1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

224 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

Trang 1

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN

TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS KTS HOÀNG ANH TÚ

TP HỒ CHÍ MINH

Tháng 6 / 2013

Trang 2

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN

TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

Trang 3

Quá trình đô thị hoá và tái cấu trúc đô thị diễn ra với tốc độ khá nhanh tại TP

Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã kéo theo không ít các vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát sự chuyển biến về diện mạo kiến trúc và cấu trúc không gian đô thị tại đây

Nhìn trên bình diện chung, TP Hồ Chí Minh ngày hôm nay đang bị xem như

một đô thị lộn xộn với sự chen chúc của vô số khối bê tông lớn bé, đường phố chật

chội, giao thông ùn tắc… và đặc biệt là sự ngột ngạt thiếu thốn trầm trọng những mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống Vườn – Công viên nói riêng

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế,

TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, kẹt xe, sự thiếu đồng bô về hạ tầng kỹ thuật… (Nguồn : Tư liệu của nhóm nghiên cứu)

Để giải quyết vấn đề này, trong một vài năm gần đây, thành phố đã có những

nỗ lực đáng kể trong việc cải tạo và nâng cao chất lượng cũng như số lượng các vườn hoa, công viên trong thành phố, chú ý không những đến khía cạnh mỹ quan đô thị, mà còn một phần nào đến chất lượng sống của đô thị Nhưng trên thực tế, những

cố gắng này cho đến nay vẫn là những công việc mò mẫm, vá víu và chưa thực sự đạt được những hiệu quả cần thiết Thực tế đòi hỏi phải xây dựng được một định

Trang 4

hướng phát triển chiến lược nhằm xác định được hướng đi cho tổng thể hệ thống Vườn - Công viên đô thị trong tổng thể phát triển không gian đô thị, xây dựng cơ sở

và các giải pháp cụ thể cho các khu vực đặc trưng trong đô thị

Chính từ đó, mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, tìm ra các cơ sở tăng cường chất lượng và số lượng của hệ thống Vườn – Công viên đô thị, xây dựng một hệ thống Vườn – Công viên có tính hệ thống, tương hỗ và có tính thống nhất thích hợp với điều kiện phát triển của TP Hồ Chí Minh hiện nay và trong tương lai

Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

a Nhận định và đánh giá tổng quan hiện trạng và hệ thống hoá toàn bộ các đề

xuất định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên tại TP Hồ Chí Minh đã được nêu ra trong các nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy…

ƒ Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Các nhà nghiên cứu nói

gì? Các cơ quan chức năng đã có định hướng gì? Các văn kiện đã xác định gì? Tóm lại, định hướng phát triển Vườn – Công viên hiện nay là gì?

b Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của hệ thống Vườn – Công viên đô thị

tại TP Hồ Chí Minh

ƒ Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng phát triển

hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh cần được xác định trên những tiêu chuẩn nào?

c Xác định mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại

hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại

TP Hồ Chí Minh có chú ý đến các điều kiện địa phương đặc trưng của từng khu vực

ƒ Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Mô hình hệ thống Vườn

– Công viên nào là hợp lý, hiệu quả? Loại hình, số lượng, chất lượng của

hệ thống đó ra sao trong tổ chức không gian đô thị tại TP Hồ Chí Minh?

d Xác định đinh hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả

thi Xây dựng các giải pháp cho từng giai đoạn cụ thể

ƒ Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng cụ thể,

được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả thi? Giải pháp nào khả thi, trong giai đoạn nào?

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau:

Trang 5

 Môi trường đô thị: Vấn đề phát triển bền vững; Vấn đề sinh thái đô thị là những thước đo hàng đầu cho một sự phát triển đô thị hiện đại Trong đó vai trò của

một hệ thống Vườn – Công viên nói riêng và hệ thống mảng xanh đô thị nói chung là

hết sức quan trọng Việc nghiên cứu có hệ thống để có được một định hướng cụ thể – toàn diện cho vấn đề Vườn – Công viên đô thị TP Hồ Chí Minh là việc rất quan trọng và cấp thiết Điều này không những thuận lợi cho việc đảm bảo một môi trường sống tốt mà còn kích thích tạo một sức hút hiệu quả cho môi trường đầu tư

 Kinh tế: Nhận thức xã hội mới về cân bằng sinh thái, tiến trình đô thị hóa và sự xuất hiện của công nghệ môi trường đã mở ra cho các nước đang phát triển những

cơ hội kinh tế hiếm có Việc nắm lấy thời cơ là vô cùng quan trọng để có thể đưa nhiều ngành kinh tế của đất nước lên ngang tầm khu vực và có vị trí cần thiết trên trường quốc tế Với lý do này việc phát triển và thiết lập một cơ sở hạ tầng xanh là cần thiết và hết sức quan trọng Hệ thống mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống VCV đô thị nói riêng phải được xem như một yếu tố quan trong trong việc phát triển

hệ thống hạ tầng đô thị

 Văn hoá – Xã hội: Những giá trị của đời sống cộng đồng truyền thống – là một vốn quý trong văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam – đang ngày một mai một trong đời sống đô thị hiện nay Tổ chức tốt định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên trên cơ sở khai thác điều kiện văn hoá xã hội sẽ là tiền đề tốt cho việc duy trì và phát huy những vốn quý văn hoá xã hội này Hệ thống Vườn – Công viên cũng là cơ

sở quan trọng thể hiện mức độ văn minh của một đô thị hiện đại Bên cạnh đó, hệ thống Vườn – Công viên cũng có giá trị nâng cao đời sống văn hóa của xã hội Hiệu quả sử dụng hệ thống Vườn – Công viên còn giúp cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của cộng đồng dân cư đô thị, xác lập bản chất đặc trưng của hệ thống Vườn – Công viên đô thị TP Hồ Chí Minh

 Chính sách quản lý đô thi: Thiếu một công cụ khoa học mang tính khách quan và khoa học trong việc đánh giá tính hiệu quả và chất lượng của hệ thống Vườn – Công viên Trong khi đó, định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên cần được xem xét trên cơ sở quy chiếu từ những công cụ này

 Quy hoạch đô thị: hệ thống Vườn – Công viên có tính chất quan trọng và tất yếu trong việc tổ chức quy hoạch đô thị hiện đại Việc xác định một định hướng hiệu quả cho hệ thống Vườn – Công viên sẽ góp phần quan trọng cho việc tổ chức một không gian đô thị phát triển

 Thẩm mỹ đô thị: Hệ thống Vườn – Công viên là sự hiện thân của yếu tố thẩm

mỹ Thiên nhiên trong môi trường đô thị rõ rệt nhất Vườn – Công viên đô thị là một

Trang 6

yếu tố rât quan trọng trong vấn đề tổ chức thẩm mỹ đô thị, góp phần tạo nên hình ảnh của không gian cảnh quan đô thị Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Vườn – Công viên tại TP Hồ Chí Minh trong một thời gian dài đã chưa nhận đuợc sự quan tâm

đúng mức về nhiều mặt trong đó có khía cạnh thẩm mỹ

Những điểm mới của đề tài hướng đến:

 Đề tài sẽ mang tính thực nghiệm cao (pragmatic): xây dựng được các công cụ

để đánh giá chính xác tính hiệu quả về chất lượng của định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên đô thị TP Hồ Chí Minh

 Xây dựng định hướng cụ thể hiệu quả và khả thi mang tính liên ngành cho hệ thống Vườn – Công viên trong tổng thể Quy hoạch đô thị TP Hồ Chí Minh

1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu sẽ xoay quanh các vấn đề chủ yếu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra như đã nêu trên, cụ thể là :

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu tổng hợp về thực trạng hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh hiện nay và các cơ sở định hướng đã được nghiên cứu (kết quả của các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng, cơ sở văn bản pháp lý…) thông qua các phương pháp Tổng hợp và phân tích thông tin (trên cơ sở thu thập tài liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước), tổng hợp và phân tích các các định hướng này nhằm làm cơ sở cho việc Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của một Định hướng phát triển hiệu quả hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh

 Nội dung 2:

Xây dựng hệ thống công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các định hướng đã nêu tuỳ theo các khía cạnh riêng biệt (dựa trên cơ

sở xác định những giá trị cơ bản và những giá trị riêng biệt cần có của hệ thống Vườn

- Công viên đô thị TP Hồ Chí Minh): về khía canh quy hoạch, quản lý đô thị, pháp luật, tài chánh, xã hội… và các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hiệu quả của các công cụ đó

Trang 7

và đánh giá kết quả thu được Áp dụng công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả

và tính khả thi của các định hướng đã nêu, nhằm xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của Định hướng phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh

 Nội dung 3:

Khẳng định vị trí chiến lược của việc phát triển hệ thống Vườn - Công viên

đô thị trong các chính sách đô thị nói cách khác là xem xét mối quan hệ này trong

cách nhìn tổng thể liên ngành Sử dụng công cụ thực nghiệm để kiểm nghiệm hiệu

quả và tính khả thi của định hướng đã nêu

Lựa chọn mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại TP.Hồ

Chí Minh có chú ý đến các điều kiện dịa phương đặc trưng của từng khu vực

 Nội dung 4:

Tổng kết các giải pháp, đề xuất định hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả

sử dụng và tính khả thi Tổng hợp và đề xuất định hướng cụ thể phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh và cơ sở khoa học cho việc xây dựng những tiêu chí cụ thể áp dụng cho việc xây dựng một hệ thống Vườn -

Công viên đô thị thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay và trong tương lai của TP

Hồ Chí Minh

Trang 8

MỤC LỤC

BÁO CÁO NGHIỆM THU 2 

1.  Tên đề tài: 2 

2.  Chủ nhiệm đề tài: 2 

3.  Cơ quan chủ trì: 2 

4.  Mục tiêu: 2 

KÝ HIỆU 12 U DANH SÁCH BẢNG 13 

DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG 14 

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 15 U I.  Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề:   15 

II.  Một số khái niệm và định nghĩa chung liên quan đến hệ thống Vườn – Công viên đô thị: . 16  1.  Những khái niệm cơ bản về hệ thống Vườn – Công viên đô thị:   16 

