ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- NGUYỄN THỊ HOÀI THƯ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRUYỀN THỐNG, ĐẶC SẢN CỦA HUYỆN T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
NGUYỄN THỊ HOÀI THƯ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRUYỀN THỐNG, ĐẶC SẢN CỦA
HUYỆN TỪ LIÊM VÀ ỨNG HÒA, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
NGUYỄN THỊ HOÀI THƯ
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRUYỀN THỐNG, ĐẶC SẢN CỦA
HUYỆN TỪ LIÊM VÀ ỨNG HÒA, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU THỊ LAN HƯƠNG
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Đa dạng sinh học và tầm quan trọng đối với phát triển bền vững 5
1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học 5
1.1.2 Đa dạng sinh học ở Việt Nam 8
1.1.3 Tầm quan trọng của ĐDSH nói chung và ở Việt Nam nói riêng 16
1.1.4 Bảo tồn Đa dạng sinh học 19
1.1.5 Quan điểm phát triển bền vững 20
1.2 Vài nét về HST nông nghiệp 21
1.2.1 Những đặc điểm chung 21
1.2.2 Những nét chung về HSTNN thành phố Hà Nội 22
1.2.3 Hệ sinh thái Nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Huyện Từ Liêm 25
2.1.2 Huyện Ứng Hòa 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp kế thừa 30
2.2.2 Phương pháp tổng hợp 30
2.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa 30
2.2.4 Phương pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ 31
2.2.5 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - PRA 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32
3.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Từ Liêm và Ứng Hoà 32
3.1.1 Huyện Từ Liêm 32
3.1.2 Huyện Ứng Hòa 45
3.2 Điều tra về thành phần các loài vật nuôi, cây trồng tại huyện Từ Liêm và Ứng Hoà, Hà Nội 47
3.2.1 Huyện Từ Liêm 47
3.2.2 Huyện Ứng Hòa 52
3.3 Các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội 57
3.3.1 Giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm 57
3.3.2 Giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Ứng Hòa 64
3.4 Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển các giống cây, con truyền thống, đặc sản của Hà Nội 66
3.4.1.Giải pháp về quy hoạch sản xuất 66
3.4.2 Giải pháp về thị trường 68
3.4.3 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 71
3.4.4 Giải pháp về khoa học- công nghệ và khuyến nông 73
3.4.5 Giải pháp về vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu 75
3.4.6 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách 77
3.4.7 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
Kết luận 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Bản đồ vị trí huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Hình 2 Bản đồ vị trí huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Đặc điểm 3 vùng kinh tế - sinh thái huyện Từ Liêm
Bảng 2 Cơ cấu gieo trồng giai đoạn 2001 - 2006 huyện Từ Liêm
Bảng 3 Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế Huyện Từ Liêm
Bảng 4 Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp huyện Từ Liêm
Bảng 5 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Từ Liêm
Bảng 6 Diện tích và năng suất một số cây trồng chủ yếu huyện Từ Liêm Bảng 7 Một số chỉ tiêu sản xuất ngành chăn nuôi-thuỷ sản huyện Từ Liêm Bảng 8 Danh sách các loài cây lương thực, thực phẩm ở huyện Ứng Hòa Bảng 9 Danh sách các loài cây rau ở huyện Ứng Hòa
Bảng 10 Danh sách các loài cây gia vị ở huyện Ứng Hòa
Bảng 11 Danh sách các loài cây ăn quả, củ ở huyện Ứng Hòa
Bảng 12 Danh sách các loài hoa được trồng ở huyện Ứng Hòa
Bảng 13 Danh sách một số cây trồng có ích khác ở huyện Ứng Hòa
Bảng 14 Các loài/giống vật nuôi đang có mặt ở huyện Ứng Hòa
Bảng 15 Số hộ, diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn toàn xã Phú Diễn Bảng 16 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trồng bưởi Diễn của hộ nông dân
xã Phú Diễn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5HST Hệ sinh thái
PTBV Phát triển bền vững
HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh thái trở lên “mềm dẻo” hơn, trước những biến động của môi trường (thời tiết, khí hậu, đất
Trang 6đai và sâu bệnh), mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp
Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng bao gồm đa dạng loài Trong hệ sinh thái nông nghiệp, con người chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được thuần hoá Do đó hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái
“nhân tạo” này
Một trong những chiến lược của phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo
vệ, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp
Từ Liêm và Ứng Hòa là hai huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế, nhưng được xác định là ngành
có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vai trò quan trọng của nông nghiệp ở hai huyện này không chỉ được thể hiện ở chỗ đáp ứng khối lượng đáng kể nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu cho nét đẹp truyền thống văn hoá của cư dân nơi đây
Xuất phát từ tình hình thực tế và những đòi hỏi bức thiết nêu trên, tôi đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu: "Điều tra đánh giá về đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, thành phố Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp với mục tiêu:
- Bước đầu xây dựng được hệ thống đa dạng sinh học các cây trồng, vật nuôi của huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa
- Phân tích giá trị kinh tế và giá trị văn hóa xã hội của một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng Hòa
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế chủ yếu để bảo tồn và phát triển một số giống cây trồng vật nuôi nói riêng và kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm và Ứng Hòa nói chung theo hướng nông nghiệp sinh thái
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đa dạng sinh học và tầm quan trọng đối với phát triển bền vững
1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần Thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật) Hiện nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “đa dạng sinh học”
Trang 8Còn rất nhiều các định nghĩa và quan điểm khác về ĐDSH Tuy nhiên, tựu chung lại, ĐDSH được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các HST mà chúng là thành viên
Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể
Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền
Một biến dị gen xuất hiện ở một cá thể do đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể, ở các sinh vật sinh sản hữu tính có thể được nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp Người ta ước tính rằng, số lượng các tổ hợp có thể giữa các dạng khác nhau của các trình tự gen ở người cũng như ở ruồi giấm đều lớn hơn số lượng các nguyên tử trong vũ trụ Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi cấp độ tổ chức, bao gồm cả số lượng ADN trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể
Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo
Chỉ một phần nhỏ (thường nhỏ hơn 1%) vật chất di truyền của các sinh vật bậc cao
là được biểu hiện ra ngoài thành các tính trạng kiểu hình hoặc chức năng của sinh vật; vai trò của những ADN còn lại và tầm quan trọng của các biến di gen của nó vẫn chưa được làm rõ
Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa
cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác nhau và thường ít có biến dị,
Trang 9mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền
Hơn nữa, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học,
ẩn chứa trong thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô của sự đa dạng; tức là những sinh vật có sự khác biệt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học hơn nhiều so với những sinh vật giống nhau
Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quần xã, và do đó đến đa dạng sinh học Ví dụ, một loài cây của rừng mưa nhiệt đới là nơi cư trú của một hệ động vật không xương sống bản địa với một trăm loài, hiển nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một thực vật núi cao châu Âu không có một loài sinh vật nào phụ thuộc vào
Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái
Trang 10Đánh giá định lượng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cư trú hoặc hệ sinh thái còn nhiều khó khăn Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau, thì không
có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng hệ sinh thái ở mức toàn cầu, và trên thực tế khó đánh giá được đa dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực
và vùng, và cũng thường chỉ xem xét đối với thảm thực vật Một hệ sinh thái khác nhiều
so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên
Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau
1.1.2 Đa dạng sinh học ở Việt Nam
ViệtNamlà một nước nhiệt đới gió mùa Do vị trí địa lý, ViệtNamrất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền Đặc điểm
đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú
về số lượng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở ViệtNamcó nhiều thay đổi theo thời gian
Theo Công ước đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước,
ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái)
Trang 11- Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các
cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể
- Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê
- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin
Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam
Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở ViệtNam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi
Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp"
Đất ngập nước (ĐNN) ViệtNam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
Trang 12- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng
cư, bò sát)
- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ ViệtNam Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển ViệtNamcó hệ thống các đảo rất phong phú Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển
ViệtNamcó 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái
Trang 13ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan
và vùng địa lý tự nhiên
Hệ sinh thái biển
ViệtNamcó đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau
Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam
- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Namcó rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở ViệtNamcó nhiều điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới
- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nước khác trên thế giới không có được
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài
Trang 14- Các hệ sinh thái ở ViệtNamphần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vì vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của con người
Đa dạng loài
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đă có từ trước đến nay, thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới
là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)
Theo các tài liệu thống kê, ViệtNamlà một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000 - 30.000 loài thực vật ViệtNamđược xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới)
Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật ViệtNam, đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở ViệtNam Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao Trong số đó có 10 % số loài thực vật là đặc hữu
Khu hệ động vật: cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài
bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú
Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương Động vật giới ViệtNamcó nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng
đã được ghi nhận thì ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam - Campuchia
Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
Trang 15Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá
- Vi tảo: đã xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;
- Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam Riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới
7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương Điều đó cho thấy sự đa dạng
và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn
- Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ Riêng họ
cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu
ở Việt Nam Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi
Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển ViệtNamthể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt Bắc - Nam Trong vùng biển nước
ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển
Trang 16Một số loài sinh vật mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt Nam.Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong đó nhiều chi, loài mới cho khoa học Một số các nhóm sinh vật trước đây chưa được nghiên cứu, nay đă có những dẫn liệu bước đầu như nhóm giáp xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn
Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho thấy quần thể loài Rái cá lông mũi - loài tưởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở khu bảo tồn U Minh thượng (Kiên Giang) Các loài mới được phát hiện đă làm phong phú thêm cho sinh giới của ViệtNam, trong khi một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có
xu hướng giảm số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam
- Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới
- Cấu trúc loài rất đa dạng Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau
- Khả năng thích nghi của loài cao Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài Loài sinh vật ở ViệtNamnói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh
Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Namlà một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở ViệtNamcao hơn nhiều so với dự đoán
Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi
Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây
Trang 17công nghiệp, cây lấy gỗ với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau Có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng
- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng Trong số nhóm giống cây trồng này có những giống đã được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay
- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất cao và
có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu tương: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống
- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch
Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ nước ta có
Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi trong toàn quốc)
Đặc trưng đa dạng nguồn gen
- Các biểu hiện của kiểu gen ở ViệtNamrất phong phú Riêng kiểu gen cây lúa có đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau
- Các kiểu gen ở ViệtNamthường có nhiều biến dị, đột biến Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp, bức xạ ), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo Đây là một trong những nguồn tạo giống mới
Trang 18- ĐDSH gen ở ViệtNamchứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen
1.1.3 Tầm quan trọng của ĐDSH nói chung và ở Việt Nam nói riêng
ĐDSH có một giá trị không thể thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục Nhưng quan trọng hơn cả là ĐDSH có một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác, do dó rất cần thiết phải bảo tồn ĐDSH
Mặc dù khi điều tra nghiên cứu ĐDSH thường phải tiến hành đồng thời các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh vật ở các HST tự nhiên và nhân tạo trong mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên và nhân tạo nhưng các HST tự nhiên vẫn được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt khi xem xét đến mối quan hệ của chúng với ĐDSH Do vậy để duy trì tính toàn vẹn các HST, bảo tồn ĐDSH luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu
ĐDSH là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng của loài người cũng như của trái đất nói chung Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức dẫn tới sự suy thoái các HST, làm cạn kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình Bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành những vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng loài người trên khắp hành tinh Những vấn đề về môi trường, bảo tồn ĐDSH vừa có tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội cao Việc giải quyết những vấn
đề bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng như mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân, những người hoạch định chính sách cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội
Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng
Trang 19Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi, càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước
Điều hòa khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp
Phân hủy các chất thải
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác
Giá trị kinh tế
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD
Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản ViệtNamđã có giá trị 2 tỷ USD Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn Với giá khoảng 250 USD/m3
gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đã cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD
Đó là chưa kể hàng năm rừng đã cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước
Trang 20Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng
kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP
Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nêu khái quát về các mặt sau đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản
Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang
dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành
sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng
Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở
Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền Nhiều loài cây, con vật đã trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng
Trang 21mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người.
