Tuy nhiên trong bảo quản hoa cắt cành thì phải hạn chế tối đa quá trình hô hấp hiếm khí xãy ra Cường độ hô hấp phụ thuộc chủ yếu vào chủng loại có đỉnh hô hấp hay không, giống, môi trườn
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Thay mặt những người thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ
xử lý, bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Ban giám đốc Phân Viện Cơ Điện Nông nghiệp Và Công nghệ Sau thu hoạch
- Phòng phân tích hóa sinh – Phân viện cơ điện NN & CN STH
- Ban lãnh đạo của Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TP HCM
- Chủ vườn lan Tân Xuân – Quận 12 – TP HCM
- Ban giám đốc Nông trường Phạm Văn Cội- huyện Củ Chi – TP HCM
Đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này !
TP HCM, Ngày Tháng Năm 2009
Chủ nhiệm đề tài
Phạm Đình Dũng
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SAU THU HOẠCH CỦA HOA CẮT CÀNH 2
1.2 CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI HOA CẮT CÀNH 5
1.2.1 Một số phương pháp bảo quản hoa cắt cành thông dụng 5
1.2.2 Dùng các phương pháp vật lý để khống chế hoạt động của enzyme 6
1.2.3 Khí ethylen làm hư thối nhanh chóng hoa 9
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 11
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 13
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15
2.1.1 Nguyên liệu 15
2.1.2 Thiết bị máy móc 15
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1 Xác định chỉ số thu hoạch thích hợp cho 2 loại lan cắt cành là Dendrobium và Mokara 16
2.2.2 Xử lý vi khuẩn sau thu hoạch cho các loại hoa cắt cành kể trên 17
2.2.3 Phân lập các loại nấm bệnh trên hai loại hoa trong quá trình bảo quản 18
2.2.4 Khảo sát cường độ hô hấp và sự mẫn cảm của hoa với Acetylen 19
2.2.5 Xác định mức độ tổn thương lạnh và sự mẫn cảm của 2 loại hoa đối với khí acetylen 21
2.2.6 Xác định thời gian xử lý, và công thức bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng, điều hòa sinh trưởng trong dung dịch nuôi dưỡng hoa thích hợp trong quá trình bảo quản 22
2.2.6.1 Xác định nhiệt độ và thời gian xử lý 2 loại hoa lan 22
2.2.6.2 Xác định công thức bổ sung chất dinh dưỡng cho dung dịch cắm hoa 23
Trang 32.2.7 Khảo sát các loại bao bì và cách bao gói bảo quản thích hợp cho các loại hoa lan
cắt cành 24
2.2.7.1 Xác định độ thấm khí của các loại bao bì 24
2.2.7.2 Phương pháp đóng gói phù hợp cho từng loại hoa lan cắt cành 25
2.2.8 Xác định nhiệt độ, độ ẩm không khí thích hợp cho quá trình bảo quản hoa lan 25 2.2.9 Xây dựng quy trình công nghệ xử lý, bảo quản các loại hoa cắt cành từ khi cắt, lưu trữ và phân phối 28
2.10 Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ SAU THU HOẠCH CHO TỪNG LOẠI HOA 31
3.1.1 Xác định chỉ số sau thu hoạch của lan Mokara 31
3.1.2 Chỉ số thu hoạch dendrobium 34
3.2 XỬ LÝ VI KHUẨN SAU THU HOẠCH CHO 2 LOẠI HOA TRÊN 38
3.3 PHÂN LẬP CÁC LOẠI NẤM BỆNH TRÊN HAI LOẠI HOA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN 40
3.4 KHẢO SÁT CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP, CƯỜNG ĐỘ SINH ETYLEN VÀ SỰ MẪN CẢM CỦA 2 LOẠI HOA VỚI NHIỆT ĐỘ VÀ ETHYLEN 46
3.4.1 Xác định cường độ hô hấp 46
3.4.1.1 Đo nồng độ CO 2 bằng phương pháp dùng khí liên tục 46
3.4.1.2 Đo nồng độ CO 2 bằng phương pháp nhốt khí 47
3.4.2 Khảo sát cường độ sản sinh ethylen của 2 loại hoa lan cắt cành 49
3.4.3 Sự mẫn cảm của hoa lan với ethylen 52
3.4.4 Tổn thương lạnh trong quá trình bảo quản 53
3.5 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN XỬ LÝ VÀ CÔNG THỨC BỔ SUNG HÀM LƯỢNG CHẤT DINH DƯỠNG, CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG TRONG DUNG DỊCH NUÔI DƯỠNG HOA THÍCH HỢP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN 56
3.5.1 Xác định thời gian xử lý sau thu hoạch cho 2 loại hoa 56
3.5.2 Xác định nồng độ chất dinh dưỡng và nồng độ chất diều hòa sinh trưởng trong dung dịch cắm hoa 58
3.6 KHẢO SÁT CÁC LOẠI BAO BÌ VÀ CÁCH ĐÓNG GÓI CHO TỪNG LOẠI HOA LAN 60
3.6.1 Khảo sát độ thấm khí của bao bì 60
3.6.2 Khảo sát các loại bao bì và cách đóng gói thích hợp 61
Trang 43.7 XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH BẢO
QUẢN 2 LOẠI HOA LAN 65
3.8 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU HOẠCH, XỬ LÝ, ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN HOA LAN CẮT CÀNH 70
3.8.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý, đóng gói và bảo quản hoa lan mokara cắt cành 70
3.8.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý, đóng gói và bảo quản hoa lan dendrobium cắt cành 75
3.9 TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 78
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
4.1 KẾT LUẬN 81
4.2.ĐỀ NGHỊ……… 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….82
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá theo TCVN 3215-79 27
2 Cơ sở phân cấp chất lượng sản phẩm hoa lan sau bảo quản 27
3 Điểm đánh giá chất lượng cảm quan và thời gian bảo quản hoa lan (ngày)
31
4 Điểm đánh giá chất lượng cảm quan và số ngày bảo quản hoa lan (ngày)
35
5 Số ngày bảo quản hoa mokara sau khi xử lý bằng dung dịch diệt khuẩn 38
6 Số ngày bảo quản hoa Dendrobium sau khi xử lý bằng dung dịch diệt
9 Kết quả phân tích nấm bệnh trên hoa lan trong quá trình bảo quản 41
10 Kết quả định danh nấm trên hoa Dendrobium 42
11 Kết quả định danh nấm trên hoa Mokara 43
12 Nhận xét mẫn cảm acetylen của hai loại hoa lan 52
14 Thời gian bảo quản hoa lan ở điều kiện thường 57
15 Thời gian bảo quản mokara ở các công thức bổ sung dinh dưỡng khác
16 Thời gian bảo quản Dendrobium ở các công thức bổ sung dinh dưỡng
khác nhau ( t0=30-320C, W= 65-70%) 59
18 Thời gian bảo quản hoa lan ở điều kiện phòng (t0=30-320C, W=65-70%)
63
19 Thời gian bảo quản hoa lan ở nhiệt độ 140C, W= 85-95% 64
20 Thời gian bảo quản hoa lan ở các nấc nhiệt độ khác nhau 65
22 Kết quả đánh giá cảm quan lan dendrobium 67
23 Kết quả phân tích thành phần % đường tổng và protein hoa lan mokara 68
24 Kết quả phân tích thành phần % đường tổng và protein hoa lan
Trang 6DANH SÁCH HÌNH ẢNH
2 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bông 1) 33
3 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bông 2) 33
4 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bông 3) 34
5 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa dendrobium (bông 1) 36
6 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan dendrobium (bông 2) 36
7 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan dendrobium (bông 3) 37
15 Đồ thị cường độ hô hấp của các loại hoa ở nhiệt độ thường 46
20 Nồng độ etylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 300C 50
Trang 721 Nồng độ etylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 100C 50
22 Nồng độ etylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 120C 50
23 Nồng độ etylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 140C 51
24 Nồng độ etylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 160C 51
25 Mokara trước khi bảo quản 55
27 Dendrobium trước khi bảo quản 55
29 Mokara bị tổn thương tế bào do tổn thương lạnh 55
30 Dendrobium bị tổn thương tế bào do bị tổn thương lạnh 55
35 Lan bao gói bảo quản ở nhiệt độ phòng 63
Trang 8MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi phát triển ngành sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất hoa cây kiểng Hoa của Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, có chất lượng tương đối cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vùng trồng và tiêu thụ hoa lớn của cả nước