1.1  Đất cây xanh đô thị: 16 

1.2  Hệ thống Vườn – Công viên đô thị: 18 

1.3  Diện tích xanh bình quân đầu người: 26 

2.  Khái niệm cơ bản về mục tiêu phát triển bền vững:   26 

2.1  Phát triển bền vững: 26 

2.2  Đô thị phát triển bền vững: 27 

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP HỒ CHÍ MINH 28 

I.  Tổng quan hiện trạng của hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh:   28 

1.  Tự phát và thiếu quy hoạch:   28 

2.  Chỉ tiêu cây xanh trên đầu người tại TP Hồ Chí Minh:   29 

3.  Diện tích VCV: tăng trên giấy – giảm trên thực tế:   31 

4.  Vấn đề quản lý sử dụng công viên:   32 

5.  Vấn đề kinh phí đầu tư:   33 

6.  Thực tế những con số thống kê công viên tại TP Hồ Chí Minh:   33 

II.  Tổng hợp và phân tích các loại hình VCV hiện có tại TP Hồ Chí Minh:   37 

1.  Phân loại và xác định các loại hình VCV tại TP Hồ Chí Minh:   37 

1.1  Công viên văn hóa: 38 

1.2  Thảo cầm viên: 39 

1.3  Công viên thiếu nhi: 40 

1.4  Công viên vui chơi giải trí: 41 

1.5  Vườn hoa, quảng trường, các tiểu đảo: 42 

2.  Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên – văn hoá – kinh tế – chính trị – xã hội của TP Hồ Chí Minh:   43 

Trang 9

2.1  Xem xét trên cơ sở các điều kiện tự nhiên: 43 

2.1.1  Điều kiện Địa lý – Khí hậu 43 

2.1.2  Khí hậu Thành phố có những đặc điểm như sau: 43 

2.1.3  Tính chất đa dạng sinh học của các loại cây trồng: 44 

2.2  Xem xét trên cơ sở điều kiện Kinh tế - Chính trị thành phố (hiện trạng phát triển của hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh): 45 

2.3  Yếu tố văn hóa xã hội: 45 

2.4  Yếu tố quy hoạch xây dựng đô thị: 46 

2.5  Vấn đề môi trường đô thị 49 

3.  Sự hình thành và phát triển hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh:   49 

3.1  Thời kỳ trước năm 1975: 50 

3.1.1  Thời kỳ trước năm 1859: 50 

3.1.2  Thời kỳ Pháp thuộc: 50 

3.2  Thời kỳ trước năm 1975 52 

3.3  Thời kỳ từ sau 1975 đến nay: 52 

4.  Đánh giá các đặc trưng cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP Hồ Chí Minh:   55 

III.  Hệ thống hoá các đề xuất định hướng phát triển hệ thống VCV tại TP Hồ Chi Minh:   56 

1.  Hiện trạng tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh   56 

2.  Các văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách liên quan về quản lý và phát triển hệ thống MXĐT:   58 

2.1  Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và đang áp dụng hiện nay:58  2.2  Cơ chế chính sách trong quản lý và phát triển cây xanh đô thị: 59 

CHƯƠNG II: CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP HỒ CHÍ MINH 61 

I.  Một số mô hình trong việc xây dựng hệ thống VCV đô thị tại các nước trên thế giới:   61 

1.  Những cơ sở lý thuyết về định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị trên thế giới:   61 

2.  Chính trị và và hệ thống VCV, mô hình “hệ thống Vườn – Công viên Paris” (Système de parcs de Paris) của Haussmann :   62 

3.  Mô hình “thành phố vườn” (city garden) của Ebernezer Howard:   64 

4.  Chính sách xanh hoá Singapore mô hình phát triển kinh tế với yếu tố kích cầu phát triển là hệ thống VCV :   66 

5.  Định vị giá trị đô thị thông qua mô hình “Bắc Kinh xanh” của Trung Quốc   71 

6.  Nam Ninh và những không gian xanh bất tận:   72 

7.  VCV – giải pháp hạ tầng kỹ thuật hiệu quả của đô thị qua kinh nghiệm của Canberra – Úc:   73 

Trang 10

II.  Các cơ sở cơ bản cho việc xây dựng các tiêu chí cụ thể cho việc phát triển hệ thống VCV

tại TP Hồ Chí Minh:   76 

1.  Cơ sở pháp lý:   76 

1.1  Cơ sở văn bản pháp lý quy định về cây xanh đô thị: 76 

1.2  Cơ sở các quy định về quy hoạch cây xanh theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam:77  2.  Cơ sở thích nghi với điều kiện tự nhiên khu vực:   78 

3.  Cơ sở quy hoạch và quản lý đô thị:   79 

4.  Cơ sở quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị:   81 

5.  Cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững   82 

6.  Cơ sở phát triển kinh tế kỹ thuật:   88 

7.  Cơ sở điều kiện văn hoá xã hội:   89 

8.  Cơ sở văn hoá Việt Nam và vấn đề bản sắc   91 

III.  Xác định các tiêu chí hiệu quả cần thiết của định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị tại TP.Hồ Chí Minh.   92 

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG CỤ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP HỒ CHÍ MINH 98 

1.  Quy chuẩn AMENAGEMENT (châu Âu) : 100 

2.  Chương trình ADIPURA và PKPD-PU (JAKARTA) từ năm 2002: 101 

3.  Hệ thống chỉ số đánh giá ứng dụng trong phát triển đô thị bền vững ở KARACHI, PAKISTANT – Năm 2009: 104 

4.  Phương pháp BLUE HOLDING (S’PACE) – Năm 2010 106 

5.  Triển khai hệ thống công cụ đánh giá: 108 

6.  Quy trình khảo sát và đánh giá: 117 

CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP HỒ CHÍ MINH 119 

I.  Áp dụng công cụ đánh giá định tính đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống VCV theo mục tiêu chung:   120 

II.  Áp dụng công cụ đánh giá định lượng xác định mức độ quan trọng của các mục tiêu phát triển hệ thống Vườn – Công viên trong điều kiện TP Hồ Chí Minh:   129 

1.  Mục tiêu Môi trường:   129 

2.  Mục tiêu Đầu tư:   134 

3.  Mục tiêu Kinh tế xã hội   135 

4.  Mục tiêu xây dựng Thước đo giá trị:   137 

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ TP HỒ CHÍ MINH 148 

I.  Các định hướng phát triển cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên tại TP Hồ Chí Minh đến 2025:   148 

Trang 11

II.  Xây dựng mô hình lý thuyết hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh trên cơ sở hoàn chỉnh

hệ thống không gian xanh thống nhất:   149 

1.  Phác thảo hệ thống không gian xanh cho đô thị TP Hồ Chí Minh:   151 

1.1  Mảng xanh đô thị (trame verte d’agglomération) 151 

1.1.1  Phạm vi nghiên cứu của hệ thống mảng xanh đô thị 153 

1.1.2  Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống mảng xanh đô thị 154 

1.1.3  Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống mảng xanh đô thị 155 

1.2  Vành đai xanh đô thị (ceinture verte urbaine) 168 

1.2.1  Phạm vi nghiên cứu của hệ thống Vành đai xanh đô thị 170 

1.2.2  Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống Vành đai xanh đô thị 171 

1.2.3  Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống Vành đai xanh đô thị 174 

1.2.4  Những việc cần làm ngay: 175 

1.3  Hành lang xanh nông thôn (couronne verte rurale) 180 

1.3.1  Phạm vi nghiên cứu của hệ thống Hành lang xanh nông thôn: 180 

1.3.2  Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống Hành lang xanh nông thôn 181 

1.3.3  Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống Hành lang xanh nông thôn 182 

1.3.4  Các định hướng cơ bản và những hành động cụ thể để duy trì và sử dụng hiệu quả hệ thống Hành lang xanh nông thôn 183 

1.4  Những dòng nước và các tuyến kết nối xanh: 186 

1.4.1  Dòng nước: 187 

1.4.1.1  Hệ thống Sông và Kênh Rạch: 187 

1.4.1.2  Đặc điểm, Chức năng 188 

1.4.1.3  Giá trị 188 

1.4.1.4  Hiện trạng 188 

1.4.1.5  Đề xuất bảo vệ và nâng cao giá trị dòng nước 191 

1.4.2  Tuyến kết nối xanh 192 

1.4.2.1  Định nghĩa và vai trò tuyến kết nối xanh 192 

1.4.2.2  5 chức năng của tuyến kết nối xanh: 194 

1.4.2.3  Mục tiêu qui hoạch 194 

1.4.2.4  Định hướng qui hoạch mới 194 

2.  Mô hình hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh và các giải pháp phát triển cho hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh   194 

2.1  Mô hình hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 194 

2.2  Các giải pháp cụ thể thực hiện định hướng phát triển chung cho hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh: 197 

2.2.1  Giải pháp phát triển bền vững cho hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 197 

2.2.2  Giải pháp phối hợp đa ngành, tổng hợp nhiều nguồn lực cho việc phát triển hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 200 

2.2.3  Giải pháp hoàn thiện cấu trúc Kinh tế xã hội phục vụ phát triển hệ thống VCV đô thị TP Hồ Chí Minh 201 

Trang 12

2.2.4  Hoàn thiện bản sắc hệ thống VCV đô thị, tạo tiền đề xây dựng các thước đo giá trị

mới của đô thị TP Hồ Chí Minh 204 

KẾT LUẬN 214 

PHỤ LỤC 215 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 221 

Trang 13

En

Fr QLQHXD

Vườn – Công viên Công viên

Cây xanh Công viên cây xanh Mảng xanh đô thị Quy hoạch đô thị Quản lý đô thị Quản lý môi trường Khu công nghiệp Phát triển bền vững English – Tiếng Anh Francais – Tiếng Pháp Quản lý Quy Hoạch Xây Dựng