1.1.4 Bảo tồn Đa dạng sinh học
Đa dạng loài là cơ sở của ĐDSH Hiện nay, ĐDSH trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng, sự biến mất của các loài là minh chứng rõ nét nhất cho sự suy giảm đó Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, nguyên nhân tuyện chủng của các loài ngày nay chủ yếu là do con người Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới
để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới
Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các HST để tồn tại, từ nước chúng ta uống đến lương thực chúng ta dùng hàng ngày Các HST cho ta hàng hóa và dịch vụ mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu Các HST lọc sạch không khí và nước, duy trì ĐDSH, phân hủy và tái quay vòng các chất dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vô số các chức năng quan trọng khác Tuy nhiên các HST vẫn đang bị con người xâm phạm ngày càng nghiêm trọng Trên khắp thế giới, con người sử dụng quá mức và lạm dụng các HST Điều đó đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống tự nhiên, làm giảm ĐDSH, thể hiện qua con số các loài bị đe dọa hay bị tuyệt chủng, từ đó gây hại đến lợi ích và cuộc sống của con người Ngày nay nhiều quốc gia đang trải qua những tác động do suy thoái các HST gây ra Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành bảo tồn ĐDSH, bảo vệ đa dạng loài
Theo WWF (Wolrd Wild Fund for Nature - Qũy sinh vật hoang dã thế giới): Bảo
tồn ĐDSH được thể hiện dưới 2 hình thức khác nhau là bảo tồn ngoại vị (ex-situ) và bảo tồn nguyên vị (in-situ)
- Bảo tồn ngoại vị: là việc duy trì một loài bằng hình thức nuôi nhốt loài đang bị
đe dọa và sau đó thả chúng về tự nhiên Nơi bảo tồn ngoại vị là các vườn nuôi dưỡng động thực vật, các thảo cầm viên
- Bảo tồn nguyên vị: là quá trình duy trì trạng thái tự nhiên của các đối tượng bảo tồn ở mức tối đa tốt nhất Nơi bảo tồn tốt nhất chính là các khu bảo vệ
Bảo tồn nguyên vị chính là hình thức bảo vệ thực tế nhất, hiệu quả nhất Trong môi trường tự nhiên một loài, một đối tượng mới có thể phát triển thông qua các quá trình
Trang 22tự nhiên, hoàn thành các vai trò sinh thái của chúng cũng như duy trì tính thích ứng của chúng
Để bảo tồn ĐDSH cần đạt ba mục tiêu cơ bản là duy trì các quá trình sinh thái và dịch vụ của thiên nhiên, sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự ĐDSH
1.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bao gồm phát triển kinh tế, phát triển không gian, phát triển xã hội chính trị, phát triển văn hóa Mỗi khía cạnh phát triển đều có xuất phát điểm và xu hướng riêng Tuy nhiên, ngay từ những năm 1960, khái niệm "tăng trưởng" đã trở thành từ chủ yếu dùng để định nghĩa một lý thuyết tổng quát về phát triển, trong đó khái niệm phát triển trước hết phụ thuộc vào yếu tố kinh tế của nó và tầm vóc phổ quát của kinh tế được
quy rút về sự tăng trưởng [7] Đây là sự phát triển không bền vững vì nó chủ yếu dựa vào
sự tăng trưởng kinh tế, do đó càng phát triển, các giá trị sinh thái phi thị trường càng bị mất đi và các cộng đồng địa phương đói nghèo và ít học sống chủ yếu vào giá trị phi thị trường của HST càng bị mất dần trong phát triển
Định nghĩa về PTBV được Hội đồng Môi trường và PTBV thế giới đưa ra năm
1987 là: "Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ" PTBV là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ yếu của thế giới: hệ thống tự nhiên (bao gồm các HST và các tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái đất); hệ thống kinh tế (hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm); hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội và trong tự nhiên)[7]
Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế, PTBV được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu sinh thái (đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các HST tự nhiên nuôi dưỡng con người Ngoài những quan điểm PTBV trên còn có nhiều mô PTBV khác, các mô hình đó có thể khác nhau về phương pháp tiếp cận nhưng thống nhất các quan niệm chung về PTBV, trong đó PTBV là một quá trình gồm:
- Sự phối hợp chặt chẽ chính sách kinh tế - xã hội và môi trường, trong đó sự hiểu biết các hệ thống xã hội, kinh tế, sinh thái và mối liên quan phức tạp giữa các hệ thống đó được nâng cao
Trang 23- Đảm bảo phúc lợi xã hội không bị suy giảm
Để thực hiện PTBV cần:
- Sử dụng những tài nguyên tái tạo ở mức độ ít hơn hoặc bằng mức độ tái tạo
- Tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên không tái tạo, tăng cường khả năng thay thế việc sử dụng bằng chính những kết quả của tiến bộ kỹ thuật
Ngày nay thuật ngữ PTBV đã trở thành mốt cho nhiều người, trở thành một công
cụ để tô điểm cho các quan điểm chính trị Tuy nhiên, ngày càng trở nên rõ ràng PTBV thực chất là một mục tiêu và là một khái niệm có tính phân tích trong xây dựng và phát triển các chính sách Tuy nhiên, sự bền vững trong phát triển lại phụ thuộc mạnh mẽ vào tính bền vững của các HST
Cơ sở của sự PTBV đó là:
- Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản đảm bảo sử dụng lâu dài dạng tài nguyên không tái tạo này bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng Đảm bảo việc sử dụng lâu bền các tài nguyên tái tạo bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng làm cho các nguồn tài nguyên đó còn đủ khả năng phục hồi
- Bảo tồn tính đa dạng di truyền của các loài động thực vật trong nuôi trồng cũng như trong tự nhiên
