Mục tiêu cụ thể: • Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng có so sánh với môt thời điểm trong quá khứ và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học đa dạng loài khu hệ động, thực vật tại khu dự t
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Tác giả: - TS Phạm Anh Cường
- ThS Hoàng Thị Thanh Nhàn
- CN Phan Bình Minh
- CN Phan Thị Quỳnh Lê
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Phạm Anh Cường
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS Nguyễn Xuân Dũng
Hà Nội, 2012
Trang 2i
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI x
SHORT SUMMARY xv
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Thông tin về các Công ước quốc tế liên quan đến đề tài 1
1.2 Một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1
1.3 Tính cấp thiết của đề tài 3
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Mục tiêu chung 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
III CÁCH TIẾP CẬN 4
CHƯƠNG 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
I PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8
3.1 Phương pháp nghiên cứu 8
3.2 Tổ chức thực hiện 9
IV SẢN PHẨM 11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ 12
1.1 Quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 12
1.1.1 Quy trình điều tra và khảo sát khu hệ động vật tại khu vực nghiên cứu 12
1.1.2 Quy trình điều tra và khảo sát khu hệ thực vật khu vực nghiên cứu 31
1.2 Điều tra, bổ sung, cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 34
Trang 3ii
1.2.1 Dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ động vật 34
1.2.2 Dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ thực vật 95
1.3 Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tại Cần Giờ 123
1.3.1 Công tác chuẩn bị 123
1.3.2 Biên tập khoa học 123
1.3.3 Thành lập bản đồ nền 128
1.3.4 Tích hợp, phân tích, xử lý tổng hợp các số liệu chuyên môn 131
1.3.5 Lập bản đồ gốc tác giả tổng hợp 131
1.3.6 Biên tập, trình bày bản đồ tổng hợp 136
1.4 Đề xuất danh lục các loài động, thực vật, hệ sinh thái ưu tiên bảo tồn
141 1.4.1 Đề xuất các tiêu chí xác định danh lục các loài động, thực vật, hệ sinh thái ưu tiên bảo tồn 141
1.4.2 Đề xuất Danh lục danh lục các loài động, thực vật, hệ sinh thái ưu tiên bảo tồn 142
II ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ 148
2.1 Phân tích điều kiện kinh tế xã hội tại Cần Giờ 148
2.1.1 Về điều kiện kinh tế 148
2.1.2 Về điều kiện xã hội 149
2.2 Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 150
2.2.1 Nội dung nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư 150
2.2.2 Các hình thức sản xuất trong cộng đồng 150
2.2.3 Vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng 156
2.3 Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 161
2.3.1 Công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ 161
2.3.2 Tình hình nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản 170
2.3.3 Tình hình phát triển du lịch 171
2.3.4 Đô thị hóa 171
2.3.5 Công tác quản lý đa dạng sinh học trong khu vực Cần Giờ 173
III XÁC ĐỊNH CÁC MỐI ĐE DỌA, GÂY TỔN THƯƠNG TỚI ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG KHU VỰC 174
3.1 Các mối đe dọa trực tiếp 174
3.1.1 Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật 174 3.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và sâu bệnh đến đa dạng sinh
Trang 4iii
học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 178
3.1.3 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng công trình công cộng 180
3.1.4 Sự du nhập các loài sinh vật ngoại lai 182
3.2 Các mối đe dọa gián tiếp 183
3.2.1 Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu 183
3.2.2 Gia tăng dân số 186
IV DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ 186
4.1 Hiện trạng biến đổi đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 186
4.1.1 Thực vật 186
4.1.2 Động vật 187
4.2 Dự báo xu thế biến đổi đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 187
4.2.1 Xu thế phát triển kinh tế xã hội của vùng có ảnh hưởng đến sự biến đổi đa dạng sinh học 187
4.2.2 Thực vật 189
4.2.3 Động vật 190
V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2012-2015 191
5.1 Các giải pháp liên quan đến chính sách cho các cơ quan quản lý địa phương 191
5.2 Các giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực 192
5 3 Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật cho các cơ quan quản lý tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 193
5.4 Các giải pháp cho cộng đồng địa phương trong khu vực 193
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 195
I KẾT LUẬN 195
II KIẾN NGHỊ 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
BÁO CÁO KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 207
PHỤ LỤC 211
Trang 5iv
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 TS Phạm Anh Cường Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh
5 CN Phan Bình Minh Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
6 CN Phan Thị Quỳnh Lê Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
7 Ths Phạm Đinh Việt Hồng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
8 TS Hoàng Văn Thắng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường
9 TS Lê Văn Sinh Giám đốc Khu dự trữ sinh quyển Cần
Trang 6KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UBND Uỷ ban Nhân dân
VQG Vườn quốc gia
Trang 7vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Bản đồ Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 6
Hình 2 Các dụng cụ thu mẫu động vật đáy 17
Hình 3 Biểu đồ các nhóm động vật đáy 36
Hình 4 Sơ đồ phân bố của Động vật đáy khu vực Cần Giờ 50
Hình 5 Lát cắt ngang và sơ đồ phân bố của thảm thực vật và một số loài cua qua khu vực Khe Dinh, Lâm Viên, Cần Giờ 54
Hình 6 Tỷ lệ % các Họ cá trong các Bộ 71
Hình 7 Tỷ lệ % các Loài trong các Bộ 72
Hình 8 Cấu trúc thành phần ĐVN khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 91
Hình 9 Số lượng loài ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 91
Hình 10 Cấu trúc mật độ ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 94
Hình 11 Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loài cây 96
Hình 12 Sơ đồ phân bố các hội đòng rừng Sác vùng duyên hải TP.Hồ Chí Minh 98
Hình 13 Cấu trúc thành phần TVN khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 1
Hình 14 Cấu trúc thành phần loài TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 120
Hình 15 Cấu trúc mật độ TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 122
Hình 16 Chú giải nội dung thực vật ngập mặn 125
Hình 17 Chú giải nội dung động vật 126
Hình 18 Chú giải các yếu tố nội dung khác 127
Hình 19 Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 1) 129
Hình 20 Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 2) 129
Hình 21 Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 3) 130
Hình 22 Bản đồ nền khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 4) 130
Hình 23 Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 1) 134
Hình 24 Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 2) 134
Trang 8vii
Hình 25 Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh
3) 135
Hình 26 Sơ đồ suy giải đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 4) 135
Hình 27 Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 1) 137
Hình 28 Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 2) 138
Hình 29 Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 3) 139
Hình 30 Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (mảnh 4) 140
Hình 31 Bản đồ phân vùng Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ 147
Hình 32 Mô hình sản xuất đóng đáy trên sông 151
Hình 33 Tổng giá trị sản lượng của các ngành kinh tế trong huyện 154
Hình 34 Cơ cấu các loại hình sản xuất nông nghiệp năm 2010 155
Hình 35 Sản lượng đánh bắt các loài thủy sản từ 2008 - 2010 1
Hình 36 Giá trị tổng sản lượng (triệu) của 2 nghành Chăn nuôi và Trồng trọt158 Hình 37 Các loại hình khai thác trong ngành thủy sản 159
Hình 38 Các tiểu khu ở Cần Giờ 1
Hình 39 Sơ đồ quản lý Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ 1
Hình 40 Biểu đồ thu nhập của hộ nhận khoán giữ rừng qua các năm 166
Trang 9viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Tổ chức thực hiện đề tài 10
Bảng 2 Độ phong phú tương đối của động vật không xương sống 17
Bảng 3 Phiếu thông tin điều tra các loài chim, thú 24
Bảng 4 Một số dụng cụ và số lượng cần thiết khi điều tra ĐVPD 27
Bảng 5 Biểu đăng k ý vật mẫu và trọng lượng động vật phù du 28
Bảng 6 Biểu đếm số con động vật phù du 29
Bảng 7 Biểu đếm số con động vật phù du lưới phân tầng 29
Bảng 8 Tỷ lệ các bậc phân loại của các nhóm Động vật đáy ở rừng ngập mặn Cần Giờ 35