Do thuận lợi về điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực, thị trường nên ngành trồng hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh rất có tiềm năng phát triển Trong những năm gần đây ngành sản xuất hoa cắt cành, đặc biệt là lan cắt cành tăng lên rất nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng Loại hoa trồng phổ biến nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là các loại hoa lan như: mokara, dendrobium…mang lại giá trị rất cao
Hiệu quả kinh tế từ ngành sản xuất hoa cắt cành mang lại cao hơn 4-5 lần so với trồng lúa Hoa lan cắt cành không những được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước Hoa lan cắt cành sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng tốt tương đương với các sản phẩm của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc Tuy nhiên hoa lan cắt cành của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung khó xâm nhập được vào các thị trường như: Mỹ, Nhật, EU là do nhiều nguyên nhân Trong các nguyên nhân thì sự yếu kém trong công nghệ sau thu hoạch cho hoa cắt cành là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất Hoa lan cắt cành có chất lượng cao ở vườn nhưng đến tay người tiêu dùng thì chất lượng đã giảm xuống rất nhiều Do trong các khâu thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản còn sơ sài và quá lạc hậu so với thế giới nên thời gian sử dụng của hoa rất ngắn không đưa ra thị trường nước ngoài được
Vấn đề cấp thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần phải nghiên cứu quy trình sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản hoa lan cắt cành được trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại hoa này
đủ thời gian xuất khẩu đi các thị trường xa mà chất lượng ít bị giảm xuống Do nhu cầu
thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ xử
lý, bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” nhằm mục
tiêu hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý, đóng gói và bảo quản hoa lan cắt cành trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là: mokara và dendrobium
Trang 9CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN 1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SAU THU HOẠCH CỦA HOA CẮT CÀNH
Hoa khi thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sống như: quá trình hô hấp, trao đổi chất, thoát hơi nước….Thời gian sử dụng hoa sau thu hoạch của hoa phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, cường độ hô hấp… Quá trình hô hấp thải ra CO2, H2O và sinh nhiệt ảnh hưởng lớn tới quá trình bảo quản hoa và thời gian sử dụng hoa Các hoạt động trao đổi chất khác bao gồm sự thay đổi carbohydrate, pectin, axít hữu cơ và các thành phần hóa học khác có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Phần lớn các biến đổi của hoa sau khi thu hoạch có những đặc điểm: một mặt là sự phân hủy, tiêu hao vật chất để duy trì sự sống cho hoa; mặt khác lại là sự tổng hợp các chất như etylen
Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng từ glucose hoặc các hóa chất hữu cơ khác Hóa năng glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển, trưởng thành và già cỗi Quá trình hô hấp của hoa sau thu hoạch bình thường là hô hấp hiếu khí, cần có oxi hoặc hô hấp hiếm khí khi thiếu oxi Trong quá trình hô hấp của hoa cắt cành nói riêng và nông sản nói chung thì thường sử dụng glucose để oxi hóa tạo năng lượng Một mole glucose sản sinh 2830 kJ năng lượng khi hô hấp hiếu khí (phương trình (2.1)) Hô hấp hiếm khí cũng giải phóng năng lượng (118 kJ) từ glucose nhưng nhỏ hơn nhiều so với hô hấp hiếu khí và là quá trình “lên men” (phương trình (2.2)) Tuy nhiên trong bảo quản hoa cắt cành thì phải hạn chế tối đa quá trình hô hấp hiếm khí xãy ra
Cường độ hô hấp phụ thuộc chủ yếu vào chủng loại (có đỉnh hô hấp hay không), giống, môi trường bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ O2, CO2, C2H4), trạng thái hoa (tổn thương nhiệt, dập nát, thời điểm thu hoạch.…) Ở trong khoảng nhiệt độ nhất định,
Trang 10khi nhiệt độ tăng 10oC, cường độ hô hấp tăng gấp đôi Nồng độ O2 thấp làm giảm cường
độ hô hấp Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hoa và thực vật cảnh cắt cành Hô hấp là quá trình phức tạp liên quan đến các phản ứng enzym Tỷ lệ của các phản ứng này, trong biên độ nhiệt độ bình thường, sẽ tăng theo cấp số mũ khi nhiệt độ tăng lên Thực tế, ở nhiệt độ từ 0-20oC, hoạt động hô hấp của hoa cẩm chướng có thể tăng gấp 25 lần Dưới hay trên giới hạn nhiệt độ này (mỗi loại hoa sẽ có riêng hoặc khác biệt nhau về giới hạn này) họat động hô hấp của hoa sẽ ngừng do xu hướng giảm hoạt động của các enzym Hô hấp tăng cao không những tạo ra nhiệt quanh sản phẩm, mà còn sử dụng hết các chất dinh dưỡng tích lũy trong hoa Vì vậy nhiệt độ của hoa cắt cành hạ thấp sẽ giảm các hoạt động hô hấp của chúng, điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu thụ các dưỡng chất và tạo nhiệt Nếu nồng độ O2 quá thấp hoa sẽ chuyển sang hô hấp yếm khí Điều chỉnh được nồng độ O2 và CO2 là vấn đề cơ bản của điều khiển môi trường (CA) và biến đổi môi trường (MA) trong bảo quản hoa Có thể hạ thấp nồng độ
O2 môi trường tới mức có thể để giảm cường độ hô hấp nhưng phải tránh hô hấp yếm khí Nồng độ CO2 cao làm giảm cường độ hô hấp và sự phát triển nấm bệnh Trong khí quyển bình thường, nồng độ CO2 là 0,035% hay 350 ppm Nồng độ CO2 trong khoảng 1-10% được sử dụng trong kỹ thuật CA để bảo quản hoa Ethylene là một loại hóc môn
“gây chín”, nên trong nhiều trường hợp (trừ trường hợp ủ chín trái cây) cần phải hạn chế sự sản sinh và tích tụ ethylene trong bó hoa [10]
Mất nước không những giảm trọng lượng/giá trị hàng hóa mà còn giảm độ “tươi” của hoa Chỉ cần giảm 5% trọng lượng do mất nước, nhiều loại hoa héo rũ, héo tới mức không thể bán được Trong điều kiện khô, nóng, hoa có thể mất 5% nước trong vài giờ Nhưng nếu để nước đọng trên bề mặt hoa sẽ thúc đẩy nấm mốc phát triển làm hoa thối rữa [8]
Sự mất nước của hoa sẽ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của sản phẩm, giá trị cảm quan của hoa cắt cành Lượng nước mất đi trong quá trình bảo quản hoa tùy thuộc vào loại hoa, thời điểm thu hoạch, độ ẩm và nhiệt độ môi trường Tốc độ bay hơi nước xảy ra mạnh ở giai đoạn đầu (ngay sau khi cắt cành), giảm đi trong giai đoạn giữa và lại tăng trong giai đoạn bắt đầu hư hỏng Hoa thu hái chưa đến độ thu hoạch có độ bốc hơi nước mạnh hơn vì các phần tử keo trong chất nguyên sinh và trong không bào có khả năng giữ nước yếu nên dễ bị mất nước, héo, mất tươi
Trang 11Sự giảm khối lượng tự nhiên của hoa: 75-85% do bay hơi nước và 15-25% do tiêu tốn các chất hữu cơ trong khi hô hấp Trong điều kiện tồn trữ nào cũng không tránh khỏi
sự giảm khối lượng tự nhiên Tuy nhiên, khi tạo ra được điều kiện bảo quản tốt thì có thể giảm thiểu sự hư hỏng hoa Thời gian bảo quản hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, vùng khí hậu, cách canh tác, phương pháp và điều kiện bảo quản hoa, mức độ nguyên vẹn cũng như thời điểm thu hoạch [10]
Sự sinh nhiệt trong quá trình bảo quản hoa cắt cành chủ yếu là do quá trình hô hấp, 2/3 lượng nhiệt này thải ra môi trường xung quanh, còn 1/3 được dùng vào các quá trình trao đổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một phần dự trữ ở dạng năng lượng hóa học “vạn năng” Sinh nhiệt là quá trình bất lợi trong quá trình bảo quản, vì khi nhiệt
độ tăng sẽ thúc đẩy cho vi sinh vật phát triển nhanh làm cho hoa cắt cành nhanh chóng
bị hư hỏng Ngay ở nhiệt độ bảo quản tối ưu, gần 0oC, nhiệt độ khối hoa vẫn có thể tăng 1-2oC trong 1 ngày đêm Sự sinh nhiệt chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì sinh nhiệt càng lớn Nhiệt độ tăng kích thích hô hấp mạnh, hoạt động sinh lý tăng, độ ẩm tăng Đó là điều kiện thích hợp cho vi sinh vật phát triển và làm cho hoa hư hỏng một cách nhanh chóng Vì vậy trong quá trình bảo quản hoa, phải khống chế điều kiện bảo quản sao cho sự sinh nhiệt là ít nhất [5]
