Đẩy mạnh vai trò của Thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 86)

- Hệ thống chính quyền được củng cố, bắt đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

3.4.1. Đẩy mạnh vai trò của Thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã.

Khi thực hiện công tác kê khai phục vụ cho GPMB đã xuất hiện nguồn gốc đất của một số hộ đang sử dụng là không hợp pháp, không rõ nguồn gốc. Qua thời gian sử dụng lâu dài và cơi nới thêm và họ nhầm tưởng mảnh đất đang sử dụng hợp pháp, thực tế họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp do đó khi bị thu hồi đất GPMB mà không được bồi thường thiệt hại về đất thì cho rằng chính quyền đã làm sai. Một số mảnh đất khi bị thu hồi bồi thường xảy ra tranh chấp về ranh giới, diện tích và một số tài sản trên đất giữa các hộ giáp ranh. Một số hộ có diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong hồ sơ địa chính nhưng khi bồi thường lại yêu cầu các cấp chính quyền phải bồi thường theo đúng diện tích thực tế; trong quá trình sử dụng các hộ gia đình đã cơi nới thêm nhưng không bị chính quyền cấp xã xử lý triệt để mà chỉ bị xử phạt hành chính. Một số hộ có công trình, vật kiến trúc, nhà ở mua qua nhiều chủ hoặc không trực tiếp sử dụng mà cho thuê lâu dài dẫn đến khi xác định chủ không chính xác. Đây chính là hậu quả của việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ trong thời gian trước đây. Chính vì vậy cần đẩy mạnh vai trò của thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã để không còn những tình trạng nêu trên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, Luật Đất đai... Các Nghị định của Chính phủ, đề án công

tác thanh tra của tỉnh về xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó tạo được sự đồng thuận thống nhất giữa cán bộ nhân dân với chính quyền các cấp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị thi công xây lắp. Bảo đảm dân chủ công khai trong công tác xây dựng cơ bản mọi người được biết và tham gia công tác xây dựng nhất là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đất đai hạn chế những thắc mắc khiếu kiện của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra: Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra vấn đề quan trọng là phải có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có đủ năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu về luật pháp của Nhà nước, do vậy trong những năm tới Thái Bình tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, tăng cường bồi dưỡng lực lượng giám sát thi công, để có lực lượng thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra đặt ra. Mặc khác tích cực đầu tư trang thiết bị cho lực lượng thanh tra như máy móc thẩm định giám định, phương tiện đi lại hoạt động, trụ sở tiếp dân tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra các sở ngành và huyện thành phố làm việc.

- Xây dựng chương trình công tác thanh tra: Đây là yếu tố quan trọng thực hiện trong đề án công tác thanh tra của tỉnh đã đề ra. Chương trình thanh tra phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ đối với chính quyền, cơ quan quản lý và đơn vị được thanh tra. Chương trình thanh tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu là quy hoạch, cấp phép xây dựng, chất lượng công trình, điều kiện năng lực các tổ chức cá nhân thanh tra toàn diện dự án đầu tư xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân.

- Tập trung giải quyết những thắc mắc khiếu nại còn tồn tại trong những năm trước đây để lại trong đó tập trung giải quyết những vấn đề như bán nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ, nhà ở đất ở của một số cá nhân. Kiên quyết và đôn đốc thực hiện nghiêm túc những kết luận đã được thanh tra công bố, không để kéo dài, chủ động đề xuất và kiến nghị với UBND để có biện pháp giải quyết không để xảy ra mất ổn định.

- Để công tác thanh tra xây dựng cơ bản đạt kết quả tốt phải phát động được trong cán bộ và nhân dân tham gia công tác thanh tra, tích cực phát hiện và tố giác

những hiện tượng tiêu cực làm trái pháp luật trong xây dựng cơ bản để công tác thanh tra không chỉ riêng của cơ quan thanh tra mà còn là công việc của toàn dân.

Cần có sự thống nhất về tổ chức bộ máy biên chế cán bộ thanh tra xây dựng. Như hiện nay mỗi tỉnh và địa phương thực hiện một kiểu khác nhau, chưa tạo được sự thống nhất đồng bộ, khó khăn cho việc chỉ đạo công tác thanh tra xây dựng của địa phương. Mặt khác đói với cấp huyện hiện nay phân cấp đầu tư xây dựng rất lớn, nhất là ở cơ sở, vì vậy ở huyện cần có biên chế cán bộ chuyên thanh tra xây dựng để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Việc phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản là chủ chương đúng và cần thiết để nâng cao chất lượng và trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng. Tuy nhiên cần nghiên cứu xem xét lại việc phân cấp đầu tư xây dựng nhất là đối với cơ sở như hiện nay ở cấp huyện và cơ sở chủ đầu tư được phân cấp quản lý vốn xây dựng cơ bản khá lớn, song đội ngũ cán bộ quản lý lại chưa được đào tạo kiến trúc về xây dựng do vậy việc sai phạm trong quản lý xây dựng cơ bản là khó tránh khỏi.

- Để giải quyết những việc tồn đọng về công tác thanh tra xây dựng trong nhiều năm qua. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có thái độ dứt khoát đối với những đối tượng cố chấp và quá khích cố tình khiếu kiện để các vụ việc phức tạp kéo dài ở địa phương khi kết luận thanh tra đã thoả đáng, đúng người, đúng tôi, đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ công khai trong nhân dân. Không nên chuyển đơn lòng vòng yêu cầu thanh tran làm tiếp.

- Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra xây dựng, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho thanh tra thì cần được quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra, quan tâm bố trí ngân sách và kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn công tác giám sát. Đồng thời phải có những lớp đào tạo chuyên về công tác thanh tra xây dựng cơ bản có như vậy công tác thanh tra xây dựng mới có hiệu quả, hiệu lực và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w