Bảng 9 Thành phần loài một số nhóm Động vật đáy ở trong và ngoàirừng ngập mặn Cần Giờ 36
Bảng 10 Số lượng loài các nhóm Động vật đáy ở rừng ngập mặn một số khu vực ven biển Việt Nam và lân cận 43
Bảng 11 Tỷ lệ các taxon trong nhóm Brachyura ở rừng ngập mặn Cần Giờ 45
Bảng 12 Phân bố của các loài cua theo tính chất của nền đáy ven biển và rừng ngập mặn Cần Giờ 51
Bảng 13 Danh lục các loài côn trùng ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 55
Bảng 14 Các bộ côn trùng thu được ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2011) 59
Bảng 15 Danh mục các loài cá tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 60
Bảng 16 Các loài cá được ghi trong sách đỏ Việt Nam 70
Bảng 17 Cấu trúc thành phần loài Khu hệ cá Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 70 Bảng 18 Danh sách lưỡng cư khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 72
Bảng 19 So sánh số loài LC ở vùng nghiên cứu với một số vùng đât ngập mặn khác 74
Bảng 20 Danh mục các loài Bò sát ở khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ 75
Bảng 21 So sánh số loài bò sát ở vùng nghiên cứu với một số vùng đât ngập mặn khác 79
Bảng 22 Danh lục các loài chim thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 80
Bảng 23 Các loài thú ghi nhận được ở vùng Cần Giờ 86
Bảng 24 Mật độ ĐVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 92
Bảng 25 Các loài cây ngập mặn chủ yếu 99
Trang 10ix
Bảng 26 Các loài cây tham gia rừng ngập mặn 103
Bảng 27 Các loài cây nhập cư 108
Bảng 28 Mật độ TVN các trạm khảo sát khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 121
Bảng 29 Nội dung bản đồ hiện trạng khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ 132
Bảng 30 Danh lục các loài động vật cần được bảo vệ tại Cần Giờ 142
Bảng 31 Sản lượng chăn nuôi từ các năm 2008- 2010 157
Bảng 32 Sản lượng gieo trồng từ các năm 2008- 2010 158
Bảng 33 Tổng hợp diện tích rừng và số lượng đơn vị, hộ nhận khoán thay đổi trong 11 năm (2000 – 2011) 162
Bảng 34 Số liệu diện tích rừng Đước trồng đã tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh 168
Bảng 35 Diện tích rừng Đước trồng chết tập trung trên diện rộng trong rừng phòng hộ Cần Giờ 170
Bảng 36 Lượng du khách đến Cần Giờ 171
Bảng 37 Diện tích rừng ngập mặn chuyển đổi phục vụ xây dựng các công trình 172
Bảng 38 Thống kê tài nguyên rừng thiệt hại do khai thác rừng trái phép từ năm 2000 đến tháng 8 năm 2011 tại rừng ngập mặn Cần Giờ 175
Bảng 39 Thống kê tư liệu đánh bắt thủy hải sải trên địa bàn huyện Cần Giờ từ năm 2008 – 2010 176
Bảng 40 Thống kê sản lượng thủy hải sản khai thác trên địa bàn huyện Cần Giờ từ năm 2008 – 2010 176
Bảng 41 Bảng thống kê số hộ sản xuất dưới tán rừng năm 2004, 2007, 2011 tại rừng ngập mặn Cần Giờ 177
Bảng 42 Thống kê số lượng du khách tham quan tại huyện Cần Giờ từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2011 177
Bảng 43 Diện tích và số lượng cây rừng thiệt hại do thiên tai từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2011 178
Bảng 44 Mức độ bị hại của rừng đước trồng tại rừng phòng hộ Cần Giờ 179
Bảng 45 Diện tích rừng bị ảnh hưởng do sâu hại ăn lá tại rừng phòng hộ Cần Giờ 179
Bảng 46 Diện tích rừng bị thiệt hại do sâu ăn lá tại các tiểu khu 180
Bảng 47 Thống kê các công trình trong rừng phòng hộ Cần Giờ từ năm 2002 đến năm 2011 181
Bảng 48 Thống kê dân số huyện Cần Giờ từ năm 2008 – 2010 186
Trang 11vi toàn quốc
Mục tiêu cụ thể:
• Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng có so sánh với môt thời điểm trong quá khứ và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học (đa dạng loài) khu hệ động, thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Điều tra, đánh giá và phân loại được các sinh cảnh/hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Xác định được danh lục các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;
• Đề xuất được quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học (đa dạng loài) khu hệ thực vật, động vật;
• Xác định được hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng
và quản lý; và các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý có cơ sở khoa học và
có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đặc biệt chú ý số lượng cá thể, giai đoạn 2010-2015;
• Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dữ liệu, quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái
ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam
2 Nội dung
2.1 Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ động vật và thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông qua việc thu thập số liệu và điều tra khảo sát bổ sung
- Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học động vật và thực vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
- Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng bổ sung, cập nhật
dữ liệu về đa dạng sinh học: thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài động vật trên cạn, dưới nước
Trang 12xi
Khu hệ động vật không xương: động vật đáy, giáp xác, côn trùng;
Khu hệ động vật có xương: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú;
Thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi
- Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng, bổ sung, cập nhật
dữ liệu về đa dạng sinh học về thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài thực vật ngập mặn
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu;
Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn;
Nhóm cây di cư vào rừng ngập mặn
2.2 Xác định danh lục các loài động, thực vật và hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong thời gian tới
2.3 Đề xuất quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học khu hệ thực vật, động vật có đặc điểm gần với khu dự trữ sinh quyển Cần giờ (tập trung vào các yếu tố sinh học đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước ven biển)
2.4 Nghiên cứu, điều tra hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý đa dạng sinh học và xác định các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
- Thu thập, thừa kế, phân tích, tổng hợp và điều tra bổ sung về điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu;
- Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân
cư, hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
- Nghiên cứu và xác định các mối đe dọa, gây tổn thương tới đa dạng sinh học trong khu vực; dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
2.5 Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong thời gian tới
2.6 Tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, hệ sinh thái
ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam
3 Phương pháp
Phương pháp khảo sát: Phương pháp này sẽ được thực hiện chính trong quá
trình triển khai đề tài, trên cơ sở kết hợp với các thông tin, dữ liệu cập nhật hiện có
sẽ hình thành nên bộ thông tin, dữ liệu cập nhật về đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Tùy thuộc vào đối tượng, việc khảo sát đã chia ô khảo sát, khảo sát theo tuyến theo các nhóm với các chuyên gia chuyên môn cụ thể
Phương pháp phỏng vấn:Phương pháp này sử dụng trong quá trình khảo
sát điều tra hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông
Trang 13Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng trong quá
trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của đề tài, các thông tin về đa dạng sinh học Cần Giờ và được thu thập từ các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu cũng như các đề tài nghiên cứu Quá trình phân tích phải nêu được các nhóm vấn đề liên quan: Hiện trạng đa dạng sinh học tại đây và đánh giá hiện trạng khai thác,
sử dụng và quản lý, xác định các mối đe dọa tới đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý; phương pháp điều tra, khảo sát đa dạng sinh học đối với thực vật, động vật ở nước ta cũng như các nước trên thế giới
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá
trình thực hiện đề tài , thông qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp Các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp Các nội dung về việc xin ý kiến chuyên gia như: phương pháp tiếp cận, đối tượng quan trắc, quy trình và phương pháp quan trắc, giám sát; đề xuất kế hoạch bảo tồn
Phương pháp này được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương đề tài; trong quá trình thực hiện và hoàn thiện các nội dung của đề tài Trong quá trình thực hiện các nhóm chuyên gia theo từng nội dung sẽ được mời và góp ý, có ý kiến thường xuyên với nhóm trưởng, người thực hiện chính đề tài này đồng thời cũng sẽ là các chuyên gia thực hiện các chuyên đề liên quan
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Kết quả điều tra khảo sát đánh giá đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Cần giờ