Trong quá trình bảo quản, xảy ra các quá trình biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa Các biến đổi này liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của hoa tươi: giống, loại, điều kiện gieo trồng, chăm sóc, độ già chín khi thu hái, vận chuyển và các yếu tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản
Những tổn thương cơ giới trong quá trình thu hái, vận chuyển: hoa bị gãy, dập nát không những gây méo mó xấu xí bề ngoài mà còn tăng sự mất nước, tạo điều kiện cho lây nhiễm bệnh, kích thích quá trình hô hấp và tổng hợp ethylen Những loại hoa này không thể bảo quản được vì chúng chỉ thối hỏng trong vài giờ Vì vậy giảm thiểu những tổn thương cơ giới là một trong những con đường kéo dài tuổi thọ và chất lượng của hoa cắt cành, đồng thời nâng cao chất lượng bảo quản
1.2 CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI HOA CẮT CÀNH
Hiện nay công nghệ sau thu hoạch đối với hoa cắt cành bao gồm một số công đoạn chính như: Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản sau đóng gói Đây là những công đoạn khá phức tạp bởi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động tới chất lượng của hoa
Ở mỗi công đoạn hoa đều có khả năng bị hư hỏng, hay giảm chất lượng Do đó công
Trang 12nghệ sau thu hoạch là phải hạn chế được sự tổn thất hư hỏng của hoa cắt cành ở tất cả các công đoạn Đảm bảo rằng khi hoa đến tay người tiêu dùng hoa vẫn tươi, có chất lượng tốt
Phương pháp thu hoạch thích hợp đối với mỗi loại hoa tùy vào đặc điểm của từng loại hoa, đặc điểm của từng vùng Hoa cắt cành chủ yếu được thu hoạch thủ công, bằng tay với công cụ thích hợp: liềm, dao, kéo sắc Thời gian thu hoạch nên vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều, tránh thời gian nắng gắt hoặc mưa [6]
Trong khi thu hoạch hoặc ngay sau khi thu hoạch cần phải phân loại sơ bộ sản phẩm nhằm tách phần bị nhiễm bệnh, gãy dập và tổn thương ra khỏi lô sản phẩm nếu không sẽ làm hỏng cả lô sau đó Bảo quản sản phẩm đã phân loại sẽ kéo dài thời gian bảo quản, đóng gói dễ dàng và chất lượng đồng đều hơn
Vận chuyển hoa trong quá trình thu hoạch hoặc vận chuyển từ đồng về nơi xử lý đóng gói, bảo quản bằng phương tiện hợp lý và tiến hành một cách cẩn thận tránh những hư hỏng cơ giới Nên vận chuyển nhanh chóng vào lúc trời mát [6]
1.2.1 Một số phương pháp bảo quản hoa cắt cành thông dụng
Tất cả các biện pháp bảo quản nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng hoa cắt cành sau thu hoạch đều hướng tới việc ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật, giảm cường độ
hô hấp và hạn chế sự bốc hơi của hoa Trên thực tế có các phương pháp bảo quản sau:+ Phương pháp bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm mốc, vi khuẩn Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược, yêu cầu nhiệt độ ở 0 -100C Các loại hoa cắt có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới rất mẫn cảm với nhiệt độ lạnh nên đòi hỏi bảo quản ở nhiệ 9t độ cao hơn: lay ơn (2-
40C), lan (7-100C), [9], [7]
+ Bảo quản hoa cắt trong khí quyển điều chỉnh (Modified atmosphere, MA)
Ba chất khí chủ yếu trong công nghệ MA là oxygen O2, dioxid carbon CO2 và nitrogen N2 Trong công nghệ MA người ta giảm nồng độ O2 xuống thấp nhất còn khoảng 2 - 6% (v/v (% thể tích)), CO2 tăng lên khoảng 5 - 15% (v/v), còn lại là N2 Bao gói trong khí quyển cân bằng (Equilibrium Modified Atmosphere, EMA) Cho hoa vào bảo quản với một hỗn hợp khí O2, CO2, N2 theo một tỷ lệ v/v cần thiết
Trang 13Nhờ vào tính thẩm thấu của bao gói mà tỷ lệ này được luôn luôn giữ cân bằng trong quá trình hô hấp của hoa cắt cành
Bao gói chân không (Vacum Packaging, VP) Bao gói chứa sản phẩm có tính thẩm thấu O2 thấp được hút chân không, sản phẩm vẫn có đủ O2 để hô hấp và trong bao nồng
độ khí CO2 tăng lên dần nhưng được khống chế ở mức độ không quá cao để có thể tạo
ra sự hô hấp yếm khí
1.2.2 Dùng các phương pháp vật lý để khống chế hoạt động của enzyme
Các quá trình trao đổi chất và biến đổi hóa học trong hệ thực vật đều xảy ra dưới tác dụng của các enzym Trong hoa sau thu hoạch, hệ enzym vẫn tiếp tục hoạt động Mỗi enzym có cấu trúc riêng nên cơ chế hoạt động xúc tác các phản ứng sinh hóa khác nhau và hoạt động enzym phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, pH của môi trường
Trong mô thực vật gồm có các enzym sau đây:
- Pectinase xúc tác sự thủy phân pectin tạo ra polygalacturonic acid và methanol
- Phosphatase xúc tác sự thủy phân và tổng hợp các glucose phosphat
- Carbohydrase bao gồm glucosidase xúc tác sự thủy phân các glycosid và glucosid
- Phosphorylase xúc tác sự biến đổi tinh bột thành glycogen
- Oxydase và dehydrase xúc tác quá trình oxy hóa - khử trong hoa Quan trọng nhất trong các enzym oxy hóa - khử này là các enzym peroxydase (PO) và polyphenoloxydase (PY)
theo phản ứng
Cô chaát – H2 + H2O2 Cô chaát + 2HPO 2O
Cơ chất thường là các phenol, amin thơm và một số hợp chất dị hoàn
+ Enzym polyphenoloxydase còn gọi o-diphenol oxydase hay tyrosinase là một cuproprotein (có chứa Cu) Polyphenoloxydase có rất nhiều trong thực vật, nó oxy hóa các monophenol, diphenol, polyphenol thành các quinon tương ứng Thí dụ:
+ H2O
Trang 14Các quinon có màu nâu, tiếp tục bị oxy hóa và trùng hợp tạo thành các chất có màu nâu sậm Do phản ứng nầy mà trên bề mặt các lát cắt của các loại hoa đều bị sẫm màu dần
Các enzym peroxydase và polyphenoloxydase hoạt động rất mạnh trong hoa tạo ra các đốm đen melanin trên bề mặt hoa và làm cho hoa dần dần bị nâu đen Các enzym này hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 30o - 40oC, pH khoảng 5 - 7 và có sự hiện diện của hợp chất Cu Ngoài khoảng nhiệt độ và pH tối thích này, enzym hoạt động yếu hơn (10)
Để khống chế hoạt động xúc tác của enzym có một số phương pháp sau đây:
Điều chỉnh nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng có tính cách quyết định đến thời gian bảo quản hoa tươi Sự thay đổi nhiệt độ trước hết ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzym Nhiệt độ môi trường càng cao, hoạt tính xúc tác của enzym biểu hiện qua sự hấp thu O2
và phóng thích CO2 càng mạnh làm cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong hoa càng nhanh
Như thế muốn ức chế hoạt động sống của hoa thì cần bảo quản hoa trong môi trường có nhiệt độ càng thấp càng tốt Tuy nhiên nhiệt độ quá thấp có thể dẫn đến rối loạn một số quá trình sinh lý, sinh hóa của hoa làm cho hoa mất giá trị cảm quan, hiện tượng nầy gọi là sự tổn thương lạnh (chilling injury) Mỗi loại hoa có một giới hạn nhiệt
độ bảo quản tối ưu Bảo quản hoa ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn khoảng nhiệt độ này, hiệu quả bảo quản sẽ không tốt, hoa chóng hư và có chất lượng kém Mỗi loại hoa
có một khoảng nhiệt độ bảo quản tối ưu riêng Sự dao động nhiệt độ cũng gây ảnh hưởng lớn đến thời hạn bảo quản Trong thực tế chỉ cho phép nhiệt độ dao động ±0,5oC Trong quy trình bảo quản thì nhiệt độ bảo quản đóng vai trò rất quan trọng Nếu hoa được bảo quản ở nhiệt độ quá cao thì hoa sẽ nhanh hư hỏng, còn hoa bảo quản ở nhiệt độ quá thấp sẽ gây hiện tượng tổn thương các tế bào làm cho hoa bị thối nhanh Tùy theo loại hoa được sản xuất ở vùng khí hậu ôn đới hay nhiệt đới mà có nhiệt độ bảo quản khác nhau Hoa được canh tác ở vùng ôn đới nhiệt độ bảo quản khoảng từ 0-7oC tùy thuộc vào mùa vụ Nhiệt độ không khí trong kho nên thường xuyên được kiểm tra
để đảm bảo nhiệt kế hoạt động tốt vì khi nhiệt độ tụt xuống -1oC tới 0,5oC có thể làm hoa đông cứng lại và làm phai màu hoa, hay có thể ức chế các nụ hoa làm chúng chậm
