Giải pháp về khoa học-công nghệ và khuyến nông

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 75)

Thực tế hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo hƣơng sinh thái ở Từ Liêm và Ứng Hòa trong thời gian qua vẫn phát huy hiệu quả không cao do hạn chế về quy mô, cơ cấu vốn đầu tƣ, khó khăn về cơ chế chính sách, năng lực cán bộ, hoặc tâm lý, thói quen và trình độ của ngƣời nông dân trong việc nắm bắt và áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất. Từ việc xác định mũi nhọn về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp Từ Liêm và Ứng Hòa theo hƣớng sinh thái, để khoa học công nghệ thực sự là khâu then chốt trong chuyển dịch cơ cấu, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Các hạng mục đầu tƣ ƣu tiên:

(1) Về loại hình công nghệ cần ƣu tiên đầu tƣ cho công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học, ví dụ công nghệ sản xuất rau an toàn trong nhà lƣới và tƣới bằng nƣớc ngầm qua xử lý, công nghệ sinh học lai tạo chọn lọc giống chất lƣợng, năng suất và khả năng chống chịu môi trƣờng cao, công nghệ vi sinh trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, công nghệ chăn nuôi chất lƣợng cao và xử lý chất thải…

(2) Về loại nông sản chủ yếu cần chỉ đạo tập trung một số sản phẩm chủ yếu cho từng vùng trong từng giai đoạn, trƣớc mắt cho đến 2010 tập trung khẩn trƣơng cho rau sạch ở các xã có khả năng sản xuất. Sau đó cho đến 2015 tập trung cho cây ăn quả và làng sinh thái.

(3) Về lĩnh vực áp dụng công nghệ cần tập trung nghiên cứu và chuyển giao cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch, kiểm tra chất lƣợng về sinh an toàn thực phẩm, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi theo phƣơng thức chăn thả hoặc bán công nghiệp kết hợp xử lý chất thải. Tiếp tục mở rộng tập huấn chuyển giao kỹ thuật áp dụng giống mới và sản xuất sạch.

(4) Về các hạng mục công trình đầu tƣ cho khu nông nghiệp công nghệ cao cần ƣu tiên hoàn thành dứt điểm các công trình nhƣ Trại lơn giống ông bà, Trung tâm kỹ

thuật rau hoa quả, Cơ sở chế biến gia cầm , Nhà máy giết mổ chế biến thực phẩm , Cơ sở chế biến rau quả . Tiếp theo, đẩy nhanh tiến độ lập và thực hiện dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đã có, cơ sở giới thiệu và tiêu thụ nông sản. Cuối cùng, rà soát quy hoạch để bổ sung xây dựng các khu liên hợp sản xuất- chế biến- bảo quản- tiêu thụ có công nghệ cao tại từng vùng sản xuất tập trung.

- Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện

(1) Tăng lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp cho khoa học-công nghệ nông nghiệp để nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, sạch, sinh học vào giải quyết các vấn đề thuộc ba lĩnh vực: Sản xuất- chế biến, xử lý ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc, và kiểm tra chất lƣợng vệ sinh thực phẩm.

(2) Tổng kết các mô hình thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở các huyện ngoại thành nhƣ mô hình trồng rau sạch, mô hình sinh thái gắn kết giữa trồng cây ăn quả với du lịch, mô hình trồng hoa trong nhà lƣới, mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt có sử dụng các biện pháp xử lý phế thải v.v. Từ tổng kết xây dựng các biện pháp để mở rộng mô hình và nâng cao hiệu quả mô hình.

(3) Tăng cƣờng tiềm lực về điều kiện vật chất, trình độ cán bộ và cơ chế chính sách cho các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái. Đó là các Trung tâm rau hoa, quả; Trung tâm giống gia súc, gia cầm, Trung tâm khuyến nông, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các xã. Các trung tâm có thể tiếp nhận và nhân các giống cây trồng, vật nuôi của các cơ sở nghiên cứu của Trung ƣơng hoặc nhập ngoại có hiệu quả kinh tế cao, hoặc liên kết với các đơn vị sản xuất ở các huyện trong việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất.

(4) Xây dựng và thực hiện các chính sách liên doanh liên kết giữa các trung tâm khuyến nông và đơn vị sản xuất địa phƣơng, giữa các cơ sở sản xuất của địa phƣơng với các cơ sở nghiên cứu của Trung ƣơng đóng trên địa bàn (Viện nghiên cứu cây ăn quả, Viện chăn nuôi, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I) nhằm phát huy tiềm năng khoa học công nghệ của từng đơn vị.

(5) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò của khoa học và công nghệ, yêu cầu của an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó, từng ngƣời dân thấy đƣợc việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng sinh thái vừa là yêu cầu phát triển, vừa là sự an toàn, sức khoẻ và tồn tại của

họ trƣớc đòi hỏi khắt khe của kinh tế thị trƣờng. Nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định AFTA, các tổ chức WTO và các hiệp định thƣơng mại song phƣơng khác.

