Xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển các giống cây, con truyền thống, đặc

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 68)

sản của Hà Nội.

3.4.1.Giải pháp về quy hoạch sản xuất

Vai trò định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc, mà thể hiện trƣớc hết ở công tác quy hoạch, kế hoạch là vô cùng quan trọng đối với phát triển nông nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch đƣợc xây dựng và triển khai tốt sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển theo đúng mục tiêu đã xác định. Chất lƣợng công tác quy hoạch thể hiện trƣớc hết ở nội dung quy hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, tiêu chí và các biện pháp triển khai thực hiện việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Tiếp theo, quy hoạch phải đƣợc xây dựng kịp thời, mục tiêu và giải pháp phải đồng bộ và mang tính khả thi, đặc biệt phải đảm bảo hạn chế tác động tự phát của quá trình đô thị hoá.

Các quy hoạch, kế hoạch phát triển ở Từ Liêm và Ứng Hòa thời gian vừa qua đã chứa đựng những nội dung và tiêu chí cơ bản của phát triển nông nghiệp Từ Liêm theo hƣớng sinh thái. Tuy nhiên, các nội dung đó về cơ bản mới chỉ có tính chất thí điểm ở những xã nông nghiệp đặc thù, chƣa đƣợc xây dựng trên diện rộng, vì vậy các hoạt động nhằm phát triển nông nghiệp mang sắc thái của nền nông nghiệp sinh thái chƣa đƣợc rõ nét và rộng khắp. Để khắc phục tồn tại này, về mặt phƣơng pháp, cần làm tốt việc rà soát lại các quy hoạch cũ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mô hình thí điểm (vùng hoa, rau sạch, thuỷ sản, các mô hình kết hợp v.v) để tiếp tục điều chỉnh hoặc xây dựng các quy hoạch mới chi tiết, cụ thể và rộng khắp cho các vùng còn tiềm năng (bò sữa, lợn nạc, gà thả vƣờn, du lịch sinh thái v.v.). Các quy hoạch mới này nên đƣợc xác định cho khoảng thời gian dài (15-20 năm) và đƣa vào trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa cho đến 2020. Trong đó, tăng cƣờng mức độ chi tiết, cụ thể cho những kế hoạch trong giai đoạn trƣớc mắt (2008-2015) và tăng tính định hƣớng cho giai

đoạn sau (2015-2020). Thời gian hoàn thành xây dựng các đề án về phát triển các vùng chuyên canh mới ở các vùng tiềm năng cho đến hết 2007 . Trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, trọng tâm là gắn vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc mở rộng vùng nông sản nguyên liệu ra các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh.

Để khắc phục sự yếu kém về chất lƣợng quy hoạch nhƣ thiếu đồng bộ, lộn xộn, thiếu khả thi cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của bộ phận lập kế hoạch từ năng lực của đội ngũ cán bộ trong phƣơng pháp xây dựng kế hoạch, tinh thần trách nhiệm, cho đến việc tăng cƣờng kiểm tra giám sát và tạo các điều kiện hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch nâng cao chất lƣợng. Năng lực của đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có thể đƣợc khắc phục bằng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thông qua các lớp bồi dƣỡng tập tuấn phù hợp với chuyên gia trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài về phƣơng pháp lập kế hoạch. Ý thức trách nhiệm chỉ có thể có đƣợc trên cơ sở đảm bảo chế độ tiền lƣơng và kỷ luật lao động. Để tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát cần phân định rõ chức năng của các sở, ban, ngành và lập lịch biểu kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm. Sau kiểm tra, đánh giá cần có sự đôn đốc và điều chỉnh phù hợp với những biến động thực tế. Các điều kiện hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch có thể là những hỗ trợ về vốn điều tra khảo sát, xây dựng và thẩm định kế hoạch, hoặc hỗ trợ về đầu tƣ cho xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia. Các hỗ trợ này phải đảm bảo thực sự phát huy hiệu quả, chống lãng phí, thông qua việc kiểm tra giám sát chặt chẽ chi tiêu.

Ngoài ra, để khắc phục hiện tƣợng tự phát trong quá trình phát triển đô thị, cần tăng cƣờng sự kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp để phát hiện đầy đủ các hiện tƣợng vi phạm pháp luật trong xây dựng và trật tự đô thị. Quan trọng hơn, các biện pháp xử lý các vi phạm phải thật nghiêm minh.