nở Nhiều loại hoa nhiệt đới và á nhiệt đới , và cả một số loài hoa ôn đới, không cần phải làm mát chúng ở nhiệt độ thấp, mà có thể giữ chúng tốt hơn ở nhiệt độ 10-12oC
Trang 15Điều chỉnh ẩm độ
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời hạn bảo quản hoa vì nó quyết định tốc độ bay hơi nước của hoa Độ ẩm môi trường càng thấp, cường độ hô hấp và tốc độ bay hơi nước càng cao làm cho khối lượng tự nhiên của hoa giảm đáng kể Sự mất nước quá nhiều làm cho hoạt động sống của tế bào bị rối loạn, làm giảm khả năng tự đề kháng bệnh lý và từ đó hoa bị héo và chóng hỏng Tuy nhiên độ ẩm tương đối thấp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nên hạn chế được nhiều loại bệnh
Như thế trong môi trường có độ ẩm tương đối cao, tốc độ bay hơi nước và cường
độ hô hấp của hoa giảm nhưng các vi sinh vật lại phát triển mạnh gây bệnh cho hoa Ở môi trường có độ ẩm tương đối thấp thì ngược lại tốc độ bay hơi nước và cường độ hô hấp của hoa tăng nhưng các vi sinh vật phát triển yếu Vì vậy để bảo quản tốt hoa cần phải chọn độ ẩm tương đối thích hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoa Thường độ ẩm bảo quản thích hợp khoảng 80 – 95% là tốt nhất
Điều chỉnh pH trên bề mặt hoa
Ở pH ≤ 3 và pH ≥ 11 các enzym hoạt động rất yếu và các vi sinh vật gây bệnh cũng không phát triển được
1.2.3 Khí ethylen làm hư thối nhanh chóng hoa
Hoa sau thu hoạch, trong quá trình trao đổi chất sinh ra khí ethylen Khí ethylen này tàn trữ lại làm tăng nhanh quá trình lão hóa và hư thối của hoa nên cần phải khử trong quá trình bảo quản hoa Tùy theo loại hoa có mẫn cảm với ethylen không mà chúng ta tiến hành xử lý (Ví dụ: hoa cúc không bị ảnh hưởng của khí ethylen) Ethylen
là một hormon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hoá ở một số loại hoa Sự tạo thành ethylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi thọ bảo quản của hoa ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất Ethylen có hoạt tính sinh lý ở nồng độ rất thấp (chỉ 0,5ppm) Sự nhạy cảm với Ethylen khác nhau tuỳ theo loại hoa Tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với Ethylen sẽ tăng tốc độ hoá già
Cơ chế sinh tổng hợp etylen
Thông thường vài giờ trước khi xảy ra hô hấp đột biến hàm lượng etylen nội sinh tăng, kích thích hoạt động của các enzym đẩy nhanh quá trình lão hóa của hoa Dưới tác động của etylen, màng tế bào của hoa có những biến đổi cơ bản: tính thấm của màng
Trang 16tăng lên đáng kể do etylen có ái lực cao đối với lipit, một thành phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào Điều đó dẫn đến giải phóng các enzym vốn tách rời với cơ chất do màng ngăn cách Các enzym này có điều kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các phản ứng có liên quan đến các quá trình sinh lý, sinh hoá của hoa cắt cành, thoát hơi nước…
Theo Yang và cộng sự etylen là một loại hormone thực vật được tạo thành trong giai đoạn phát triển của cây trồng Quá trình sinh tổng hợp etylen bao gồm những công đoạn chính sau: xuất phát ban đầu từ axít amin methionine (MET) và sản phẩm quan trọng nhất của chu trình này là tạo ra etylen, quá trình này đi qua hai sản phẩm trung gian chính đó là S-adenosyl methionine (SAM) và 1- aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC) Từ methionine (MET) chuyển hoá thành S-adenosyl methionine (SAM) nhờ tác dụng xúc tác của enzym SAM-synthetaza Từ SAM chuyển hóa theo 2 con đường khác nhau: một phần tổ hợp lại axit amin MET để tiếp tục quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể sinh vật; một phần chuyển hóa thành 1-aminocyclopropane 1-cacboxylic axit (ACC) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC-synthetaza Khi hoa còn trên thân cây mẹ, con đường hình thành trở lại MET xảy ra mạnh và sự hình thành ACC
là yếu hơn Quá trình này sẽ diễn ra ngược lại khi hoa bị tách khỏi cây mẹ Từ ACC chuyển hoá thành etylen (C2H4) nhờ tác dụng xúc tác của enzym ACC-oxydaza
Theo quan điểm của Lurssen và cộng sự trong quá trình sinh tổng hợp etylen từ axít amin MET, hoạt tính của hai enzym ACC- synthetaza và ACC-oxydaza đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà sản sinh etylen và bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại nặng Nếu có tác động của các biện pháp kỹ thuật nhằm chống lại sự hình thành ACC, chẳng hạn như sử dụng chất kháng etylen (Retain - AVG) thì chất này sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của enzym ACC-synthetaza Do đó, quá trình chuyển hoá từ SAM để tạo thành hàm lượng ACC thấp (chất tiền etylen) Chính vì vậy, hàm lượng etylen tạo thành thấp, ứng dụng tính chất này để kéo dài thời gian bảo quản hoa cắt cành
Trong chu trình của Yang và Adams một hướng thực hiện khác theo con đường
sử dụng khả năng chuyển hoá của enzym ACC-N- malonyltransferaza để hàm lượng ACC tạo thành thấp Khi trong môi trường có mặt enzym ACC-N-malonyltransferaza thì enzym này có thể làm đổi hướng đi từ ACC đến etylen để tạo ra một dẫn xuất kết hợp đó là ACC malonyl (MACC) MACC được coi như là một sản phẩm không hoạt động, bị cô lập ở trong không bào và chỉ có thể biến đổi trở lại ACC dưới những điều
Trang 17kiện phi sinh lý học Chúng ta thấy rằng, oxy giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển ACC thành etylen Đây chính là cơ sở cho việc bảo quản hoa cắt cành được tươi trong môi trường kín (thiếu O2) hay trong khí quyển điều chỉnh (điều chỉnh các thành phần không khí trong khí quyển bảo quản như O2, CO2, N2…) có tác dụng kháng etylen
để kéo dài thời gian bảo quản tươi rau quả
Sự tăng hàm lượng ethylen trong hoa sẽ làm tăng cường độ hô hấp Người ta thấy rằng sự tăng cường độ CO2 trùng với sự tăng ethylen, ethylen bắt đầu xuất hiện khi có mặt CO2 Sáu ngày sau khi thu hái cường độ hô hấp đạt cực đại ở mẫu đối chứng
86mlC2H4/kg.h Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp ethylen để làm chậm sự chín kéo dài thời gian bảo hoa Đặc biệt, trong quá trình bảo quản hoa thường
sử dụng một số chất kháng Ethylen Hiện nay có 3 phương pháp được áp dụng để khử
độ cao trong bầu khí quyển có thể tác hại đến sức khỏe công nhân thao tác
- Oxid hóa ethylen với chất oxid hóa mạnh như Ag2S2O3, Thiosunfat bạc, Chrysal AVB, STS, KMnO4, FeCl2 tẩm trên chất mang rắn có diện tích bề mặt lớn Thí dụ tẩm KMnO4 trên Zeolit (Japan Patent 8118901, 1981); tẩm KMnO4 trên CaSiO3 (Japan Patent 83196846, 1985) Hiệu quả của phản ứng khử ethylen với chất oxid hóa phụ thuộc rất lớn vào diện tích riêng của chất mang
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Theo đánh giá của FAO thì giá trị hoa trên toàn thế giới ước tính khoảng 20 tỷ USD, bình quân 3,3 USD/người: thị trường hoa tươi tập trung ở các nước phát triển như
Hà Lan, Ý, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Mỹ….Gần đây, có thêm các nước phát triển mạnh về hoa gồm Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia….Trong đó 3 thị trường hoa lớn nhất thế giới chiếm 50%, bao gồm Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD, Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD và Mỹ khoảng 3,27 tỷ USD Về thị phần xuất khẩu: Hà Lan 64,8%,
Trang 18Colombia 12%, Israel 5,7%, Italy 5%, Tây Ban Nha 1,9%, Thái Lan 1,5%, Kenya 1,1%
và các nước khác 7,9% Về nhập khẩu: Đức 36%, Mỹ 21,9%, Pháp 7,4%, Anh 7%, Thụy Điển 4,9%, Hà Lan 4%, Italy 2,9% và các nước khác 15% Về chủng loại nhập khẩu: Đức: cẩm chướng, hồng, cúc, layơn, lan; Mỹ: hồng, cẩm chướng, cúc … Pháp: hồng, cẩm chướng, cúc, đồng tiền, loa kèn, lưỡi đồng; Nhật: cúc, hồng, lan.[ 16], [17]