(6) Có những chính sách khuyến khích ngƣời dân sử dụng các công nghệ đặc trƣng của nền nông nghiệp sinh thái nhƣ sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, kể cả các loại thuốc tự chế (bằng gừng và tỏi nhƣ đã triển khai ở Gia Lâm), các loại giống kháng sâu bệnh, các loại phân vi sinh, phân tự chế bằng các chất hữu cơ v.v. Những chính sách khuyến khích đó có thể thực hiện bằng việc đƣa ra các tiêu chí cho vay ƣu đãi, đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng khi thực hiện các biện pháp công nghệ an toàn (giống nhƣ chính sách của chƣơng trình khuyến khích trồng rau sạch Thành phố đã triển khai).

3.4.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu

Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của 2 huyện trong giai đoạn tới theo đúng nhƣ mô hình đã xác định cần phải có lƣợng vốn lớn. Nhƣ vậy, để có đủ lƣợng vốn theo quy hoạch và đảm bảo cơ cấu đầu tƣ với các hạng mục ƣu tiên nhƣ đã xác định trong mô hình, và cũng nhằm khắc phục tồn tại về mặt tiến độ độ cấp phát vốn trong giai đoạn tới, giải pháp về vốn cần chú ý các vấn đề sau:

Đa dạng các nguồn huy động vốn từ nhiều nguồn không chỉ vốn ngân sách, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn tín dụng mà còn khai thác từ tiềm năng của ngƣời sản xuất. Việc huy động vốn trong dân có thể đƣợc thực hiện thông qua các hình thức nhƣ đấu thầu quyền sử dụng đất, tự đầu tƣ trong dân hoặc nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

Các địa phƣơng có thể tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất để huy động vốn phục vụ chuyển đổi cơ cấu (xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất rau sạch v.v..). Khả năng huy động vốn từ nguồn này tăng nhanh chóng khi mở rộng quy mô đô thị, nhiều công trình dự án liên doanh, liên kết sẽ có nhu cầu sử dụng đất vùng ngoại thành. Mặt khác, nhiều chủ trang trại ngoại thành ngày nay hoàn toàn có khả năng tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất, mặt nƣớc hoặc các công trình xí nghiệp v.v để phát triển kinh tế trang trại. Các địa phƣơng có quỹ đất đấu thầu sẽ sử dụng nguồn vốn huy động này phục vụ trực tiếp cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sinh thái.

Các hộ nông dân cũng có thể tự đầu tƣ để phát triển các mô hình sản xuất đã và đang đƣợc hình thành hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến trên cơ sở chuyển đổi đất đai, nguồn lực nhằm tăng quy mô sản xuất. Để thực hiện điều đó, cần tiếp tục nâng

cao khả năng thực hiện các chính sách khuyến khích quá trình tích tụ tập trung ruộng đất ở các xã, tạo hành lang pháp lý cho quá trình thực hiện. Ngoài ra, để huy động tốt vốn tự đầu tƣ trong dân, cần có các hình thức lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu.

Việc huy động tiềm năng trong dân còn có thể thông qua hình thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đối với đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, tuỳ theo điều kiện từng địa phƣơng và đặc điểm của các hoạt động sản xuất cụ thể mà nhà nƣớc các cấp có sự tác động khác nhau. Nhà nƣớc đầu tƣ nhiều hơn ở những nơi nhân dân còn khó khăn, hoặc đối với các hoạt động mang tính phúc lợi và ảnh hƣởng nhiều đến môi trƣờng. Đối với các công trình gắn trực tiếp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ đƣờng giao thông nội đồng, hệ thống đê điều, cầu cống, kênh mƣơng, cải tạo đồng ruộng, nhân dân làm là chính, nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng đóng vai trò hỗ trợ, hƣớng dẫn. Đối với đầu tƣ cho áp dụng khoa học- công nghệ, cần tiếp cận và thực hiện tốt chƣơng trình liên kết 4 nhà: Nhà nƣớc, nhà nông, nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học để thu hút vốn đầu tƣ cho chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp.

