Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người lao động tại địa bàn bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 73 - 75)

- Hệ thống chính quyền được củng cố, bắt đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SĨC SƠN

3.2.2.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người lao động tại địa bàn bị thu hồi đất.

Theo quy định thì những nhân khẩu trong độ tuổi lao động khi gia đình bị thu hồi đất nếu đăng ký thì được cấp thẻ học nghề trị giá 6 triệu đồng (không bằng tiền mặt). Tuy nhiên việc học nghề và tìm việc làm sau khi học nghề cũng gặp khơng ít khó khăn khi mà thị trường ln địi hỏi lao động có trình độ cao hoặc ít nhất cũng qua đào tạo nghề từ 2-3 năm. Những trường hợp học nghề theo kiểu chính sách thì chỉ được cấp chứng chỉ ít có “giá trị”, chủ yếu sau khi học xong sẽ tự mở cơ sở tại nhà và khơng tìm được việc làm.

Khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc bồi thường 108.000 đ/m2 cịn hỗ trợ bằng 5 lần giá đất đất nơng nghiệp. Ví dụ đất nơng nghiệp vùng đồng bằng ở Sóc Sơn là 108.000 đ/m2 thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm là 540.000 đ/m2. Đang từ gia đình nghèo, có mức sống thấp mà được bồi thường, hỗ trợ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng, nhiều gia đình đổi đời đã xây nhà, mua xe và các vật dụng mà trước đây chỉ dám mơ ước. Chỉ trong một thời gian ngắn số tiền không cánh mà bay, ruộng mất, tiền hết dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Nhiều gia đình mâu thuẫn trong việc chia tiền đã đánh, chửi, kiện cáo nhau; gia đình mất đồn kết gây mất trật tự thơn xóm. Nổi hơn cả là tệ nạn cờ bạc, rượu chè phát sinh khi có nhiều tiền trong tay, xuất hiện trường hợp nghiện hút. Vậy vấn đề đặt ra là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm bằng tiền cũng có nhiều nhược điểm. Do đó, cần căn cứ tình hình thực tế từng địa phương mà có cách vận dụng thích hợp.

Hội đồng bồi thường, UBND cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư cam kết nhận những người lao động ở địa phương vào làm việc hoặc có chính sách đào tạo trực tiếp trước khi nhận vào làm việc tại doanh nghiệp; đồng thời phải thường xun kiểm tra việc thực hiện vì có trường hợp doanh nghiệp đối phó bằng cách vẫn nhận lao động địa phương vào làm việc nhưng chỉ sau vài tháng lại sa thải họ.

Phòng Lao động thương binh xã hội huyện phải phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động tại khu vực bị thu hồi đất với những doanh nghiệp, khu cơng nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông, hoặc tổng hợp nhu cầu về ngành nghề còn thiếu lao động mà có hướng đào tạo cho phù hợp. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không hiệu quả như hiện nay (đào tạo nghề lương thực, thực phẩm, kế

toán, kinh tế…) tại cơ sở nghề của huyện, vì khơng thể cạnh tranh được với các trường chính quy. Cần tập trung vào các ngành nghề cơ khí, lắp ráp… theo nhu cầu sử dụng của Khu công nghiệp, khu chế xuất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w