- Đề xuất quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học của khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ
- Bổ sung, cập nhật dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Cần giờ so với các thông tin, dữ liệu được đề cập đến trong Báo cáo
“Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2006
- Đề xuất danh mục các loài động, thực vật, hệ sinh thái được ưu tiên bảo tồn trong khu vực Từ đó nhóm đã đề xuất 29 loài động vật và 8 loài thực vật nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn và 4 khu đạt được các tiêu chí trên để đưa vào trong danh mục các khu vực hệ sinh thái cần được bảo tồn
Trang 14xiii
4.2 Đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư và hiện trạng khai thác sử dụng và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần giờ
Đa dạng sinh học của khu vực đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và tinh thần của người dân Việc quản lý đa dạng sinh học trong khu vực có sự tham gia của nhiều bên Rừng ngập mặn Cần giờ được chia thành
24 tiểu khu, mỗi tiểu khi do một đơn vị trực tiếp quản lý và bảo vệ Hiện nay, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần giờ là đơn vị chủ rừng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thống nhất 24 tiểu khu này Việc khai thác tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực đã được quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết trong thời gian tới
4.3 Xác định các mối đe dọa, gây tổn thương đến đa dạng sinh học trong khu vực và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học trong khu vực
4.3.1 Các mối đe dọa, gây tổn thương đến đa dạng sinh học trong khu vực có thể kể đến các mối đe dọa trực tiếp và các mối đe dọa gián tiếp
Các mối đe dọa trực tiếp bao gồm:
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật;
- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và sâu bệnh đến đa dạng sinh học tại khu vực;
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng;
- Sự du nhập của các loài ngoại lai
Các mối đe dọa gián tiếp bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu;
- Gia tăng dân số
4.3.2 Dự báo xu thế biến đổi đa dạng sinh học của Khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ trong thời gian tới
Dự báo xu thế biến đổi đa dạng sinh học được dự báo cho thực vật và động vật trong vùng Về thực vật của khu vực này phát triển theo chiều hướng tăng dần qua các năm vì công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Cần giờ được quan tâm rất đặc biệt của các ban ngành thành phố cùng nhân dân địa phương và chính quyền các cấp Về động vật, khác với thực vật xu thế biến đổi của chúng bị tác động nhiều bởi các mối đe dọa khác nhau đặc biệt là hoạt động của con người (khai thác thủy sản…) Nếu con người bảo vệ tốt thảm thực vật, kiểm soát được khai thác và săn bắt động vật thì trong thời gian tới khả năng phục hồi của hệ động vật trong khu vực sẽ được đảm bảo
4.4 Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tai khu dự trữ sinh quyển Cần giờ
Nhóm thực hiện đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ Các giải
Trang 15xiv
pháp này được đề xuất trên các mặt sau:
- Các giải pháp liên quan đến chính sách cho các cơ quan quản lý địa phương;
- Các giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực;
- Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật cho các cơ quan quản lý tại khu vực;
- Các giải pháp cho cộng đồng địa phương trong khu vực,
Trong các giải pháp này, nhóm thực hiện nhấn mạnh việc thực hiện giải
pháp: “Thành lập một khu bảo tồn dưới hình thức là Vườn quốc gia hoặc khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia để đảm bảo việc quản lý đa dạng sinh học thống nhất trong khu vực” Giải pháp này sẽ thống nhất quản lý đa dạng sinh học của
khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ theo hướng phù hợp với Luật Đa dạng sinh học
và hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực
5 Kết luận
Trên cơ sở Thuyết minh đề tài đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện toàn bộ nội dung công việc đảm bảo đúng thời gian, tiến độ, số lượng và chất lượng của sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đã đề tra, cụ thể hoàn thiện các sản phẩm sau:
- Tổng hợp và cập nhật các dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học (các
loài động và thực vật) tại khu Dự trữ sinh quyển Cần giờ
- Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ tỷ lệ 1:50.000 thể hiện sự phân bố các loài động, thực vật tại khu vực này
- Đề xuất Danh lục các loài động, thực vật và hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong khu vực
- Quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học khu hệ thực vật, động vật, hệ sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ phù hợp với các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
- Xác định mối đe dọa , gây tổn thương đến đa dạng sinh học trong khu vực và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học trong khu vực
- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục tổng hợp và biên tập để tiếp tục đăng một số nội dung kết quả nghiên cứu nổi bật trên Tạp chí Môi trường
Trang 16xv
SHORT SUMMARY
Project on "Research, survey and evaluate biodiversity of Can gio Biosphere Reserve" focus on updating the data information on the state of biodiversity of the Can Gio Biosphere Reserve to propose standard process for biodiversity survey for biosphere reserve Gio and other similar coastal wetland ecosystems in Vietnam Besides, the project also focuses on forecasting changing trend of biodiversity in the future and recommends solutions to strengthen biodiversity conservation and management in the region The main results include:
1 Results of research, survey and evaluation of biodiversity values of Can Gio Biophere Reserve
- Propose survey process for biodiversity survey of Can Gio Biophere Reserve
- Survey, supplement, update data on state of biodiversity of Can Gio Biophere in the comparision to data and information in report on Restoring and sustainable developing Can Gio mangrove forest ecosystem, Ho Chi Minh City
in 2006
- Propose list of species of animals, plants, ecosystems need to be conserved in the region From this result the expert group has proposed 29 animals and 8 plants on the list of prioritized protection species and 4 areas meet the criteria to put in the list of regional ecosystems need be conserved
2 Evaluation on the role of biodiversity to local communities and the current status of biodiveristy exploitation and management at Can Gio Biosphere Reserve
Biodiveristy in this area has played an essential role in the physical and mental lives of the local people The biodiversity management in the area has the participation of relevant parties Mangrove forest of Can Gio is divided into
24 sub-areas, each is directly managed and protected by one agency Currently, the management board of Can Gio Protection Forest is the state agency who is reponsible for managing these 24 sub-areas The exploitation of biodiversity resources in the area has been received much attention but there are still drawbacks which will need to be solved in the coming time
3 Identify potential threats harming to biodiversity in the area and forecast the changing trend of biodiversity in the area
3.1 Potential threats harming to biodiversity in the area include both direct and indirect ones
The direct threats include:
- Over-exploitation of biological resources;
- Effects of natural conditions and pestilent insects to biodiversity in the
Trang 17xvi
area;
- Transform the land use purpose to construct public works;
- Migration of invasive alien species
The indirect risks and dangers include:
- Environment pollution and climate change;
at all levels Regarding fauna, it will be different from that of flora because its changing trend is affected much by different threats, especially that of human activities (such as fishing, etc) If we can protect the floristic composition well and control the fauna exploitation and hunting, the restoration of fauna system in the area will be ensured
4 Recommend solutions to strengthen biodiversity conservation and management in Can Gio Biosphere Reserve
The research team has proposed solutions to strengthen biodiversity conservation and management in Can Gio Biosphere Reserve These solutions are based on the following aspects:
- Solutions related to policy for management agencies at the local level;
- Solutions related to capacity building;
- Solutions related to technical assistance for management agencies in the area;
- Solutions related to local communities in the area
Trang 181
