Các biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 83 - 86)

- Hệ thống chính quyền được củng cố, bắt đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SĨC SƠN

3.3.4. Các biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất.

hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất.

Đảm bảo dân chủ, công khai, nhưng kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành. Những trường hợp cơng dân cố tình khơng bàn giao mặt bằng, cấp uỷ và chính quyền quận, huyện chỉ đạo rà soát, kiểm tra lại các nội dung có liên quan đến phương án bồi thường, nếu đã đúng thì thơng qua các tổ chức chính trị, đồn thể quần chúng để vận động, thuyết phục, nếu không chấp hành sẽ áp dụng biện pháp hành chính.

Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ

chức, cá nhân nước ngoài. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đất đai, được thực hiện sau:

- Đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 Chương VI của Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND Thành phố Hà Nội;

- Quá 30 ngày kể từ thời điểm phải bàn giao đất theo Quyết định của UBND cấp huyện mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi khơng chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;

- Có quyết định cưỡng chế của UBND cấp huyện đã có hiệu lực thi hành; - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

Sau 15 ngày kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế theo quy định mà người bị cưỡng chế khơng bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc cưỡng chế thu hồi đất thường diễn ra rất phức tạp. Đây là cớ để một số phần tử chống đối tuyên truyền sai sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trước khi thực hiện cưỡng chế, các đơn vị, ban ngành thuộc UBND huyện Sóc Sơn cần phối hợp xây dựng kế hoạch cưỡng chế và chuẩn bị lực lượng một cách chu đáo. Kế hoạch cưỡng chế phải thể hiện được:

+ San ủi mặt bằng, phá dỡ cơng trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi GPMB;

+ Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, an ninh trật tự nhằm đẩy nhanh công tác GPMB trên địa bàn huyện. Khẳng định sức mạnh của chính quyền các cấp, đem lại lịng tin cho đại đa số cơng dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;

+ Đảm bảo đúng tiến độ, thời gian bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. - Yêu cầu:

+ Tổ chức nhanh, gọn, đúng tiến độ quy định. Lực lượng, máy móc tham gia bảo vệ thi công phải đầy đủ, nghiêm túc thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ thi cơng;

+ Bảo đảm an tồn cho người và phương tiện tham gia thi công đồng thời thực hiện triệt để, cương quyết đối với những hành vi cản trở, chống đối.

- Nội dung:

+ Công tác tuyên truyền trước, trong và sau thời gian cưỡng chế: Tổ chức các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động các hộ có đất nằm trong phạm vi GPMB Dự án tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư;

+ Nhận định đối tượng, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của các gia đình chống đối: UBND xã phối hợp cùng cán bộ thôn, công an để xác định đối tượng có thể gây cản trở, đồng thời phát hiện, xử lý các đối tượng cầm đầu. Các ban ngành, đoàn thể trực tiếp đến địa bàn để nắm bắt diễn biến tư tưởng của người dân để có nhận định chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác cưỡng chế;

+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp; + Kế hoạch phân cơng, bố trí lực lượng;

+ Phương án thi cơng;

+ Phương án bố trí bộ phận tiếp cơng dân, bộ phận chi trả tiền khi các hộ dân có nhu cầu nhận tiền.

Đa số các trường hợp chống đối do thiếu hiểu biết về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bị một số đối tượng cầm đầu lợi dụng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế vừa phải thể hiện được sự kiên quyết và sức mạnh của chính quyền, đồng thời thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt đối với các đối tượng chống đối.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w