Vốn vay từ các ngân hàng địa phƣơng cũng đóng góp phần quan trọng nhằm đa dạng hoá nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp. Thủ tục vay mƣợn mặc dù đã nhanh gọn, tiện lợi hơn trƣớc nhiều nhƣng nguồn vốn từ các ngân hàng đôi khi còn hạn hẹp, một số trƣờng hợp lãi suất đối với nông dân nghèo cũng còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cải thiện. Vì thế, cần hoàn thiện hệ thống tín dụng trên địa bàn đồng thời có sự phối hợp với các ngành chuyên môn của Thành phố và Trung ƣơng nhằm tạo ra môi trƣờng thông thoáng, hấp dẫn đối với ngƣời gửi tiền tạo nguồn vốn cho phát triển. Các ngân hàng có thể nghiên cứu xây dựng chƣơng trình cho vay ƣu đãi đối với vấn đề phát triển nông nghiêp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Đề nghị ngân hàng tăng cƣờng cho vay vốn trung hạn và dài hạn tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tƣ chiều sâu, thực hiện hiện đại hoá cơ sở sản xuất và đổi mới công nghệ. Ngoài ra, để giải quyết các vấn đề vƣớng mắc trong hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cần tăng cƣờng sự tiếp cận giữa các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ nông dân, trƣớc hết là các chủ trang trại và các tổ chức khuyến nông. Ngoài ra, cần tăng cƣờng công tác tƣ vấn giám sát quá trình huy động vốn vay theo các mô hình sinh thái .

Để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cần tạo những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, trong đó có việc phối hợp với Thành phố và Trung ƣơng, phát triển đồng bộ và hiện đại

cơ sở hạ tầng, ƣu tiên cho các khu vực có dự án phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ triển khai thực hiện dự án thuận lợi. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc cải cách hành chính, trong đó quan tâm đến các thủ tục cấp phép, phê duyệt các dự án, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện với các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Để khắc phục hiện tƣợng chậm tiến độ giải ngân đối với vốn ngân sách làm ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ xây dựng, cần chủ động kịp thời xây dựng các kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm cũng nhƣ xây dựng hoàn chỉnh những chƣơng trình, dự án cụ thể, có tính khả thi cao về phát triển nông nghiệp theo các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái để Thành phố và Trung ƣơng xét duyệt đƣợc nhanh chóng. Từ đó, vấn đề giải ngân vốn mới đƣợc thực hiện và việc triển khai các hoạt động nông nghiệp theo quy hoạch phù hợp với tiến độ dự kiến.

Cuối cùng cần cải tiến và hoàn thiện các cơ chế chính sách trong đầu tƣ, tăng tỉ lệ đầu tƣ cho ngoại thành và nông nghiệp, trong đó tăng tỉ lệ đầu tƣ trực tiếp cho khoa học công nghệ, tăng đầu tƣ cho các sản phẩm trọng điểm theo chiều sâu, giảm các thủ tục phiền hà, nhiễu sách trong cấp phát vốn, chống lãng phí, tham ô trong đầu tƣ.

3.4.6. Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa theo đúng mục tiêu đã xác định, vai trò tạo hành lang, môi trƣờng của các chính sách kinh tế của nhà nƣớc là vô cùng quan trọng. Yêu cầu đối với các chính sách là phải đƣợc ban hành với nội dung phù hợp, đúng đắn, đồng bộ và kịp thời để thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu. Bên cạnh đó, các chính sách phải đƣợc thực thi nghiêm túc, có kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt trong khâu tổ chức chỉ đạo phối hợp thực thi chính sách cũng phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các ban ngành, tránh phiền hà, khó khăn cho cơ quan thực hiện và ngƣời nông dân. Các chính sách chủ yếu có liên quan đến phat triển kinh tế nông nghiệp Từ Liêm theo hƣớng sinh thái bao gồm chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, và chính sách phát triển thị trƣờng. Các giải pháp cho các chính sách này nhƣ sau:

(1) Chính sách đất đai:

Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp là nhân tố cản trở đầu tiên đến chuyển dịch cơ cấu do đó cần có sự tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất. Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát chuyển nhƣợng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phƣơng án dồn điền, đổi thửa. Kinh nghiệm thành công ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng nhƣ Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam cho thấy muốn dồn điền, đổi thửa thành công phải đảm bảo dân chủ, công khai, nhƣng không thể thiếu vắng vai trò của chính quyền xã. Do đó, chính quyền các huyện, xã cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện phƣơng án này theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thoả thuận”. Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa, Thành phố cần có chủ trƣơng, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất v.v..) cho các huyện, xã thực hiện. Đồng thời, cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các tỉnh thực hiện thành công nhƣ Hà Tây, Thanh Hoá theo phƣơng pháp “rút bù” diện tích trong thực hiện dồn điền đổi thửa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách hỗ trợ huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng

Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng sinh thái cần phải chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang các mục đích đó. Vì vậy, sẽ có một số hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không giải quyết các vấn đề nảy sinh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ khó khăn. Việc xây dựng các khu công nghiệp lớn đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác của nông dân. Tuy nhiên, các dự án lớn có nguồn kinh phí khá dồi dào nên việc giải quyết đền bù thuận lợi hơn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình nội bộ xã, thôn, xóm. Đối với các dự án này, với các hộ nông dân bị mất nhiều đất, ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và đời sống thì chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Muốn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị mất đất phải hỗ trợ đào tạo nghề và đƣợc ƣu tiên tuyển dụng trong các chƣơng trình việc làm của Thành phố

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 75)