Theo một số tài liệu nghiên cứu hoa sau khi cắt xong thì cắm ngay vào dung dịch bảo quản để tránh hiện tượng bị tắc mạch do vi khuẩn và nguyên nhân sinh lý vì nếu hoa bị tắc mạch thì hoa sẽ bị nhanh héo do nước và các chất dinh dưỡng không di chuyển tới các hoa và đài nụ, từ đó gây hiện tượng phân hủy protein làm cho cành hoa tích lũy nhiều axit amin dẫn đến làm thay đổi pH và làm thay đổi sắc tố hoa Hoa biến màu nâu là do tích luỹ Phenoltalein, khi áp lực nước bị mất hoa sẽ bị gục vì do mất áp lực căng của cuống đồng thời tăng hô hấp đột biến sản sinh ra C02 và etylen gây hiện tượng lão hóa hoa nhanh [12]
+ Nguyên nhân tắc do vi khuẩn: Hiện tượng này là do chính bản thân vi khuẩn hoặc hợp chất do chúng tiết ra nút lại Cả hai loại vi khuẩn và nấm sản sinh rất nhanh trong dung dịch cắm hoa
+ Nguyên nhân do sinh lý: Chủ yếu là do tế bào bị sát thương tiết ra một số chất như keo, tanin các chất phenol bị oxy hóa từ các vết cắt di chuyển trong mạch làm tắc mạch Ngoài ra khi cắt cành không khí lọt vào mạch gỗ, tạo ra những bọt khí cũng làm cản trở đến vận chuyển nước trong mạch
Để khắc phục các hiện tượng trên khi hoa cắt xong được cắm ngay vào trong dung dịch có độ pH thấp dao động từ 3 – 4,5 và bổ sung các thuốc diệt vi khuẩn như Steptomycin, Oxytetracylin, Metabisulphit, Axit citric, Axit Ascorbic trong hoa cắt cành [15]
Ngoài các yếu tố kể trên vấn đề dinh dưỡng cho hoa cũng rất quan trọng vì hoa sau khi cắt nếu không bổ sung thêm dinh dưỡng từ ngoài vào thì hoa sẽ rất nhanh tàn vì lúc
đó hoa sẽ tận dụng lại chất hữu cơ dự trữ trong lá, thân để tiếp tục phát triển, theo Brian
M, MC Grego ( Tropical products Transprot Handbook) để hoa kéo dài tuổi thọ thì chúng ta phải bổ sung dinh dưỡng từ ngoài vào chủ yếu là đường saccarose và các vitamin ở trạng thái dung dịch Tuỳ theo từng loại hoa mà nồng độ đường sử dụng dao động từ 2 – 20% Trong dung dịch ngoài hai chất kể trên thì còn bổ sung các chất khác
Trang 19như STS, Ag2S04, AgN03, Aspirine, Florisan, GA3, Biocide, 8 – HQC, 8 - HQS, N- 6Benzyladenine và hạ pH của dung dịch xuống 3,5 – 4,5 Xử lý hoa ở nước ấm 38 –
440C (100 – 110F) Còn theo Biggs (1998), Klein (1989) đã dùng phương pháp xử lý nhiệt bằng cách nhúng gốc vào nước nóng ở nhiệt độ từ 36 – 420C trong khoảng thời gian 5 – 20 phút thì làm giảm hẳn lượng etylen tổng hợp Theo tác giả xử lý nhiệt không chỉ hạn chế etylen nội sinh mà còn hạn chế cả etylen ngoại sinh Có nhiều nguyên nhân giải thích, nhưng theo tác giả thì có một nguyên nhân làm ức chế enzyme tham gia tổng hợp etylen Việc khống chế được quá trình sinh khí etylen trong quá trình bảo quản là rất quan trọng Vì khi nồng độ khí etylen trong kho bảo quản tăng cao sẽ làm cho hoa lão hóa nhanh, đồng thời làm tăng hoạt động sinh lý, hô hấp và sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh hại và nhiệt độ bảo quản hoa [11], [14]
Theo kết quả nghiên cứu của Robinson (1975) cho thấy chỉ tăng nhiệt độ từ 00C –
200C cường độ hô hấp của một số loại hoa tăng lên 5,5 lần, đặc biệt là cẩm chướng tăng gấp 25 lần Còn theo Peter MA khi bảo quản không có bao bì thì cường độ hô hấp và mất nước tăng nhanh
Nhiệt độ và độ ẩm trong kho bảo quản cũng đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ sản phẩm và chất lượng hoa Nhiệt độ cao và ẩm độ môi trường thấp làm giảm sự phát triển của phần lớn vi sinh vật gây thối rữa nhưng lại làm tăng sự bay hơi nước, cường độ
hô hấp, hàm lượng etylen Từ đó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của hoa sinh ra hiện tượng co nguyên sinh dẫn đến rối loạn trao đổi chất và mất khả năng đề kháng với các tác động bên ngoài dẫn đến sự lão hóa hoa nhanh Còn nếu bảo quản ở độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật phát triển làm thối nhũn cánh hoa, núm hoa, đồng thời màu sắc hoa giảm Theo Sirichai Kanlayanarat, Antonio L.Acedo J.r.( Davision of Postharvest Technology, King Mongkurt s University of Technology Thonburi Bangkok, Thailand) thì hoa lan bảo quản ở độ ẩm không khí từ 85 – 96% là thích hợp nhất, tùy theo giống và vùng khí hậu canh tác hoa [13]
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng đến cúc vàng Đài Loan tác giả Đặng Văn Đông cũng rút ra kết luận Gibberellin (GA3) tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn Spray-N-Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực nâng cao tỷ lệ nở hoa hữu hiệu nâng cao chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa
Trang 20Theo tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch: sử dụng Thiosunphat bạc 0,5 ppm có tác dụng rõ rệt nhất đối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài hơn 4 ngày so với đối chứng
Các tác giả Nguyễn Quang Thạch - Nguyễn Mạnh Khải - Trần Hạnh Phúc đã nghiên cứu ảnh hưởng của Ethylen đối với một số loại hoa cắt như hoa hồng, cẩm chướng, lan, cho thấy: Ethylen làm tóp, rụng cánh hoa, làm rụng lá, làm mất màu xanh của lá, mất màu sắc sặc sỡ của cánh hoa, ức chế nụ hoa nở Bằng cách bổ sung Thiosunfat bạc 0,5-1ppm vào dung dịch cắm hoa hay nhúng cuống hoa cắt vào dung dịch trên trước khi bảo quản lạnh có thể nâng cao tuổi thọ của hoa cắt đến 2 lần so với đối chứng
Nhóm tác giả Nguyễn Đức Tiến, Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã nghiên cứu quy trình bảo quản hoa lay ơn và hoa hồng Pháp đã sử dụng quy trình bảo quản lạnh có sử dụng dung dịch bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen
Các công nghệ xử lý, bảo quản và đóng gói các loại hoa mà các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào khai thác là những công nghệ tiên tiến, và được bảo mật tuyệt đối, không phổ biến rộng rãi cho các cơ sở kinh doanh và trồng hoa trong vùng
Còn thực tế chung hiện nay công nghệ xử lý, bảo quản hoa nói chung còn rất sơ sài, thủ công, manh múm và tự phát, mỗi nhà vườn và các cơ sở thu mua có cách làm riêng chưa thống nhất, do đó chất lượng hoa kém, không ổn định, thời gian bảo quản ngắn, nấm bệnh phát triển trong quá trình phân phối, mẫu mã bao bì xấu, do vậy việc xuất khẩu hoa gặp nhiều khó khăn
Trang 21CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Nguyên liệu
- Lan Mokara vàng chanh – Vườn lan Tân Xuân, phường Tân Thới Nhất, quận 12
- Lan Dendrobium - Vườn lan Tân Xuân, phường Tân Thới Nhất, quận 12
Tiêu chuẩn nguyên liệu dự kiến đưa vào bảo quản như sau
- Hoa phải đồng đều về kích thước, màu sắc, số nụ hoa/cành
- Hoa không bị sâu, bệnh hại trên hoa
- Màu sắc hoa đặc trưng, đồng đều
- Hoa không bị dập nát
- Độ dài cành hoa từ 45 – 60 cm đối với hoa lan Mokara
- Độ dài cành hoa từ 30-45 cm đối với lan Dendrobium
- Hoa không bị dị tật, hoặc các xác côn trùng bám trên cành
2.1.2 Thiết bị máy móc
1 Cân phân tích độ chính xác 10-4
2 Máy đo pH
3 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm tự động
4 Kho lạnh điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tự động – Đức
Trang 222.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Xác định chỉ số thu hoạch thích hợp cho 2 loại lan cắt cành là Dendrobium
và Mokara
a Bố trí thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Vườn Lan Tân Xuân Phường Tân Thới Nhất, Q12 và Trại Giống Đồng Tiến 2 Huyện Củ Chi có diện tích từ 0,2 – 0,5 ha, vườn lan có độ đồng đều cao, lan trồng từ 2 năm tuổi trở lên
- Hoa được đánh dấu từ khi phát hoa hình thành và theo dõi cho đến khi thu hoạch, căn
cứ theo số hoa nở trên một cành, và sự biến đổi nụ hoa trên quá trình phát triển
- Kế thừa các nghiên cứu về xử lý chất tăng trưởng ( TS.Bùi Trang Việt, TS Trương Thị Đẹp, CN.Trịnh Cẩm Tú) cho các cành hoa trước thu hoạch để cành hoa có lóng dài,
số hoa nhiều, có thể nở hết sau khi thu hoạch
- Hoa lan sẽ thu hoạch ở những thời điểm khác nhau được tính từ ngày đánh dấu, và theo dõi quá trình phát triển của đài nụ và dựa vào đặc tính sinh lý phát triển của cành hoa như: sự chuyển màu của nụ hoa, số hoa nở trên cành, số nụ hoa trên cành kết hợp với kinh nghiệm của các cơ sở trồng hoa làm cơ sở thu hoạch hoa