- Duy trì các HST thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng Sức chịu đựng của các HST trên trái đất là có hạn Mọi hoạt động tiến hành trong khả năng chịu đựng của trái đất, tiến hành phục hồi môi trường đã bị suy thoái, giữ cân bằng của các HST
1.2 Vài nét về HST nông nghiệp
1.2.1 Những đặc điểm chung
HSTNN là tổng hợp của sản xuất nông nghiệp, phản ảnh mối tương tác giữa cây trồng, vật nuôi và giữa chúng với môi trường theo các qui luật tự nhiên, tuân thủ theo nguyên tắc là một hệ thống động (luôn luôn biến đổi, vận động và tiến hoá)[4]
Khác với HST tự nhiên được hình thành bởi nhiều loài và có sự cân bằng sinh học giữa các loài, có tính bền vững cao, HSTNN lại thường có ít loài, độc canh với năng suất
Trang 24cao làm suy thoái đa dạng loài; thiếu cân bằng sinh học, thành phần loài không ổn định
và kém bền vững[4]
HST tự nhiên có chu trình vật chất khép kín, được trả lại hầu như toàn bộ khối lượng vật chất hữa cơ và khoáng vô cơ cho đất (Conway, 1985) Các HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người sản phẩm của cây trồng và vật nuôi Trong từng thời điểm, sinh khối của cây trồng vật nuôi được lấy ra khỏi HST, do đó khác với các HST tự nhiên, HSTNN có chu trình vật chất không kép kín, chịu sự tác động rất lớn của con người
HSTNN có các HST phụ như: đồng ruộng cây hàng năm; vườn cây lâu năm hay rừng nông nghiệp; đồng cỏ chăn nuôi; ao cá; khu vực dân cư Trong các HST phụ này, HST đồng ruộng chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất của HSTNN
Bản chất HSTNN là hệ thống sống, bao gồm các thành phần cây trồng vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau Bất kỳ sự thay đổi nào từ thành phần của hệ sinh thái điều có ảnh hưởng đến các thành phần khác Ví dụ như thay đổi loài cây trồng sẽ dẫn tới thay đổi các sinh vật ký sinh, thay đổi đất canh tác… và cuối cùng ảnh hưởng tác động ngược lại cây trồng Chính vì vậy khi nguyên cứu các HSTNN cần dựa trên nguyên
lý hoạt động của hệ thống
Mức độ đa dạng sinh học trong các HSTNN phụ thuộc vào bốn đặc điểm chính của hệ sinh thái nông nghiệp như sau:
- Tính đa dạng thực vật trong và xung quanh các HSTNN
- Tính ổn định của các loại cây trồng khác trong HSTNN
- Mức độ quản lý
- Mức độ cách ly của HSTNN đối với các loài thực vật hoang dã
Các HSTNN có xu hướng ổn định khi có tính đa dạng sinh học cao, càng biệt lập
và áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, các hình thức canh tác truyền thống sẽ càng
có lợi thế do dựa vào các quá trình sinh thái phù hợp với tính đa dạng sinh học cao hơn so với các hệ sinh thái đơn giản, phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch HST đơn giản sẽ rất dễ nhiễu loạn
1.2.2 Những nét chung về HSTNN thành phố Hà Nội
Trang 25Hệ sinh thái nông nghiệp được xác định là các diện tích đất đai được nông dân trồng các cây lương thực, thực phẩm, là nơi nuôi các gia súc, gia cầm và thủy sản Cây lương thực được trồng chính là cây lúa, ngô, khoai, sắn cây thực phẩm gồm đậu, đỗ, lạc
và các loại rau Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nước Do hệ thống thủy lợi ở Hà Nội khá hoàn chỉnh nên ruộng lúa ở đây là lúa nước[8] Hệ sinh thái đồng ruộng Hà Nội chính là hệ sinh thái nông nghiệp hiểu theo định nghĩa chung
Hệ sinh thái đồng ruộng phân bố ở khắp Hà Nội, liên quan chặt chẽ với hệ sinh thái (cư dân) nông thôn Hệ sinh thái nông thôn cùng với hệ sinh thái đồng ruộng tương ứng hình thành nên làng, bản, xã với tên gọi hành chính tương ứng Hệ sinh thái đồng ruộng Hà Nội chủ yếu là ruộng lúa nước nhưng ở các xã thuộc các huyện vùng gò đồi và miền núi ngoài ruộng lúa nước còn có các ruộng (nương) trên cạn[8]
Hệ sinh thái đồng ruộng được xếp loại là hệ sinh thái nhân tạo và có phần trên cạn, vừa có phần dưới nước, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt
và chăn nuôi (cả thủy sản) Hệ sinh thái đồng ruộng có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước tự nhiên hoặc được cải tạo từ các vùng gò đồi
Nền nông nghiệp của Việt Nam có từ lâu đời, các hệ sinh thái đồng ruộng ở Hà Nội được cư dân sống ở đây xây dựng từ lâu đời cùng với lịch sử nền văn minh lúa nước của đồng bằng sông Hồng Hiện nay, các hệ sinh thái này đang được điện khí hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa nhanh, kèm với việc nhập các giống cây trồng, vật nuôi từ các nước xung quanh, kết hợp với việc chọn lọc giống theo khoa học hiện nay nên các cây trồng và vật nuôi truyền thống bản địa đã bị thay thế và mất dần, nay còn rất ít
Hệ sinh thái này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ nên môi trường các loại đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm Các sinh vật hoang dã rất có ích cho sự phát triển của hệ sinh thái này vừa bị khai thác triệt để (chim, cá ) vừa
bị ô nhiễm môi trường nên đa dạng sinh học của chúng bị suy thoái rất nhanh không còn các loài có giá trị nữa[10]
Các điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài hoang dã không có nhiều chủ yếu là các nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Đã thu thập được một số danh sách các loài thuộc sinh vật hoang dã ở đây như sau:
+ Các loài cỏ thường gặp ở ngoại thành Hà Nội
Trang 26+ Các loài cỏ họ hòa thảo thường gặp ở ngoại thành Hà Nội
+ Danh sách các loài cá gặp ở xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì)
+ Danh sách các loài động vật gặp ở xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì)
Một vài nhận xét và đánh giá về ĐDSH