Trang 14

DANH SÁCH BẢNG

Bảng kê 01 – Sưu tầm báo, tạp chí

Bảng kê 02 – Sách Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài

Bảng kê 03 – Hỗ trợ dịch thuật sách nước ngoài

Bảng kê 04 – Nguyên vật liệu năng lượng

Bảng 01 – Thống kê hiện trạng công viên thành phố năm 2000

Bảng 02 – Bảng diện tích đất cây xanh công cộng ngoài đơn vị ở trong

các đô thị Bảng 03 – Phân tích đánh giá hiệu quả của 2 hệ thống tại Jakarta

Bảng 04 – Hệ thống tiêu chí đánh giá

Bảng 05 – Cấu trúc hệ thống tiêu chí định lượng

Trang 15

DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG

Hình 01 – Sơ đồ dự kiến áp dụng các phương pháp

Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển bền vững:

Hình 02 – Mô hình của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển Hình 03 – Mô hình của ngân hàng thế giới

Hình 04 – Mô hình thường được sử dụng

Hình 05 – Quy trình đánh giá các mục tiêu khảo sát

Hình 06 – Quy trình hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá cho thành

phố Karachi Hình 07 – Ứng dụng hệ thống Blue Holding trong đánh giá hiện trạng cho một dự án quy hoạch đô thị tại Pháp

Hình 08 – Biểu đồ phân bổ các trọng số

Hình 09 – Các giai đoạn của quy trình khảo sát đánh giá

Trang 16

CHƯƠNG MỞ ĐẦU:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề:

- Những vấn đề được đề cập trong đề tài nghiên cứu khá phức tạp, đa diện, không những chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện mà còn phải xét đến bản chất của vấn đề Chính vì vậy, việc áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho từng vấn đề cụ thể là điều bắt buộc Cụ thể trong đề tài sẽ áp dụng các phương pháp sau:

o Phương pháp tổng hợp và phân tích các tư liệu liên quan để từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để có thể quy nạp, diễn dịch, và lý giải cho các hiện tượng của kiến trúc biểu hiện, tìm ra các luận điểm thật

sự khách quan về bản chất và quy luật chi phối các biểu hiện, rút ra các bài học cần thiết

o Phương pháp điều tra, khảo sát và điều tra xã hội học: hiện trạng giúp xác định chính xác các vấn đề hiện có liên quan đến đề tài Đây là cơ sở quan trọng

để có những nhận định, phân tích, và đánh giá một cách khách quan

o Phương pháp so sánh đồng dạng, so sánh đồng đại và lịch đại so sánh

sự tương đồng và khác biệt giữa các mô hình hệ thống cùng thể loại, cùng tính chất, giữa các mô hình tại trong những điều kiện tương đồng và so sánh những biểu hiện hiện nay với những biểu hiện trong quá khứ của cùng một đối tượng

o Phương pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa là một phương pháp

vô cùng hữu hiệu để thu nhận được những hiệu quả nghiên cứu khoa học có tính

định lượng Phương pháp này giúp ta tránh được cái nhìn cảm tính, chủ quan rất

thường gặp Phương pháp này cũng giúp cho việc quan sát, thể hiện nội dung một cách đơn giản, trực quan, rõ ràng,… và vì thế, những vấn đề gai góc, phức tạp của việc diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường sẽ được cô đọng và hệ thống hóa trong các bảng biểu thống kê Trên cơ sở của các hiện tượng được phô diễn bên ngoài, chúng tôi tiến hành phân loại để nhận ra các đặc điểm và tính chất của các phân nhóm Từ những so sánh và thống kê, chúng tôi tiến hành hệ thống hóa các hiện

tượng theo một trình tự logic

- Ngoài ra còn có thể áp dụng một số phương pháp khác như:

o Phương pháp đối chiếu tư liệu

o Phương pháp tiếp cận hệ thống

Trang 17

- Các phương pháp được phối hợp áp dụng bổ trợ hệ thống rất cao điều này đòi hỏi phải biết vận dụng tốt để làm rõ được các vấ dề cần nghiên cứu

II Một số khái niệm và định nghĩa chung liên quan đến hệ thống Vườn – Công viên đô thị:

1 Những khái niệm cơ bản về hệ thống Vườn – Công viên đô thị:

1.1 Đất cây xanh đô thị:

Đất cây xanh đô thị thông thường được chia làm 03 loại cơ bản:

 Loại 1: Đất cây xanh công cộng: Là loại đất cây xanh sử dụng có tính

chất chung cho mọi người dân đô thị Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh

PP

Phân tích số liệu thực

tế và So sánh kết quả đồng dạng

MỤC TIÊU

PP.Điều tra xã hội học (thăm dò, phỏng vấn, thống kê,

TV, Internet)

PP

Tiếp cận

hệ thống

và Đối chiếu tư liệu

PP.Tổng hợp, Phân tích thông tin và Tiếp cận

hệ thống

Trang 18

o Công viên văn hóa - nghỉ ngơi;

o Công viên thể thao thể dục;

o Công viên bách thảo và vườn bách thảo;

o Công viên bách thú và vườn bách thú;

o Công viên thiếu niên - nhi đồng;

o Công viên bảo tồn và lịch sử - di tích;

o Công viên rừng - phong cảnh - hồ nước thủy lợi;

o Vườn hoa nghỉ ngơi và dạo mát yên tĩnh;

o Vườn hoa nghỉ ngơi và hoạt động văn nghệ;

o Vườn dạo – Promenade;

o Đại lộ với dải cây xanh trang trí lớn – Boulevard;

o Cây xanh đường phố và quảng trường;

o Cây xanh các công trình hành chính – văn hóa – sinh hoạt phục vụ công cộng;

o Cây xanh trong khu nhà ở chung cư hoặc các khu dân cư, khu nhà ở

 Loại 2: Đất cây xanh chuyên dụng: Là loại đất cây xanh sử dụng không

rộng rãi, thường gắn liền với công trình kiến trúc và phục vụ riêng cho từng loại công trình đó Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh như sau:

o Cây xanh các trường chuyên nghiệp - đại học, các trường trung tiểu học;

o Cây xanh vườn trẻ - nhà trẻ;

o Cây xanh bệnh viện;

o Cây xanh khu an dưỡng - nghỉ mát - trại hè;

o Cây xanh các cơ quan nghiên cứu khoa học;

o Cây xanh cung văn hóa - thiếu niên - thể thao;

o Cây xanh các xí nghiệp, kho tàng, bến cảng;

o Cây xanh khu vực nông trường

 Loại 3: Đất cây xanh đặc biệt: Là loại đất cây xanh xây dựng theo yêu cầu

chuyên môn riêng cho những yêu cầu đặc biệt về điều kiện thiên nhiên, điều kiện đất đaiv.v… tính chất sử dụng có thể chung cho toàn thành phố hay riêng một vùng hoặc chỉ riêng cho một công trình Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh như sau:

o Dãy cây cách ly và phòng hộ công nghiệp;

o Dãy cây chống gió, cát, phòng hộ;

o Dãy cây phòng hỏa;

o Dãy cây xanh cách ly đường vận tải nặng và đường sắt;

o Rừng cây chắn nước;

Trang 19

o Rừng cây bảo vệ đất và cải tạo chất đất;

o Cây xanh nghĩa địa;

o Cây xanh vườn ươm

1.2 Hệ thống Vườn – Công viên đô thị:

- Như vậy, trên tực tế, hệ thống VCV đô thị bao gồm các thể loại VCV thuộc

đất cây xanh công cộng như: Công viên văn hóa - nghỉ ngơi; Công viên thể thao thể

dục; Công viên bách thảo và vườn bách thảo; Công viên bách thú và vườn bách thú; Công viên thiếu niên - nhi đồng; Công viên bảo tồn và lịch sử - di tích; Công viên rừng

- phong cảnh - hồ nước thủy lợi; Vườn hoa nghỉ ngơi và dạo mát yên tĩnh; Vườn hoa nghỉ ngơi và hoạt động văn nghệ; Vườn dạo – Promenade

- Bên cạnh đó trên thực tế, hệ thống VCV đô thị sẽ không là hệ thống nếu không kể đến vai trò liên kết của các loại hình cây xanh cộng cộng đô thị khác như:

Đại lộ với dải cây xanh trang trí lớn (Boulevard); Cây xanh đường phố và quảng trường; Cây xanh các công trình hành chính – văn hóa – sinh hoạt phục vụ công cộng

và đặc biệt là hệ thống cây xanh trong khu nhà ở chung cư hoặc các khu dân cư, khu nhà ở Do đó trên góc độ hệ thống, các loại hình cây xây công cộng này vô hình

chung cũng là một phần đáng kể đến trong hệ tống VCV đô thị

- Song song với các loại hình cây xanh công cộng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống VCV đô thị, trong các loại hình CX đô thị đã nêu thì một số loại hình cũng có những tác động không nhỏ đến tổng thể của hệ thống VCV đô thị Ví dụ như

hệ thống Cây xanh trong các trường chuyên nghiệp - đại học, các trường trung tiểu

học; Cây xanh vườn trẻ - nhà trẻ; Cây xanh bệnh viện; Cây xanh khu an dưỡng - nghỉ mát - trại hè; Cây xanh các cơ quan nghiên cứu khoa học; Cây xanh cung văn hóa - thiếu niên - thể thao; Cây xanh các xí nghiệp, kho tàng, bến cảng Và kể cả Cây xanh

thuộc loại cây xanh đặc biệt và cây xanh nông – lâm nghiệp cũng có thể có những ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc chung của hệ thống VCV đô thị nói riêng và hệ thống môi trường đô thị nói chung Ví dụ như khu vực nông trường vùng ven đô thị, các khu rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển, khu cây xanh nghĩa trang cảnh quan, các khu vườn ươm cũng có thể trở thành một bộ phận không kém quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống VCV đô thị

Tuy nhiên, về cơ bản các loại hình VCV thường được nhắc tới nhiều nhất trong cấu trúc của hệ thống VCV đô thị là:

a Công viên đô thị:

Công viên đô thị là những khu vực tổ chức nghỉ ngơi – sinh hoạt văn hóa có quy mô lớn thường từ 6 – 10 ha trở lên Là không gian cây xanh hoàn hảo nhất trong

