Hệ sinh thái Nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 26)

Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó ngƣời dân luôn chăm chỉ cần cù và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời nên ở đây vật nuôi, cây trồng rất đa dạng phong phú. HSTNN ở đây bao gồm đủ các HST phụ nhƣ ao hồ, vƣờn cây ăn quả, đồng ruộng, đồng cỏ chăn nuôi và khu vực dân cƣ, cung cấp một lƣợng nông sản lớn cho thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Tuy nhiên khi bƣớc sang thế kỷ 21 sản xuất nông nghiệp của hai huyện có những thách thức mới khác nhau.

Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành cũ, bƣớc vào thế kỷ 21, huyện Từ Liêm đứng trƣớc những vấn đề mới đặt ra, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bƣớc đƣợc hình thành. Các mô hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do quá trình đô thị hóa và các dự án xây dựng. Đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, hệ thống thủy lợi nội đồng bị phá vỡ, diện tích đất còn lại chủ yếu nằm xen kẹt trong các khu đô thị, khu quy hoạch nên cây trồng phát triển kém và chỉ đƣợc sử dụng trồng các loại rau thời vụ và các giống cây ngắn ngày. Nguồn nƣớc tƣới bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp làm cho chất lƣợng nông sản không những

đƣợc nâng lên mà còn bị đi xuống. Thêm vào đó nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, thiếu ổn định, ngƣời dân không còn thiết tha với sản xuất nông nghiệp, hiện huyện có tới hơn 100ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp tại Từ Liêm vẫn có những thành tựu nhất định. Huyện hình thành các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao theo quy mô nhà lƣới ở Tây Tựu, Liên Mạc, trồng cây ăn quả ở Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phƣơng, nuôi trồng thủy sản ở Trung Văn, Thụy Phƣơng... đạt kết quả cao. Hiện nay huyện đang tập trung khôi phục lại diện tích cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế cao nhƣ các loại cây ăn quả đặc sản, hoa...

Huyện Ứng Hòa là một huyện ngoại thành mới đƣợc sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/08/2008. Hiện vẫn là một huyện thuần nông, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thời gian gần đây huyện đang tập trung chuyển đổi cơ cấu. Nhìn chung phần lớn Ứng Hòa là vùng đồng chiêm trũng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, tuy nhiên do là giao tuyến của đồng bằng và núi đá vôi nên huyện có 2 thôn nằm trong vùng địa hình núi đá vôi. Nằm giữa sông Đáy và sông Nhuệ nên có hệ thống thủy lợi tƣơng đối hoàn chỉnh tƣới tiêu cho hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp... chính vì vậy rất thuận tiện cho trồng lúa, cây rau màu và chăn nuôi thủy sản... đây là thế mạnh của nông nghiệp huyện mang lại thu nhập chính cho ngƣời dân và cung cấp nhiều nông sản cho nội thành Hà Nội.

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Huyện Từ Liêm

Huyện Từ Liêm đƣợc thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phƣợng - tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây); Huyện đƣợc thành lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số 12 vạn ngƣời.

Năm 1974, huyện đã bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa. Đầu năm 1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thứ với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu về Quận Tây Hồ.

Cuối năm 1996, Huyện bàn giao xã Nhân Chính với diện tích đất tự nhiên 160.9 ha và 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân.

Từ ngày 30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập Quận Cầu Giấy.

Nhƣ vậy sau 42 năm thành lập, với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn, huyện đã góp phần thành lập 3 quận mới của Thủ đô, chuyển gần 1/3 diện tích đất tự nhiên và 1/2 dân số ở những vùng kinh tế phát triển về nội thành.

Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75.15 km2, dân số trên 550.000 ngƣời. Trên bản đồ địa lý huyện Từ Liêm nằm ở phía tây - tây bắc Thủ đô, ở vị trí 1060 kinh đông và 21010' vĩ bắc. Huyện Từ Liêm tiếp giáp với các quận, huyện:

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ. Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thị xã Hà Đông.

Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân. Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phƣợng.

Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm 1 thị trấn Cầu Diễn và 15 xã là Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thụy Phƣơng, Thƣợng Cát, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phƣơng.

Hình 1: Sơ đồ vị trí huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Ứng Hòa nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chƣơng Mỹ và huyện Thanh Oai; phía Đông giáp Huyện Phú Xuyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.

Nằm giữa sông Đáy và sông Nhuệ, huyện Ứng Hòa là cầu nối giữa vùng đồng bằng với vùng rừng núi Hòa Bình, và là tuyến phòng thủ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.

