát triển phải vượt qua Bài học từ các nước phát triển dạy rằng nếu xemnhẹ vấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm tăng giá thành màcòn để lại xã hội nhiều hậu quả nặng nề mà không thể xử lý được bằng tiền Có thểkhẳng định rằng giải phóng mặt bằng là vấn đề của sự phát triển, là một nội dungkhông thể né tránh của phát triển mà chính nó là một yếu tố quyết định của tiến độ
Trang 8và sự thành công của phát triển, bất kỳ một giải pháp nào mà thiếu đồng bộ, khôngchặt chẽ đều để lại những hậu quả tiêu cực.
Nhận thức này dẫn đến một yêu cầu cụ thể là các dự án xây dựng phải chứngminh được đó là sự lựa chọn mà việc đền bù giải phóng mặt bằng là ít nhất và khảthi nhất, yêu cầu này có thể trở thành tiêu chuẩn cụ thể để xét duyệt các phương ánphát triển
1.1.3 Trình tự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
1.1.3.1 Thông báo thu hồi đất.
Đồng thời với việc ban hành văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư hoặc giaonhiệm vụ cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch đãđược duyệt và công bố, UBND Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện ký banhành thông báo thu hồi đất Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để tổ chức đượcgiao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tácbồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục quy định
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khuđất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đượcduyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển
Việc thông báo thu đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng
và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạtchung của khu dân cư có đất bị thu hồi
1.3.1.2 Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thành lập
tổ công tác.
a Sau khi được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tưhoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bảnđến UBND cấp huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồngbồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằngThành phố để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Văn bản gửi kèm theo gồm:
Trang 9- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc quyhoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được chấpthuận chủ trương đầu tư
- Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng
- Dự toán chi phí để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theoquy định hiện hành của UBND Thành phố
- Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho các
hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có)
- Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vàtham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng
b Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản
đề nghị kèm theo hồ sơ quy định, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện
có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình UBND cấp huyện ký quyết định thành lập Hộiđồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạtđộng sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủđầu tư
- Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có:+ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng
+ Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng làm Phó Chủ tịch thường
trực của Hội đồng
+ Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường - ủy viên
+ Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên
+ Trưởng Phòng Quản lý đô thị - ủy viên
+ Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên
+ Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên
+ Chủ đầu tư - ủy viên
Trang 10+ Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án(từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi
dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánhnguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ
sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúngtiến độ
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm việc theo nguyêntắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiệntheo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
- Thành phần của Tổ công tác gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng
+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện - tổ phó.+ Cán bộ địa chính cấp xã - tổ viên
+ Cán bộ quản lý đô thị cấp xã - tổ viên
+ Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổviên
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên.+ Đại diện chủ đầu tư - tổ viên
Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưcủa dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có thể trình UBND cấphuyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗtrợ và tái định cư và Tổ công tác
1.1.3.3 Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt dựtoán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục tại bản
Trang 11quy định này Việc phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư được thực hiện theo quy định hiện hành Tổng kinh phí được duyệtkhông vượt quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ.
Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổchức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dựtoán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng côngviệc thực tế, không khống chế mức trích 2% Mức kinh phí cụ thể do UBND cấphuyện quyết định
Kinh phí được phân bổ như sau:
- Tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư (hoặc chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư) được sử dụng 60% tổng mức dự toán được duyệt
- 40% tổng mức dự toán kinh phí được trích chuyển theo quy định sau:
+ 30% chuyển về tài khoản của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấphuyện để chi cho các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức bồi thường, hỗtrợ và tái định cư của cấp huyện, cấp xã
+ 5% chuyển về tài khoản của Sở Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước Thànhphố để chi cho công tác xây dựng cơ chế chính sách và các phần việc khác liên quantrực tiếp đến tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Sở Tài chính, Sở Tàinguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế Hà Nội, Thanh tra Thành phố vàVăn phòng UBND Thành phố Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì cùng các Sở, ngànhthống nhất mức phân bổ kinh phí cho từng đơn vị, báo cáo UBND Thành phố phêduyệt
+ 5% chuyển về tài khoản của Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố
mở tại Kho bạc Nhà nước Thành phố để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Banchỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố theo quy định
Trang 121.1.3.4 Lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thẩm tra dự toánchi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
a Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với chủ đầu tư
và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặtbằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấphuyện phê duyệt
Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hộiđồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt tối đa là
05 ngày làm việc
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trìnhcủa Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện có trách nhiệm kýquyết định phê duyệt
b Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằngcủa UBND cấp huyện và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng Tàichính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp huyện phê duyệt dự toánchi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trìnhcủa phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định phêduyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
c Kê khai và tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai
- Kê khai
Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng Bồithường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Tổ công tác theo quy định tại Điều 50của bản quy định này, Chủ tịch UBND cấp xã và Tổ công tác tổ chức họp công khaivới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi dự án, phát tờkhai theo mẫu quy định chung và thực hiện kê khai
Trang 13Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất có trách nhiệm
ký xác nhận rõ ngày, tháng, năm nhận được tờ khai để lưu hồ sơ giải phóng mặtbằng Trường hợp người có đất trong phạm vi thu hồi đất vì lý do khách quan không
dự họp được thì Tổ công tác phối hợp đại diện UBND cấp xã tổ chức phát và hướngdẫn tờ khai tại nơi cư trú của chủ sử dụng nhà, đất
Tờ khai phải có các nội dung chủ yếu như sau:
+ Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm đất được
sử dụng theo mục đích hiện trạng, các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có, vị tríđất (theo bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng năm) kèm theo bản vẽ
sơ họa vị trí, hình dạng và ghi rõ số đo kích thước các chiều của thửa đất;