Trang 20

các loại đất cây xanh đô thị Tùy vào tính chất, quy mô, đặc điểm thiên nhiên – lịch sử – văn hoá của từng điạ phương, nơi chốn mà VCV được tổ chức theo các thể loại khác nhau và mỗi loại hình đều có những đặc điểm và chức năng khác nhau Trên thực tế, tuỳ từng điều kiện văn hoá – xã hội và kinh tế – chính trị khác nhau, tên gọi của các loại hình CV trong đô thị có thể khác nhau, tuy nhiên thông thường, CV đô thị

có những loại hình sau:

 Công viên văn hóa nghỉ ngơi (công viên trung tâm): Công viên văn hóa nghỉ ngơi hay còn gọi là công viên trung tâm là hình thức tổ chức nghỉ ngơi – giải trí – sinh hoạt văn hóa kết hợp với công tác giáo dục chính trị rộng rãi cho đông đảo quần chúng với mọi trình độ và lứa tuổi

Nguyên tắc thiết kế: Ngoài những nguyên tắc chung cho các khu vực tổ

chức cây xanh1, công viên văn hóa nghỉ ngơi cần bảo đảm các nguyên tắc sau2:

ƒ Vị trí, giới hạn quy mô, nội dung bố cục của công viên phụ thuộc vào quy hoạch chung của thành phố

ƒ Các tổ chức trong công viên đảm bảo phục vụ cả 4 mùa

ƒ Từ nơi xa nhất của thành phố đến công viên không quá 4 km

ƒ Diện tích công viên nhỏ hơn 30 ha và có phân khu rõ ràng

ƒ Trong công viên không cho phép đường giao thông thành phố cắt ngang qua

 Công viên bách thú: (zoo):Công viên bách thú là khu vực cây xanh đóng

kín trong đó người ta chăn nuôi các loại động vật để nghiên cứu và phổ biến trí thức

khoa học cho quần chúng, đồng thời là nơi nghỉ ngơi giải trí nhiều người ưa thích3

ƒ Công viên này có ý nghĩa bảo tồn và học tập về động vật Nhiệm vụ của vườn là bảo vệ sự sinh tồn của những loài động vật đã bị mất giống, đồng thời cung cấp tài liệu nghiên cứu khoa học quý báu cho các viện nghiên cứu về động vật, để phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân

ƒ Công viên bách thú là nơi thu hút sự ham thích của thanh thiếu nhi, các người già và nhân dân trong thành phố, thường là những nơi giải trí rất sống động, linh hoạt sau những giờ lao động mệt nhọc Cho nên người ta gọi công viên bách thú

là một công viên đẹp hoặc vườn cây xanh mà ở đó cây xanh là cái phông đệm tự nhiên rất đẹp cho các sinh vật hoạt động

1 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

2 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

3 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

Trang 21

Nguyên tắc thiết kế:

ƒ Công viên bách thú không được bố trí ở gần hoặc bố trí vào giữa khu nhà ở Yêu cầu của công viên bách thú là phải có đường giao thông thuận tiện cho những người tới xem, phải gồm các nguồn nước như sông, hồ, khe suối v.v…và đồng thời phải gắn liền với hệ thống cây xanh thành phố và ngoại đai4 Vì vậy việc chọn địa điểm để xây dựng công viên bách thú không phải dễ dàng đơn giản Khi chọn địa điểm ta cần chú ý đảm bảo cho toàn bộ khu đất phải có ánh sáng đầy đủ, địa lý phong phú và hướng phát triển của vườn kéo dài từ Đông sang Tây bảo đảm cho việc tổ chức các đường chạy của động vật có thể nhìn từ phía Nam về phía Bắc

ƒ Diện tích xây dựng : Qua thực tế xây dựng công viên bách thú của một

số các nước trên thế giới thì quy mô xây dựng thường từ 10 – 60 ha và đã có một số

ít vườn rộng lớn tới 100 ha Loại công viên bách thú với quy mô 10 ha (Ví dụ: vườn thú Vincennes tại Paris – 14,5 ha) thì hơi nhỏ vì yêu cầu tổ chức các khu vực cho các loài động vật sinh sống và hoạt động trong môi trường thích hợp khác nhau và chiếm một diện tích đất đai khá lớn, nếu trong vườn có tăng thêm động vật nữa thì diện tích của công viên này lại phải mở rộng và phát triển thêm ra để đảm bảo cho yêu cầu cần thiết

ƒ Loại công viên bách thú với quy mô lớn tới 100 ha (Parc zoologique de Thoiry – Pháp có diện tích 380 ha) thì quá rộng: Vấn đề bảo vệ quản lý khó khăn, đồng thời về các mặt hoàn thiện thiết bị kỹ thuật khác cũng đắt Mặt khác làm cho người tới xem quá mệt mỏi

ƒ Qua kinh nghiệm thực tế, qua quá trình tổ chức các công viên bách thú, người ta rút ra kết luận rằng: Quy mô xây dựng một công viên bách thú trung bình khoảng từ 40 – 50 ha là vừa phải Đối với điều kiện và khả năng kinh tế của Việt Nam,

ta có thể nghiên cứu và áp dụng như quy mô vừa phải trên

 Công viên bách thảo: (botanic garden (En), jardin botanique (Fr)): Công viên bách thảo về cơ bản, việc xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giáo

dục và phổ cập trong quần chúng những hiểu biết về thực vật một cách rộng rãi

Nguyên tắc thiết kế:

ƒ Tổ chức công viên bách thảo phải dựa vào các nguyên tắc khoa học, phù hợp với tính địa lý, địa chất, khí hậu và lợi tức của cây (nếu có) và đảm bảo sắp xếp theo các hệ thống phân loại thực vật cũng như các nguyên tắc nghệ thuật khác

4 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

Trang 22

- Công viên bách thảo được bố trí trên một phạm vi đất đai khá rộng lớn gần giống như công viên phong cảnh Thường được bố trí ở ngoại đai thành phố, hoặc ở cạnh các trường đại học, cũng có khi bố trí trong thành phố để góp phần cải tạo tiểu khí hậu và kết hợp giải trí nghỉ ngơi cho quần chúng

- Diện tích xây dựng: Diện tích của công viên bách thảo tùy thuộc vào nội dung tổ chức và số lượng cây trồng mà xác định Nói chung, diện tích xây dựng loại công viên chung cho các thành phố lớn mà quần chúng tự do đến sử dụng Thí dụ như ở Nga và một số nước khác đã có công viên bách thảo với quy mô trung bình là

từ 100 – 200 ha, ngoài ra còn có một số ít công viên quy mô lớn từ 250 – 388 ha Nhưng đối với từng tình hình thực tế, cần dựa vào góc độ khác như đất đai, khí hậu, các điều kiện thiết bị, giao thông và khả năng kinh tế v.v…có thể tổ chức công viên bách thảo với quy mô nhỏ hơn khoảng từ 50 – 200 ha5

 Công viên rừng: (bois (Fr)) :

- Có thể dựa trên cơ sở những khu rừng tự nhiên xung quanh đô thị, hoặc tạo ra trên những quỹ đất trống của đô thị có điều kiện phát triển cây xanh, loại công viên này có tính chất phục vụ quần chúng rộng rãi trong việc nghỉ ngơi, dạo chơi, ngắm cảnh, hoạt động văn hóa, văn nghệ hoặc du lịch tham quan những nơi danh

lam thắng cảnh, di tích lịch sử quanh thành phố

- Vị trí của công viên rừng thường nằm ở vùng ngoại vi thành phố hoặc có một khoảng cách đối với thành phố Bán kính có thể nằm trong khoảng 10 - 50 km Thời gian đi lại từ 1 – 4 giờ Thời gian nghỉ ở công viên có thể nằm trong khoảng 1 ngày thậm chí đến 1 tháng

ƒ Trong các cấu trúc quy hoạch đô thị của Liên Xô trước đây, khái niệm

“Khu nghỉ nhân dân” xuất hiện như một loại hình VCV công cộng, có tính phúc lợi cao Dạng hình của chúng khá tương đồng với loại hình các khu Resort (Khu nghỉ dưỡng

du lịch) hiện nay ở Việt Nam Khu nghỉ nhân dân được tổ chức ở những địa điểm có giá trị nhất về tính chất thiên nhiên của các khu lân cận thành phố lớn Đại đa số trường hợp các khu vực đó được tổ chức trong các khu rừng lớn hay trên các bờ hồ rộng, khi đó các khu rừng thường biến thành công viên rừng

5 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

6 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

Trang 23

ƒ Khu nghỉ nhân dân thông thường sẽ là một bộ phận của rừng ngoại ô của đô thị Đồng thời công viên vẫn mang tính chất du lịch Để cách ly và bảo vệ được tính chất thực của nó, tất cả các loại đường cho các loại xe động cơ không bố trí cạnh khu vực nghỉ, có thể tổ chức các lối đi bộ và các lối đi xe đạp Các đường tàu hỏa và

cơ giới nên tổ chức gần các thị trấn nhỏ gần đó Ở đây người ta tổ chức các điểm du lịch, khách sạn, trại nghỉ, quán trọ, nhà ăn, gara, các bãi thể thao thể dục v.v… Từ các điểm ấy người ta đi vào các khu nghỉ nhân dân theo các lối đi kiểu du lịch và được quy định

ƒ Thực tế tại Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng, loại hình VCV này hầu như không được áp dụng

- Ngoài các loại hình CV nêu trên, còn có các loại CV đô thị khác như:

 Công viên thiếu nhi

 Công viên thể thao

 Công viên bảo tồn – di tích lịch sử

 Công viên bảo tồn Thiên nhiên, các khu bảo tồn đầm lầy tự nhiên (các

khu bảo tồn Thiên nhiên), các khu vực hồ nước thủy lợi không phục vụ nông nghiệp…