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Thông tin về các Công ước quốc tế liên quan đến đề tài
Công ước đa dạng sinh học: Tại Điều 7 của Công ước đã quy định về điều tra, quan trắc đa dạng sinh học, trong đó yêu cầu các Bên xác định các thành phần của đa dạng sinh học quan trọng đối với bảo tồn và sử dụng bền vững; Quan trắc các thành phần của đa dạng sinh học; Xác định và quan trắc các tiến trình và các loại hoạt động có hoặc có thể tác động bất lợi đối với bảo tồn và
sử dụng bền vững đa dạng sinh học
Công ước Ramsar: Năm 1971 công ước Ramsar ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trên thế giới đề cử các vùng đất ngập nước (ĐNN) có tầm quan trọng quốc tế nằm trong lãnh thổ của mỗi nước tham gia vào danh sách Ramsar
Điều tra, quan trắc ĐNN được đề cập tới trong hướng dẫn công ước Ramsar dưới góc độ xem xét, đánh giá sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar Điều này được thực hiện thông qua một chương trình quan trắc và khảo sát ĐNN hoặc bằng việc điền thông tin vào biểu ghi thông tin về ĐNN Ramsar
Nội dung của biểu ghi thông tin về các vùng ĐNN Ramsar bao gồm 30 thông tin chính cần phải thu thập, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vùng ĐNN như vị trí, các kiểu ĐNN, đáp ứng các tiêu chí Ramsar, đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn ), đa dạng sinh học của vùng ĐNN, chức năng, giá trị của vùng ĐNN cũng như hiện trạng sử dụng, quản lý và bảo tồn vùng ĐNN Các thông tin này được điền vào ở thời điểm chỉ định vùng ĐNN vào danh sách Ramsar được coi là dữ liệu nền và sau đó cứ 6 năm một lần các bên tham gia phải xác thực và cập nhật thông tin vào biểu ghi thông tin về vùng ĐNN của Ramsar Do vậy, biểu ghi thông tin về các vùng ĐNN Ramsar qua các thời kỳ khác nhau sẽ là cơ sở để đánh giá sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar
1.2 Một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công trình khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh - tiến hành từ 5-1978 đến 1-2000) của các tác giả: TS Lê Văn Khôi, KS Nguyễn Ðình Cường, KS Nguyễn Minh Hải, KS Lê Thị Liên, KS Nguyễn Ngọc Nam, KS Nguyễn Ðình Quý, CN Lê Văn Sinh, CN Ðoàn Văn Thu, Th.s Lê Ðức Tuấn đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2005 Trong báo cáo “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” xuất bản năm
2006 đã tổng kết đầy đủ các thành tựu của Công trình khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt được và đưa ra bức tranh toàn cảnh nhất về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
Từ năm 2006 – 2009, trong khuôn khổ nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá,
Trang 19Năm 2006 và 2007, nhiệm vụ này đã tiến hành điều tra, hệ thống hóa cơ
sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho 30 vườn quốc gia (VQG) và 02 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), nhiệm vụ này bước đầu đã thu được một số kết quả như sau: Xây dựng biểu mẫu thu thập thông tin chuẩn về đa dạng sinh học (ĐDSH) cho các KBTTN và VQG; Thống kê, thu thập và phân tích các số liệu hiện có về hiện trạng ĐDSH của 30 VQG và 02 KBTTN; và đánh giá sơ bộ hiện trạng ĐDSH tại các KBTTN, VQG; Lập hồ sơ đa dạng sinh học của 30 VQG và 02 KBTTN; Thu thập, xây dựng được 30 bản đồ thảm thực vật của 30 VQG, 02 KBTTN; Xây dựng và cập nhật dữ liệu của 30 VQG, 02 KBTTN vào hệ thống
cơ sở dữ liệu quốc gia và phần mềm quản lý về đa dạng sinh học
Năm 2008, 2009 nhiệm vụ sẽ tập trung các công việc cụ thể như sau: Thu thập thông tin về đa dạng sinh học của các KBTTN còn lại; Kiểm chứng với dữ liệu đa dạng sinh học được thu thập tại hiện trường các KBTTN, VQG; Số hóa, cập nhật hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học được thu thập tại các KBTTN, VQG vào phần mềm quản lý hệ thống CSDL đa dạng sinh học; Thử nghiệm vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu: xây dựng báo cáo hiện trạng quản lý đa dạng sinh học theo các cấp độ: hệ sinh thái, loài và nguồn gen
Tiếp đó, năm 2008, trong khuôn khổ dự án “Trợ giúp thực hiện Chương trình
hỗ trợ đất ngập nước quốc gia” tại tiểu hợp phần 4.2 Thiết kế hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu ban đầu tại các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đã đề xuất việc thiết
kế mạng lưới quan trắc đất ngập nước bao gồm các nội dung về quan điểm, nguyên tắc cũng như cũng như mục tiêu và nội dung xây dựng mạng lưới này
Đặc biệt năm 2008, trong khuôn khổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, Cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Đại học lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng quy trình, quy phạm thông số quan trắc đa dạng sinh học tại Việt Nam” Nhiệm
vụ này bước đầu đã đề xuất được nhóm chỉ tiêu quan trắc cho 03 hệ sinh thái ĐNN, biển và rừng, tuy nhiên tính khả thi cũng như tính hợp lý của bộ chỉ tiêu này còn nhiều vấn đề đặt ra Nhiệm vụ này cũng đã đề xuất được hướng dẫn kỹ thuật nhằm thực hiện quan trắc các chỉ tiêu trên Ngoài ra, nhằm định hướng một cách tổng thể
lộ trình hướng tới việc vận hành hệ thống quan trắc đa dạng sinh học thích hợp, nhiệm vụ này cũng đã bước đầu hình thành được Kế hoạch tổng thể bao gồm mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện cũng như cơ chế thực hiện Kế hoạch tổng thể này trong những năm sắp tới
Năm 2009 -2010 trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học, Cục Bảo tồn
đa dạng sinh học được giao chủ trì nhiệm vụ đề xuất thông số; cũng như quy trình quan trắc đất ngập nước nhằm quan trắc biến động đất ngập nước phục vụ cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước cũng đang được tiến hành;
Trang 203
Liên quan đến nghiên cứu, điều tra, giám sát đa dạng sinh học biển, năm
2011, Tổng cục Môi trường đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nội dung trong đó có nội dung về nghiên cứu đề xuất phương pháp luận về điều tra, kháo sát cho các hệ sinh thái biển trong đó có HST rừng ngập mặn
1.3 Tính cấp thiết của đề tài
Tại Điều 71, 72 Luật đa dạng sinh học 2008 đã quy định việc Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học; và xây dựng Báo cáo về đa dạng sinh học
Ngoài ra, Quyết định 79/TTg ngày 31/5/2007 cũng đã quy định nội dung liên quan đến điều tra, đánh giá và thống kê đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được đánh giá là khu vực có số lượng loài, số lượng cá thể, số quần xã động thực vật tương đối phong phú và đa dạng
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai
- Sài Gòn, cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Các khu hệ động, thực vật trong khu dự trữ đa dạng, gồm hàng trăm loài trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam
Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái Theo thông tin của website của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ có tổng diện tích
là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha, chiếm diện tích gần 1/3 của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho thành phố Hồ Chí Minh cũng như việc bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây Ngoài ra RNM Cần Giờ có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, hạn chế sự xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ bị suy giảm nghiêm trọng do chiến tranh Từ năm 1966-1970, có trên 4 triệu lít chất độc khai hoang và hàng trăm ngàn tấn bom đạn rải xuống Rừng ngập mặn Cần Giờ đã phá hủy sự cân bằng của hệ sinh thái, các loài động thực vật đặc hữu gần như không còn, môi trường và cuộc sống của các loài động thực vật, con người đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Sau chiến tranh, từ năm 1978, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành phục hồi lại Rừng ngập mặn Cần Giờ và sau 30 năm, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được phục hồi Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam
và toàn thế giới
Ngày 21/01/2000, UNESCO đã đưa Cần Giờ vào hệ thống các khu dư trữ sinh quyển thế giới và là khu dự trữ đầu tiên ở Việt Nam trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam hiện nay
Trong buổi làm việc ngày 23 tháng 7 năm 2009 giữa Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, trên cơ sở các ý
Trang 214
kiến của địa phương, ban quản lý về đề xuất các vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý, một trong những vấn đề cơ bản là việc cập nhật bộ dữ liệu đa dạng sinh học một cách hệ thống phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tại đây cũng như việc tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý, bảo tồn của khu dự trữ sinh quyển, đồng thời xem việc nghiên cứu tại Cần Giờ là một mô hình điểm nhân rộng cho các khu dự trữ sinh quyển khác trong cả nước
Nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nêu trên việc cập nhật, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ làm căn cứ khoa học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như
việc đáp ứng nhu cầu thực tế của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là rất cần thiết
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Điều tra, đánh giá và phân loại được các sinh cảnh/hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
• Xác định được danh lục các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;
• Đề xuất được quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học (đa dạng loài) khu hệ thực vật, động vật;
• Xác định được hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng
và quản lý; và các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Biến đổi khí hậu, nước biển dâng);
• Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý có cơ sở khoa học và
có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đặc biệt chú ý số lượng cá thể, giai đoạn 2010-2015;
• Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dữ liệu, quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, sinh cảnh/hệ sinh thái
ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam
III CÁCH TIẾP CẬN
Cách tiếp cận bao trùm trong nhiệm vụ này là tiếp cận hệ thống trong việc
Trang 225
nghiên cứu và giải quyết vấn đề, cụ thể như sau:
Về đối tượng nghiên cứu, điều tra và đánh giá điều tra là cả động, thực vật
và hệ sinh thái;
Về quá trình thực hiện: nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học; hình thành dữ liệu đa dạng sinh học; hệ thống hóa phương pháp điều tra, đánh giá tiến tới việc thống nhất phương pháp điều tra, khảo sát và chuyển giao phương pháp luận cho các khu vực khác trong cả nước;
Về kết quả sử dụng đối với việc điều tra, đánh giá nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
Trên cách tiếp cận tổng thể đã được đề cập ở trên cùng với việc thực hiện tại khu dự trữ sinh quyển Cần giờ nhóm nghiên cứu tập trung vào điều tra đánh giá đa dạng sinh học của hệ động, thực vật của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Từ đó đưa ra quy trình khảo sát hệ động thực vật phù hợp với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển phù hợp với đặc điểm của Việt Nam Bên cạnh đó cập nhất hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học của vùng Cần giờ vào hệ thống dữ liệu
đa dạng sinh học chung
Trang 23
6
CHƯƠNG 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu, điều tra đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi góp phần tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ từ đó mở rộng đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam
(Nguồn: http://www.vnppa.org.vn )
Hình 1 Bản đồ Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ động vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa
Trang 247
dạng sinh học động vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng bổ sung, cập nhật dữ liệu về đa dạng sinh học: thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài động vật trên cạn, dưới nước
Khu hệ động vật không xương: động vật đáy, giáp xác, côn trùng;
Khu hệ động vật có xương: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú;
Thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi
2.2 Điều tra, khảo sát, đánh giá và cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Thu thập, thừa kế, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật đã tiến hành trong khu vực nghiên cứu;
Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng, bổ sung, cập nhật dữ liệu về đa dạng sinh học về thành phần, hiện trạng và sự phân bố các loài thực vật ngập mặn
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu;
Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn;
Nhóm cây di cư vào rừng ngập mặn
2.3 Nghiên cứu, điều tra hiện trạng kinh tế xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý; và xác định các mối đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
1 Thu thập, thừa kế, phân tích, tổng hợp và điều tra bổ sung về điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu;
2 Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân
cư, hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ;
3 Nghiên cứu và xác định các mối đe dọa, gây tổn thương tới đa dạng sinh học trong khu vực; dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
2.4 Điều tra, đánh giá và phân loại các sinh cảnh/hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
2.5 Xác định danh lục các loài, hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn trong thời gian tới
2.6 Đề xuất quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh học khu hệ thực vật, động vật, hệ sinh thái
2.7 Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong thời gian tới
2.8 Tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài,
Trang 25Trong 3 năm triển khai thực hiện đề tài nhóm thực hiện đã tổ chức 07 cuộc khảo sát:
- Năm 2010: 02 chuyến khảo sát (từ 8/11/2010 đến ngày 11/11/2010 và từ 23/11/2010 đến ngày 27/11/2010) bao gồm 01 chuyến khảo sát thực địa
sơ bộ nhằm thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và 01 chuyến khảo sát điều tra kinh
tế, xã hội tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nhằm có thông tin nền về điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu chuẩn bị cho hoạt động khảo sát, điều tra tiếp theo
- Năm 2011: 03 chuyến khảo sát điều tra đa dạng sinh học khu hệ động vật, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (từ 14/5/2011 đến 23/5/2011; từ 06/7/2011 đến 13/7/2011 và từ 18/8/2011 đến 27/8/2011)
- Năm 2012: 02 chuyến khảo sát điều tra đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (từ 04/8/2012 đến 13/8/2012 và từ 05/9/2012 đến 12/9/2012)
Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này sử dụng trong quá trình khảo sát điều tra hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông qua việc phỏng vấn người dân địa phương về những thông tin có liên quan đến các loài động, thực vật ở vùng nghiên cứu
Ngoài ra nhóm thực hiện cũng đã sử dụng các Phiếu điều tra để thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu và điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng đồng dân cư, hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
Sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của đề tài, các thông tin về đa dạng sinh học Cần Giờ và được thu thập từ các cơ quan quản lý,
Trang 269
các viện nghiên cứu cũng như các đề tài nghiên cứu Quá trình phân tích phải nêu được các nhóm vấn đề liên quan: Hiện trạng đa dạng sinh học tại đây và đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý, xác định các mối đe dọa tới đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý; phương pháp điều tra, khảo sát đa dạng sinh học đối với thực vật, động vật ở nước ta cũng như các nước trên thế giới
Phương pháp kế thừa:
Các tư liệu, thông tin cập nhất trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận từ các nguồn về nghiên cứu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học, đặc biệt là một số nghiên cứu về phương pháp điều tra, giám sát đa dạng sinh học của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa Trên cơ sở thừa kế những số liệu và tài liệu có trước, cần phải giám sát sự biến động của một số loài dưới ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã hội trong vùng, đặc biệt là hoạt động của du lịch sinh thái
Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài , thông qua các hình thức: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp Các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp Các nội dung
về việc xin ý kiến chuyên gia như: phương pháp tiếp cận, đối tượng quan trắc, quy trình và phương pháp quan trắc, giám sát; đề xuất kế hoạch bảo tồn
Phương pháp này được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương đề tài; trong quá trình thực hiện và hoàn thiện các nội dung của đề tài Trong quá trình thực hiện các nhóm chuyên gia theo từng nội dung sẽ được mời và góp ý, có ý kiến thường xuyên với nhóm trưởng, người thực hiện chính đề tài này đồng thời cũng sẽ là các chuyên gia thực hiện các chuyên đề liên quan
3.2 Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở phân tích yêu cầu về nội dung chuyên môn cụ thể trong đề tài đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chuyên gia về chuyên ngành sinh vật học và các nhà quản lý; Đồng thời là yêu cầu về sự gắn kết giữa các nội dung với nhau cũng như việc đảm bảo các yêu cầu chung của đề tài trong từng năm và toàn đề tài trong 3 năm, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã tổ chức thực hiện theo phương
án cụ thể như sau:
Cơ quan chủ trì: Cục Bảo tồn đa dạng sinh học;
