HUYỆN SÓC SƠN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 41)

- Có trách nhiệm hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

HUYỆN SÓC SƠN

2.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Sóc Sơn và công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn. trên địa bàn.

2.1.1. Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Sóc Sơn. Sơn.

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý.

- Sóc Sơn nằm phía Bắc Thủ đô Hà Nội, Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp huyện Mê Linh - Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện có 25 xã và 1 thị trấn, dân số gần 30 vạn người với 169.247 lao động.

- Diện tích 30.651 ha (bằng 1/3 của Hà Nội trước đây và là huyện rộng thứ hai của Hà Nội mở rộng). Trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.205ha, đất lâm nghiệp 4.336 ha. Địa hình được phân chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng đất giữa và vùng ven sông, đất đai bậc thang có độ dốc chênh lệch khá lớn (nơi cao nhất +303m, thấp nhất +3,2m do đó đất bạc màu, có sự rửa trôi lớn).

- Là huyện có tiềm năng thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng.

- Có nhiều tuyến giao thông lớn chạy qua ( Quốc lộ số 2, quốc lộ số 3, quốc lộ 18, quốc lộ 16, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài), đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, 70 km đường sông, có cảng sông, đặc biệt có cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều tuyến giao thông trọng điểm quốc gia: Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai; đường cao tốc Hà nội- Thái Nguyên; đường cao tốc Nội Bài- Nhật Tân và Nhà ga hành khách T2- Cảng hàng không quốc tế Nội

bài. 100% số xã trong huyện có đường ô tô đến trụ sở xã với hơn 1000 km giao thông thôn xóm,liên xã, 32 km đê.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Sóc Sơn.- Về mặt kinh tế: - Về mặt kinh tế:

+ Bình quân (5 năm 2006-2010) tăng trưởng 12,37%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 ước đạt 18,1 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp ( cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện: công nghiệp 74,8% - dịch vụ 19%, nông nghiệp 6,2%. Cơ cấu kinh tế do huyện quản lí: Công nghiệp 64,94% - dịch vụ 20,06% - nông nghiệp 15%). Cơ cấu lao động đang có chuyển dịch tích cực, lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 40%.

+ Công nghiệp - xây dựngdo huyện quản lý tăng bình quân 17,97%/năm (công nghiệp tăng 19%/năm), 4 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 124.932 triệu đồng, tăng 12 % so với cùng kì năm ngoái. Từ 141 doanh nghiệp năm 2004 đến nay đã có trên 800 doanh nghiệp. Có khu công nghiệp Nội Bài và 100 ha đã lấp đầy. Đang qui hoạch cụm CN sạch Tân Dân 340 ha. cùng với khu công nghiệp Mai Đình gần 300 ha đang triển khai xây dựng hạ tầng và thu hồi đất. Lao động thu hút vào công nghiệp đến 2010 đạt gần 26.000 lao động (gấp 5 lần so với năm 2005).

+ Dịch vụ: tăng trưởng bình quân 12%/ năm( còn chậm nhưng các ngành dịch vụ chất lượng cao như ngân hàng, bưu điện tăng trưởng rất nhanh: Hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng với 02 chi nhánh, 19 phòng và điểm giao dịch, 02 HTX và 25 điểm rút tiền tự động. Trong 5 năm 2004-2009 đã huy động cho vay hơn 9.000 tỷ đồng, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Số điện thoại cố định bình quân 35 máy/ 100 dân, 5.800 thuê bao kết nối internet...)

+ Nông nghiệp tăng trưởng thấp bình quân 2,5 - 3,5 % năm, mới có vùng sản xuất tập trung chè 600ha, hoa nhài 150 ha.

+ Thu hút vốn đầu tư có nhiều khởi sắc: Hiện có 150 các tập đoàn, tổng công ty lớn đang xin thuê đất để đầu tư Đô thị, du lịch, trường học. Năm năm qua thu hút từ xã hội gần 100.000 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc trên địa bàn gần 4000 tỷ đồng nhưng một năm phân cấp cho huyện thu 40 tỷ, rồi 80 tỷ, 128 tỷ, 155 tỷ và 2011 là 236 tỷ/ năm. Huyện mới cân đối thu chi được 30- 40%. Hết tháng 4 đầu năm 2011 Sóc Sơn đã thu ngân sách đạt 72,8% kế hoạch cả năm.

+ Đang tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới, và dồn điền đổi thửa (đã thành công thí điểm 3/26 xã).

- Công tác xây dựng, qui hoạch, quản lý tài nguyên, môi trường được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực. Song nhìn chung còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và kêu gọi đầu tư: Huyện mới được qui hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 các qui hoạch ngành đã rất lạc hậu.

+ Các vi phạm về quản lí đất đai 3 năm gần đây đã cơ bản được chặn đứng. Bình quân mỗi năm giảm 60% các vụ vi phạm.

+ Công tác GPMB được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá, năm năm qua giải phóng mặt bằng gần 1.500 ha liên quan 100% các xã, 40% thôn xóm, 25% hộ gia đình( với 20.000 hộ trên gần 80.000 hộ)

- Về mặt văn hóa- xã hội:

+ Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao phát triển mạnh ở các thôn xã. Lễ hội Đền Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

+ Tỉ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá bình quân trong năm 85- 90%. + Công tác giáo dục được đặc biệt quan tâm. Năm năm qua xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 06 trường THPT, 20 trường THCS, 14 trường Tiểu học, 26 trường Mầm non và đầu tư lớn trang thiết bị với tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục chiếm 60-70% tổng ngân sách. Đã có 39 trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Y tế 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (từ 13,93% xuống còn 9,2%).

+ Chương trình giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 41)