+ Đa dạng sinh học về các loài hoang dã đã bị suy thoái nghiêm trọng do chuyển đổi từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo từ bao đời nay và theo một hướng duy nhất là tiêu diệt hết các loài hoang dã, chỉ tập trung vào chăm sóc loài trồng, nuôi
+ Định hướng sai lầm này cần được khắc phục, đã bắt đầu áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IBM, sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng
+ Việc lạm dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học đã làm cho đất bị ô nhiễm, độ phì giảm nhanh, ngay cả hoạt động tưới tiêu cũng chưa tốt làm lãng phí tài nguyên nước
1.2.3 Hệ sinh thái Nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa
Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó người dân luôn chăm chỉ cần cù và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời nên ở đây vật nuôi, cây trồng rất đa dạng phong phú HSTNN ở đây bao gồm đủ các HST phụ như
ao hồ, vườn cây ăn quả, đồng ruộng, đồng cỏ chăn nuôi và khu vực dân cư, cung cấp một lượng nông sản lớn cho thành phố Hà Nội và các vùng lân cận Tuy nhiên khi bước sang thế kỷ 21 sản xuất nông nghiệp của hai huyện có những thách thức mới khác nhau
Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành cũ, bước vào thế kỷ 21, huyện Từ Liêm đứng trước những vấn đề mới đặt ra, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước được hình thành Các mô hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do quá trình đô thị hóa và các dự án xây dựng Đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, hệ thống thủy lợi nội đồng bị phá vỡ, diện tích đất còn lại chủ yếu nằm xen kẹt trong các khu đô thị, khu quy hoạch nên cây trồng phát triển kém và chỉ được sử dụng trồng các loại rau thời vụ và các giống cây ngắn ngày Nguồn nước tưới bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp làm cho chất lượng nông sản không những
Trang 27được nâng lên mà còn bị đi xuống Thêm vào đó nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, thiếu ổn định, người dân không còn thiết tha với sản xuất nông nghiệp, hiện huyện có tới hơn 100ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp tại Từ Liêm vẫn có những thành tựu nhất định Huyện hình thành các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao theo quy mô nhà lưới ở Tây Tựu, Liên Mạc, trồng cây ăn quả ở Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, nuôi trồng thủy sản ở Trung Văn, Thụy Phương đạt kết quả cao Hiện nay huyện đang tập trung khôi phục lại diện tích cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế cao như các loại cây ăn quả đặc sản, hoa
Huyện Ứng Hòa là một huyện ngoại thành mới được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội
từ ngày 01/08/2008 Hiện vẫn là một huyện thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thời gian gần đây huyện đang tập trung chuyển đổi cơ cấu Nhìn chung phần lớn Ứng Hòa là vùng đồng chiêm trũng, địa hình tương đối bằng phẳng, tuy nhiên
do là giao tuyến của đồng bằng và núi đá vôi nên huyện có 2 thôn nằm trong vùng địa hình núi đá vôi Nằm giữa sông Đáy và sông Nhuệ nên có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu cho hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp chính vì vậy rất thuận tiện cho trồng lúa, cây rau màu và chăn nuôi thủy sản đây là thế mạnh của nông nghiệp huyện mang lại thu nhập chính cho người dân và cung cấp nhiều nông sản cho nội thành
Trang 28Năm 1974, huyện đã bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa Đầu năm 1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thứ với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu về Quận Tây Hồ
Cuối năm 1996, Huyện bàn giao xã Nhân Chính với diện tích đất tự nhiên 160.9
ha và 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân
Từ ngày 30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập Quận Cầu Giấy
Như vậy sau 42 năm thành lập, với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn, huyện đã góp phần thành lập 3 quận mới của Thủ đô, chuyển gần 1/3 diện tích đất tự nhiên và 1/2 dân số ở những vùng kinh tế phát triển về nội thành
Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75.15 km2, dân số trên 550.000 người Trên bản đồ địa lý huyện Từ Liêm nằm ở phía tây - tây bắc Thủ đô, ở vị trí 1060 kinh đông và 21010' vĩ bắc Huyện Từ Liêm tiếp giáp với các quận, huyện:
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ
Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thị xã Hà Đông
Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng
Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm 1 thị trấn Cầu Diễn và 15 xã là Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thụy Phương, Thượng Cát, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương
Trang 29Hình 1: Sơ đồ vị trí huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2.1.2 Huyện Ứng Hòa
Trang 30Ứng Hòa nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai; phía Đông giáp Huyện Phú Xuyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Mỹ Đức
Nằm giữa sông Đáy và sông Nhuệ, huyện Ứng Hòa là cầu nối giữa vùng đồng bằng với vùng rừng núi Hòa Bình, và là tuyến phòng thủ phía Nam của Thủ đô Hà Nội
Diện tích: 186.37km2
Dân số: khoảng 179.900 người (năm 2009)
Huyện Ứng Hòa hiện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Vân Đình
và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội
Trang 31Hình 2: Bản đồ vị trí huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Trang 322.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp kế thừa
Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án trước đây làm cơ sở dữ liệu
để đánh giá sơ bộ diễn biến và hiện trạng đa dạng sinh học các giống cây trồng vật nuôi của 2 khu vực nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa
Kế thừa và hoàn thiện các kỹ thuật phổ biến trong nghiên cứu cũng như phân tích thành phần loài các khu hệ sinh vật tại các hệ sinh thái nông nghiệp
Sử dụng để tổng hợp, thống kê các kết quả nghiên cứu liên quan ở các hệ sinh thái nông nghiệp tại các khu vực nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có hoặc điều tra mới, sau đó dùng thống kê toán học để nhận xét quy luật biến thiên về thành phần loài, về sự thay đổi các yếu tố môi trường tại khu vực nghiên cứu, từ đó cho phép dự đoán được hướng cũng như kết quả cụ thể của sự thay đổi trong tương lai
2.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
Tiến hành khảo sát trên thực địa theo các mốc thời gian khác nhau trong năm để khảo sát, điều tra, thu thập mẫu vật, bổ sung, cập nhật số liệu về đa dạng sinh học và đặc điểm một số yếu tố môi trường cơ bản
Đợt 1:
14/06/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Ứng Hòa
Hướng điều tra: Thị trấn Vân Đình - Liên Bạt - Hoa Sơn - Viên Nội - Đồng Tiến 19/07/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Từ Liêm
Hướng điều tra: Thị trấn Cầu Diễn - Minh Khai - Xuân Phương - Tây Mỗ - Mễ Trì
- Xuân Đỉnh
Đợt 2:
17/10/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Ứng Hòa
Hướng điều tra: Phương Tú - Trung Tú - Đồng Tân - Trầm Lộng - Hòa Lâm - Vạn Thái
Trang 3308/11/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Từ Liêm
Hướng điều tra: Đông Ngạc - Thụy Phương - Liên Mạc - Tây Tựu - Thượng Cát - Minh Khai
2.2.4 Phương pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ
Thực hiện việc điều tra, tham vấn nhân dân vùng nghiên cứu bằng phiếu điều tra hoặc bảng hỏi, liên hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
để xin cung cấp số liệu, thông tin về những vấn đề có liên quan đến các nội dung nghiên cứu
2.2.5 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - PRA
Phương pháp này được thực hiện cùng với một nhóm các hộ dân ở cùng một thôn/xóm
Dựa trên các thông tin thu thập từ trước qua internet, sách báo tiến hành quan sát trực tiếp địa phương và phỏng vấn các cán bộ huyện và nông dân địa phương để tìm hiểu thêm những thông tin về giống đặc sản, truyền thống
Nhờ sự phối hợp của cán bộ và người dân địa phương để thu thập được các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
Trang 34Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Từ Liêm và Ứng Hoà
3.1.1 Huyện Từ Liêm
Địa danh Từ Liêm xuất hiện và đã trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện từ thế kỉ thứ 7 Như vậy là huyện Từ Liêm đã có cộng đồng dân cư sinh sống từ lâu đời và mảnh đất này vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội, gắn bó chặt chẽ với kinh thành Thăng Long
Từ xưa Từ Liêm đã có đường giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện Phía bắc có sông Hồng và hai nhánh là sông Tô và sông Nhuệ chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuyền
bè đi lại tấp nập thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế Đường bộ có quốc lộ 32 đi Sơn Tây, đường 70 (Hà Đông - Thượng Cát), đường 23 (Yên Phụ - Chèm), đường 65 (Nhật Tân - Ngã Tư Sở), đường 69 (Dịch Vọng - Chèm) Nay có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch: đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài Đường Láng - Hoà Lạc (Trần Duy Hưng) Đường đê hữu ngạn sông Hồng đi Sơn Tây
Về địa hình, Từ Liêm là vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0 - 6,5m Phần đất cao nhất tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,0-11,0m, thấp nhất là vùng ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các
hồ ao trũng Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước, tránh tình trạng úng ngập cục bộ Tuy nhiên trong khoảng hai thập kỉ gần đây do quá trình đô thị hóa nhanh của thủ đô Hà Nội về phía tây nên phần lớn các ao, hồ, ruộng đã được san lấp để thực hiện các dự án
Với vị trí và địa hình như vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ Chính vì vậy, mặc dù sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi song để sử dụng hiệu quả nguồn lực, lợi thế
so sánh về vị trí địa lý thì nông nghiệp không phải là mũi nhọn của vùng Tuy nhiên, nông nghiệp của vùng sẽ phát triển gắn với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhằm đạt tới tối
đa hiệu quả nguồn lực Do vậy cần có sự quy hoạch, bố trí sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu, lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp gắn với cơ
Trang 35sở hạ tầng mới, ngành du lịch, dịch vụ, tận dụng lợi thế so sánh về thương mại, khoa học công nghệ chuyển giao của vùng
Hiện nay huyện Từ Liêm không còn xem là một huyện nông nghiệp thuần nữa mà chủ trương của huyện đã chuyển sang phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp Diện tích dùng cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp thu hẹp dần
Một vài thông số về sản xuất nông lâm ngư nghiệp huyện Từ Liêm như sau:
Diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp 3417ha (2007)
Giá trị sản xuất nông nghiệp 210 tỷ đồng VN (2007)
Sản lượng cây có hạt 8733 tấn, riêng lúa 8598 tấn (2007)
Diện tích trồng rau 922ha, sản lượng 19.758 tấn (2007)
Diện tích trồng hoa 1268ha, giá trị 115.518 triệu đồng (2007)
Lợn (2007) 10.962 con
Trâu (2007) 277 con
Bò (2007) 805 con