+ Số lượng, loại nhà, cấp nhà, chất lượng, thời gian đã sử dụng, tính chất hợppháp của nhà, công trình hiện có trên đất bị thu hồi; số lượng, loại cây, tuổi cây đốivới cây lâu năm; diện tích, loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm;diện tích, năng suất, sản lượng, thời điểm thu hoạch đối với thủy sản; số lượng mộphải di dời;
+ Số hộ gia đình, số nhân khẩu ăn ở thường xuyên tại nơi có đất thuộc phạm
vi dự án; số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất (là những người trực tiếpsản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp bị thu hồi hoặc những người lao động cóhợp đồng lao động với chủ sử dụng đất có đăng ký kinh doanh, thực tế có kinhdoanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trên đất phi nông nghiệp);nguyện vọng tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có)
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc (đối với hộ gia đình, cá nhân);
không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức) kể từ ngày nhận được tờ khai, người
bị thu hồi nhà, đất có trách nhiệm kê khai theo mẫu tờ khai và nộp tờ khai cho Tổcông tác hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo quy chế một cửa của UBND cấp xã nơi
có đất thuộc phạm vi dự án Quá thời hạn trên, Tổ công tác phối hợp với UBND cấp
xã và chủ đầu tư lập biên bản và lưu vào hồ sơ giải phóng mặt bằng
- Tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai
Trang 14Hết thời hạn mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nằm trong phạm vi thu hồi đấtphải nộp tờ kê khai, các đơn vị trong bộ máy tổ chức giải phóng mặt bằng cấphuyện (theo nhiệm vụ do UBND cấp huyện giao) và các cơ quan liên quan có tráchnhiệm thực hiện các nội dung công việc sau:
+ Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã tổ chức lập biên bản điều tra, xácminh các số liệu đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm
vi thu hồi; trong đó số liệu về vị trí thửa đất, tổng diện tích đất sử dụng, tổng diệntích đất thu hồi, diện tích nhà thu hồi phải có kèm theo bản vẽ sơ họa ghi rõ kíchthước và các mã tính diện tích bằng số kèm theo ghi rõ diện tích bằng chữ trong dấungoặc đơn
Biên bản được lập trên khổ giấy A3, trường hợp phát sinh thêm tờ rời phảiđóng dấu giáp lai của UBND cấp xã Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập biênbản; số liệu trong biên bản không được sửa chữa, tẩy xóa và có đầy đủ chữ ký củacác thành viên tổ công tác, chữ ký của người có nhà, đất trong phạm vi thu hồi đất(hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật) và đóng dấu xác nhận của
UBND cấp xã Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau (bản gốc viết tay, các thành viên tổ công tác và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất ký đầy đủ họ tên, sau đó photocopy thêm 03 bản, UBND cấp xã đóng dấu xác nhận trên cả 04 bản) trong đó 01 bản lưu tại UBND cấp xã, 01 bản gốc viết
tay lưu tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, 01 bản cho chủ đầu tưlưu và 01 bản cho người bị thu hồi đất
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất cố tìnhkhông hợp tác điều tra, xác minh, ký biên bản thì Tổ công tác phối hợp với UBNDcấp xã và Chủ đầu tư lập biên bản báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và UBND cấp huyện; đồng thời căn cứ vào hồ sơ quản lý nhà, đất hiện có để lập,phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khi cưỡng chế thu hồi đất,trước khi phá dỡ công trình, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức xácđịnh cụ thể về diện tích đất, tài sản trên đất, (nếu có biến động so với hồ sơ quản lý)
để xem xét điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
Trang 15+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc điều tra, xácminh nội dung kê khai, các cơ quan, đơn vị sau có trách nhiệm:
Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản xác nhận các nội dung:
Xác định nhà, đất trong phạm vi thu hồi của hộ gia đình, cá nhân có tranhchấp hay không có tranh chấp;
Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, xây dựng lưu trữ theo quy định tại UBND cấp
xã để xác định các điều kiện được bồi thường hoặc không được bồi thường theo cácnội dung quy định tại khoản 5 Điều 7 bản quy định này
Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, xác nhận thời điểm đất bắt đầu sử dụng theomục đích sử dụng hiện trạng; thời điểm xây dựng nhà, công trình trên đất nằm trongchỉ giới giải phóng mặt bằng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vithu hồi đất Trường hợp không có hồ sơ thì tổ chức thu thập ý kiến của Mặt trận tổquốc cấp xã và những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất đểlàm căn cứ xác nhận
Công an phường, xã, thị trấn có văn bản xác minh về hộ khẩu, nhân khẩu cưtrú tại nơi thu hồi nhà, đất của hộ gia đình, cá nhân
Chi Cục Thuế có văn bản xác nhận về thu nhập sau thuế
Phòng Lao động thương binh và xã hội có văn bản xác nhận về đối tượng
chính sách được hưởng hỗ trợ theo quy định
Cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước theo phân cấp có văn bản xác nhận
về nguồn, cơ cấu vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với đất, tài sản nằmtrong chỉ giới giải phóng mặt bằng của tổ chức
Trường hợp các cơ quan liên quan tại điểm b nêu trên không gửi văn bản yêucầu xác nhận, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì
sẽ bị xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan và cán bộ công chứcđược giao nhiệm vụ trực tiếp thụ lý hồ sơ theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ côngchức
d Lập, niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 16- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, Ban bồi thường, giảiphóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà,đất trong phạm vi dự án
Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
+ Tên, địa chỉ của chủ sử dụng nhà đất trong phạm vi thu hồi đất; số hộ giađình, nhân khẩu, số lao động đang thực tế ăn ở, làm việc trên diện tích đất của chủ
sử dụng nhà đất trong phạm vi dự án; số lao động phải chuyển nghề; số người đanghưởng trợ cấp xã hội
+ Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; diện tích đất còn lạingoài chỉ giới thu hồi (nếu có)
+ Số lượng, chủng loại của tài sản nằm trong chỉ giới thu hồi đất (riêng đốivới nhà, công trình xây dựng khác không phải phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình cánhân phải xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại)
+ Số lượng, chủng loại mồ mả phải di chuyển; phương án di chuyển mồ mả.+ Đơn giá bồi thường về đất, tài sản, đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả,đơn giá hỗ trợ khác và căn cứ tính toán tiền bồi thường, hỗ trợ
+ Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ;
+ Diện tích căn hộ hoặc diện tích đất được bố trí tái định cư, số tiền mua nhà,tiền sử dụng đất phải nộp của từng hộ gia đình, cá nhân; phương án di dời đối với tổchức (nếu có)
- Niêm yết công khai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và quy chế bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy chế bắt thăm căn hộ, lô đấttái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạtkhu dân cư nơi có đất thuộc phạm vi dự án trong thời hạn ít nhất là 20 ngày kể từngày đưa ra niêm yết Việc niêm yết công khai phải được lập thành biên bản có xác
Trang 17nhận của UBND cấp xã, Mặt trận tổ quốc cấp xã và đại diện những người người cónhà, đất thuộc phạm vi dự án Biên bản phải ghi rõ số lượng ý kiến không đồng ý,
số lượng ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư Tổ công tác có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ các ý kiến đóng góp,báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để xem xét, giảiquyết
e Hoàn chỉnh, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết
- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Hết thời hạn niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư điềuchỉnh lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình Hội đồng bồithường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định
- Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Sau khi nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồithường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng bồithường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư Thời gian thẩm định tối đa là 07 ngày làm việc
Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và cácthành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được Ban Bồi thườnggiải phóng mặt bằng cấp huyện lưu trữ trong hồ sơ giải phóng mặt bằng theo quyđịnh của pháp luật
Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cần phải tiếptục hoàn chỉnh lại theo biên bản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư cấp huyện thì Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện phối hợp vớichủ đầu tư hoàn thiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có biênbản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện
Trang 18Sau khi nhận lại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết đã hoànthiện lại, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm trìnhChủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt.
f Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng
- Thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất thực hiệntheo quy định tại Điều 37, Điều 44 của Luật Đất đai và Thông tư hướng dẫn của BộTài nguyên và Môi trường
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thuhồi đất, giao đất hoặc thuê đất, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệtphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cho từng chủ sử dụng nhà đấttrong phạm vi dự án; đồng thời phê duyệt quy chế bắt thăm tái định cư
Trong thời gian 03 ngày kể từ khi quyết định phê duyệt phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp xã phối hợp Tổ công tác và chủ đầu tư tổchức niêm yết công khai toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư,thông báo thời gian nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian nhận nhà, nhận đất táiđịnh cư, thời hạn bàn giao mặt bằng tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạtkhu dân cư nơi có đất bị thu hồi; đồng thời tổ chức giao quyết định phê duyệt kèmtheo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến từng tổ chức, hộ gia đình cánhân có nhà, đất bị thu hồi Việc niêm yết công khai và giao quyết định nêu trênđược lập biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, tổ trưởng dân phố hoặc trưởngthôn và đại diện người bị thu hồi đất
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không nhận quyết định phê duyệtphương án thì Tổ công tác đề nghị UBND cấp xã chủ trì phối hợp với Mặt trận tổquốc cấp xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tổ chức vận động,thuyết phục Trường hợp sau khi đã tổ chức vận động, thuyết phục nhưng tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân cố tình không nhận quyết định phê duyệt phương án thì Tổcông tác phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗtrợ và tái định cư và UBND cấp huyện và lưu hồ sơ giải phóng mặt bằng cùng với
Trang 19biên bản tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đãđược UBND cấp huyện phê duyệt có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịchMặt trận Tổ quốc cấp xã, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất bị thu hồi
để có cơ sở giải quyết khiếu nại hoặc cưỡng chế thu hồi đất
- Đối với dự án thu hồi đất trên địa bàn từ 2 quận, huyện, thị xã trở lên,UBND Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện căn cứ cơ chế, chính sách cụ thểcủa UBND Thành phố phê duyệt cho dự án ban hành quyết định phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhântheo quy định
g Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
- Sau khi niêm yết công khai và giao quyết định phê duyệt kèm phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết để người bị thu hồi nhà đất, chủ đầu tư phốihợp với UBND cấp xã nơi có thu hồi đất và Tổ công tác để tổ chức chi trả tiền bồithường, hỗ trợ theo thời gian và địa điểm đã niêm yết thông báo Trường hợp ngườiđược bồi thường, hỗ trợ ủy quyền cho người khác nhận thay thì phải có giấy ủyquyền theo quy định của pháp luật
- Bố trí căn hộ tái định cư:
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBNDcấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Banbồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với UBND cấp xã vàchủ đầu tư tổ chức việc bắt thăm bố trí tái định cư Kết quả bắt thăm bố trí tái định
cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịchMặt trận Tổ quốc cấp xã và người bị thu hồi đất được bố trí tái định cư hoặc ngườiđược ủy quyền theo quy định của pháp luật
Trường hợp người được bố trí tái định cư cố tình không tham gia bắt thămtheo quy định thì Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện phối hợp vớiUBND cấp xã lập biên bản và cử người bắt thăm thay
Trang 20Căn cứ biên bản tổ chức bắt thăm, trong thời hạn không quá 02 ngày làmviệc, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện trình UBND cấp huyện phêduyệt kết quả bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư cụ thể cho từng hộ gia đình, cánhân Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt trong thời hạn không quá
02 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc sau khi UBND cấp huyện phêduyệt kết quả bắt thăm tái định cư, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng chủ trìphối hợp với tổ chức được UBND Thành phố giao quản lý quỹ nhà, quỹ đất tái định
cư, lập hồ sơ giao đất, bán nhà tái định cư và tổ chức bàn giao đất, nhà tái định cưtheo quy định
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận phương
án tái định cư phải ký biên bản cam kết thời gian bàn giao mặt bằng và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết; đồng thời bàn giao bản chính giấy tờ
về nhà, đất để chỉnh lý hoặc thu hồi theo quy định
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cố tình không nhậntiền chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư thì UBND cấp huyệnchỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã, Tổ công tác và Mặt trận Tổ quốccấp xã lập biên bản lưu hồ sơ và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả nàyvào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước và giữ nguyên phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư để làm căn cứ giải quyết khiếu nại sau này (nếu có)
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đấttheo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng vănbản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khuđất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thờihạn ra thông báo thu hồi đất
Trang 211.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.