Hoạt động tiếp theo sau công tác xây dựng quy hoạch là triển khai và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Trong hoạt động này, cần thƣờng xuyên rà soát các điều kiện của quy hoạch để có sự điều tiết theo 2 hƣớng: giữ nguyên các mục tiêu quy hoạch và các mô hình đã đƣợc triển khai, tạo các điều kiện phù hợp với các yêu cầu quy hoạch nếu các điều kiện này có sự thay đổi. Trong trƣờng hợp không tạo đƣợc các điều kiện theo yêu cầu quy hoạch (do quy hoạch không sát thực tế hoặc do có những sự đột biến do tác động của đô thị hoá) thì điều chỉnh mô hình. Tuy nhiên, một số mô hình gắn với việc tạo các

sản phẩm vô hình, có tác động trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái, đến đời sống của đông đảo tầng lớp dân cƣ nhƣ: diện tích trồng cây xanh, diện tích ao, hồ đầm làm nhiệm vụ điều hoà môi trƣờng, diện tích và các hoạt động xử lý ô nhiễm trong sản xuất và đời sống trong các khu công nghiệp và dân cƣ nông thôn cần phải đƣợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt và đƣợc ƣu tiên đặc biệt.

Ngoài ra, trong triển khai thực hiện kế hoạch cũng cần hết sức chú ý đến vấn đề tổ chức, phối hợp, chỉ đạo hoạt động để đảm bảo các kế hoạch đi vào thực tế. Hơn nữa, các chính sách khác của nhà nƣớc về nông nghiệp và nông thôn cần đƣợc ban hành đồng bộ nhƣ chính sách đầu tƣ, chính sách bảo trợ, bảo hiểm khuyến khích sản xuất v..v.. để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đúng các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.

3.4.2. Giải pháp về thị trường

Thị trƣờng là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trƣờng nhƣ thế nào thị bắt buộc ngƣời nông dân phải cung cấp các sản phẩm đó, với điều kiện các sản phẩm này phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên tại nơi thị trƣờng cần. Sản xuất nông nghiệp phải nghĩ ngay đến thị trƣờng và không thể không nói đến thị trƣờng khi lập kế hoạch sản xuất cho bất kỳ một sản phẩm nào của ngành nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp đô thị, giải quyết tốt vấn đề thị trƣờng lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của ngƣời dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và sản phẩm văn hoá tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Nhu cầu này luôn gắn chặt với việc cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lƣợng cao trong một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Nhƣ vậy, muốn bảo tồn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi nói riêng và nông nghiệp của Từ Liêm và Ứng Hòa theo hƣớng sinh thái, đô thị, điều đầu tiên phải nghĩ đến là tạo ra một thị trƣờng tốt để thúc đẩy nhanh chóng quá trình này.

Thị trƣờng cho nông nghiệp 2 huyện trong thời gian qua còn nhiều bất cập về thông tin, kênh tiêu thụ, giá cả, chất lƣợng sản phẩm, về trật tự và quy mô thị trƣờng làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trên góc độ nông nghiệp sinh thái, để giải quyết tốt khâu thị trƣờng cần tập trung vào những giải pháp sau:

Cần tạo những điều kiện để các sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn tiếp cận đƣợc dễ dàng đến tận tay ngƣời tiêu dùng. Thực tế là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng thủ đô đối với

các sản phẩm an toàn nhƣ rau sạch ngày càng tăng nhƣng các điều kiện để đảm bảo gắn kết ngƣời tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu kém. Các điều kiện đó có thể bao gồm: (1) Các kênh thông tin phân biệt sản phẩm sạch làm cho ngƣời tiêu dùng yên tâm, tin tƣởng khi mua hàng, (2) Các kênh tiêu thụ rau sạch thông suốt, đều đặn đến tận các siêu thị, cửa hàng trong thành phố, và (3) Mức giá cả phải hợp lý để vừa đảm bảo lợi ích cho ngƣời sản xuất vừa phù hợp với thu nhập thực tế của ngƣời tiêu dùng.

Để giải quyết vấn đề thông tin đối với rau an toàn, ngƣời sản xuất cần xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm rau sạch, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lƣợng sản phẩm, kết hợp với tổ chức giới thiệu rộng rãi các sản phẩm rau sạch để ngƣời tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm bắt đầu bằng nhãn hiệu, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thƣờng. Việc xây dựng thƣơng hiệu phải đƣợc thực hiện cho tất cả các vùng rau sạch (có thể làm thí điểm), sau đó tổ chức quảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cho dân chúng biết về thƣơng hiệu hàng hoá.

Để kênh tiêu thụ đảm bảo tính thông suốt đều đặn đến tận hệ thống các cửa hàng, siêu thị trong thành phố, việc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ rau sạch và tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ đối với rau an toàn là rất cần thiết. Với hình thức cung ứng này sẽ bảo đảm cung cấp sản phẩm đều đặn và có địa chỉ cụ thể, tạo lập niềm tin. Do vậy, để phát triển sản xuất rau an toàn, bền vững, phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của các hợp tác xã nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống cung ứng. Các hợp tác xã tiêu thụ này đƣợc hình thành ở các vùng rau sạch, làm nhiệm vụ ký kết hợp đồng cung ứng và vận chuyển trực tiếp rau sạch cho các siêu thị và cửa hàng trong Hà Nội. Kết quả điều tra các cửa hàng rau sạch cho thấy các hợp tác xã này phải chú ý nhất đến 3 tiêu chuẩn quan trọng mà nhà tiêu thụ rau cần là giá cả, chất lƣợng và tính đều đặn của việc cung ứng.