Diện tích: 186.37km2

Dân số: khoảng 179.900 ngƣời (năm 2009)

Huyện Ứng Hòa hiện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cƣờng, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đƣờng, Liên Bạt, Lƣu Hoàng, Minh Đức, Phù Lƣu, Phƣơng Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dƣơng Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trƣờng Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp kế thừa

Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án trƣớc đây làm cơ sở dữ liệu để đánh giá sơ bộ diễn biến và hiện trạng đa dạng sinh học các giống cây trồng vật nuôi của 2 khu vực nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa.

Kế thừa và hoàn thiện các kỹ thuật phổ biến trong nghiên cứu cũng nhƣ phân tích thành phần loài các khu hệ sinh vật tại các hệ sinh thái nông nghiệp.

Sử dụng để tổng hợp, thống kê các kết quả nghiên cứu liên quan ở các hệ sinh thái nông nghiệp tại các khu vực nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có hoặc điều tra mới, sau đó dùng thống kê toán học để nhận xét quy luật biến thiên về thành phần loài, về sự thay đổi các yếu tố môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu, từ đó cho phép dự đoán đƣợc hƣớng cũng nhƣ kết quả cụ thể của sự thay đổi trong tƣơng lai.

2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

Tiến hành khảo sát trên thực địa theo các mốc thời gian khác nhau trong năm để khảo sát, điều tra, thu thập mẫu vật, bổ sung, cập nhật số liệu... về đa dạng sinh học và đặc điểm một số yếu tố môi trƣờng cơ bản.

Đợt 1:

14/06/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Ứng Hòa.

Hƣớng điều tra: Thị trấn Vân Đình - Liên Bạt - Hoa Sơn - Viên Nội - Đồng Tiến. 19/07/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Từ Liêm.

Hƣớng điều tra: Thị trấn Cầu Diễn - Minh Khai - Xuân Phƣơng - Tây Mỗ - Mễ Trì - Xuân Đỉnh.

Đợt 2:

17/10/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Ứng Hòa.

Hƣớng điều tra: Phƣơng Tú - Trung Tú - Đồng Tân - Trầm Lộng - Hòa Lâm - Vạn Thái.

08/11/2011, tiến hành khảo sát tại huyện Từ Liêm.

Hƣớng điều tra: Đông Ngạc - Thụy Phƣơng - Liên Mạc - Tây Tựu - Thƣợng Cát - Minh Khai.

2.2.4. Phương pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ

Thực hiện việc điều tra, tham vấn nhân dân vùng nghiên cứu bằng phiếu điều tra hoặc bảng hỏi, liên hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để xin cung cấp số liệu, thông tin về những vấn đề có liên quan đến các nội dung nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - PRA

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện cùng với một nhóm các hộ dân ở cùng một thôn/xóm

Dựa trên các thông tin thu thập từ trƣớc qua internet, sách báo... tiến hành quan sát trực tiếp địa phƣơng và phỏng vấn các cán bộ huyện và nông dân địa phƣơng để tìm hiểu thêm những thông tin về giống đặc sản, truyền thống.

Nhờ sự phối hợp của cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng để thu thập đƣợc các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Sơ lƣợc đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Từ Liêm và Ứng Hoà

3.1.1. Huyện Từ Liêm

Địa danh Từ Liêm xuất hiện và đã trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện từ thế kỉ thứ 7. Nhƣ vậy là huyện Từ Liêm đã có cộng đồng dân cƣ sinh sống từ lâu đời và mảnh đất này vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội, gắn bó chặt chẽ với kinh thành Thăng Long.

Từ xƣa Từ Liêm đã có đƣờng giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện. Phía bắc có sông Hồng và hai nhánh là sông Tô và sông Nhuệ chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuyền bè đi lại tấp nập thuận lợi cho giao thƣơng phát triển kinh tế. Đƣờng bộ có quốc lộ 32 đi Sơn Tây, đƣờng 70 (Hà Đông - Thƣợng Cát), đƣờng 23 (Yên Phụ - Chèm), đƣờng 65 (Nhật Tân - Ngã Tƣ Sở), đƣờng 69 (Dịch Vọng - Chèm). Nay có nhiều tuyến đƣờng giao thông huyết mạch: đƣờng Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài. Đƣờng Láng - Hoà Lạc (Trần Duy Hƣng). Đƣờng đê hữu ngạn sông Hồng đi Sơn Tây...

Về địa hình, Từ Liêm là vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ. Địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0 - 6,5m. Phần đất cao nhất tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,0-11,0m, thấp nhất là vùng ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam. Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các hồ ao trũng. Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhƣng cần phải lƣu ý trong quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nƣớc, tránh tình trạng úng ngập cục bộ. Tuy nhiên trong khoảng hai thập kỉ gần đây do quá trình đô thị hóa nhanh của thủ đô Hà Nội về phía tây nên phần lớn các ao, hồ, ruộng đã đƣợc san lấp để thực hiện các dự án.

