Thực trạng việc ban hành chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 57 - 59)

- Hệ thống chính quyền được củng cố, bắt đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu

2.2.2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm.

nghề nghiệp, việc làm.

- Giá làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất tái định cư là giá đất được xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng HTKT thực tế khu đất giao TĐC. Trường hợp mức giá đất do UBND Thành phố ban hành chưa phù hợp với thực tế quy hoạch xây dựng bình quân HTKT khu đất giao TĐC, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Sở Tài chính xem xét để trình UBND Thành phố cho phù hợp. Việc xác định giá thu tiền sử dụng đất TĐC được xác định đồng thời với việc xác định giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, chính sách tái định cư vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa giải quyết được những vấn đề có tính xã hội.

Ví dụ nhà ơng A ở nơng thơn có diện tích 1000 m2, có 3 cặp vợ chồng đang sinh sống (vợ chồng ông và vợ chồng của 2 con trai). Ông dự kiến sẽ chia cho mỗi con trai một phần đất để làm nhà. Nhưng đất nhà ông lại nằm trong phạm vi GPMB dự án và được bồi thường tiền đất với đơn giá 250.000 đồng/m2. Tổng tiền đất nhà ông được bồi thường là 250.000.000 đồng. Đồng thời ông được mua một suất đất tái định cư diện tích 180 m2 (theo hạn mức giao đất mới), đất TĐC với cơ sở hạ tầng tốt hơn có giá 3.000.000 đồng/m2, số tiền ơng phải bỏ ra là 540.000.000 đồng, gia đình ơng khơng đủ tiền. Nếu dùng số tiền được bồi thường để mua những mảnh đất quanh khu vực, thì ơng cũng phải mua với giá thị trường khoảng 2.000.000 đồng/m2. Và diện tích mà ơng mua được cũng không đủ cho cả 3 cặp vợ chồng sinh sống.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm là các khu Tái định cư được xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phương án bồi thường đất ở. Dẫn đến tình trạng nếu người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thì cũng chưa được nhận suất đất tái định cư, do đó chưa thể di chuyển chỗ ở. Theo Quyết định 108 thì chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo chỗ tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 500.000đ/nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất nhưng mức hỗ trợ không

quá 3.000.000 đ/hộ gia đình/tháng. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Sóc Sơn dịch vụ cho th nhà khơng phổ biến, việc thuê nhà hết sức khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các hộ bị thu hồi đất sống ở nông thôn, việc thuê nhà ở nơi khác sẽ không thuận lợi cho việc canh tác.

Hiện tại UBND huyện đang xây dựng một khu tái định cư tập trung khoảng 30 ha để phục vụ cho các dự án có thu hồi đất ở, các khu tái định cư này được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt cho các hộ dân di chuyển đến. Nhưng vấn đề đặt ra là đa số người dân sống bằng nông nghiệp, sẽ canh tác ra sao khi chỗ ở cách cánh đồng xa, có nơi cách đến 10 km. Và diện tích tái định cư theo định mức chỉ từ 120 ÷ 240 m2 liệu có đủ cho nơng dân xây nhà, có sân phơi, xây dựng chuồng trâu, bị, chăn ni để ổn định cuộc sống…?

- Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm mà có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một phần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa khơng q 6 triệu đồng/thẻ. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hướng những người lao động bị mất đất nông nghiệp sang một công việc mới, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáp ứng nguyện vọng của những người lao động. Vấn đề đặt ra là sau khi học xong việc thì làm ở đâu và làm như thế nào? Tình trạng những người học nghề xong vẫn thất nghiệp hoặc mức thu nhập quá thấp diễn ra thường xuyên trên địa bàn Huyện. Đa số các lao động đều mong muốn được làm việc ở ngay nơi bị thu hồi đất, ngay tại dự án được triển khai trên đất của họ. Chủ đầu tư thường hứa sẽ ưu tiên cho con em trong khu vực thu hồi đất làm việc, nhưng khi thực hiện thì khơng phải vậy, thường chủ đầu tư ưu tiên cho “con ông, cháu cha” đã gây bức xúc cho người dân. Câu hỏi khó đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết việc làm.

Huyện Sóc Sơn có Trung tâm dạy nghề, nhưng cơ sở dạy nghề không đa dạng các ngành nghề, việc đào tạo nghề khơng thích ứng với nhu cầu thực tế trên thị trường lao động. Khu công nghiệp Nội Bài luôn cần một lực lượng lớn lao động đã qua đào tạo nghề, đặc biệt là nghề cơ khí, nhưng Trung tâm dạy nghề lại tập trung

đào tạo kế tốn, lương thực thực phẩm... Do đó việc thất nghiệp sau khi học nghề hoặc làm trái ngành nghề diễn ra thường xuyên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w