- Cách đánh dấu hoa theo phương pháp đường chéo hình vuông, mỗi luống hoa sẽ chọn
5 điểm đánh dấu làm thí nghiệm Luống hoa chọn làm thí nghiệm phải cùng giống, cùng
màu sắc, hoa tương đối đồng đều về kích thước, số nụ hoa/ cành
- Hoa khi được thu hái ở những thời điểm khác nhau được tính từ ngày đánh dấu là lúc hoa bắt đầu nở bông đầu tiên đến lúc hoa nở 100% số nụ trên cành Thu hoạch được chia làm 5 giai đoạn cắt :
+ Giai đoạn 1 : Thu hoạch khi trên cành hoa nở được 1-2 nụ/ cành
+ Giai đoạn 2 : Thu hoạch khi hoa nở được 1/3-1/2 số nụ/cành
+ Giai đoạn 3 : Thu hoạch khi hoa nở được ½-2/3 số nụ hoa/cành
+ Giai đoạn 4 : Thu hoạch khi hoa nở được 100% số nụ hoa/cành
+ Giai đoạn 5 : Thu hoạch theo kinh nghiệm của nhà vườn để đối chứng
- Mỗi công thức thí nghiệm theo dõi trên bố trí 50 cây lan có bông Mỗi công thức được tiến hành 5 lần nhắc lại
b Phương pháp thí nghiệm
Trang 23Để xác định chỉ số thu hoạch của từng loại hoa trên, nhóm đề tài sử dụng phương pháp chính là :
- Phương pháp định lượng : Dùng thước kẹp để đo chiều dài, đo đường kính của nụ hoa thứ 1,2,3 của cành hoa
- Phương pháp cảm quan : Phương pháp đánh giá cảm quan theo TCVN 3215-79 về các chỉ tiêu như: màu sắc, trạng thái của hoa lan cắt cành ở 5 giai đoạn trên
- Theo dõi thời gian bảo quản: Hoa được thu hoạch ở 5 giai đoạn khác nhau như trên sẽ được đưa vào xử lý, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong phòng thí nghiệm
- Kết quả được thu thập và xử lý thông kê bằng phần mềm Excel 2003
c Các chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian bảo quản: tính từ lúc hoa đưa vào bảo quản đến lúc nụ hoa đầu tiên rụng
- Chỉ tiêu cảm quan như: Màu sắc, trạng thái của cuống, cánh hoa
- Chiều cao nụ hoa, đường kính của nụ hoa ở các nụ hoa thứ 1,2,3 của cành hoa
2.2.2 Xử lý vi khuẩn sau thu hoạch cho các loại hoa cắt cành kể trên
a Bố trí thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Hoa sau khi được thu hoạch sẽ đưa vào thùng xốp vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm của Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ STH
- Đối tượng thí nghiệm 2 loại lan cắt cành: denrobium và mokara vàng chanh
- Quy mô thí nghiệm là: 25 cành hoa/1 nghiệm thức/ 1lần nhắc lại Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được tiến hành 5 lần nhắc lại
- Trong dung dịch vi khuẩn sử dụng một số loại hóa chất gồm: Cuprimicin 500 81WP 4,25g/lít, Oxytetracylin, 1g/ lít Na2S205, 0.5g/ lít axit biocide Hóa chất này được hòa tan vào dung dịch xử lý rồi bổ sung acid citric vào nhằm hạ pH
- pH của dung dịch cắm hoa là: 3.0 ; 3.5 ; 4.0 và pH trung tính 6.8-7.0
- Thời gian xử lý vi khuẩn: 5 phút, 10 phút và trong suốt quá trình bảo quản
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với hoa lan mokara: 4pH x 3thời gian = 12 nghiệm thức
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với hoa lan dendrobium: 4pH x 3thời gian = 12 nghiệm thức
- Hoa sau khi thu hoạch về phòng thí nghiệm sẽ được cắt chéo (450) một phần gốc dài 3-5cm, rồi sau đó cắm gốc cành hoa vào tuýt nhựa có chứa dung dịch cắm hoa gồm các chất xử lý vi khuẩn như trên Phương pháp xử lý là cắm các gốc cành hoa vào trong dung dịch xử lý trong thời gian là 5 phút, 10 phút sau đó lấy ra rồi cắm vào tuýt nhựa
Trang 24chứa nước cất và thí nghiệm cắm trong dung dịch xử lý vi khuẩn trên trong suốt thời gian bảo quản hoa Sau đó hoa được bảo quản ở nhiệt độ, độ ẩm của phòng thí nghiệm
- Phương pháp đánh giá cảm quan theo TCVN 3215-79 để đánh giá mức độ nhớt của gốc hoa, mức độ thối gốc của cành hoa
- Theo dõi số ngày bảo quản của mỗi loại hoa của từng công thức thí nghiệm tính từ lúc đưa vào bảo quản đến lúc nụ hoa đầu tiên rụng
c Chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi thời gian bảo quản của từng loại hoa lan trong các công thức thí nghiệm
- Chỉ tiêu cảm quan như: độ nhớt gốc, mức độ thối của gốc của cành hoa
2.2.3 Phân lập các loại nấm bệnh trên hai loại hoa trong quá trình bảo quản
a Bố trí thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Hoa sau khi được thu hoạch sẽ đưa vào thùng xốp vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm của Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ STH
- Đối tượng thí nghiệm 2 loại lan cắt cành: denrobium và mokara vàng chanh
- Quy mô thí nghiệm là: 25 cành hoa/1 nghiệm thức/ 1lần nhắc lại Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được tiến hành 5 lần nhắc lại
- Hoa sau khi thu hoạch về phòng thí nghiệm sẽ được cắt chéo (450) một phần gốc dài 3-5cm, rồi sau đó cắm phần gốc của cành hoa vào tuýt nhựa có chứa nước cất Để xác định được các loại nấm bệnh có thể phát triển trên các loại hoa trong quá trình bảo quản hoa ở 4 nấc nhiệt độ là : 50C, 100C, 200C, 30-320C độ ẩm không khí được duy trì liên tục ở 90-95% trong kho lạnh
- Trong quá trình bảo quản thì cứa 2 ngày lấy mẫu ra quan sát và đưa đi phân tích nấm bệnh để xác định ở khoảng nhiệt độ bảo quản nào nấm bệnh có thể phát triển được
- Mẫu sẽ được lấy ở nụ hoa, cuống hoa, gốc cành hoa có xuất hiện nấm bệnh rồi đưa đi phân lập và định danh
- Nếu mẫu hoa nào có dấu hiệu nhiễm nấm bệnh sẽ đưa tới Trung tâm Phân tích và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (FCC) để phân tích và có phân tích kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm của phân viện
Trang 25+ Nhóm ưa khô: Bào tử nẩy mầm ở độ ẩm dưới 80%, sinh trưởng tốt nhất ở ẩm độ tương đối 95%
+ Nhóm ưa ẩm vừa: Bào tử nẩy mầm trong khoảng độ ẩm 80 – 90%, sinh trưởng tốt nhất trong khoảng độ ẩm 95 – 100%
+ Nhóm ưa ẩm cao: Bào tử chỉ nẩy mầm ở độ ẩm khoảng 90%, sinh trưởng tốt nhất ở
độ ẩm 100%
c Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ nhiễm nấm bệnh trong quá trình bảo quản
- Phân lập và định danh các loại nấm bệnh phát triển trên 2 loại hoa lan cắt cành trong quá trình bảo quản
2.2.4 Khảo sát cường độ hô hấp và sự sản sinh ethylen của 2 loại hoa lan cắt cành
a Bố trí thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Hoa sau khi được thu hoạch sẽ đưa vào thùng xốp vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm của Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ STH
- Đối tượng thí nghiệm 2 loại lan cắt cành: denrobium và mokara
- Quy mô thí nghiệm là: 25 cành hoa/1 nghiệm thức/ 1lần nhắc lại Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được tiến hành đo 5 lần nhắc lại
- Hoa lan sau khi thu hoạch về phòng thí nghiệm sẽ được cắt chéo (450) một phần gốc dài 3-5cm, rồi sau đó xử lý vi khuẩn rồi cắm gốc của cành hoa vào tuýt nhựa có chứa nước cất
- Đo cường độ hô hấp bằng phương pháp dòng khí liên tục là sử dụng thiết bị đo mà cho không khí lưu thông qua, cứ 12 giờ tiến hành đo mẫu 1 lần Nhiệt độ duy trì trong suốt quá trình đo là ở nhiệt độ phòng 30-320C
- Đo cường độ hô hấp bằng phương pháp nhốt khí: hoa sau khi xử lý sẽ được đưa vào thiết bị sau đó đậy kín Trong quá trình hô hấp, cứ sau 12 giờ tiến hành đo nồng độ không khí trong bình Nhiệt độ duy trì ở 100C, 120C, 140C, 160C và nhiệt độ phòng 30-
320C
- Đo nồng độ ethylen sinh ra bằng cách cho hoa vào trong thiết bị ở các nấc nhiệt độ khác nhau là 100C, 120C, 140C, 160C và ở nhiệt độ phòng 30-320C Cứ sau 12 giờ tiến hành đo mẫu 1 lần từ đó xác định được nồng độ sản sinh ethylen của từng loại hoa
b Phương pháp thí nghiệm
- Máy đo cường độ hô hấp: Gas Data PC02, nước sản xuất: Anh Quốc
Trang 26- Máy đo nồng độ ethylen: Shimadzu GC17A Ver3, PAC III Draeger, xuất xứ: Đức
thức:
m t
L C
C h kg mgCO
o
o
)
273.(
4,22.100
1000.44.273.60 0001,0)(
to: nhiệt độ môi trường lúc đo
- Kết quả đo nồng độ CO2 bằng phương pháp nhốt khí được tính bằng công thức:
m t t
V C
C h kg mgCO
o
binh o
.)