Với vị trí và địa hình nhƣ vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cƣ đô thị, trong phát triển thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ. Chính vì vậy, mặc dù sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều thuận lợi song để sử dụng hiệu quả nguồn lực, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thì nông nghiệp không phải là mũi nhọn của vùng. Tuy nhiên, nông nghiệp của vùng sẽ phát triển gắn với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhằm đạt tới tối đa hiệu quả nguồn lực. Do vậy cần có sự quy hoạch, bố trí sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu, lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp gắn với cơ

sở hạ tầng mới, ngành du lịch, dịch vụ, tận dụng lợi thế so sánh về thƣơng mại, khoa học công nghệ chuyển giao của vùng.

Hiện nay huyện Từ Liêm không còn xem là một huyện nông nghiệp thuần nữa mà chủ trƣơng của huyện đã chuyển sang phát triển thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp. Diện tích dùng cho sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp thu hẹp dần.

Một vài thông số về sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp huyện Từ Liêm nhƣ sau: Diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp 3417ha (2007)

Giá trị sản xuất nông nghiệp 210 tỷ đồng VN (2007) Sản lƣợng cây có hạt 8733 tấn, riêng lúa 8598 tấn (2007) Diện tích trồng rau 922ha, sản lƣợng 19.758 tấn (2007) Diện tích trồng hoa 1268ha, giá trị 115.518 triệu đồng (2007) Lợn (2007) 10.962 con

Trâu (2007) 277 con Bò (2007) 805 con

Gia cầm (2007) 48.512 con. riêng gà 30.378 con Dân số nông thôn (2007) 272.400 ngƣời

Thực trạng phát triển nông nghiệp Từ Liêm trong những năm trở lại đây:

Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành lâu đời của thành phố Hà Nội gắn bó chặt chẽ với kinh tế xã hội của Hà Nội. Từ một huyện nông nghiệp đang chuyển dịch sang một huyện công nghiệp và thƣơng mại. Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nền nông nghiệp truyền thống đang dần bị thay thế bởi các giống cây con nhập nội, đổi mới công nghệ, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Công nghệ sinh học, điện khí hóa, hóa học hóa, sản xuất thâm canh, trồng nhà kính...[12].

Hậu quả của các quá trình đô thị hóa đã làm cho huyện Từ Liêm nhanh chóng mất chức năng huyện ngoại thành, sản xuất lƣơng thực thực phẩm cho nội thành.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm đang bị thu hẹp dần và diện tích đất sản xuất nông nghiệp từng ngày bị xâm lấn dƣới ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa tìm đƣợc mô hình,

hƣớng đi mang tính chiến lƣợc nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó nguồn thu từ nông nghiệp không ổn định, không còn thu hút đƣợc nhân dân trong huyện. Tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn mang nhiều tự phát, cơ quan hành chính nặng về quản lý mà lơ là về tổ chức. Vì vậy không kích thích sự sáng tạo, tìm tòi và chuyển đổi mô hình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp. Có thể thấy rằng sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở huyện Từ Liêm có phần cứng nhắc, thực hiện theo kế hoạch mà không mang nhiều nét sáng tạo. Chính vì vậy, nền nông nghiệp sinh thái đang phát triển ở Từ Liêm không có đƣợc nét hài hòa uyển chuyển. Là một huyện ngoại thành phát triển nhất, Từ Liêm có thể là mô hình phát triển cho các huyện ngoại thành khác. Do đó, trong thời gian tới cần thiết phải có sự quan tâm hơn nữa cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng sinh thái ở Từ Liêm để rút ra những bài học thiết yếu cho các quận, huyện phát triển sau này[12].

Thực trạng phân vùng sản xuất nông nghiệp[23].

Xét tính chất địa lý - sinh thái kinh tế - xã hội, huyện Từ Liêm đã hình thành 3 vùng khá rõ nét:

Vùng 1: Diện tích: 2.015,97 ha, chiếm 26,76% diện tích toàn huyện.

Bao gồm:

Thị trấn Cầu Diễn

03 xã phía Đông bắc (Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế) 01 xã phía Đông nam (Trung Văn)

Các xã này đều giáp ranh nội thành. Cơ cấu kinh tế của vùng 1 theo mô hình: công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ - nông nghiệp.

Số hộ nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, hộ thuần nông chỉ còn 10%. Trong cơ cấu thu nhập của hộ, tỉ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 10 - 20%.

Đây là vùng tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp của Trung ƣơng và thành phố, đặc

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)