Gia cầm (2007) 48.512 con riêng gà 30.378 con
Dân số nông thôn (2007) 272.400 người
Thực trạng phát triển nông nghiệp Từ Liêm trong những năm trở lại đây:
Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành lâu đời của thành phố Hà Nội gắn bó chặt chẽ với kinh tế xã hội của Hà Nội Từ một huyện nông nghiệp đang chuyển dịch sang một huyện công nghiệp và thương mại Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp Nền nông nghiệp truyền thống đang dần bị thay thế bởi các giống cây con nhập nội, đổi mới công nghệ, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất Công nghệ sinh học, điện khí hóa, hóa học hóa, sản xuất thâm canh, trồng nhà kính [12]
Hậu quả của các quá trình đô thị hóa đã làm cho huyện Từ Liêm nhanh chóng mất chức năng huyện ngoại thành, sản xuất lương thực thực phẩm cho nội thành
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm đang bị thu hẹp dần và diện tích đất sản xuất nông nghiệp từng ngày bị xâm lấn dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa Trong khi đó, nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa tìm được mô hình,
Trang 36hướng đi mang tính chiến lược nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Thêm vào đó nguồn thu từ nông nghiệp không ổn định, không còn thu hút được nhân dân trong huyện Tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn mang nhiều tự phát, cơ quan hành chính nặng về quản lý mà lơ là về tổ chức Vì vậy không kích thích sự sáng tạo, tìm tòi và chuyển đổi mô hình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp Có thể thấy rằng sự phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở huyện Từ Liêm có phần cứng nhắc, thực hiện theo kế hoạch mà không mang nhiều nét sáng tạo Chính vì vậy, nền nông nghiệp sinh thái đang phát triển ở Từ Liêm không có được nét hài hòa uyển chuyển Là một huyện ngoại thành phát triển nhất, Từ Liêm có thể là mô hình phát triển cho các huyện ngoại thành khác Do đó, trong thời gian tới cần thiết phải có sự quan tâm hơn nữa cho phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái ở Từ Liêm để rút ra những bài học thiết yếu cho các quận, huyện phát triển sau này[12]
Thực trạng phân vùng sản xuất nông nghiệp[23]
Xét tính chất địa lý - sinh thái kinh tế - xã hội, huyện Từ Liêm đã hình thành 3 vùng khá rõ nét:
Vùng 1: Diện tích: 2.015,97 ha, chiếm 26,76% diện tích toàn huyện
Bao gồm:
Thị trấn Cầu Diễn
03 xã phía Đông bắc (Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế)
01 xã phía Đông nam (Trung Văn)
Các xã này đều giáp ranh nội thành Cơ cấu kinh tế của vùng 1 theo mô hình: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nông nghiệp
Số hộ nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, hộ thuần nông chỉ còn 10% Trong cơ cấu thu nhập của hộ, tỉ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 10 - 20%
Đây là vùng tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp của Trung ương và thành phố, đặc biệt có 02 khu công nghiệp tập trung của Hà Nội là khu Cầu Diễn - Mai Dịch và khu Chèm Cũng ở đây, tập trung nhiều làng nghề cổ truyền, đã và đang hoạt động mạnh mẽ
Đó là những làng nghề thêu, den, dệt thảm, đan mây song, tre, lá cọ, lá buông và trồng hoa của Đông Ngạc, làng nghề may mặc xuất khẩu Cổ Nhuế, làng nghề bện dây thừng của Trung Văn, làng nghề bánh mứt kẹo và trồng hồng xiêm thuộc Xuân Đỉnh… Một số
Trang 37sản phẩm truyền thống có số lượng lớn và chất lượng khá cao và đặc sắc như bánh mứt kẹo, bánh bột… đã có thị phần khá lớn ở nội thành thủ đô cũng như nhiều tỉnh trong Nam ngoài Bắc, thậm chí có mặt cả ở nước ngoài
Vùng 1 có diện tích đất nông nghiêp hạn chế, đất canh tác chủ yếu là trồng lúa (phần lớn là thuê lao động), số diện tích còn lại trồng rau và hoa quả Mật độ dân số trong vùng cao nhất huyện, tỷ lệ tăng dân số còn cao, đặc biệt là tăng dân số cơ học là rất lớn, tình hình dân số trong vùng có sự biến động mạnh
Vùng 2: Diện tích: 2.710,36 ha chiếm 35,98% diện tích đất của huyện
Bao gồm 06 xã phía Tây bắc: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Tây Tựu, Minh Khai và Phú Diễn
Vùng 2 là vùng có cốt đất cao và bằng phẳng Diện tích đất nông nghiệp có 1.850
ha, chủ yếu là đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha), có độ màu mỡ cao Hệ thống thuỷ nông tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho sản xuất thâm canh nhiều loại cây trồng Đây là vùng tập trung chủ yếu của huyện về cây ăn quả, rau và hoa (cây ăn quả:
352 ha; cây rau thực phẩm: 305 ha; cây hoa: 4.050 ha)
Vùng này có những nông sản đặc sắc, nổi tiếng như cam Canh, bưởi Diễn, những loại rau gia vị, rau cao cấp và nhiều loại hoa nhập nội mới lạ
Mô hình cơ cấu kinh tế của vùng 2 là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại - dịch vụ Nông nghiệp chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất Tuy hộ nông nghiệp trong vùng chiếm tới 69%, nhưng sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đi vào sản xuất hàng hoá
Vùng 3: Diện tích 2.804,76 ha chiếm 37,24% diện tích toàn huyện
Bao gồm 05 xã: Xuân Phương, Mỹ Đình, Tây Mỗ, Mễ Trì, Đại Mỗ
Vùng 3 có mật độ dân số và tốc độ tăng dân số cơ học khá cao, đứng sau vùng 1
Mô hình cơ cấu kinh tế trong vùng 3 là: nông nghiệp - công nghiệp - thương mại - dịch
vụ Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm gần 60% tổng giá trị sản xuất, số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 70% số hộ trong vùng