- Trong một thành phố không nhất thiết có đủ các loại nêu trên nhưng thường phổ biến nhất là các loại: Công viên văn hóa nghỉ ngơi, công viên bách thảo, công viên bách thú, công viên rừng Nếu thành phố có quy mô lớn trên 40 vạn dân với điều kiện đất đai xây dựng tập trung (không phân tán, không kéo dài) thường tổ chức công viên thiếu nhi, công viên thể thao, nhưng nếu thành phố quy mô nhỏ hơn hoặc xây dựng phân tán, kéo dài thì chỉ cần xây dựng công viên văn hóa nghỉ ngơi trong đó bao gồm cả bộ phận thiếu nhi và thể thao

ngơi, nếu thành phố kéo dài hoặc xây dựng phân tán Điều kiện thành phố có công trình cần bảo tồn, có những di tích lịch sử có giá trị, có phong cảnh đẹp v.v… có thể xây dựng các loại công viên bảo tồn phong cảnh7 v.v…

 Công viên vui chơi giải trí:

ƒ Ngoài các dạng hình công viên có tính công cộng phục vụ phúc lợi xã hội đã nêu, từ những năm 1950 của thế kỷ XX, một loại hình công viên vui chơi giải trí theo chủ đề đã ra đời Công viên chủ đề (theme park (En), parc à theme (Fr)) là một loại hình công viên giải trí hiện đại, có thể tập trung vào một chủ đề trung tâm, hoặc

7 Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978

Trang 24

được chia thành nhiều khu vực chủ đề khác nhau Ví dụ các khu nghỉ ngơi lớn như Thế giới Walt Disney ở Florida (Mỹ) thực chất là sự tổ hợp của nhiều công viên chủ

đề khác nhau như Công viên Disneyland, Công viên phiêu lưu California, Thị trấn Disney (Disney Village), … Trong khi đó, các công viên nhỏ hơn như công viên Phim trường Thế giới (Universal park) chỉ tập trung vào chủ đề khai thác các phim hành động…

ƒ Nguồn gốc của loại hình công viên chủ đề hiện đại xuất xứ từ các công viên văn hóa giải trí, và được chính thức hình thành vào năm 1955 với sự ra đời của công viên Disneyland ở Anaheim, California, và sau đó là sự xuất hiện hàng loạt các công viên chủ đề khác như công viên Six Flags, công viên Phim trường Thế giới Hollywood (tại Mỹ), công viên Asterix (tại Pháp)… Các công viên chủ đề thường khai thác yếu tố văn hóa bản địa, mà đặc biệt là văn hóa dân gian từ trong các truyện tranh

và những câu truyện lịch sử của vùng đất, sử dụng phong cách kiến trúc dân gian, các vật thể gắn liền với lịch sử và bối cảnh xã hội của thời kỳ đó để tái hiện nên một không gian văn hóa xã hội đặc thù Bên cạnh đó, các công viên còn khai thác mảng chủ đề phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với các công trình mô phỏng phi thuyền, đĩa bay trong không gian, … như Futuroscope (Pháp) về công nghệ nghe nhìn và sử dụng các kỹ thuật hiện đại để tạo nên một thế giới các trò chơi hành động

và hiện đại loại hình công viên này ngày một đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân

ƒ Tại Việt Nam, loại hình công viên này được biết dưới tên gọi “Công viên vui chơi giải trí”, xuất hiện khoảng những năm 1980 điển hình như Công viên văn hóa Đầm Sen, Công viên Suối Tiên, Công viên nước Water Park…

b Vườn hoa đô thị

- Trên thực tế, vườn hoa cũng là một loại công viên nhưng bị hạn chế quy

mô và nội dung do khu đất chật hẹp Thường diện tích chiếm vào khoảng từ 1 – 6 ha Việc phân khu trong vườn hoa không có ranh giới rõ ràng

- Có các loại vườn hoa chủ yếu:

 Loại 1: Vườn hoa (jardin de fleurs (Fr)) là nơi tổ chức để dạo chơi, nghỉ là chủ yếu Nhân tố chính là cây xanh, hầu như không có công trình Đôi khi chỉ có một chòi nhỏ tổ chức sinh hoạt văn nghệ đơn giản biểu diễn dàn nhạc nhẹ Không xây dựng công trình hoạt động vui chơi

 Loại 2: (air de jeux (Fr)) ngoài nội dung dạo chơi nghỉ ngơi, vườn này còn

có tác dụng tổ chức sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp như biểu diễn văn nghệ quần chúng, rạp chiếu bóng, xiếc, triển lãm v.v…hoặc các hoạt động thể thao

Trang 25

 Loại 3: là các không gian quảng trường (place (Fr)): các không gian trước các công trình công cộng hoặc công trình đặc biệt (esplanade (Fr)) hoặc là các khu vực cây xanh nhỏ (square) phục vụ nghỉ ngơi chốc lát cho khách đi đường và nhân dân quanh khu vực Trong thành phố có nhiều loại quảng trường:

o Quảng trường lớn toàn thành (place (Fr)): Loại hình này chủ yếu phục vụ các buổi mít tinh, các ngày hội lớn Tùy quy mô dân số thành phố và tính chất thành phố mà quy định diện tích Thường lấy vào khoảng 1 – 4 ha đối với mô hình tại các đô thị lớn, các nước XHCN Công trình trên quảng trường thường có khán đài, nếu loại thành phố nhỏ, thì là nhà hành chính (ủy ban hay tỉnh ủy, hoặc thành ủy) Hình dáng quảng trường thường vuông hoặc chữ nhật Chung quanh thường có kiến trúc lớn

Do đó khi thiết kế cần chú ý:

ƒ Phối hợp chặt chẽ với công trình kiến trúc chung quanh

ƒ Thể hiện sự trang nghiêm

ƒ Giải quyết bóng mát cho quảng trường nhưng tạo khoảng trống lớn tùy yêu cầu lượng người chứa Thường trồng cỏ là chủ yếu, bên các công trình và đường

đi trồng cây bóng mát, riêng lễ đài trồng cây trang trí và cây hoa đẹp, bồn hoa, dàn hoa

ƒ Cây trồng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễu hành

ƒ Loại cây trồng cần xanh tươi quanh năm thân thẳng tán gọn

o Quảng trường trước công trình công cộng lớn (place, esplanade (Fr)): Trước công trình công cộng lớn thường tổ chức quảng trường để nhân dân đứng trước khi vào công trình không ảnh hưởng đến giao thông thành phố; hoặc đôi khi kết hợp quảng trường trước công trình với nơi nghỉ ngơi chốc lát (tính chất như vườn dạo) Cơ cấu tổ chức đơn giản: trung tâm có thể bố trí tượng hoặc vòi phun hay bồn hoa Công trình kiến trúc nhỏ hoặc cây trồng trên quãng trường cần phối hợp về màu sắc cũng như hình dạng với công trình, không được che khuất công trình Thường trồng các bồn hoa bãi cỏ hay các loại cây trang trí, thỉnh thoảng điểm những cây bóng mát đứng độc lập, hoặc thành nhóm nhỏ Dọc đường đi và gần công trình có thể trồng các loại cây bóng mát tán gọn và thân thẳng

o Quảng trường giao thông (place): Có ba loại :

ƒ Đảo giao thông: Đảo giao thông là hình thức tổ chức cho giao thông các loại xe tự điều chỉnh luồng giao thông và các điểm giao nhau của đường phố lớn Hình dáng đảo phụ thuộc vào hướng tuyến đường và lưu lượng giao thông Thường

là tròn hoặc tam giác Tổ chức cây xanh ở đây phụ thuộc vào tính chất và lưu lượng giao thông Có khi tổ chức thành vườn dạo, có khi lại tạo nên điểm cây xanh không

Trang 26

cho người vào v.v…Chủ yếu trồng cây cần bảo đảm hướng dẫn giao thông đồng thời tạo điểm cảnh cho thành phố với điều kiện không trở ngại tầm nhìn của người lái xe Đối với đảo không cho người vào nên chọn cây hình dáng đặc biệt chung quanh trồng cây rào thấp hoặc bố trí tượng hay vòi phun chung quanh có rào (nếu bán kính đảo lớn) Đối với đảo hình thành do các đường giao thông nội bộ, có thể tổ chức kết hợp với việc dạo chơi

ƒ Quảng trường đầu đường phố hoặc góc phố: Ở đầu các đường phố hoặc góc phố đôi khi có tổ chức quảng trường do có những khoảng đất trống không xây dựng được hoặc do yêu cầu giao thông cần có khoảng đất trống để điều chỉnh luồng xe hoặc người Thường loại quảng trường này nhỏ, hình dạng tùy hình thức tổ chức các công trình chung quanh Việc trồng cây trên loại này chủ yếu phục vụ cho người đi qua được vui mắt hơn là để dạo chơi Đặc biệt nếu diện tích tương đối lớn thì tổ chức như kiểu vườn dạo

ƒ Quảng trường cửa ngõ đô thị hoặc các bến bãi gia thông đầu mối

đối ngoại: Thường bố trí ở ranh giới ngoại ô và nội thành, trên tuyến đường chính

dẫn vào trung tâm thành phố, hoặc các cửa ngõ hàng không, hàng hải, đường sắt đối ngoại đô thị Yêu cầu tổ chức cây xanh ở đây làm thế nào gây được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho người mới vào thành phố Từ quảng trường có thể nhìn thấy thành phố (như tượng đài kỷ niệm hoặc kiến trúc đặc biệt) Những lùm cây bóng mát với những ghế đá ngồi nghỉ, vườn hoa trang trí đơn giản bằng những loại cây lá màu hoặc cây hoa lưu niệm Trường hợp đất rộng có thể bố trí chòi nghỉ lớn ở giữa một vườn dạo nhỏ

ƒ Quảng trường khu nhà ở (square): Thường là quảng trường trung tâm của khu nhà ở cao tầng hặc thấp tầng Hình thức bố trí giống như quảng trường trước công trình nhưng đơn giản và thoáng rộng hơn, cần tạo khoảng trống lớn đôi khi dùng

