Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về bồi thường, GPMB.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 81 - 82)

- Hệ thống chính quyền được củng cố, bắt đầu hoạt động có hiệu lực, hiệu

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SĨC SƠN

3.3.3.1. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về bồi thường, GPMB.

truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về bồi thường, GPMB.

Xã, phường, thị trấn là cơ quan phối hợp quan trọng trong cơng tác đền bù GPMB có quyền xác nhận tờ kê khai của các tổ chức, cá nhân về diện tích, loại đất, vị trí đất, số lượng tài sản gửi Hội đồng BT,HT&TĐC cấp huyện; tổng hợp báo cáo, tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại. Hơn nữa, Các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ Quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... là các tổ chức gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với quần chúng nhân dân, là đại diện của nhân dân trong việc phản ánh những tâm tư, nguyện vọng; giải quyết tranh chấp, vướng mắc trong q trình GPMB. Vì vậy, đây chính là lực lượng nòng cốt, lực lượng tiên phong và là lực lượng có hiệu quả nhất.

Để rút ngắn thời gian GPMB cần đẩy mạnh vai trị của các đồn thể, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là từ khâu chuẩn bị lên phương án giải phóng mặt bằng cho đến khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng:

+ Phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự án lên phương án điều tra, khảo sát, đo đạc, thiết kế, trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra, khảo sát cùng với các cơ quan chức năng;

+ Tổ chức vận động, tuyên truyền hướng dẫn người dân trong diện di dời, giải phóng mặt bằng chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước;

+ Tham gia hồ giải, giáo dục, thuyết phục các tranh chấp, khiếu kiện của người dân ở cấp cơ sở;

+ Cùng với cơ quan chức năng tham gia cưỡng chế đối với các hộ dân trong diện di dời có thái độ trây ỳ, không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về đền bù, thu hồi đất trên địa bàn của mình;

+Tham gia cùng với các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc sống người dân sau khi bị di dời, giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên chính quyền cấp trên.

+ Đại diện cho quần chúng nhân dân ở địa phương nói lên tiếng nói của người dân về những khó khăn vướng mắc khi đền bù thiệt hại tài sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Đa số các thành viên trong các hội đều không được hưởng lương từ ngân sách, hoặc mức lương thấp, do đó cần sự phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho các tổ chức này khi giúp UBND các cấp, chủ đầu tư trong việc GPMB.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về bồi thường, GPMB và đưa thành viên các hội vào tổ công tác GPMB để Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.DOC (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w