273.(
4,22.100
1000 44.273.0001,0)
C2: nồng độ đo trong không khí
to: nhiệt độ môi trường t: thời gian tính từ lúc đậy (h) m: khối lượng (g)
- Kết quả đo nồng độ khí ethylene được tính bằng công thức:
Nồng độ ethylene sinh ra = CM x Vkhảo sát x MC2H2
Mhoax tox 22.4
Vkhảo sát: thể tích bình
MC2H4: Khối lượng mol khí ethylen (28g)
MHoa: Khối lượng của hoa (g)
tđo: nhiệt độ khảo sát (oC)
c Chỉ tiêu theo dõi:
- Nồng độ CO2 sinh ra trong quá trình hô hấp của từng loại hoa lan cắt cành
- Nồng độ ethylen sản sinh ra trong quá trình bảo quản
2.2.5 Xác định mức độ tổn thương lạnh và sự mẫn cảm của 2 loại hoa đối với khí acethylen
Trang 27- Quy mô thí nghiệm là: 25 cành hoa/1 nghiệm thức/ 1lần nhắc lại Thí nghiệm được tiến hành 5 lần nhắc lại
- Để xác định ngưỡng tổn thương lạnh của 2 loại hoa lan dendrobium và mokara nhóm
đề tài đã sử dụng 4 nấc nhiệt độ là 20C, 40C, 60C và 80C Hoa sau khi được xử lý sẽ được đưa vào kho ở 4 nấc nhiệt độ trên, trong quá trình bảo quản lấy mẫu đi phân tích
- Để xác định độ mẫn cảm của 2 loại lan mokara va dendrobium với ethylen chúng tôi
sử dụng khí acethylen (có tính chất tương tự như ethylen) làm đối chứng Hoa được đưa vào thiết bị đo, đậy kín rồi bổ sung khí acethylen ở nồng độ 0.5%, 1%, 2% và 3%
b Phương pháp thí nghiệm:
- Phương pháp cắt mẫu: Đặt cơ quan cần cắt trên miếng gôm (tẩy) và cắt bằng lưỡi dao
lam thật bén Cắt xong phải dùng kim mũi giáo lấy mẫu cho vào nước
- Phương pháp nhuộm màu: Muốn phân biệt các mô trong mẫu, cần phải nhuộm màu
mẫu bằng phẩm nhuộm, thường dùng một trong 2 loại hoá chất
+ Rửa lại bằng nước cho sạch javel
+ Ngâm với acid acetic (5 phút) để loại bỏ những vết javel còn sót lại
+ Rửa lại bằng nước cho sạch acid acetic
+ Ngâm trong phẩm nhuộm xanh methylen (3 phút)
+ Sau đó vớt mẫu ra kính mang vật có nhỏ 1 giọt glycerin và quan sát trong kính hiển
vi
- Đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan như: màu sắc của hoa, cuống, lá hoa…
c Chỉ tiêu theo dõi
- Màu sắc, độ mềm của bông hoa
- Mức độ tổn thương của tế bào
2.2.6 Xác định thời gian xử lý, và công thức bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng trong dung dịch nuôi dưỡng hoa thích hợp trong quá trình bảo quản
2.2.6.1 Xác định nhiệt độ và thời gian xử lý 2 loại hoa lan
a Bố trí thí nghiệm
Trang 28- Địa điểm thí nghiệm: Phòng thí nghiệm của Phân Viện cơ điện Nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch
- Thí nghiệm được tiến hành trên 2 loại hoa lan : mokara và dendrobium Mỗi nghiệm thức bố trí 25 cành hoa/nghiệm thức với 5 lần lặp lại
- Nhiệt độ dùng xử lý hoa sau khi cắt là: 360C, 380C, 400C
- Thời gian xử lý gốc cành hoa là: 30 phút, 40 phút, 50 phút
- Hoa sau khi đưa về phòng thí nghiệm Phân viện dùng kéo sắc cắt chéo 450 một đoạn cành hoa khoảng 3-5cm Sau đó cắm hoa thiết bị để xử lý nhiệt ở các nấc nhiệt độ trên Sau khi xử
lý hoa được đưa vào bảo quản ở nhiệt độ phòng rồi theo dõi thí nghiệm
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với hoa lan mokara là: 3nhiệt độ x 3 thời gian = 9 nghiệm thức
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với hoa lan dendrobium là: 3nhiệt độ x 3 thời gian = 9 nghiệm thức
b Phương pháp thí nghiệm
- Dùng thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tự động để duy trì nhiệt độ xử lý trong suốt quá trình xử lý hoa lan
- Theo dõi số ngày bảo quản tính từ lúc bắt đầu bảo quản đến lúc nụ hoa đầu tiên rụng
- Phương pháp đánh giá cảm quan theo TCVN 3215-79
c Chỉ tiêu theo dõi
- Số ngày bảo quản của mỗi loại hoa lan
- Chỉ tiêu cảm quan như: màu sắc, trạng thái, độ nhớt của gốc…
2.2.6.2 Xác định công thức bổ sung chất dinh dưỡng cho dung dịch cắm hoa
- Ngoài ra còn bổ sung một số chất vào dung dịch cắm hoa lan như sau Hydroxyquinonline sulphate (8-HQS) 200ppm; Aspirin 1g/l , BA, AIA
Trang 29:8 Đường, chất STS và một số hóa chất : 8:8 Hydroxyquinonline sulphate (8:8 HQS) 200ppm; Aspirin 1g/l , BA, AIA được hòa tan vào dung dịch
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan mokara: 4saccharoza x 5 nồng độ STS = 20 nghiệm thức
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan dendrobium: 4saccharoza x 5 nồng độ STS = 20 nghiệm thức
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều chế chất kháng ethylen STS:
+ Lấy 0,079g AgNO3 cho vào 500ml nước cất rồi khuấy đều cho tan hoàn toàn
+ Lấy 0,462 Na2S2O3 5H2O vào 500ml nước cất, khuấy đều cho tan hoàn toàn
+ Hòa tan 2 dung dịch trên lại được dung dịch STS có nồng độ 463ppm từ đó pha loãng
ra các nồng độ cần làm thí nghiệm
- Theo công thức thể tích và nồng độ phầm trăm
- Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan theo TCVN 3215-79
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC
c Các chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian bảo quản hoa tính từ lúc đưa vào bảo quản đến lúc nụ hoa đầu tiên rụng
- Đánh giá cảm quan về màu sắc, độ tươi, trạng thái hoa, độ nhớt của gốc…
2.2.7 Khảo sát các loại bao bì và phương pháp bao gói thích hợp cho các loại hoa lan cắt cành
2.2.7.1 Xác định độ thấm khí của các loại bao bì
a Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm trên 2 loại bao bì là bao PP, PE có độ dày 1mm
- Thí nghiệm được thực hiện tại: Tại phòng thí nghiệm của Phân Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH
- Sử dụng máy đo độ thấm khí của bao bì (PP, PE) 3 loại khí là: CO2, N2 và O2 mỗi nghiệm thức được đo 5 lần nhắc lại
b Phương pháp thí nghiệm
Bao bì được đưa vào máy đo độ thấm khí để đo độ thấm khí của các loại khí CO2,
N2 và O2 Từ kết quả đo được sẽ tính được độ thấm khí của từng loại bao bì bằng công thức sau:
Trang 30- Kết quả đo được tính bằng công thức:
v: Vận tốc thủy ngân (Cm/ngày)
If: Chiều dài cột thủy ngân (mm)
Pm: Áp suất thực của không khí đo (mbar)
Pb: Giá trị áp suất ban đầu khi đo (mbar)
T: Nhiệt độ kiểm tra (0C)
Pu : Áp suất chênh lệch (mbar)
PH2O : Áp suất riêng phần của hơi nước (mbar)
f : Diện tích mẫu đo (m2)
D : Giá trị thấm khí của mẫu (Cm3/m2ngày.bar)
c Các chỉ tiêu theo dõi
- Độ thấm khí (CO2, N2, O2) của từng loại bao bì thí nghiệm
2.2.7.1 Phương pháp đóng gói phù hợp cho từng loại hoa lan cắt cành
a Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố: loại bao bì và số lỗ đục/m2
- Thí nghiệm tiến hành trên 2 loại hoa lan: mokara và dendrobium
- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Tại phòng thí nghiệm của Phân Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH
- Số lỗ/m2: 20 lỗ/m2, 40 lỗ/m2, 60 lỗ/m2, 80 lỗ/m2 và đối chứng bao bì không đục lỗ
- Quy mô thí nghiệm là 25 cành hoa/ 1 nghiệm thức với 5 lần nhắc lại
b Phương pháp thí nghiệm
- Sau khi đo được độ thấm khí của loại bao bì chúng tôi tiếp tục nghiên cứu phương pháp bao gói thích hợp cho mỗi loại hoa lan cắt cành Nhóm đề tài sử dụng phương pháp đục lỗ bao bì để bao gói với số lỗ là : 0 lỗ, 20 lỗ, 40 lỗ, 60 lỗ, 80 lỗ/m2 đường kính