Chỉ đạo thực hiện: Lãnh đạo Cục bảo tồn đa dạng sinh học;
Nhóm chủ trì đề tài phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện: Văn phòng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
Các cơ quan phối hợp chính: Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ,
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Cần Giờ; Trung tâm Thông tin
và Tư liệu môi trường
Trang 2710
Việc tổ chức triển khai thực hiện đề tài bao gồm các nhóm được phân bổ như cụ thể như sau:
Bảng 1 Tổ chức thực hiện đề tài
1 Nhóm 1: Điều tra, khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học tại
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên
cứu về đa dạng sinh học động, thực vật đã tiến hành trong
khu vực nghiên cứu;
Điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng bổ sung,
cập nhật dữ liệu về đa dạng sinh học: thành phần, hiện trạng
và sự phân bố các loài động thực vật trên cạn, dưới nước;
Xác định danh lục các loài, hệ sinh thái ưu tiên cần bảo tồn
trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;
Đề xuất quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát đa dạng sinh
học khu hệ thực vật, động vật, hệ sinh thái
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; Chuyên gia thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Cần Giờ
2 Nhóm 2: Nghiên cứu, điều tra hiện trạng kinh tế xã hội; hiện
trạng khai thác, sử dụng và quản lý; và xác định các mối đe
dọa đến đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
+ Thu thập, thừa kế, phân tích, tổng hợp và điều tra bổ sung
về điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu thông
qua Phiếu điều tra;
+ Điều tra đánh giá vai trò của đa dạng sinh học đối với cộng
đồng dân cư, hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tại
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thông qua Phiếu điều tra;
+ Nghiên cứu và xác định các mối đe dọa, gây tổn thương tới
đa dạng sinh học trong khu vực; dự báo xu thế biến động đa
dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Điều tra, đánh giá và phân loại các sinh cảnh/hệ sinh thái trong
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ dưới đánh giá của nhà quản lý
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
3 Nhóm 3 Xây dựng Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tại
Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Trung tâm Thông tin
và Tư liệu môi trường
4 Nhóm 4: Tổng hợp, điều phối chung đề tài
- Điều phối, chỉ đạo nội dung, tiến độ, chất lượng các nhóm
thực hiện
- Tổ chức các Hội thảo, họp góp ý các nội dung liên quan và
phối hợp, tổ chức thực hiện;
- Thu thập, tổng hợp tài liệu xây dựng các báo cáo chuyên
môn liên quan
- Xây dựng báo cáo tổng hợp của đề tài
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với các đơn
vị liên quan
Trang 284 Các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giai đoạn tới;
5 Các hội thảo chia sẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; quy trình điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học; xác định các loài, hệ sinh thái ưu tiên bảo vệ; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học cho các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam;
6 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
Trang 2912
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ
1.1 Quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Để có được quy trình điều tra khảo sát đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nhóm thực hiện đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm rà soát các phương pháp điều tra đã được áp dụng từ trước đến nay nhằm tìm ra những phương pháp phù hợp với đặc điểm của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trước khi ra hiện trường
Trong thời gian này, nhóm thực hiện cùng các chuyên gia đã tiến hành xây dựng, hệ thống hóa các quy trình cần thiết đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của vùng Trong quá trình khảo sát triển khai đề tài, nhóm khảo sát đã ứng dụng những quy trình trên thực tế của vùng, từ đó đánh giá những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp để tiến hành điều chỉnh quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học
Vì Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ không thể đại diện cho các hệ sinh thái đang có ở Việt Nam mà chỉ có thể đại diện cho hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Do vậy trong Đề tài chỉ đề cập đến quy trình hướng dẫn điều tra, khảo sát
đa dạng sinh học của khu hệ động, thực vật của các vùng có đặc điểm gần với khu hệ sinh thái đất ngập nước ven biển
Dưới đây là đề xuất quy trình điều tra và khảo sát đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã được hoàn thiện theo những góp ý của các chuyên gia và nhóm khảo sát thực địa
1.1.1 Quy trình điều tra và khảo sát khu hệ động vật tại khu vực nghiên cứu
1.1.1.1 Quy trình điều tra và khảo sát chung cho khu hệ động vật
a Xác định đối tượng khảo sát của đề tài
Dựa trên mục tiêu đã đặt ra, đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm:
- Theo dõi về thành phần loài, phân bố loài trong các quần xã động vật trong khu vực, bao gồm:
+ Khu hệ động vật không xương: động vật đáy, giáp xác, côn trùng;
+ Khu hệ động vật có xương: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú;
+ Thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi
- Xác định tác động của các hoạt động của con người lên khu hệ động vật tại khu vực nghiên cứu
Trang 3013
- Xác định được bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học khu hệ động vật tại
khu vực nghiên cứu
b Quy trình điều tra, khảo sát chung cho các loài động vật
Không thể có quy trình chung cho mọi loài động vật, tuy nhiên có thể xây dựng các hoạt động thực hiện chung cho chúng, từ đó dựa trên đặc điểm sinh thái của loài, đặc điểm tự nhiên của vùng và những phương pháp điều tra đã có
để thực hiện các quy trình điều tra phù hợp với từng loài cụ thể Các hoạt động này có thể không đi theo đúng trình tự sẽ được trình bày mà tùy trường hợp cụ thể có thể thay đổi thứ tự các hoạt động
Hoạt động 1: Điều tra theo tuyến
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, việc điều tra theo tuyến trước nhất là phải thiết lập tuyến điều tra khảo sát Vùng rừng ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng của 3 hệ thống sông chính là: Lòng Tàu, Gò Gia - Thị Vải và Soài Rạp, các tuyến khảo sát cần thiết lập theo các đường song song với hệ thống các sông này theo hướng từ Bắc xuống Nam, để thấy sự phân bố các loài động vật theo độ mặn từ ngọt lợ sang mặn, từ vùng Nhà Bè đến vùng bờ biển Cần Giờ Đồng thời nên có 1 tuyến dọc theo đường Rừng Sác Đối với động vật thủy sinh, tuyến điều tra khảo sát phải là dọc theo các sông, rạch
Từ điểm thí điểm triển khai quy trình là Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ cho thấy, trước mỗi chuyến khảo sát tại khu vực hệ sinh thái đất ngập nước ven biển cần phải lên những tuyến điều tra phù hợp với đặc điểm của vùng Lưu ý đến các tuyến đường sông/rạch vì đây là một trong những đặc điểm đặc thù cho các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở Việt Nam
Hoạt động 2: Thu mẫu động vật ngoài thiên nhiên
Việc thu mẫu động vật ngoài tự nhiên cần được tiến hành hai đợt chính trong năm, một đợt vào mùa khô và một đợt vào mùa mưa Đối với mỗi loài động vật, dụng cụ lấy mẫu và cách thu mẫu cũng tương ứng cho từng loài khác nhau
- Động vật phiêu sinh: dùng lưới thu mẫu với mắc lưới cực nhỏ, bảo quản tốt mẫu trong những chai lọ đã được chuẩn bị sẵn để mang về phòng thí nghiệm xác định loài
- Động vật thủy sinh: Trực tiếp đánh bắt hoặc thuê ngư dân đánh bắt bằng mọi loại công cụ đánh bắt như lưới đủ các cở mắc lưới và bằng mọi phương tiện đánh bắt như chài-cào-te-lưới giăng-câu-đăng-đó-rập-bung ; thùng chứa mẫu
có chứa dung dịch chất định hình formalin 8% ngập cao hơn lượng mẫu để mẫu không bị khô hoặc thối rữa Đối với mẫu nhỏ hơn 10cm không cần tiêm formalin, nhưng mẫu lớn hơn cần được xử lý bằng cách tiêm formalin vào xoang bụng-xoang bầu-hai bên thân và gốc các vây để mẫu cứng và vây xòe đều Bảo quản mẫu bằng cách ngâm ngập vào lọ-thùng có kích thước tương ứng có chứa dung dịch định hình formalin 5 – 8% Mỗi mẫu vật thu được cần ghi nhãn rõ ràng
Trang 3114
- Động vật trên cạn: Bắt hoặc đặt bẫy để thu được mẫu vật
Trên là những bước cơ bản để thực hiện việc thu mẫu động vật Trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển cần lưu ý đến các loài động vật giáp xác và động vật nổi, vì đây là những động vật đặc thù cho khu vực này
Hoạt động 3: Ghi nhật ký
Ghi lại đầy đủ hoạt động khai thác và các phương tiện sử dụng để thu mẫu, đặc điểm của vùng thu mẫu Chụp ảnh hoặc quay phim quan sát màu sắc, hoạt động của động vật khi còn tươi sống
