Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 79 - 82)

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa theo đúng mục tiêu đã xác định, vai trò tạo hành lang, môi trƣờng của các chính sách kinh tế của nhà nƣớc là vô cùng quan trọng. Yêu cầu đối với các chính sách là phải đƣợc ban hành với nội dung phù hợp, đúng đắn, đồng bộ và kịp thời để thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu. Bên cạnh đó, các chính sách phải đƣợc thực thi nghiêm túc, có kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt trong khâu tổ chức chỉ đạo phối hợp thực thi chính sách cũng phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các ban ngành, tránh phiền hà, khó khăn cho cơ quan thực hiện và ngƣời nông dân. Các chính sách chủ yếu có liên quan đến phat triển kinh tế nông nghiệp Từ Liêm theo hƣớng sinh thái bao gồm chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, và chính sách phát triển thị trƣờng. Các giải pháp cho các chính sách này nhƣ sau:

(1) Chính sách đất đai:

Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp là nhân tố cản trở đầu tiên đến chuyển dịch cơ cấu do đó cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát chuyển nhƣợng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phƣơng án dồn điền, đổi thửa. Kinh nghiệm thành công ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng nhƣ Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam cho thấy muốn dồn điền, đổi thửa thành công phải đảm bảo dân chủ, công khai, nhƣng không thể thiếu vắng vai trò của chính quyền xã. Do đó, chính quyền các huyện, xã cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện phƣơng án này theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thoả thuận”. Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa, Thành phố cần có chủ trƣơng, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v..) cho các huyện, xã thực hiện. Đồng thời, cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các tỉnh thực hiện thành công nhƣ Hà Tây, Thanh Hoá theo phƣơng pháp “rút bù” diện tích trong thực hiện dồn điền đổi thửa.

- Chính sách hỗ trợ huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng

Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng sinh thái cần phải chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang các mục đích đó. Vì vậy, sẽ có một số hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không giải quyết các vấn đề nảy sinh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ khó khăn. Việc xây dựng các khu công nghiệp lớn đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác của nông dân. Tuy nhiên, các dự án lớn có nguồn kinh phí khá dồi dào nên việc giải quyết đền bù thuận lợi hơn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình nội bộ xã, thôn, xóm. Đối với các dự án này, với các hộ nông dân bị mất nhiều đất, ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và đời sống thì chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Muốn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị mất đất phải hỗ trợ đào tạo nghề và đƣợc ƣu tiên tuyển dụng trong các chƣơng trình việc làm của Thành phố hay đi xuất khẩu lao động v.v.. hoặc đƣợc ƣu đãi vay vốn để phát triển thêm ngành nghề hoặc tạo lập nghề mới. Nhà nƣớc (Thành phố, huyện) cần có sự hỗ trợ về các mặt để địa phƣơng xử lý tốt các vấn đề này.

- Chính sách đấu giá quyền sử dụng đất lấy vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch:

- Các chính sách đất đai khác

Từng bƣớc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, sớm có những biện pháp xử lý ở những vùng đất tranh chấp. Vận dụng linh hoạt các sách đất đai thích hợp, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn. Kiên quyết xử lý các tình trạng lấn chiếm đất đai, xác định rõ các ranh giới quy hoạch. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất để xây dựng phƣơng án điều chỉnh vùng sản xuất tập trung, trƣớc hết là phƣơng án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa thành phố.

(2) Chính sách tài chính, tín dụng:

- Chính sách thuế: Thực hiện ƣu đãi thuế bằng cách miễn giảm thuế cho các đơn vị sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp theo chế độ hiện hành (miền giảm thuế ví dụ cho các trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi Lúa - Cá - Cây ăn quả trong 5 năm đầu, miễn giảm thuế (và cho vay ƣu đãi) đối với các cơ sở chế biến, tiểu thủ công nghiệp hoặc các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhƣng rất cần cho kinh tế của các huyện. Đầu tƣ tập trung và tăng đầu tƣ trực tiếp cho nông nghiệp đối với khuyến nông và công nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm sản.

- Chính sách tín dụng: Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn nhiều hơn, đơn giản hoá các thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tăng lƣợng vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các cây trồng vật nuôi dài ngày có thời hạn thu hồi vốn lâu, cho vay ƣu đãi để phát triển các phƣơng án sản xuất kết hợp mang tính sinh thái môi trƣờng cao, và da dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân.

(3) Chính sách phát triển thị trƣờng:

- Hỗ trợ phát triển thông tin thị trƣờng: Tăng cƣờng vai trò của các cấp chính quyền về công tác tƣ vấn cho ngƣời sản xuất về thông tin thị trƣờng bằng việc phát triển mạng lƣới công nghệ thông tin xuống các xã để cập nhật thông tin trong nƣớc và quốc tế tới ngƣời sản xuất. Đề nghị Thành phố, huyện, xã hỗ trợ kinh phí cho các hộ nông dân tham gia các hoạt động triển lãm và quảng bá sản phẩm trên thị trƣờng. Đào tạo kiến thức về thị trƣờng cho nông dân, ƣu tiên các vùng hàng hoá tập trung.

- Xúc tiến các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Thu hút các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm bằng cách tạo hành lang pháp chế thuận lợi trong tiêu thụ, thực hiện bình đẳng nhận thức, ứng xử với mọi thành phần kinh tế, khuyến khích mọi hình thức tiêu thụ để khai thông kênh phân phối nhất là đối với các sản phẩm cao cấp, an toàn.

- Tăng cƣờng biện pháp quản lý thị trƣờng: Thực hiện tốt quản lý thị trƣờng đối với cả thị trƣờng đầu vào và đầu ra đặc biệt đối với cây con giống, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y v.v..Có những biện pháp xử lý nghiêm túc đối với hành vi vi phạm quy định thị trƣờng về an toàn thực phẩm.

- Ban hành chính sách bảo hiểm sản xuất và tiêu thụ: Nghiên cứu ban hành chính sách về bảo hiểm sản xuất và bảo hộ bản quyền sản xuất. Xử lý nghiêm khắc những trƣờng hợp vi phạm bản quyền sản xuất nhƣ hàng nhái, hàng giả… Xây dựng mã vạch, thƣơng hiệu cho các sản phẩm an toàn (rau sạch, hoa, quả đặc sản của vùng). Lập quỹ bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 79 - 82)