để tập trung nhân dân toàn khu, có thể có không gian vui chơi cho trẻ em

 Loại 4: Vườn dạo (promenade (Fr)): là loại vườn hoa bố trí theo dải, tuyến

dài có tính chất phục vụ các nhu cầu thư giản, dạo mát của người dân đô thị Đồng

thời có nhiệm vụ nối kết hệ thống VCV đô thị thành một thể thống nhất liên hoàn Loại hình này thường phân tán khắp thành phố trên các quảng trường ở đầu các đường phố hay trong lòng khu phố, đôi khi là một dãy nhỏ ven sông v.v… Như vườn dạo trên quảng trường và trước công trường, vườn dạo ở đầu các đường phố, vườn dạo trong

khu nhà

Trang 27

1.3 Diện tích xanh bình quân đầu người:

- Diện tích xanh bình quân đầu người (m²/người), là lượng mảng xanh tính bằng m² cho mỗi người, là chỉ số đặc trưng về quan hệ giữa diện tích xanh và mật độ dân cư Chỉ số này dùng cho khu vực đông dân cư như ở nội thành là phù hợp Diện tích này có thể là diện tích quy đổi bao hàm diện tích mặt nước (nếu có) mặc dù các tác dụng của chúng về môi trường sinh thái không thể như cây thân gỗ, nhưng đứng

ở góc độ phân khu chức năng đô thị, đây vẫn là diện tích quan trọng trong hệ thống MXĐT nói chung và hệ thống VCV nói riêng

2 Khái niệm cơ bản về mục tiêu phát triển bền vững:

2.1 Phát triển bền vững:

- Là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa8 Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

- Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong

ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”

- Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường

- Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường

8 Douglas Farr, “Sustainable Urbanism: Urban Design With Nature”, NXB Hachette, 2007

Trang 28

- Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio + 10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại

kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái

2.2 Đô thị phát triển bền vững:

- Một đô thị được xem là một Đô Thị phát triển bền vững khi có sự kết hợp

một cách cân bằng về các mặt sử dụng hợp lý về môi trường - kinh tế - xã hội Đô thị

ấy trong quá trình hình thành và phát triển sẽ không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, xây dựng một môi trường phát triển kinh tế lành mạnh để con người có thể sống, sinh hoạt và làm việc một cách ổn định, an toàn

- Ngày nay, các nhà quy hoạch cũng như các nhà quản lý đô thị đều đồng ý rằng bốn tiêu chuẩn cho một đô thị phát triển tốt là: (1) tính cạnh tranh, (2) khả năng tài chính – ngân hàng, (3) việc sinh sống làm ăn tốt và (4) quản lý giỏi9 Hai tiêu chuẩn

trước mang tính kinh tế, còn hai tiêu chuẩn sau liên quan đến các tiêu chí phát triển bền vững

- Phát triển bền vững bao gồm các khía cạnh môi trường, văn hóa – xã hội,

có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị cũng như tạo bộ mặt nhân bản văn minh của nó Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cho đến nay, chưa thực hiện được hầu hết các vấn đề thuộc phạm vi phát triển bền vững

9 Douglas Farr, “Sustainable Urbanism: Urban Design With Nature”, NXB Hachette, 2007

Trang 29

CHƯƠNG I:

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN

TẠI TP HỒ CHÍ MINH

I Tổng quan hiện trạng của hệ thống VCV tại TP Hồ Chí Minh:

- Mạng lưới VCV phát triển tương đối đầy đủ về mặt số lượng và diện tích tại khu vực quận 1, 3, là khu vực trung tâm Sài Gòn đã được quy hoạch từ thời Pháp thuộc với hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh Trong thời kỳ trước 1975 do chính quyền Sài Gòn quản lý, thành phố phát triển và mở rộng Tuy nhiên, mạng lưới VCV không còn cân đối với quy mô và nhu cầu của đô thị Vấn đề này đã có những điều chỉnh cân đối và sau khi Sài Gòn được giải phóng với nhiều công viên văn hóa mới được xây dựng dựa trên các quỹ đất chuyển đổi chức năng đô thị quỹ đất hoang hóa

Do đó, tại khu vực trung tâm của thành phố, mạng lưới công viên cây xanh tương đối hợp lý về quy mô và sự phân bố, có thể đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu hàng ngày của người dân

- Trong khi đó, một số các quận nội thành hiện hữu khác như quận 4, 5, 6, cũng như một số các quận mới phát triển và những huyện ngoại thành như Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Huyện Nhà Bè, Bình Chánh… gần như chưa có công viên hoặc đang trong tình trạng thiếu thốn cây xanh trầm trọng Ngược lại, nhu cầu đối với công viên tại khu vực này đang ngày một tăng cao Nguyên nhân là ở quá trình đô thị hóa do tác động của nền kinh tế thị trường Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ 1990 sự đô thị hóa diễn ra quá nhanh theo dạng vết dầu loang, tự phát, không theo một mô hình phát triển nào Bên cạnh đó, việc thiếu vắng một quy hoạch

hệ thống VCV cụ thể có tính khá thi dẫn tới tình trạng thiếu thốn diện tích công viên trầm trọng trong cấu trúc đô thị TP Hồ Chí Minh hiện hữu

- Sự phát triển của hệ thống VCV vẫn đang diễn ra nhưng rõ ràng đang thiếu một định hướng phát triển Trong quá trình phát triển này, đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam vẫn gần như chưa được quan tâm nghiên cứu Hình thức tổ chức thẩm mỹ của hệ thống VCV vẫn rất nghèo nàn và rập khuôn…

1 Tự phát và thiếu quy hoạch:

- Hiện nay thành phố đã tiến hành công tác điều tra, đánh số cây, danh mục,

hồ sơ quản lý Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê từ Công ty Công viên – Cây xanh

TP Hồ Chí Minh trên thực tế công tác này mới chỉ thực hiện được tại một số khu vực trung tâm thành phố nơi mà hệ thống cây xanh đô thị nói chung và hệ thống VCV nói

Trang 30

riêng tương đối hoàn chỉnh Mặc dù việc phân cấp quản lý đã có những phân cấp tuy nhiên vẫn còn những bất cập, chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ cấp chính quyền cơ sở đến các đơn vị trực tiếp quản lý và người dân

- Cũng về vấn đề này, TS Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, nhấn mạnh “Hiện nay, cây xanh được trồng và chủ yếu để tự nó phát triển, thường chỉ đốn cành chống bão chứ ít chăm sóc cắt tỉa, tạo dáng”

- Bên cạnh đó, dù Thông tư 20 quy định các dự án đầu tư xây dựng có hạng mục cây xanh phải phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, khi nghiệm thu công trình phải bao gồm hạng mục cây xanh theo thiết kế được duyệt Nhưng trên thực tế công tác trồng cây xanh tiến hành chậm, người dân tự trồng nên không phù hợp, không đúng danh mục Nhiều trường hợp xây dựng công trình trên đất có trồng cây xanh, cơ quan cấp phép xây dựng thường không tham khảo ý kiến cơ quan quản lý cây xanh

về việc đốn hạ di dời

- Nguyên nhân của tình trạng trên theo TS Chế Đình Lý, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM) là do thiếu quy hoạch cây xanh đô thị Ông cho rằng: “Vì thiếu quy hoạch cây xanh và khâu quản lý còn lỏng lẻo nên tình trạng chặt phá, khai thác tuỳ tiện cây xanh đô thị diễn ra khá phổ biến Quy hoạch đô thị phải gắn với quy hoạch không gian xanh, nói rộng ra quy hoạch đô thị phải gắn với việc bảo vệ môi trường nhưng nhiều dự án chủ đầu tư không tham khảo

ý kiến của ngành chuyên môn về quy hoạch cây xanh và loại cây trồng nên việc trồng cây chưa hợp lý, chưa đảm bảo được yêu cầu về số lượng và chất lượng”

- Thực tế vấn đề quy hoạch hệ thống MXĐT tại TP Hồ Chí Minh song song với quy hoạch định hướng phát triển thành phố, việc thực hiện các quy hoạch hệ thống mảng xanh đô thị luôn được thực hiện Tuy nhiên vấn đề chính là những hồ sơ quy hoạch này luôn có sự khập khiễng với tính khả thi của thực tiễn

2 Chỉ tiêu cây xanh trên đầu người tại TP Hồ Chí Minh:

a Khoảng cách quá xa giữa thực tế và kế hoạch : “Nợ” 6 – 7 m²/người

- Tỷ lệ cây xanh đô thị bình quân trên đầu người tại các thành phố lớn của Việt Nam quá thấp so với các thành phố trên thế giới:

- Bình quân diện tích cây xanh:

ƒ Ở Singapore là 85 m²/người;

ƒ Ở Berlin, Đức là 50 m²/người;

ƒ Ở Paris, Pháp là 25 m²/người;

ƒ Ở Moscow, Nga là 44 m²/người;

ƒ Ở Anh, diện tích cây xanh của London là 19 m²/người

Trang 31

- Trong khi đó theo số liệu thống kê tạm thời năm 2009:

- Trước đây, năm 2000, quy hoạch mạng lưới công viên cây xanh đến năm

2010 (đã được UBND TPHCM phê duyệt theo Quyết định 661/QĐ-UB-ĐT ngày 2000), theo đó, chỉ tiêu diện tích công viên cây xanh đô thị đến năm 2010 phải đạt bình quân 6 - 7 m²/người Tuy nhiên cho đến nay, chỉ tiêu trên mới đạt chưa đến 1 m²/người và trong đó diện tích VCV đạt bình quân khoảng 4 – 5 m²/người, tuy nhiên con số thống kê sơ bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m²/người Mặc dù theo Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến cuối tháng 12-2009, thành phố đã cải tạo, trồng mới được thêm 2,7 héc ta diện tích mảng xanh trên vỉa hè tại 12 tuyến đường của quận 1, 06 tuyến

26-1-đường ở quận 3, 04 tuyến 26-1-đường ở quận 5 và 03 tuyến 26-1-đường thuộc quận 10

