Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 82 - 86)

Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ. Mặc dù, nguồn nhân lực của 2 huyện nói riêng và Hà Nội nói chung có chất lƣợng cao hơn các địa phƣơng khác, nhƣng vấn đề đào tạo, nâng cao chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn cấp thiết. Những vấn đề cơ bản cần chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sinh thái là:

+ Đối tƣợng đào tạo: Bao gồm những ngƣời sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những ngƣời quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, các cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới đến ngƣời nông dân. Đối tƣợng đào tạo nên bao gồm cả học sinh ở bậc giáo dục phổ thông để chuẩn bị kiến thức cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp sau này nếu nhƣ không thoát ly khỏi địa phƣơng. Ngoài ra, đào tạo nghề phi nông nghiệp (chế biến, tiểu thủ công nghiệp) cho cả những thanh niên đến tuổi lao động không có điều kiện tiếp tục học hành, ở lại địa phƣơng tham gia lao động.

+ Nội dung đào tạo: Trƣớc hết là đào tạo nhận thức cho ngƣời lao động đối với các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững, mà cụ thể là nhận thức

về tầm quan trọng cấp bách của việc phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng sinh thái, đô thị ở tại địa phƣơng, những tác hại về ô nhiễm môi trƣờng và những tác nhân gây ô nhiễm. Tiếp theo là đào tạo các kiến thức có liên quan để nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất nhƣ công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lƣới, công nghệ canh tác có che phủ chống cỏ dại và giữ ẩm v.v.., những kiến thức về kinh tế thị trƣờng, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh v.v.. Các nội dung đào tạo hƣớng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

+ Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3-5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng. Coi trọng hình thức đào tạo qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, tờ rơi...) với các nội dung phù hợp, hoặc tổ chức các hội thi, tổ chức tham quan học hỏi giữa các cơ quan, đơn vị, hoặc sinh hoạt câu lạc bộ khoa học công nghệ. Tranh thủ mời các chuyên gia giỏi trong và ngoài nƣớc đến giảng dạy, tập huấn. Đối với đào tạo nghề, tăng cƣờng đào tạo nghề tại cơ sở và truyền nghề tại gia đình, vừa học vừa làm để phát triển đa dạng các ngành nghề ở địa phƣơng, giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động dôi dƣ trong quá trình đô thị hoá.

+ Nguồn vốn cho đào tạo: Đây là vấn đề nan giải, vì lƣợng ngƣời cần đào tạo lớn, khối lƣợng các nội dung cần đào tạo nhiều, trong khi đó nguồn lực trong dân còn hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, cần giành lƣợng vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo nông dân. Có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, cần lựa chọn những đối tƣợng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nồng cốt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Từ những cá nhân đó, xây dựng thành các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập. Số ngƣời đƣợc học sẽ tăng, vấn đề vốn cho đào tạo sẽ từng bƣớc đƣợc tháo gỡ.

+ Chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và việc làm: Khuyến khích ngƣời lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ bằng cách tạo điều kiện xắp sếp vị trí, việc làm phù hợp sau khi đào tạo, bằng chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng đãi ngộ hợp lý, cung cấp các thông tin

về việc làm và thị trƣờng lao động ở địa phƣơng, phối hợp với thành phố để mở rộng mạng lƣới thông tin tƣ vấn về việc làm, tìm kiếm phát triển thị trƣờng lao động ra bên ngoài, kể cả xuất khẩu lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Nền nông nghiệp ở 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa đƣợc xây dựng từ rất lâu đời, là nền sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng điển hình. Do thuận lợi về đất đai, khí hậu, ngƣời dân ở đây thông minh, sáng tạo nên 2 huyện Từ Liêm và Ứng Hòa hiện nay đƣợc đánh giá là có Đa dạng Sinh học nông nghiệp rất đa dạng và phong phú. Tất cả, hầu nhƣ các cây con nuôi trồng ở Đồng bằng sông Hồng đều gặp ở đây, nền nông nghiệp ở đây rất đầy đủ gồm cả chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

2. Ngƣời dân huyện Từ Liêm và Ứng Hòa đã sở hữu một số nhóm cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản rất có giá trị.

Các giống cây trồng đặc sản nổi tiếng của Từ Liêm: - Cam Canh

- Bƣởi Diễn

- Hồng xiêm Xuân Đỉnh - Tám xoan Mễ Trì

Giống vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Ứng Hòa: vịt cỏ.

Bên cạnh đó một số giống cây trồng truyền thống của huyện nhƣ các giống ổi, giống khoai lang lá hến rất có giá trị cần thiết đƣợc bảo tồn và phát triển.

3. Tuy nhiên tình hình nuôi trồng các giống cây trồng truyền thống, đặc sản trên tại hai huyện trên gặp nhiều khó khăn do các giống nhập nội có năng suất cao, thời gian sinh trƣởng ngắn đang dần thay thế cho các giống truyền thống của huyện. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa đã làm giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, lực lƣợng lao động nông nghiệp cũng dần chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác dẫn đến sự mai một của

một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện nhƣ giống tám xoan Mễ Trì hiện đã không còn nữa...

Kiến nghị

Cần thiết phải điều tra, nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ hơn về Đa dạng Sinh học nông nghiệp truyền thống, bản địa ở đây trong thời gian tới để có biện pháp bảo tồn tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ nông nghiệp và PTNT (1997), Báo cáo về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nước ta hiện nay, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ nông nghiệp và PTNT (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH,NĐH ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Điền (1990), Nông nghiệp các nước đang phát triển Châu Á, Tạp chí nghiên cứu kinh tế thế giới, số 1.

5. Nguyễn Điền (1991), Sản xuất lương thực trên thế giới thế kỷ XX, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4.

6. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

7. Nguyễn Đình Hòe (2007), Nông nghiệp và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Hà Nội. 8. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng

nông nghiệp sinh thái, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Nhã (2001), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1.

10. Nguyễn Trung Quế (2003), Nghiên cứu khái niệm về nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

11. Lƣơng Xuân Quỳ và Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội(2010), Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

13. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội(2000): Báo cáo phát triển kinh tế ngoại thành thủ đô theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2000-2005.

14. Đặng Thanh Sơn (1997), Nền công nghiệp hiện đại, Báo nông nghiệp Việt Nam. 15. Đào Thế Tuấn (2003), Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững, Tạp chí

phát triển nông thôn, năm thứ 4, số 2, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

16. Đào Thế Tuấn (2003), Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 17. Đào Thế Tuấn (2003), Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển nông nghiệp đô thị,

báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở công nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.

18. Lê Đình Thắng (1994), Phát triển sản xuất một số nông sản ở Miền Bắc, Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội.

19. UBND huyện Từ Liêm (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Liêm thời kỳ 2001-2010.

20. UBND huyện Từ Liêm (2010), Niên giám thống kê huyện Từ Liêm, 2001-2006. 21. UBND huyện Từ Liêm (2010), Các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của

huyện Từ Liêm 1997-2006.

22.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội(2010), Tóm tắt báo cáo hội thảo quy hoạch phát triển cây ăn quả Hà Nội tới năm 2010.

23. UBND huyện Từ Liêm (2010), Quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm, thời kỳ 2001- 2010.

24. UBND huyện Từ Liêm (2010), Dự thảo báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm 2010-2020.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)