Vùng 3 là vùng đất thấp, còn có nhiều ô trũng rải rác tạo nên các hồ đầm Đất vùng này chủ yếu thuộc loại đất thịt nặng hoặc pha sét có độ phì thấp Vùng 3 là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn của huyện, sản phẩm đặc trưng của vùng là lúa đặc sản, thịt lợn, thịt gia cầm và một số thuỷ đặc sản Ngoài sản xuất nông nghiệp,
Trang 38vùng 3 còn phát triển một số ngành nghề thủ công như: làm bún, tráng bánh phở, bánh
đa, làm cốm… Một số nghề cơ khí cũng đạt trình độ cao như sản xuất dụng cụ kim loại
và phụ tùng máy móc
Bảng 1 Đặc điểm 3 vùng kinh tế - sinh thái huyện Từ Liêm
Chỉ tiêu Đông sông Nhuệ Vùng 1 Vùng Tây Bắc Vùng 2 Vùng 3
- Vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thịt (lợn, gia cầm, cá )
- Chế biến thực phẩm (bún bánh phở, cốm…)
- Rèn, cơ khí
7 Mô hình kinh tế
Công nghiệp - thương mại, dịch
vụ - nông nghiệp
Nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ
Nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch
- Có nhiều người thành đạt, định cư
ở nhiều địa phương trong và ngoài nước
- Có mức thu nhập cao
- Nhạy bén tiếp thu công nghệ sản xuất nông nghiệp
- Sớm chuyển đổi
cơ cấu cây trồng
- Mức thu nhập khá
- Có truyền thống thâm canh sản xuất lúa và chăn nuôi lợn
- Có nghề cổ truyền sản xuất bún, bánh phở, cốm
- Mức thu nhập thấp
- Có một số hộ có trình độ sản xuất
đồ cơ khí cao cấp
9 Yếu tố hạn chế
- Đất chật người đông
- Đô thị hoá nhanh, thiếu trật tự quy
- Chưa phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch
vụ
- Chưa chuyển đổi
cơ cấu cây trồng mạnh
- Chưa phát triển
Trang 39hoạch
- Trật tự an toàn
XH phức tạp
ngành nghề
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm)
Vùng 1 là vùng chịu ảnh hưởng lớn của sự đô thị hóa, buộc phải canh tác trên những mảnh đất kẹt nông nghiệp Tuy nhiên, mô hình cây cảnh và các cây trồng giá trị, hiệu quả kinh tế cao đã được phát triển ở đây vì vậy nông nghiệp vùng 1 đóng góp không nhỏ cho ngành nông nghiệp của vùng
Vùng 2 và vùng 3 có hơi chậm phát triển hơn, nhưng có khả năng tập trung sản xuất nông nghiệp cao hơn Đặc biệt, vùng 3 rơi vào quy hoạch quốc gia vì vậy một số xã được quy hoạch diện tích không gian xanh cho Thủ đô
Nhìn chung, mỗi vùng đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp riêng, có những đặc sản riêng và hệ sinh thái cũng có nhiều điểm không giống nhau Vì vậy có thể phát triển theo đặc trưng của các vùng Nhưng cũng cần nhìn nhận rõ lại rằng, những xã có tốc
đô đô thị hóa nhanh rõ ràng đã vấp phải những mâu thuẫn trong đô thị hóa và phát triển nông nghiệp, sinh thái tự nhiên đã bị tàn phá và biến đổi thảm hại Cùng trong địa giới một huyện, với điểm xuất phát như nhau nhưng giờ đây dưới sự đô thị hóa bức tranh toàn cảnh của huyện đã có những chấm phá Chỉ còn vùng 2 và một số xã của vùng 3 là còn giữ được nét sinh thái hài hòa của mình Chính vì thế, trong thời gian tới cần phải tạo dựng lại khung cảnh sinh thái cho các khu vực đô thị hóa đồng thời dự báo khả năng đô thị hóa và xây dựng ngay khu sinh thái của khu vực chưa phải chịu ảnh hưởng lớn của sự
đô thị hóa
Thực trạng phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp ở Từ Liêm[23]
Huyện Từ Liêm nằm trong hệ thống cấu trúc địa chất của Hà Nội với địa hình đồng bằng rất bằng phẳng, được bồi tích đất phù sa dày, bề dày của phù sa đệ tứ trung bình là 90-120m Nơi đây dân cư sống đông đúc, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, đã được khai thác và sử dụng từ lâu đời Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng Do đó, huyện Từ Liêm thuộc trong vùng đất cao của
Hà Nội, tích chứa nhiều phù sa, rất thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau
Trang 40Tính đến năm 2006, đất nông nghiệp toàn huyện chỉ còn có 3.448,59 ha chiếm 45,8% diện tích đất tự nhiên Trong đó, đất trồng lúa 2.385 ha, đất trồng rau màu 975 ha, đất trồng hoa, cây cảnh 1282 ha, diện tích cây ăn quả 517 ha và mặt nước cho nuôi trồng thủy sản 132 ha Diện tích sản xuất tập trung 320 ha Đi sâu phân tích sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chủ lực sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát hơn
về thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm
Đối với cây lúa, nếu như năm 2001 trên địa bàn huyện có 4973 ha thì đến năm
2006 chỉ còn 2385 ha, giảm tới 2588 ha (giảm hơn một nửa) Trong đó, có những xã như
Mỹ Đình, Thụy Phương, Đông Ngạc… hầu như không còn đất trồng lúa Ngược lại, đối với rau các loại, mặc dù phải chịu áp lực rất mạnh của quá trình đô thị hóa, nhưng diện tích đất trồng rau từ năm 2001 đến nay trên địa bàn toàn huyện hầu như không giảm mà thường xuyên bình ổn ở con số từ 900 - 1000ha Đặc biệt ở một số xã có vùng đất giàu dinh dưỡng như Minh Khai, Tây Tựu, Liên Mạc có thể dành từ 200 - 300 ha cho trồng rau Điều này cũng thể hiện một xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính tự nhiên từ các loại cây trồng có giá trị thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao, phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của nhân dân nội thành, đồng thời tạo cơ sở để có thể hình thành các vùng chuyên canh
Đối với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng bị giảm mạnh, từ 240ha năm
2001 xuống còn 132ha vào năm 2006 Điều đó cho chúng ta thấy rõ, diện tích ao, hồ bị san lấp dành đất cho các dự án đầu tư KCN, khu đô thị và các công trình công cộng trên địa bàn huyện là khá lớn Quá trình này sẽ vẫn còn tiếp tục và chắc chắn sẽ còn tác động mạnh đến tình trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm tiếp theo,