Phòng Quản lý Cây xanh, do dân số TP tăng nhanh hơn so với dự kiến khiến diện tích xanh bình quân đầu người tụt lại

b Chỉ tiêu đất cây xanh trên đầu người của TP Hồ Chí Minh chưa bằng

đô thị loại 5:

trưởng Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn đất cây xanh công viên của đô thị đặc biệt là 7 - 9 m²/người, đô thị loại I-II: 6 - 7,5 m²/người, loại III-IV: 5 - 7 m²/người, loại V: 4 - 6 m²/người TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt nhưng diện tích cây xanh trên đầu người hiện chỉ đạt chưa đến 1m²/người Sở dĩ con số trên quá thấp là do diện tích VCV bị tụt quá xa so với yêu cầu Trong quyết định phê duyệt, TP đề ra đến năm 2010, tổng diện tích VCV là 8.644 ha nhưng hiện nay số liệu sơ bộ do Phòng Quản lý Cây xanh cung cấp thì chỉ mới đạt hơn 535 ha Trong đó, đáng quan ngại hơn nữa là diện tích VCV ở

Trang 32

khu Phú Mỹ Hưng đã chiếm là 74,36 ha chiếm gần 15% tổng diện tích VCV toàn thành phố Có nghĩa là việc phân bổ VCV đô thị là hoàn toàn bị thiên lệch

- Ngoài ra tổng diện tích này còn là diện tích thống kê ở cả các loại hình công viên vui chơi giải trí (công viên kinh doanh) như các công viên Đầm Sen, Suối Tiên, trong các mảng xanh kinh doanh du lịch như Văn Thánh, Kỳ Hòa, khoảng xanh Hội trường Thống Nhất cũng đã chiếm 106,8 ha Tổng diện tích thống kê 535 ha còn được tính cả các tiểu đảo, dải phân cách trên các tuyến trục giao thông đô thị tại thành phố do Sở Giao thông vận tải và các quận, huyện quản lý

- Vừa qua UBND quận Tân Phú đã đề xuất thành phố nên chuyển một phần diện tích đất thuộc các dự án quy hoạch công viên làm nhà ở để người dân được an

cư lạc nghiệp, đổi lại khuyến khích người dân tự nguyện nhượng lại một phần đất quy hoạch cho Nhà nước Lý do của việc này là khi làm như vậy, các địa phương sẽ không còn đau đầu khoản kinh phí đền bù, giải toả; nguyên nhân “quy hoạch treo” mới nhanh chóng được xoá bỏ Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp tạo được sự đồng thuận từ phía người dân bởi chỉ khi Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác, “nút thắt” đầu tiên của bài toán quy hoạch “treo” mới được gỡ bỏ Tuy nhiên vấn đề là sau khi giải toả gánh nặng kinh phí, các cơ quan chức năng còn phải tính toán, cân nhắc,

chọn ra phương án thích hợp nhất cho bài toán quy hoạch

3 Diện tích VCV: tăng trên giấy – giảm trên thực tế:

a Phá vỡ "đất xanh", không gian xanh đang hẹp dần:

- VCV luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng được “hy sinh” cho một giải pháp quy hoạch nào đó

- Theo ghi nhận, nếu nhìn vào cách ứng xử đối với cây xanh ở nội thành, cho thấy MXĐT tại TP Hồ Chí Minh đang phải "thắt lưng buộc bụng" vì sự phát triển nóng Chẳng hạn như thời gian gần đây xuất hiện thông tin sẽ "xén" bớt Công viên Gia Định, quận Phú Nhuận để làm đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (vành đai ngoài) Hay như Sở Giao thông vận tải đề xuất xẻ Công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình để làm đường băng ngang qua công viên nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở đường đến sân bay Tân Sơn Nhất Cụ thể, để phục vụ giao thông, nhiều tuyến đường được mở ra "xẻ

- " đôi công viên khiến diện tích xanh ở các khu vực này đã ít lại càng ít thêm Chẳng hạn như Công viên Tao Đàn bị đường Trương Định nối dài băng ngang hoặc đường Đỗ Quang Đẩu cắt Công viên 23-9,

- Theo Phòng Quản lý Công viên cây xanh Sở Giao thông Vận tải TPHCM, công tác phát triển thêm mảng xanh ở thành phố đang có nhiều khó khăn; bởi thực tế

Trang 33

hiện nay, quỹ đất dành cho việc xây dựng công viên tại 13 quận nội thành hầu như không còn

- Ngoài ra, cũng theo Phòng Quản lý công viên cây xanh, tại 11 quận huyện khác thì tỷ lệ đất dành cho công viên, vườn hoa thuộc các dự án khu dân cư lại không được quan tâm đúng mức, chủ đầu tư dự án không tuân thủ đúng quy hoạch đã được phê duyệt

b Quy hoạch “xanh” treo Diện tích VCV đô thị tăng trên giấy:

thành TP.HCM hiện chỉ có 113 công viên, vườn hoa và thảm cỏ với quy mô 233 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố

trong các quyết định phê duyệt quy hoạch của Nhà nước Phải chăng đó chỉ là một hình thức “quy hoạch” về mặt “lý tưởng” trong tình hình thành phố đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay?

- Điều đáng nói là những dự án này tuy đã “án binh bất động” hơn chục năm nay vì thiếu kinh phí thực hiện nhưng vẫn gây ra không ít phiền hà cho cuộc sống của người dân Do bị gắn cái mác “quy hoạch treo” nên không ai có thể xây cất hoặc chuyển nhượng nhà cửa

- Đây cũng là một hiện trạng bất cập về vấn đề quy hoạch hệ thống mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống VCV nói riêng tại TP Hồ Chí Minh Hệ thống VCV

rõ ràng là rất cần thiết Nhưng vấn đề lập những quy hoạch thiếu tính thực tế và khả thi nhằm cải thiện những con số thống kê tỷ lệ cây xanh bình quân trên đầu người mà không hiểu hết các tính chất, đặc điểm cũng như chức năng, phương thức sử dụng

cụ thể của các công viên này, cũng như thiếu chú ý đến các vấn đề liên quan khác như môi trường, giao thông, điều kiện phát triển đô thị… sẽ gây ra sự lãng phí cho xã hội và cuộc sống của người dân cũng chịu nhiều xáo trộn

4 Vấn đề quản lý sử dụng công viên:

- Số lượng “mảng xanh” ít ỏi đó, các công viên còn bị “xẻo thịt” một cách không hề thương tiếc làm nơi buôn bán, kinh doanh

- Môi trường thư giãn xanh – sạch hiếm hoi của người dân bị biến thành nơi

tụ tập ồn ào, nhếch nhác Mặc dù UBND TP.HCM đã có công văn số 1565/UB-ĐT, trong đó quy định rõ: “Không được phép đưa các hoạt động mua bán, kinh doanh vào công viên dưới bất kỳ hình thức nào” nhưng thực tế cho thấy việc quản lý công viên hiện nay hoàn toàn bị buông lỏng Khuôn viên của nhiều công viên như Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), Gia Định (quận Gò Vấp), Văn Lang (quận 5), Phú Lâm (quận 6)

Trang 34

đang bị các quán cà phê giải khát và đội quân bán hàng rong như kem, xúc xích, bò bía biến thành cứ điểm

- Đáng lo ngại hơn, nhiều công viên hiện nay còn bị các loại tệ nạn xã hội

“tấn công” một cách công khai

5 Vấn đề kinh phí đầu tư:

- Không phải đến thời điểm sắp về đích, các cơ quan chức năng mới nhận ra nguy cơ phá sản của kế hoạch xanh TP đề ra từ năm 2000 Ngay từ năm 2006, thời điểm kế hoạch đã đi hết một nửa chặng đường, Công ty Công viên Cây xanh TP Hồ Chí Minh và Viện Quy hoạch xây dựng TP Hồ Chí Minh đã phối hợp soạn thảo bản điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và quy hoạch cây xanh đô thị dài hạn đến năm

2025

nguyên nhân chính do kinh phí quá cao Chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010 phải cần hơn 31.000 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp, bảo quản và xây dựng các công trình phát triển diện tích cây xanh Tuy nhiên, với số tiền này thì diện tích công viên cây xanh cũng chỉ đạt 3,5 - 4 m²/người

- Trong tài liệu thuyết minh, hai đơn vị trên đã chỉ rõ sở dĩ chỉ tiêu xanh mà

TP đưa ra đến năm 2010 không thể thành hiện thực là do nhiều nguyên nhân: Phát triển công viên cây xanh là lĩnh vực khó sinh lời nên khó kêu gọi đầu tư, trong khi ngân sách Nhà nước dành cho lĩnh vực này rất hạn chế; các sở ngành, quận huyện chưa nhận thức rõ và thực sự quan tâm đến vấn đề dành đất cho phát triển công viên cây xanh

6 Thực tế những con số thống kê công viên tại TP Hồ Chí Minh:

- Với nội dung thống kê của bảng sau, dễ dàng nhận thấy con số thực sự về diện tích VCV đô thị phục vụ phúc lợi công cộng còn nhỏ hơn rất nhiều Do trong thông tin theo bảng thống kê của Phòng quản lý Công viên – Cây xanh – Sở Giao thông vận tải và Công ty Công viên cây xanh đã tính cả các diện tích các công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Water World, là các dạng công viên Vui chơi giải trí, hoặc công viên Hồ Kỳ Hoà, Văn Thánh, Sân golf Thủ Đức… là các khu dịch vụ du lịch, thể thao, hoặc là khu Bát Bửu Phật Đài, Bến Dược, Bến Đình là các khu di tích lịch sử đây là dạng cây xanh sử dụng hạn chế

Bảng 01: Thống kê hiện trạng công viên thành phố năm 2000

Trang 35

STT Vườn – Công viên Đơn vị tính Diện tích

1 Công viên có quy mô lớn (diện tích trên 10 ha) 10 công viên

2 Công viên có quy mô trung bình (từ 5 – 10 ha) 07 công viên

3 Vườn hoa có quy mô nhỏ (từ 1 – 5 ha) 18 công viên

(*) VCV thuộc khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh

(**) Loại hình VCV kinh doanh có thu

Bảng 02: Thống kê phân bổ hệ thống VCV TP Hổ Chí Minh

Trang 36

Quận / huyện

Số lượng VCV

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Trang 38

Nguồn: Michel Bassand, Thai Thi Ngoc Du, Joseph Tarradellas, Antonio Cunha et Jean-Claude Bolay [dir.], 2000