1.1.4.1 Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước.
- Quản lý đất đai, quy hoạch: Thực trạng quản lý đất đai hay nói đúng hơn làhiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án Nơi nào công tác quản lý đấtđai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, banhành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác địnhtính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thườngthuận lợi hơn
Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đấtđai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốcđất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơgiải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh Mặt khác, mặc dù đã nhậnđược thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằmtrong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nớicác công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn
- Chính sách bồi thường và năng lực của bộ máy thực hiện giải phóng mặtbằng: Khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bịảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyềnkhi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khaicông tác GPMB Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sựđồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thìlại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thươnglượng lại khi mức giá thị trường tăng Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanhgọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý
và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóngvai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự ánnhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB
Trang 22Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng.Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn mức đất,đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và
về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư Trong bối cảnh đó, chỉ cầnmột trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậmgiải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫnđến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làmlại từ đầu
Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách
và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dântrong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác vớicác các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc Đó là điểm đầu chomột xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìmcách xử lý để hoàn thành công việc
Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt
để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống cáchành vi quấy rối thì tiến độ GPMB sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ
- Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giảitỏa khi nhà nước thu hồi đất: Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đấtđai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất (công tác dân vận trong GPMB)chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạnchế nên có suy bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đíchnông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại
về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hànhchính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới Mặt khác, ý thức tựgiác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để pháttriển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hìnhthành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao chongười khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiệncủa dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhàđầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB
Trang 231.1.4.2 Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư.
Khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành của nhà đầu tư trong quátrình tham gia triển khai công tác GPMB với tư cách là một thành viên trong Hộiđồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà đầu tư phải đủ khả năng tài chính để kịpthời chi trả bồi thường cho các hộ dân theo đúng kế hoạch, tiến độ đã được thôngbáo Ngược lại, công tác bồi thường sẽ bị trì hoãn và có thể tạo ra sự bất bình, phảnứng tiêu cực, thiếu hợp tác và khiếu kiện trong nhân dân Trong quá trình GPMB,
sự tham gia tích cực, năng động của nhà đầu tư cùng với các cơ quan có thẩm quyềngiải quyết các khó khăn, vướng mắc có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanhtiến độ GPMB
1.1.4.3 Các yếu tố thuộc về người dân.
- Mức sống, trình độ hiểu biết của người dân: Đối với những nơi có mứcsống cao, ổn định, trình độ hiểu biết của người dân cao thì việc tuyên truyền, phổbiến chính sách và thực hiện bồi thường sẽ nhanh và giảm bớt đơn thư khiếu nại củangười dân Người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Thực tế cho thấy, càng những nơi cótrình độ dân trí thấp, mức độ hiểu biết không cao thì tiến độ GPMB thường chậmhơn, do người dân thường đòi hỏi trái với quy định, thường so sánh với các địa bànkhác mà không căn cứ vào chính sách chung của Thành phố
- Yếu tố tâm lý: Đây là vấn đề nan giải bởi lẽ GPMB là việc có tính chấtnhạy cảm, ranh giới giữa các mức đền bù, hỗ trợ là rất nhỏ Đối với những nơi cótrình độ dân trí thấp thì chính sách đền bù đến với người dân chủ yếu qua truyềnmiệng Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết để tuyên truyền sai sự thậtdẫn đến tình trạnh cả vùng nằm trong phạm vi GPMB chống đối không bàn giaođất Nếu chính quyền địa phương, lực lượng xã hội như các hội nông dân, phụ nữ,cựu chiến binh…yếu không có khả năng tuyên truyền, thuyết phục thì rất khó chochủ đầu tư có thể thi công
1.2 Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng.
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng.
Quản lý nhà nước đối với GPMB là sự tác động có tổ chức và bằng phápquyền của Nhà đối với công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự
Trang 24án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các công đoạn: từ bồi thường cho đối tượng
sử dụng đất giải toả các công trình trên đất, di chuyển người dân tạo mặt bằng chotriển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm,thu nhập, ổn định cuộc sống
1.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng.
1.2.2.1 Đảm bảo tiến độ kịp thời, chính xác
Đảm bảo tiến độ nhanh chóng, kịp thời, chính xác là một yêu cầu quan trọng
và cấp thiết của công tác bồi thường thiệt hại GPMB Nó ảnh hưởng đến nhiều yếu
tố khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá Công tác GPMB nếu đảm bảo đúng yêucầu này sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và đưa công trình vào sử dụngđúng thời gian và kế hoạch đã đề ra Ngược lại, công tác GPMB lại diễn ra chậm donhiều nguyên nhân sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình xây dựng, dự ánđầu tư gây thiệt hại cho vốn tư nhân hoặc Ngân sách nhà nước Công tác GPMBdiễn ra nhanh chóng sẽ rút ngắn thời gian thi công Việc thi công công trình hoànthành vượt mức về thời gian sẽ mang lại nhiều lợi ích trong thời đại ngày nay.Ngoài ra còn phải đảm bảo yêu cầu chính xác Người thực hiện công tác GPMBphải đúng thẩm quyền được giao, đúng đối tượng sẽ tránh được tình trạng “ trên bảodưới không nghe “ và hạn chế được các tệ nạn tham ô, tham nhũng từ một số cán bộthoái hoá, biến chất nhân cách
1.2.2.2 Đảm bảo công bằng.