Hoạt động này được diễn ra trong toàn bộ quá trình đi khảo sát và trong phòng thí nghiệm để ghi lại quá trình thực hiện thu thập thông tin của chuyến khảo sát
Hoạt động 4: Chụp ảnh quay phim
Hiện nay, việc chụp ảnh và quay phim mẫu động vật sống và hoạt động phổ biến hơn việc thu và bảo quản mẫu vật
Với việc chụp ảnh mẫu vật nên chuẩn bị phông để mẫu vật lên (thường sử dụng phông màu xanh nilon để tránh bị ướt trong quá trình chụp và dễ dàng chỉnh sửa phông khi lên các phần mềm chỉnh ảnh để hình mẫu được rõ nét), và thước đi kèm để đo chiều dài mẫu vật Khi chụp ảnh tránh bị ngược sáng, để bóng lên mẫu vật
Hoạt động này được thực hiện song song với hoạt động ghi nhật ký
Hoạt động 5: Phương pháp phỏng vấn
Tùy điều kiện cụ thể, có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân địa phương về những thông tin có liên quan đến các loài động vật ở vùng nghiên cứu như tên gọi địa phương, tên gọi phổ thông, kích thước và khối lượng tối đa của mỗi loài, phương tiện đánh bắt-bẫy, số lượng cá thể loài, sự biến động của các loài trước đây và hiện nay, nơi xuất hiện mùa xuất hiện, nơi sinh sản mùa sinh sản cách sinh sản, tập tính theo bầy hay đi riêng lẻ, bản địa hay di trú, giá trị kinh tế, tác dụng chữa bệnh Có thể sử dụng hình ảnh hoặc hình vẽ để phỏng vấn
Hoạt động này được tiến hành nhằm bổ sung thông tin cho các hoạt động thu thập mẫu ở hiện trường
Hoạt động 6: Xác định loài và kiểm tra tên khoa học
Việc xác định tên khoa học, dựa trên các tài liệu về định loại của các nhà khoa học đi trước Để xác định chính xác tên khoa học cần phải dựa vào các khóa định loại tốt nhất đã có theo hệ thống phân loại quốc tế
Các bước tiến hành định loại:
- Đối với các loài đã biết tên phổ thông: đối chiếu các chỉ số đo đếm và
mô tả đặc điểm hình thái ngoài của mẫu động vật thật với mô tả của tài liệu để
Trang 32đã tra theo khóa định loại bằng cách so sánh mẫu với hình vẽ hình chụp (nếu có)
và mô tả chi tiết của loài đó trong tài liệu định loại để đưa ra kết luận Nếu đối chiếu thấy hình thái mẫu vật thật trùng với mô tả trong tài liệu thì xác định tên khoa học cho loài đó Nếu giữa mẫu vật thật so với mô tả có khác biệt thì phải định tên lại
Hoạt động 7: Xây dựng bảng danh lục động vật
Bảng danh lục động vật được xây dựng theo các hệ thống phân loại thông dụng của quốc tế Từ đó xác định độ thường gặp và mức độ quý hiếm theo sách
đỏ Việt Nam và các văn bản pháp quy của nhà nước đã ban hành
1.1.1.2 Quy trình điều tra và khảo sát cụ thể cho khu hệ động vật
a Quy trình điều tra, khảo sát đối với động vật đáy và giáp xác
a.1 Dụng cụ thu mẫu
Các dụng cụ cần thiết để lấy mẫu động vật không xương sống gồm vợt tay
và gầu Peterson, cả hai loại đều tuân theo thiết kế chuẩn
- Vợt tay được sử dụng như là một dụng cụ chuẩn ở Anh Vợt gồm một khung hình chữ nhật, đỡ một cái túi lưới với chiều sâu khoảng 50 cm Kích thước mắt lưới thường có đường kính 1mm Khung đỡ lưới được nối với một cán dài cỡ 1,5 m
- Gầu Petersen (kích thước 20x20 cm) để thu mẫu định lượng (các nhóm thân mềm chân bụng, hai mảnh vỏ, giun )
- Khung gỗ 50 x 50 cm để thu mẫu định lượng ĐVĐ vùng triều
- Rây ba lớp lưới để lọc sinh vật đáy: tầng 1: mắt lưới 15 x 15 mm; tầng 2: mắt lưới 6 x 6 mm; tầng 3: mắt lưới 1 x 1 mm
- Xẻng xúc đất
a.2 Phương pháp thu mẫu
a.2.1 Phương pháp thu mẫu định lượng
Tại các sông, sông nhãnh và vùng nước ven bờ, dùng gầu đáy thu mẫu đông vật đáy Mỗi trạm, thả 03 lần gầu đáy thu mẫu
Mẫu định lượng được thu trong diện tích 1m2 ở nền đáy sàn rừng ngập mặn, bãi triều, ven rừng bao gồm cả khoảng không trên cây ngập mặn và sâu trong nền đáy cho đến khi hết động vật đáy
Dùng xẻng xúc đất ở khắp mặt ô tiêu chuẩn tới độ sâu khoảng 10-15cm cho vào rây 3 lớp, lọc sạch bùn, nhặt các con động vật đáy như trai, ốc, giun
Trang 3316
nhiều tơ
a.2.2 Phương pháp thu mẫu định tính Mẫu định tính được mở rộng phạm
vi thu mẫu trong khu vực nghiên cứu nhằm bổ sung cho mẫu định lượng và tránh bỏ sót thành phần loài, có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim để định tính sinh vật
a.3 Xử lý mẫu
- Bảo quản mẫu vật: Mẫu vật được ngâm giữ trong dung dịch formol có
nồng độ 10% Dung dịch formalin 10% được pha từ 90% nước biển và 10% formalin đặc Phải làm công việc này ở ngoài trời, nơi thông thoáng mà không được làm ở trên xe ô tô; luôn luôn mang găng tay bảo vệ khi thao tác với foocmon đậm đặc và không nên hút thuốc
Foocmon được đưa vào lọ mẫu bằng cách đổ từ từ và phải đậy nắp an toàn Phải giữ lại một ít khí trong lọ mẫu để foocmon được trộn đều Mẫu phải được giữ trong thuốc định hình, ít nhất là qua đêm để mẫu được ngấm thuốc định hình Tiếp sau đó, mẫu phải được cố định trong foocmon cho đến khi chúng được phân loại; có thể rửa toàn bộ thuốc định hình và lưu trữ mẫu trong cồn 70% (cồn metylic côngnghiệp) Cần được thực hiện việc này trong tủ hốt hay nơi thông thoáng và tránh hít thở phải hơi bốc lên Tốt nhất là thêm cồn 90% vào để đạt độ ngập cao gấp hai lần mẫu để pha loãng bớt nước trong mẫu
- Nhãn
Nhãn (Etiket) để đánh dấu mẫu vật Trên nhãn cần thể hiện các nội dung sau:
- Địa điểm thu mẫu - Người phân tích mẫu
- Thời gian thu mẫu - Độ sâu
a.4 Lựa chọn, định loại và đếm vật mẫu
Mẫu phải được rửa kỹ bằng nước trước khi phân loại Tất cả các động vật giữ lại được sau khi lọc bằng lưới lọc có kích thước lỗ 500 µm được xem như là phần của mẫu và nên được xác định đến họ, dùng khoá phân loại đã được công bố
do các chuyên gia phân loại học về động vật không xương sống ở nước biên soạn Kết quả phân tích về thành phần động vật không xương sống được ghi chép vào phiếu điều tra Lưu ý, đồng thời với việc phân loại cần phải đếm số lượng cá thể của từng họ theo các mức độ dưới đây để có những nhận xét về mức độ phong phú của từng họ
Việc ước lượng sự phong phú tương đối cho mỗi họ rất cần thiết Điều này
sẽ cho phép xác định được những thay đổi chi tiết hơn mang tính định lượngtrong cấu trúc của quần xã Theo Nguyễn Xuân Quýnh (2004), thực hiện công việc trên bằng cách dùng bảng độ phong phú từ một đến sáu loại như ở bảng 2
Trang 3518
b Quy trình điều tra, khảo sát đối với côn trùng
b.1 Các thông tin cần phải thu thập
• Thời gian, ngày tháng năm tiến hành khảo sát
• Tên các cán bộ tham gia khảo sát, thu mẫu
• Điều kiện thời tiết (không bắt buộc)
• Thành phần, phân bố loài côn trùng có trong khu vực nghiên cứu
• Vẽ được bản đồ có ghi chú các điểm và các tuyến đếm
b.2 Xác định tuyến khảo sát, thời gian và địa điểm khảo sát
b.2.1 Xác định tuyến khảo sát
Để đảm bảo thu được các mẫu đại diện cho các sinh cảnh, việc thu mẫu được tiến hành theo các tuyến Tuyến khảo sát được chọn một cách ngẫu nhiên, chiều dài từ 1-3 km Điều tra lượt đi và về không cùng một tuyến
Tuyến khảo sát được xác định sau điều tra nhanh và trao đổi với các chuyên gia và cán bộ trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ Các tuyến khảo sát được đánh dấu trên bản đồ và có thể trùng với tuyến khảo sát các nhóm khác như chim, thú,
Ngoài việc điều tra theo tuyến, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra bổ sung để thu thập thêm nhiều loài trong khu vực nghiên cứu
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, có theo dõi đến thời gian hoạt động trong ngày của côn trùng Một số loài côn trùng thích hoạt động trong lúc mờ sáng hay lúc chập choạng tối, một số khác ưa hoạt động khi có ánh nắng mặt trời, … Vì vậy, thời gian điều tra cũng cần thay đổi để có thể thu được tất cả các loài trong khu vực nghiên cứu
• Vợt côn trùng là dụng cụ chủ yếu để thu các côn trùng hoạt động bay, nhảy, sống chủ yếu trên mặt đất;
Trang 36Cách thức sử dụng các dụng cụ thu mẫu côn trùng:
Sử dụng vợt côn trùng để thu các loài côn trùng bay nhảy như Bướm, cào cào, châu chấu, Chuồn chuồn, …
Một số loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) như bọ ăn lá (Chrysomalidae), Cánh cam (Scarabaeidae) hay một số loài thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera) thường sống bám vào thân, cành, lá cây Vào những ngày thời tiết nắng nóng, các loài côn trùng này thường bám vào mặt dưới của lá để tránh nắng và thường có động tác giả chết khi bị tấn công Vì vậy khi thu thập chúng, vợt thường hứng phía dưới
b.4 Phương pháp khảo sát, thu mẫu
b.4.1 Phương pháp quan sát: Để nhìn thấy một loài côn trùng cụ thể nào
đó theo ý muốn của mình thì không phải là dễ bởi mỗi loài có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng tùy theo đặc tính sinh học sinh thái của chúng và phụ thuộc vào điều kiện sống, thời tiết… Côn trùng nói chung thường hoạt động tích cực vào những thời gian nhất định trong ngày, nhưng nếu là những ngày nắng đẹp, trời trong thì chúng có thể hoạt động từ khi có ánh sáng mặt trời cho tới buổi chiều tối, trừ lúc nắng gay gắt hay những lúc trời xầm tối, mưa, rét… Ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, côn trùng đều phát triển theo mùa và thường bùng