II Tổng hợp và phân tích các loại hình VCV hiện có tại TP Hồ Chí Minh:

1 Phân loại và xác định các loại hình VCV tại TP Hồ Chí Minh:

Mạng lưới VCV TP Hồ Chí Minh gồm những loại hình VCV có lịch sử hình thành phát triển khá đa dạng, có quan hệ mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển của TP Hồ Chí Minh Hầu hết các công viên mà TP Hồ Chí Minh đang có hiện

Trang 39

có đều được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên và điều kiện sẵn có của bản thân khu đất cấu thành công viên

Sơ đồ hiện trạng phân bố các loại hình VCV đô thị TP Hồ Chí Minh

Nguồn: Tổng hợp từ tư liệu của nhóm nghiên cứu

1.1 Công viên văn hóa:

Sau ngày đất nước thống nhất, hàng loạt CV được đầu tư xây dựng với tên gọi của loại hình “công viên văn hóa” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như công viên Đầm Sen, Kỳ Hòa, Văn Thánh, Lê Thị Riêng… Hầu hết các công viên này được hình thành trên cơ sở đất hoang phế như Đầm Sen, Văn Thánh… hoặc đất quân sự như Kỳ Hòa, Hoàng Văn Thụ… hay như đất nghĩa địa giải tỏa như Lê Thị Riêng, Gia Định, Lê Văn Tám… Trong số các công viên văn hóa ở giai đoạn này, chỉ có Công viên Văn hóa Thành phố (Tao Đàn) là được hình thành rất sớm theo quy hoạch từ thời Pháp thuộc

Các CV văn hoá với quy mô phục vụ cấp đô thị nằm tại các vị trí khá thuận lợi, quy mô hợp lý như CV Lê Thị Riêng, Hoàng Văn Thụ, Phú Lâm, Gia Định, Công viên Văn hóa Thành phố (Tao Đàn)… được duy trì và hoạt động với tính chất phúc lợi công cộng thuần tuý Tuy nhiên, phần lớn các công viên văn hóa hoạt động không hiệu quả Một số hoạt động cầm chừng yếu ớt như Công viên Hoàng Văn Thụ, Công

Trang 40

viên Lê Thị Riêng do thiếu kinh phí đầu tư, thiếu duy tu bảo dưỡng Số khác do nhồi nhét quá nhiều các công trình kinh doanh giải trí và biểu diễn vào công viên đã gây sự quá tải, làm mất đi sự phân tách giữa khu nghỉ tĩnh và khu vui chơi giải trí, làm giảm đáng kể diện tích khu cây xanh nghỉ tĩnh vốn đã rất thiếu Điển hình như Công viên Văn hóa Tao Đàn, hiện nay khu cây xanh nghỉ tĩnh đã bị thu hẹp hơn 50%, thường xuyên bị chiếm dụng thành khu triển lãm kinh doanh vào mùa lễ hội và là khu vực tệ nạn xã hội vào ngày thường;

Một số các CV khác cũng với tên gọi “Công viên Văn hóa” (như đã nói đây

là loại hình công viên phúc lợi công cộng) như Đầm Sen, Văn Thánh, Kỳ Hoà… được đơn vị quản lý đưa thêm vào hàng loạt loại hình giải trí và biểu diễn, kinh doanh, xác lập rõ tính chất công viên là những công viên vui chơi giải trí (công viên kinh doanh có thu) Ví dụ như, trường hợp của công viên Đầm Sen với tên gọi “Công viên văn hoá Đầm Sen” là một công viên mang sắc thái của loại hình công viên thuần túy vui chơi giải trí Hiện nay CV Đầm Sen là một trong những công viên vui chơi giải trí lớn nhất

cả nước, có diện tích trên 50 ha với “số khách tham quan 6000 lượt người mỗi ngày Những ngày lễ, Tết, con số này tăng lên hàng trăm ngàn lượt người (Báo Người lao động, 14/6/2009) Đầm Sen là điểm vui chơi thu hút đông đảo người dân thành phố nhờ các loại hình giải trí đa dạng, luôn đổi mới, nhờ tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, đặc biệt là các ngày lễ hội, đầu tư, trang bị các thiết bị vui chơi công nghệ cao

1.2 Thảo cầm viên:

Thảo Cầm Viên thành phố nằm trên khu đất giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Bỉnh Khiêm, các mặt còn lại tiếp giáp với kênh Thị Nghè và xưởng đóng tàu Ba Son Nơi đây trước kia là nơi khá yên tĩnh, dân cư thưa thớt, gần sông rạch (rạch Thị Nghè), có nhiều cây cổ thụ bóng mát, nhiều hồ đầm, lại

ở vị trí thuận lợi nằm cạnh đường thiên lý Bắc Nam Thảo Cầm Viên được hình thành

từ khá sớm Ban đầu đây là vườn ươm cây cho khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, về sau chuyển thành nơi dạo chơi, thưởng ngoạn và nghiên cứu khoa học cho người dân Sài Gòn Nhờ những lợi thế đó, người Pháp đã quy hoạch nơi đây thành Vườn Thực vật Sài Gòn (Jardin botanique de Saigon) Vị trí này đảm bảo điều kiện sống cho thực vật điạ phương và các loài du nhập từ các quốc gia láng giềng Vườn thực vật Sài gòn do vậy vừa có dáng vẻ cảnh quan sông nước mang tính đặc thù của đồng bằng Nam Bộ

và đậm chất khoa học thực nghiệm của một bộ sưu tập thực vật lớn của những khu rừng nhiệt đới Dần dần, Vườn Thực vật đón nhận thêm chức năng như một công viên Bách thảo kết hợp với Bách thú Từ đó đến nay, dưới cái tên Sở Thú Sài Gòn rồi

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. VANDERMEERSCH Léon, L’art des jardins dans les pays sinisés : Chine, Japon, Corée, Vietnam, NXB Presses Universitaires de Vincennes, Saint-Denis, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’art des jardins dans les pays sinisés : Chine, Japon, Corée, Vietnam
Nhà XB: NXB Presses Universitaires de Vincennes
2. BEAUMONT Hervé, Au Vietnam, NXB Hachette Livre, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Au Vietnam
Nhà XB: NXB Hachette Livre
3. GARRAUD Colette, L'idée de nature dans l'art contemporaine, Paris, NXB Flammarion, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: L'idée de nature dans l'art contemporaine
Nhà XB: NXB Flammarion
4. Gilles A., Nature, Art, Paysage, NXB Actes Sud / École nationale supérieure du Paysage / Centre du Paysage, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature, Art, Paysage
Nhà XB: NXB Actes Sud / École nationale supérieure du Paysage / Centre du Paysage
5. HUAED Pierre et DURAND Maurice, Connaissance du Viêt-nam, NXB l’Ecole franỗaise de l’Extrờme, Hà Nội, 1954, 358 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Connaissance du Viêt-nam
Nhà XB: NXB l’Ecole franỗaise de l’Extrờme
6. LE DANTEC Jean-Pierre, Jardins et paysages, NXB Larousse, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jardins et paysages
Nhà XB: NXB Larousse
7. MOSSER Monique, NYS Philippe, Le jardin, art et lieu de mémoire, NXB L'imprimeur, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Le jardin, art et lieu de mémoire
Nhà XB: NXB L'imprimeur
8. ROGER Alain, La théorie du paysage en France (1974-1994), NXB Champ Vallon, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: La théorie du paysage en France (1974-1994
Nhà XB: NXB Champ Vallon
9. ROSSBACH Sarah et YUN Lin, Living Color, Guide to Feng Shui and the Art of color, NXB Kodansha International, California, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Living Color, Guide to Feng Shui and the Art of color
Nhà XB: NXB Kodansha International
11. TRẦN Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam (Fondation de la culture vietnamienne), NXB ĐH Tổng Hợp TP.HCM, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Văn hoá Việt Nam (Fondation de la culture vietnamienne
Nhà XB: NXB ĐH Tổng Hợp TP.HCM
12. TRẦN Bạch Đằng (chủ biên), “Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh” (Monographie culturel de HoChiMinh-ville), NXB Thành phô Hô Chi Minh, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Thành phô Hô Chi Minh
13. DEMONTRICE Nicole, L’Aménagement du territoire, NXB La Découverte, 1995, 128 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’Aménagement du territoire
Nhà XB: NXB La Découverte
14. DO Duc Viêm, Quy hoach Xây dung va Phat triên diêm dân cu Nông thôn (Conception et développement des centres résidentiels ruraux), NXB de la Construction, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoach Xây dung va Phat triên diêm dân cu Nông thôn
Nhà XB: NXB de la Construction
15. MERLIN Pierre, Croissance urbaine, NXB Presses Universitaires de France, Paris, 1994, 128 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Croissance urbaine
Nhà XB: NXB Presses Universitaires de France
16. MERLIN Pierre, L’Urbanisme, NXB Presses Universitaires de France, Paris, 1991, 128 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’Urbanisme
Nhà XB: NXB Presses Universitaires de France
17. MERLIN Pierre, Les techniques de l’Urbanisme, NXB Presses Universitaires de France, Paris, 1995, 128 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Les techniques de l’Urbanisme
Nhà XB: NXB Presses Universitaires de France
18. MERLIN Pierre, Ville nouvelle en France, NXB Presses Universitaires de France, Paris, 1991, 128 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ville nouvelle en France
Nhà XB: NXB Presses Universitaires de France
19. BLANCHON Flora (Chủ biên), Asie, Aménager l’Espace, NXB Presse de l’Université de Paris Sorbonne, Paris, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asie, Aménager l’Espace
Nhà XB: NXB Presse de l’Université de Paris Sorbonne
20. BOFILL Ricardo et ANDRE Louis, Espace d’une vie, NXB Odile Jacob, France, 1989, 258 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Espace d’une vie
Nhà XB: NXB Odile Jacob
21. CLEMENT Pierre, CLEMENT – CHARPENTIER Sophie, et GOLDBLUM Charles, Cités d’Asie, NXB Parenthèses, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cités d’Asie
Nhà XB: NXB Parenthèses

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w