Để giải quyết vấn đề giá cả, cần thực hiện trợ giá trong giai đoạn ban đầu khi mới tung ra thị trƣờng đối với các sản phẩm rau sạch có giá thành sản xuất cao, để ngƣời tiêu dùng tiếp cận và quen dần với sản phẩm và kích thích ngƣời sản xuất mở rộng đầu tƣ cho các sản phẩm sạch. Rau sạch là những sản phẩm an toàn, có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao, đƣợc sản xuất ở quy trình kỹ thuật hiện đại đòi hỏi đầu tƣ lớn, dẫn đến giá thành tiêu thụ cao. Điều kiện bảo quản, tiêu thụ cũng đòi hỏi phải đặt ở các siêu thị hoặc cửa hàng có dàn lạnh, để giữ độ tƣơi ngon của sản phẩm. Những điều kiện đó làm tăng khá lớn giá bán lẻ đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng (gấp 2-3 lần so với bán tại ruộng). Trong thời gian

ban đầu khi mới tung rau sạch ra thị trƣờng, giá cả là một khó khăn lớn đối với ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, do đó để chƣơng trình này đạt kết quả tốt, chính sách trợ giá phải đƣợc xây dựng có căn cứ khoa học trên cơ sở điều tra nhu cầu thị trƣờng, khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng, xác định đúng đắn giá thành sản xuất và cung ứng cho từng loại sản phẩm. Chƣơng trình trợ giá cũng phải làm từng bƣớc, thí điểm, thăm dò thị trƣờng để dự tính đƣợc hết các yếu tố phát sinh khi thực hiện trợ giá.

Chất lƣợng và độ an toàn sản phẩm là một vấn đề quan trọng để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm đƣợc dễ dàng. Thực tế không chỉ đối với rau sạch có vấn đề gian dối về chất lƣợng mà các sản phẩm thông thƣờng khác cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, để lập lại trật tự thị trƣờng, phải nâng cao vai trò của luật pháp để xử lý nghiêm túc các trƣờng hợp vi phạm nội quy an toàn thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh cung cấp nông sản cho Hà Nội có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm. Những sự kiểm tra giám sát này phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và nghiêm túc, trong đó tăng cƣờng quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm dịch. Mặt khác, để việc kiểm tra có hiệu quả, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP) một cách rộng rãi cho các loại nông sản phẩm.

Để thị trƣờng tiêu thụ không bị trôi nổi, ứ đọng, nhất là đối với các sản phẩm mới, chƣa quen thuộc với khách hàng hoặc các sản phẩm cao cấp mà ít có thị trƣờng (tôm càng xanh, cá chim trắng, hoa xuất khẩu…), cần làm tốt các việc sau: (1) Tổ chức tốt khâu bao tiêu sản phẩm cho ngƣời nông dân, đặc biệt có thể gắn kết các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức ký hợp đồng trực tiếp với dân cùng đầu tƣ sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đối với các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, cố gắng đầu tƣ xây dựng thành khu liên hợp từ cung cấp nguyên liệu, đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xây dựng mối liên kết 4 nhà (Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), thực hiện tốt QĐ 80/TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tƣớng chính phủ về khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng; (2) rà soát lại quy hoạch để triển khai xây dựng các trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối, hoặc chợ chuyên rau, hoa quả, thịt, cá v.v, các hợp tác xã tiêu thụ ở các vùng chuyên canh, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các khu dân cƣ hoặc công nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hoá; (3) đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ nông sản cho nông dân, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho kinh tế tƣ nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (4) tổ chức tốt

các hoạt động thông tin, tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông dân và các tổ chức kinh doanh nông sản, nâng cao vai trò quản lý của nhà nƣớc trong quảng cáo và môi giới xuất khẩu; (5) Tìm kiếm thị trƣờng và tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu đối với những sản phẩm xuất khẩu. Phƣơng thức có thể sử dụng là liên kết đầu tƣ vốn, công nghệ và bao tiêu sản xuất với những nƣớc thiếu nông sản, học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất hoa và rau của Đà lạt.

3.4.3. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sinh thái. Đây là những yếu tố vật chất tạo nên điều kiện trực tiếp cho sự phát triển của các ngành và vùng kinh tế. Đối với 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, đô thị còn thiếu đồng bộ và thấp so với yêu cầu của một nền nông nghiệp sinh thái ở một vùng kinh tế đặc thù. Trƣớc hết, hệ thống thuỷ lợi chƣa đảm bảo chủ động tiêu nƣớc bẩn và cấp nƣớc sạch cho các vùng kinh tế sinh thái trọng điểm. Mặt khác, hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn và giao thông nội đồng chƣa đáp ứng yêu cầu giao thông dễ dàng thuận tiện đến tận từng vùng sản xuất để kết hợp phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ-du lịch sinh thái. Các hệ thống này tuy đã đƣợc đầu tƣ nhiều và đã đƣợc cải thiện một bƣớc nhƣng vẫn

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)