Trong cùng một thời điểm, theo yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng, vị trínhư nhau thì được bồi thường như nhau Công bằng ở đây là đảm bảo hài hoà lợiích của các bên có liên quan là đảm bảo lợi ích của 3 đối tượng Nhà nước, chủ đầu
tư và người dân bị thu hồi đất Quy định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cácbên trong công tác GPMB Luật đất đai 1998 quy định “ đất đai thuộc sở hữu Nhànước”, từ quy định này chúng ta có thể thấy được lợi ích nghiêng về phía Nhà nước,lợi ích của Nhà nước đặt lên trên nhất và Nhà nước áp đặt các biện pháp bắt buộc cóliên quan đến đất đai đối với người dân sử dụng đất Tuy nhiên Luật đất đai 1993 và
Trang 25gần đây nhất là Luật đất đai 2003 đã ra đời và sửa đổi từ “ đất đai thuộc sở hữu Nhànước” thành “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” mớithấy được hết tính đầy đủ của nó Như vậy lợi ích của Nhà nước sẽ gắn liền với lợiích của người dân Nhà nước có quyền áp đặt việc thu hồi đất của người dân sửdụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, pháttriển kinh tế nên người sử dụng đất bắt buộc phải tuân thủ Nhưng khi Nhà nước thuhồi đất, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường giá trị quyền sử dụng đất và các tàisản hợp pháp gắn kiền với đất cho người có đất bị thu hồi Nhà nước ta là Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân; Nhà nước đảm bảo lợi ích của nhân dân chính là đảm bảolợi ích của mình Chủ đầu tư khi tham gia dự án cũng có phần lợi ích trong đó, lợiích của chủ đầu tư cũng được Nhà nước bảo đảm.
Như vậy trong công tác GPMB thì lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư vàngười dân có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời Đảm bảo lợi ích của ngườidân sẽ đảm bảo lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và ngược lại
1.2.2.3 Đảm bảo công khai, dân chủ.
Đây là yêu cầu mà các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải đảmbảo khi thực hiện công tác GPMB
Công khai, dân chủ chính là công khai, phổ biến cho tất cả các đối tượng bịthu hồi đất, trong diện giải toả mặt bằng rõ các chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của
dự án có liên quan Công khai các văn bản pháp lý, các văn bản về quy mô, cơ cấu
dự án, sơ đồ khu giải toả; đặc biệt là chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ chocác hộ gia đình có trong phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt biết, tạoniềm tin trong dân chúng
Dân chủ trong phương án đền bù là một yêu cầu quan trọng Đền bù đúngđối tượng, đúng khung giá và đúng hình thức đã được quy định Không phân biệtgiữa người dân thường với những người có “ quan hệ” với các quan chức hay tự ýthêm bớt mức đền bù Có như vậy mới tạo lòng tin cho người dân, người dân sẽ tự
Trang 26giác trả đất, GPMB và nhận đền bù, tránh được sự tiêu cực ở một số cán bộ - mộtvấn nạn ở nước ta trong công tác bồi thường thu hồi đất GPMB.
1.2.3 Trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác giải phóng mặt bằng.
1.2.1.1 Trách nhiệm của chính quyền cấp Thành phố.
a Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng cụ thể kế hoạch, tiến độ giảiphóng mặt bằng hàng năm trên địa bàn
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư theo bản quy định này
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và người đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất, các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấphuyện thực hiện đúng trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ và tái định cư; thực hiện kếhoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng chi tiết đã được phê duyệt
- Ban hành các biểu mẫu kê khai, điều tra, xác nhận và bảng tổng hợpphương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng thống nhất trên địa bàn thànhphố
- Định kỳ tổng hợp đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện công tác giải phóngmặt bằng trên địa bàn thành phố hàng tháng, quý, 06 tháng và năm
- Là đầu mối giúp UBND Thành phố tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị đềxuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và chủ đầu tư về những vướng mắc trong việcbồi thường, hỗ trợ, tái định cư (những nội dung chưa được phân công cho các Sở,ngành) để chủ trì hoặc phối hợp, đôn đốc các Sở, ngành chuyên môn hướng dẫnhoặc trình UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền
b Sở Tài chính:
Trang 27- Chủ trì cùng các ngành liên quan xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ
và giao đất tái định cư; hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBNDcấp huyện trong áp dụng chính sách giá đất
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan giải quyết vướng mắc trong xácđịnh chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng…
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan ban hành thông báo giá đểUBND cấp huyện có căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi trên đất cómặt nước trên cơ sở thực tế của từng địa phương; giải quyết các vướng mắc củaUBND cấp huyện về chính sách bồi thường, hỗ trợ cây, hoa màu và vật nuôi trênđất có mặt nước
- Chủ trì phối hợp với Cục Thuế giải quyết những vướng mắc về thực hiệnnghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất đối với Nhà nước
- Xác định suất đầu tư hạ tầng bình quân khu tái định cư
- Thông báo định kỳ giá gạo tẻ 3 tháng một lần để làm cơ sở xác định mức
hỗ trợ ổn định đời sống
- Quyết định phê duyệt giá bán nhà tái định cư cho từng tầng, loại nhà, vị trícủa từng dự án cụ thể theo ủy quyền của UBND Thành phố để tính tiền khi bán nhàtái định cư cho các hộ dân và thu nộp về ngân sách đối với trường hợp chủ đầu tưthực hiện dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
c Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Trình UBND Thành phố về bố trí quỹ đất tái định cư phục vụ nhu cầu táiđịnh cư của các dự án
- Có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện trong việcthu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định hiện hành đốivới hộ gia đình, cá nhân
- Hướng dẫn việc lập và hoàn chỉnh hồ sơ để xin giao đất, thuê đất đối với tổchức phải di chuyển đến địa điểm mới khi bị thu hồi đất
d Sở Xây dựng:
Trang 28- Cân đối, trình UBND Thành phố bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ nhu cầutái định cư của các dự án; làm thủ tục, trình UBND Thành phố quyết định bán nhàtái định cư theo quy định.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện tổ chức cấp giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định hiện hành cho hộ gia đình, cá nhânsau khi được bố trí tái định cư
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trình UBND Thành phố ban hànhđơn giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc, di chuyển mồ mả làm cơ sở đểUBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Hướng dẫn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải quyết nhữngvướng mắc trong xác định mức bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc, mồ mả
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng các khu táiđịnh cư theo quy định hiện hành
e Sở Quy hoạch kiến trúc:
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan trình UBND Thành phố phê duyệt
vị trí, quy mô các khu tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển chung củaThành phố đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch theo đúng quy định của phápluật và chủ trì giải quyết những vướng mắc về quy hoạch - kiến trúc theo thẩmquyền
- Cung cấp thông tin quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch - kiến trúc cho các tổchức phải di chuyển do bị thu hồi đất để đảm bảo yêu cầu tiến độ giải phóng mặtbằng
g Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là đầu mối tiếp nhận các kiến nghị và hướng dẫn các chủ đầu tư, tổ chức
về thủ tục dự án đầu tư di chuyển trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án xây dựng các khu táiđịnh cư
Trang 29- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối và điều chỉnh nguồn vốn ngânsách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng vànhu cầu xây dựng khu tái định cư theo kế hoạch được UBND Thành phố giao.