nổ cá thể từ cuối xuân, nhiều nhất vào mùa hè cho tới đầu đông hàng năm (trừ các vùng phía Nam không có mùa đông) Do đó, muốn quan sát được côn trùng không phải khó nhưng không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện để mà nhìn thấy Nếu những loài to và quen thuộc chúng ta có thể nhận diện được ngay nhưng có rất nhiều loài nhỏ và ít gặp thì đó là điều không đơn giản Muốn quan sát công trùng chúng ta nên có loại ống nhòm bỏ túi cỡ 6x-8x Việc quan sát kỹ các loài côn trùng để định loại được chúng không cần thu bắt hay giết chúng là điều vô cùng cần thiết trong công việc bảo tồn, đặc biệt đối với những loài có số lượng cá thể thấp và vòng đời quay vòng chậm
b.4.2 Phương pháp ghi hình: Hiện nay việc ghi hình hay nói cách khác là
chụp ảnh được một loài sinh vật nào đó đã dễ dàng hơn xưa rất nhiều vì có các loại máy ảnh từ thô sơ cho đến hiện đại Chụp ngoài thiên nhiên cần có các loại máy ảnh kỹ thuật số có tốc độ ghi hình nhanh,nét và có độ phóng đại quang học
Trang 37và càng chuyên nghiệp, càng quen việc càng tốt
b.4.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn người dân và các cán bộ chuyên môn cũng như cán bộ kiểm lâm bằng cách xem tranh và hình
c Quy trình điều tra, khảo sát đối với lớp cá
c.1 Các thông tin cần phải thu thập
• Thời gian, ngày tháng năm tiến hành khảo sát
• Tên các cán bộ tham gia khảo sát, thu mẫu
• Điều kiện thời tiết (không bắt buộc)
• Thành phần, phân bố loài cá có trong khu vực nghiên cứu
• Vẽ được bản đồ có ghi chú các điểm và các tuyến đếm c.2 Xác định tuyến khảo sát, thời gian và địa điểm khảo sát
c.2.1 Xác định tuyến khảo sát
Để đảm bảo thu được các mẫu đại diện cho các sinh cảnh, việc thu mẫu được tiến hành theo các tuyến Tuyến thực địa được chọn đi dọc theo sông, kênh rạch, ngoài ra cần có thời gian khảo sát tại các chợ hải sản để quan sát, phỏng vấn và chụp ảnh các loài cá ngư dân đánh bắt được Trong phạm vi đề tài, nhóm khảo sát tổ chức đi khảo sát dọc theo 3 nhánh sông chính: Lòng Tàu, Gò Gia - Thị Vải và Soài Rạp
c.3 Trang bị
• Bản đồ 1:50000
• Bảng thủy triều (nếu có cán bộ thông thạo địa hình, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thì càng tốt), bảng ghi và bút chì
• Ống nhòm, máy ảnh, phông để chụp mẫu vật
• Máy bấm tọa độ để xác định tọa độ tuyến khảo sát
• Tranh, ảnh màu các loài lưỡng cư, bò sát
• Bảng ghi các thông tin cần phỏng vấn người dân
• Xe máy, hoặc xe đạp và thuyền để di chuyển
Trang 3821
c.4 Phương pháp khảo sát, thu mẫu
c.4.1 Điều tra thu thập mẫu thành phần loài cá trực tiếp từ các loại thuyền
đánh bắt khác nhau với nhiều loại nghề khai thác khác nhau như nghề kéo đáy, nghề đăng, lưới cước, lưới vây, câu trong các thời gian khác nhau trong ngày, trong tháng và trong năm với hai đợt vào mùa mưa và mùa khô để thu được đầy
đủ mẫu vật tạo cơ sở xác định chính xác nhất thành phần loài cá
c.4.2 Ngoài ra, mẫu vật còn được thu ở các chợ cá được kiểm tra cẩn thận
về địa điểm đánh bắt để một lần nữa bổ sung mẫu vật Các mẫu cá sau khi thu được sẽ định loại sơ bộ (đến bậc họ/bộ) và được tiến hành chụp ảnh theo đúng quy cách với những ghi chú chính xác về địa điểm thu mẫu và đặc điểm của mẫu; tiếp đến được cố định ở formol 8 - 12% tùy thuộc vào kích thước mẫu vật
và được lưu giữ cẩn thận để chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành định loại
và sắp xếp hệ thống
c.4.3 Điều tra, xác định loài, phân bố, hiện trạng các loài cá bằng cách
phỏng vấn người dân, cán bộ khu Dự trữ sinh quyển bằng bộ ảnh màu đã chuẩn
bị sẵn
d Quy trình điều tra, khảo sát đối với lưỡng cư, bò sát
d.1 Các thông tin cần phải thu thập
• Thời gian, ngày tháng năm tiến hành khảo sát
• Tên các cán bộ tham gia khảo sát, thu mẫu
• Điều kiện thời tiết (không bắt buộc)
• Thành phần, phân bố loài lưỡng cư, bò sát có trong khu vực nghiên cứu
• Vẽ được bản đồ có ghi chú các điểm và các tuyến đếm
d.2 Xác định tuyến khảo sát, thời gian và địa điểm khảo sát
d.2.1 Xác định tuyến khảo sát
Đối với lưỡng cư, bò sát, việc xác định tuyến khảo sát cũng được lựa chọn trên nhiều tiêu chí, mang tính điển hình cao, đại diện cho các dạng sinh thái khác nhau của khu vực nghiên cứu tương tự như đối với khảo sát chim, thú
Tuyến khảo sát được xác định sau điều tra nhanh và trao đổi với các chuyên gia và cán bộ trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ Các tuyến khảo sát được đánh dấu trên bản đồ và có thể trùng với tuyến khảo sát các nhóm khác như chim, thú, côn trùng
d.2.2 Số lần khảo sát
Các cán bộ nên tiến hành khảo sát các tuyến khảo sát càng nhiều lần càng tốt, mỗi lần khảo sát cách nhau vài ba ngày
d.3 Trang bị
Trang 3922
• Bản đồ 1:50.000
• Bảng thủy triều (nếu có cán bộ thông thạo địa hình, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thì càng tốt), bảng ghi và bút chì
• Ống nhòm, máy ảnh, phông để chụp mẫu vật
• Máy bấm tọa độ để xác định tọa độ tuyến khảo sát
• Tranh, ảnh màu các loài lưỡng cư, bò sát
• Bảng ghi các thông tin cần phỏng vấn người dân địa phương
• Xe máy, hoặc xe đạp và thuyền (nếu cần) để di chuyển
d.4 Phương pháp khảo sát, thu mẫu
d.4.1 Khảo sát theo tuyến qua các sinh cảnh chính
Mỗi tuyến khảo sát từ 2 đến 3 điểm cách nhau 1 đến 4 km, có người dân địa phương cùng tham gia Trên đường đi kết hợp quan sát điều kiện tự nhiên với thu mẫu Vì trong vùng nghiên cứu chủ yếu gặp những loài bò sát quen thuộc nên chúng tôi chỉ thu những mẫu cần xác định tên loài; ghi chép nơi phân bố cùng với những yếu tố đặc trưng của môi trường Mẫu được ngâm trong dung dịch formalin 8-10%, sau 8-12 giờ chuyển sang bảo quản trong cồn êtanôn 60-70 %
d.4.2 Điều tra qua cán bộ và dân địa phương
Nội dung điều tra gồm tên loài, nơi phân bố, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học (mùa hoạt động, thời gian xuất hiện trong ngày, nơi gặp, loại thức
ăn, sinh sản, mật độ), mức độ khai thác và sử dụng, những tác động làm suy giảm số lượng cá thể Câu hỏi được chuẩn bị trước, để tránh nhầm lẫn về tên loài, cuối buổi trao đổi có nhận dạng lại theo bộ ảnh màu về bò sát ở Việt nam
Việc phỏng vấn chỉ áp dụng với những loài quen thuộc, có kích thước trung bình trở lên, dễ nhận dạng như: thằn lằn bóng, rắn ráo, rắn sọc dưa, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn cạp nia; hoặc những loài khó nhầm lẫn với các loài khác như: kỳ đà, trăn đất
d.4.3 Kế thừa tài liệu đã công bố của các tác giả trước
Các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981); Hoàng Đức Đạt (1997); Lê Đức Tuấn (2002); Nikolai L Orlov, Robert W Murphy, Natalia
B Ananjeva, Sergei A Ryabov and Ho Thu Cuc (2002); Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005); những nghiên cứu ở rừng ngập mặn Côn Đảo, Năm Căn, Cát Tiên, Nam Định, Thái Bình của Lê Diên Dực (1989), Hoàng Văn Thắng (2004), Lê Nguyên Ngật, Trần Giang Hoàn (2004); Nguyễn Ngọc Sang (2008); và những văn bản khác liên quan đến nội dung đề tài
e Quy trình điều tra, khảo sát đối với chim, thú
e.1 Các thông tin cần phải thu thập
Trang 4023
• Thời gian, ngày tháng năm tiến hành khảo sát
• Tên các cán bộ tham gia khảo sát, thu mẫu
• Điều kiện thời tiết (không bắt buộc)
• Thành phần, phân bố loài chim, thú có trong khu vực nghiên cứu
• Số lượng cá thể theo các điểm đếm và sinh cảnh, số con trưởng thành
và con non (Nếu trong mục tiêu khảo sát cần có các thông tin định lượng)
• Vẽ được bản đồ có ghi chú các điểm và các tuyến đếm
e.2 Xác định tuyến khảo sát, thời gian và địa điểm khảo sát
e.2.1 Xác định tuyến khảo sát
Các tuyến khảo sát được lựa chọn trên nhiều tiêu chí, mang tính điển hình cao, đại diện cho các dạng sinh thái khác nhau của khu vực nghiên cứu Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp nên các tuyến khảo sát sẽ tuỳ điều kiện mà cắt mới hoặc sử dụng những tuyến đường có sẵn của người dân địa phương nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sự có mặt của các loài động vật trong khu vực và tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra
Tuyến khảo sát được xác định sau điều tra nhanh và trao đổi với các chuyên gia và cán bộ trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ Các tuyến khảo sát được đánh dấu trên bản đồ
• Ống nhòm, máy ảnh, phông để chụp mẫu vật
• Máy bấm tọa độ để xác định tọa độ tuyến khảo sát
• Tranh, ảnh màu các loài chim, thú
• Bảng ghi các thông tin cần phỏng vấn người dân
• Xe máy, hoặc xe đạp và thuyền để di chuyển
e.4 Phương pháp điều tra, khảo sát
e.4.1 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn những người dân sống trong khu vực nghiên cứu, những người