i Thanh tra Thành phố:
- Kết luận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, các Sở, ngành có liên quan trong việcgiải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư
k Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở,Ngành có liên quan ban hành định mức cây trồng, vật nuôi trên đất để làm căn cứxác định giá cây trồng, vật nuôi
l Các sở chuyên ngành (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông
tin tuyên truyền): Căn cứ chức năng quản lý Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận,thẩm định hồ sơ các công trình, tài sản, vật kiến trúc phải di chuyển trong phạm vithu hồi đất để UBND cấp huyện làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ theoquy định
1.2.1.2 Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện.
a Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 30- Điều hành toàn diện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn;chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tiến độ và kết quả tổ chức thực hiệncông tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
- Ra thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cánhân
- Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công
tác; chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức thẩm định, thực hiệnphương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết
- Phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện như sau:+ Kế hoạch, tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng
+ Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng chủ sử dụng
+ Quy chế bắt thăm và phương án bố trí tái định cư
- Có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà, đất; chỉnh lý giấy chứngnhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu một phần nhà, đất theothẩm quyền
- Có trách nhiệm hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai thực hiện nghĩa vụ
tài chính trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàđối với trường hợp được giao đất hoặc được mua nhà tái định cư
- Căn cứ trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư, UBND cấp huyện phân công nhiệm vụ, quy định rõ trách nhiệm, quyềnhạn của các Phòng, ban trực thuộc, UBND cấp xã và các cán bộ công chức trong tổchức thực hiện
Trang 31- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức Ra quyếtđịnh cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, cộng đồng dân
cư theo ủy quyền và theo thẩm quyền
b Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện
- Nghiên cứu, đề xuất kịp thời với UBND cấp huyện để báo cáo UBNDThành phố giải quyết những vướng mắc trong áp dụng chính sách bồi thường, hỗtrợ và tái định cư trên cơ sở phù hợp thực tế và đúng pháp luật
- Có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan liên quan có văn bản xác nhận đối vớitừng chủ sử dụng nhà, đất theo quy định tại Điều 53 của bản quy định này để có cơ
sở pháp lý lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có trách nhiệm áp dụng đầy đủ, theo đúngchính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND Thành phố
c Trách nhiệm của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện là đầu mối chuyên môn giúpUBND cấp huyện về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Ban Bồi thườnggiải phóng mặt bằng cấp huyện có nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn chủ đầu tư các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai công tác giải phóng mặt bằng
+ Lập và trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư
+ Triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã đượcUBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức bàn giao mặt bằng
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, các điều kiện cần thiết cho tổ chức côngtác giải phóng mặt bằng để trình UBND cấp huyện thành lập Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Tổ công tác trong việc tổ chức điều tra kê khai số liệu
về đất và tài sản của người bị thu hồi đất
Trang 32- Đôn đốc việc thực hiện các nội dung xác nhận của UBND cấp xã và các cơquan có liên quan theo kế hoạch tiến độ đã được phê duyệt.
- Căn cứ tình hình thực tế, chủ trì phối hợp với người được Nhà nước giaođất, cho thuê đất đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt quy chế bắt thăm tái định
cư, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy chế bắt thăm tái định cư
- Tiếp dân và giải đáp thắc mắc và hướng dẫn trong việc tổ chức bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng
- Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưtrên địa bàn theo quy định của pháp luật
- Tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ công tác giải phóng mặt bằng hàng tháng,quý, 06 tháng và hàng năm trên địa bàn cho Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thànhphố
Ngoài ra, căn cứ thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao một sốnhiệm vụ khác cho Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện
d Trách nhiệm của Tổ chức phát triển quỹ đất được giao đất để giải phóng
mặt bằng theo quy hoạch.
- Lập hồ sơ xin chấp thuận đầu tư, hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy địnhhiện hành của UBND Thành phố
- Phối hợp với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện (hoặc phòngTài chính Kế hoạch đối với quận, huyện, thị xã chưa thành lập Ban bồi thường giảiphóng mặt bằng) xây dựng chi tiết kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng ngay saukhi có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền để trình UBND cấp huyện phêduyệt
- Lập và trình UBND cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiệnbồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thực hiện trích chuyển cho các đơn vị theo quyđịnh
Trang 33- Chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vàUBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi để tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cưtheo đúng quy định hiện hành; đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí để chi trả tiền bồithường, hỗ trợ và kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp xã tổchức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư và nhận bàn giao mặt bằng.Trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp ngân sáchnhà nước thì Chủ đầu tư khấu trừ số tiền phải nộp ngân sách Nhà nước vào tiền bồithường, hỗ trợ và thay mặt hộ gia đình, cá nhân kê khai nộp tiền vào ngân sách Nhànước
- Chủ động lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Trường hợpkhông chuẩn bị được quỹ đất, quỹ nhà thì được Thành phố bố trí sử dụng quỹ nhà,quỹ đất của Thành phố, khi đó: chủ đầu tư (thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngânsách Trung ương) phải ứng tiền cho ngân sách Thành phố tương đương giá thu tiềngiao đất, bán nhà cho các hộ gia đình
1.2.1.3 Trách nhiệm của chính quyền cấp xã nơi giải phóng mặt bằng.
- Chủ trì phối hợp với chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giảiphóng mặt bằng, các đoàn thể để phổ biến và tuyên truyền vận động người bị thuhồi nhà đất chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước: Kế hoạch, tiến độ triểnkhai, cơ chế chính sách, tái định cư…
- Xác nhận bằng văn bản nhà, đất, nguồn gốc đất, có tranh chấp hay không
có tranh chấp; xác nhận hạn mức giao đất nông nghiệp tại nơi có đất trong dự ángiải phóng mặt bằng
- Triển khai thực hiện các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư chi tiết của UBND cấp huyện đến từng chủ sử dụng nhà đất
- Phối hợp với các cơ quan, bộ phận liên quan thực hiện đúng các quy địnhtrong trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của bản quy định này
Trang 34- Niêm yết công khai các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyết địnhphê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng.
1.2.4.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng.
Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện,cấp xã là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Phân bổ quỹ đấtđai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệuquả; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất tập trungnhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng
Tổ chức sử dụng đất đúng mục đích còn hạn chế việc lãng phí đất đai, tránhtình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nôngnghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng);ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sựcân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường bảo đảm an ninh - chính trị
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tácquản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê đất, thu hồi vàchuyển mục đích sử dụng đất Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtgóp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đáp ứng đượcnhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợicho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn tỉnh vào nề nếp Nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất,nên việc sử dụng đất đai đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả như đã đề cập ở trên.Đặc biệt, đối với các xã vùng cao, đã tạo ra một số quỹ đất thuận lợi cho phát triểntrồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả… có giá trị kinh tế cao và tạo ra một số quỹ đấtphục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất tại các trung tâm xã
1.2.4.2 Xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trang 35Hàng năm, UBND Hà Nội căn cứ báo cáo, đề xuất và tình hình thực tế tại cácquận, huyện ban hành khung đơn giá bồi thường, hỗ trợ Đối với huyện Sóc Sơn:
a, Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp:
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm:
+ Bồi thường về đất: Vùng đồng bằng 108.000 đồng/m2, vùng trung du84.000 đồng/m2
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm: Vùng đồng bằng 540.000đồng/m2, vùng trung du 420.000 đồng/m2
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:
+ Bồi thường về đất: Vùng đồng bằng 126.000 đồng/m2, vùng trung du78.000 đồng/m2
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm: Vùng đồng bằng 630.000đồng/m2, vùng trung du 390.000 đồng/m2
- Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: Thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 43,
QĐ 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội đối vớingười sử dụng đất nông nghiệp là: 3.000 đ/m2 (Nhưng không quá 3.000.000 đ/Chủ
sử dụng đất)
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Thực hiện điểm a, b, Khoản 1,Điều 39, Quyết định số 108/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thànhphố Hà Nội:
Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗtrợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở vàtrong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở
Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổnđịnh đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trongthời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở
Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/tháng là 30kg gạo theo thời giátrung bình ở Hà Nội tại thời điểm bồi thường do Sở Tài chính công bố
Trang 36Tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, số khẩu trong một hộ sẽ căn cứvào xác nhận của địa phương.
b, Bồi thường, hỗ trợ đất ở:
- Căn cứ vào khả năng sinh lời, khoảng cách tới đường giao thông, đườngphố và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch
vụ, các vị trí được xác định theo nguyên tắc: Vị trí 1 tiếp giáp đường giao thông, các
vị trí 2, 3, 4 theo thứ tự khả năng sinh lời và điều kiện cơ sở hạ tầng kém thuận lợihơn
Giá đất ở cao nhất thuộc địa phận Thị trấn Sóc Sơn và các trục giao thônglớn quanh Thị trấn: 6.050.000 đồng/m2, thấp nhất là các xã trung du như Nam Sơn,Hồng Kỳ, Bắc Sơn: 250.000 đồng/m2
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích nhà ở, đất ở
mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư
- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơithu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở,đất ở Trong trường hợp đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tự nguyện bàn giaomặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư thì được hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 3.000.000đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở
Nếu chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư theo quy định thì được hỗtrợ tiền thuê nhà tạm cư 500.000 đồng/nhân khẩu thực tế ăn ở tại nơi thu hồiđất/tháng hoặc 1.000.000 đồng/hộ độc thân/tháng, nhưng tối đa không quá3.000.000 đồng/hộ gia đình/tháng
c Bồi thường cây cối, hoa màu, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
Thực hiện Thông báo số 6760/STC-BG ngày 31/12/2010 của Sở Tài chính
về việc xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ GPMB các loại cây, hoa màu trên địabàn thành phố Hà Nội năm 2011
- Đối với các loại cây, hoa màu không vượt mật độ quy định thì được bồithường, hỗ trợ 100% số lượng cây thực tế kiểm đếm và đơn giá quy định
Trang 37Đối với số lượng cây trồng cao hơn mật độ quy định thì chủ sở hữu tài sảnđược hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định theo mức giá bằng 50% đơn giácủa cây cùng chủng loại, số cây vượt mật độ quá 30% không được bồi thường, hỗtrợ.
Những cây trồng trong chậu, ươm trong bầu, UBND huyện quyết định mức
hỗ trợ di chuyển cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhưng tối đakhông vượt quá 30% đơn giá cây trồng cùng loại
Giá một số loại cây trồng chủ yếu như sau:
+ Cây lương thực: Lúa nếp: 10.000 đồng/m2; Lúa tẻ: 7.000 đồng/m2; Lạc, Đỗtương: 6.000 đồng/m2; Vừng: 7.000 đồng/m2; Các loại đỗ lấy hạt: Đỗ đen, Đỗxanh : 5.000 đồng/m2
+ Cây ăn quả: Mít 35.000 ÷ 1.000.000 đồng/cây; Nhãn, Vải: 35.000 ÷1.000.000 đồng/cây; Hồng Xiêm, Xoài, Vũ Sữa: 30.000 ÷ 350.000 đồng /cây; Cam,Chanh, Quất, Lê, Lựu, Quýt: 30.000 ÷ 300.000 đồng /cây; Na, Táo, Mơ, Mận, Đào:30.000 ÷ 300.000 đồng /cây; Khế, Hồng Bì, Trứng Gà, Sung, Ổi, Doi, Dâu: 30.000
÷ 250.000 đồng /cây
+ Cây lấy gỗ: Bạch Đàn, Keo, Thông, Phi Lao: 25.000 ÷ 300.000 đồng /cây;Xoan: 25.000 ÷ 120.000 đồng /cây; Xà Cừ: 25.000 ÷ 500.000 đồng /cây; Tre, Hóp,Nứa: 5.000 ÷ 20.000 đồng /cây
+ Hoa, Cây cảnh: Cúc 11.000 ÷ 100.000 đồng /m2; Thược Dược, CẩmChướng, Făng: 25.000 ÷ 50.000 đồng /m2; Lay ơn, Kèn, Huệ: 25.000 ÷ 50.000 đồng/m2, Sa Lem: 16.000 ÷ 35.000 đồng /m2
- Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Cá giống: Nuôi thâm canh, năng suất ≥ 7tấn/ha: 22.000 đồng/m2, Nuôi bình thường, năng suất < 7 tấn/ha: 13.000 đồng/m2;
Cá Thịt: : Nuôi thâm canh, năng suất ≥ 7 tấn/ha: 12.000 đồng/m2, Nuôi bình thường,năng suất < 7 tấn/ha: 8.000 đồng/m2
d Bồi thường, hỗ trợ di chuyển Mộ:
Trang 38Theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 04/08/2010 của UBND Thành phố
Hà Nội, mức giá cụ thể như sau:
- Bồi thường di chuyển mộ:
- Trong trường hợp Thành phố không có quỹ đất và gia đình tự lo di chuyểnthì ngoài số tiền được bồi thường theo quy định, hộ gia đình còn được hỗ trợ:3.000.000 đồng/mộ
Trong thời gian thực hiện công tác GPMB mà có người mất tại địa phươngnhưng không được an táng vào nghĩa trang địa phương theo thông lệ của địaphương do nghĩa trang nằm trong ranh giới GPMB thì gia đình được hỗ trợ3.000.000đồng/mộ
- Bồi thường về vật kiến trúc của nghĩa trang (không thuộc phần mộ): Căn cứthực tế phòng Quản lý Đô thị Huyện phối hợp với Tổ công tác điều tra thực tế, xácđịnh mức bồi thường để UBND Huyện phê duyệt
e Bồi thường công trình, vật kiến trúc:
- Nhà: Nhà cấp IV từ loại 1 đến loại 4: 1.426.120 ÷ 4.184.053 đồng/m2; Nhàcấp III từ loại 1 đến loại 4: 4.306.642 ÷ 4.983.879 đồng/m2
1.2.4.3 Tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trang 39- Bộ máy thực hiện GPMB: Ban bồi thường GPMB cấp huyện hoặc tổ chứcphát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ GPMB dự án sẽ chủ trì, phối hợp với phòngTài chính Kế hoạch trong và Hội đồng bồi thường để áp dụng chính sách bồithường, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện đúng quy trình Phòng Quản
lý đô thị trợ giúp công tác thẩm định các công trình trong phạm vi GPMB PhòngTài nguyên Môi trường sẽ căn cứ vào xác nhận nguồn gốc đất của xã và hồ sơ giaođất để ra quyết định thu hồi đất đến từng thửa UBND cấp xã có trách nhiệm xácnhận nguồn gốc đất, phối hợp với chủ đầu tư và cơ quan thực hiện GPMB chi trảtiền bồi thường hỗ trợ
- Các bước tiến hành:
+ Thông báo thu hồi đất;
+ Tuyên truyền chính sách bồi thường, công khai chính sách, quy hoạch vàcác văn bản pháp lý liên quan đến dự án;
+ Họp Hội đồng, Tổ công tác, họp dân nơi có đất thu hồi để triển khai dự án;+ Kê khai, điều tra xác minh hiện trạng, đất, tài sản trên đất;
+ Lập niêm yết công khai phương án dự thảo, giải đáp thắc mắc;
+ Phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền;
+ Bàn giao mặt bằng;
+ Lựa chọn vị trí tái định cư;
+ Đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm
1.2.4.4 Kiểm soát việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một vấn đề phức tạp, gắn nhiềuquyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợibất chính Chính quyền địa phương cấp trên, Hội đồng thẩm định cần phải có kếhoạch thanh tra, kiểm tra và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác giảiphóng mặt bằng, kịp thời phát hiện các sai phạm vi phạm pháp luật để xử lý, tạoniềm
Trang 40Sở Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức kiểm traviệc thu, chi tiền bồi thường, hỗ trợ; kiểm tra nội dung và chi theo định mức chi phíphục vụ công tác giải phóng mặt bằng; thu tiền bồi thường, hỗ trợ về tài sản thuộc
sở hữu Nhà nước, nộp ngân sách
Ban chỉ đạo GPMB Thành phố: Kiểm tra tập trung vào những vấn đề chủyếu như: thủ tục lập dự án; các điều kiện về vốn; quỹ nhà tái định cư; tiến độ thựchiện; việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kịp thời phát hiệnthiếu sót, bất cập trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thống nhấtbiện pháp xử lý, tháo gỡ vướng mắc
Thanh tra Thành phố: Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật
về đất đai tại địa phương; tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giảiquyết kịp thời đơn thư phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của phápluật tại địa phương để hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài; khắcphục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; định kỳ,đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm.Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhànước giao đất, cho thuê đất Kiên quyết thu hồi những diện tích đã giao, đã cho thuênhưng chủ đầu tư không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không
có năng lực thực hiện dự án
Hội đồng bồi thường cấp huyện: Thường xuyên phối hợp với đơn vị đượcgiao GPMB, thẩm định nhanh chóng, kịp thời, chính xác phương án bồi thường, hỗtrợ Kiểm tra quy trình thực hiện công tác GPMB và thường xuyên, định kỳ báo cáoUBND cấp Huyện về việc triển khai các dự án có GPMB trên địa bàn huyện