lỗ là 1cm2
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan mokara là: 6số lỗ x 2loại bao bì = 12 nghiệm thức
Trang 31- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan dendrobium là: 6số lỗ x 2loại bao bì = 12 nghiệm thức
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC
- Phương pháp đánh giá theo phương pháp cảm quan TCVN 3215-79 và thời gian bảo quản hoa
c Các chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian bảo quản từng loại hoa : bắt đầu bảo quản đến ngày nụ hoa đầu tiên rụng
- Chỉ tiêu cảm quan như : màu sắc hoa, trạng thái, độ nhớt gốc
2.2.8 Xác định nhiệt độ, độ ẩm không khí thích hợp cho quá trình bảo quản hoa lan
a Bố trí thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Tại phòng thí nghiệm của Phân Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố: Ẩm độ bảo quản
và nhiệt độ bảo quản
- Quy mô thí nghiệm là : 25 cành hoa/1 nghiệm thức với 5 lần nhắc lại
- Các nấc nhiệt độ bảo quản 2 loại hoa lan cắt cành là: 100C, 120C, 140C và 160C
- Ẩm độ không khí sử dụng để bảo quản hoa là : 80%, 85%, 90% và 95%
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan mokara là: 4nấc nhiệt độ x 4độ ẩm = 16 nghiệm thức
- Số nghiệm thức thí nghiệm đối với lan dendrobium là: 4nấc nhiệt độ x 4độ ẩm = 16 nghiệm thức
- Thí nghiệm đối chứng : bảo quản 2 loại hoa lan ở nhiệt độ phòng 30-320C, độ ẩm không khí của phòng là 65-70%
b Phương pháp thí nghiệm
- Kế thừa kết quả nội thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5 để tiến hành thí nghiệm
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC
- Sử dụng kho lạnh có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động, máy phun ẩm tự động nhằm duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong kho bảo quản
- Phương pháp đánh giá cảm quan theo phép thử cho điểm theo TCVN 3215-79:
+ Mục đích: Cho điểm về sản phẩm hoa lan sau bảo quản về một số chỉ tiêu theo sở
thích của mỗi người, từ đó kết luận được sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm nào
Trang 32+ Tiêu chuẩn Việt nam sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một thang thống nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm 5 là cao nhất cho một chỉ tiêu
+ Hội đồng đánh giá 5 người trở lên
+ Mẫu dùng để đánh giá là các sản phẩm lan ở các thí nghiệm qua quá trình bảo quản
Bảng 1: Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá theo TCVN 3215-79
Điểm
Độ tươi của bông hoa
Hoa héo tàn, biến màu, bông rụng
Hoa héo,biến màu, chưa rụng bông
Hoa hơi mềm Hơi bạc màu
Hoa tươi, cứng, màu hơi phai
Hoa cứng rất tươi, màu sắc tự nhiên
Màu sắc bông hoa hoàn toàn Biến màu
Màu phai
ít đặc trưng của hoa
Phai màu nhưng vẫn còn đặc trưng
Màu sắc tươi Hơi phai màu
Màu sắc tự nhiên như ban đầu
Độ cứng của cuống Bông bị gục xuống, mất
màu
Cuống hoa mềm đã đổi màu
Cuống hoa mềm chưa đổi màu
Cuống hoa hơi mềm
Cuống hoa cứng như ban đầu
Tình trạng gốc có mùi thối, Nhiều nhớt,
thâm đen
Khá nhiều nhớt, có mùi
Gốc hơi nhớt, có mùi lạ
Không bị nhớt, có hơi mùi lạ
Không bị nhớt, không có mùi lạ
Bảng 2: Cơ sở phân cấp chất lượng sản phẩm hoa lan sau bảo quản
Loại kém (không đạt mức chất lượng qui định trong tiêu
c Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian mất nước của hoa, thời gian hư hỏng cánh hoa, cuống hoa, nụ hoa
- Tỷ lệ hư hỏng của mỗi loại hoa bảo quản
- Tỷ lệ nhiễm nấm bệnh, tỷ lệ tổn thương lạnh, mẫn cảm ethylen trong quá trình bảo quản
- Sự thay đổi hàm lượng đường tổng và protein trước và sau khi bảo quản
Trang 332.2.9 Xây dựng quy trình công nghệ xử lý, bảo quản các loại hoa cắt cành từ khi cắt, lưu trữ và phân phối
Sơ đồ công nghệ xử lý, bảo quản và đóng gói hoa cắt cành như sau:
Xử lý sau thu hoạch
được bù đắp lại bởi cây mẹ Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh
Trang 34dưỡng do giả hành cung cấp nên lượng hơi nước đó không được bù đắp lại do đó hoa sẽ
bị héo và nhanh chóng bị hư hỏng Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt là cho hoa nhanh chóng bị thối hỏng Vì vậy việc xử lý hoa sau khi cắt là một công việc rất quan trọng để giữ cho hoa được lâu
Làm mát sơ bộ
Trước khi đưa hoa vào kho bảo quản ở nhiệt thấp thì phải có quá trình hạ nhiệt
độ từ từ Hoa ở ngoài môi trường thường có nhiệt độ trung bình khoảng 300C nên nếu đưa hoa vào kho lạnh ngay sẽ rất dễ bị tổn thương lạnh, làm rối loạn quá trình sinh lý của hoa Hoa được cho vào kho lạnh hạ nhiệt độ xuống 200C trong 1 thời gian nhất định Sau đó hạ tiếp nhiệt độ xuống 150C, thời gian hạ nhiệt độ ngắn hay dài phụ thuộc vào từng loại hoa Hạ nhiệt từ từ này sẽ làm giảm quá trình hô hấp đột biến của hoa sau khi đưa vào bảo quản
Bảo quản hoa cắt cành
Bảo quản là một phương pháp nhằm kéo dài thời gian sử dụng của hoa cắt cành nói riêng và nông sản nói chung Tuy nhiên hoa là một cơ thể sống nên trong quá trình bảo quản chất lượng của hoa sẽ giảm dần
Đóng thùng và dán nhãn
Hoa được đóng vào thùng carton hoặc thùng xốp để vận chuyển đi tiêu thụ Tùy vào từng loại hoa, kích thước hoa mà có thể xếp bao nhiêu cành trên 1 thùng
Dán nhãn theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu Nhãn mác phải đảm bảo một
số thông tin thối thiểu như: Tên loại hoa, xuất xứ, kiểm định chất lượng, tên nhà máy, tên vùng trồng, tiêu chuẩn sản phẩm…
Vận chuyển tiêu thụ
Những phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe: xe máy, tàu hỏa, tàu biển, máy bay một số phương tiện vận chuyển được trang bị kho lạnh như: tàu biển, máy bay, xe tải lớn nhưng phần lớn phương tiện vận đi xuất khẩu ở thị trường xa Trong quá trình vận chuyển phải luôn duy trì đươc nhiệt độ bảo quản, nếu không hoa sẽ rất nhanh bị hư hỏng
Sản phẩm
Sản phẩm hoa khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt như: màu sắc tự nhiên, hoa tươi, cuống vẫn xanh, bông không bị rụng
Trang 352.10 Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế
Việc tính hiệu quả kinh tế sơ bộ cho từng loại hoa ở các chi phí chính ban đầu để làm cơ sở cho các nơi tiếp nhận công nghệ tính toán đầu tư sao cho hợp lý Các dữ liệu làm cơ sở tính toán giá thành sơ bộ dựa vào các chi phí cho từng công đoạn của công nghệ như: nhân công, điện, nước, hóa chất, bao bì, khấu hao thiết bị máy móc ở quy
mô phòng thí nghiệm
Trang 36CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ SAU THU HOẠCH CHO TỪNG LOẠI HOA
3.1.1 Xác định chỉ số sau thu hoạch của lan Mokara
Chỉ số sau thu hoạch của hoa cắt cành nói riêng và nông sản nói chung là chỉ số
rất quan trọng Hoa khi thu hoạch đúng chỉ số sau thu hoạch có phẩm chất tốt, kéo dài
được thời gian sử dụng sản phẩm, tăng giá trị trên thị trường Nếu hoa thu hoạch quá
sớm thì hoa chưa đạt đến chất lượng tốt nhất như: hoa không nở hết số nụ hoa trên cành,
nhanh hư hỏng Nếu thu hoạch quá muộn thì làm giảm thời gian bảo quản của hoa
xuống đáng kể, từ đó làm giảm giá trị của hoa lan cắt cành Mỗi loại hoa aln cắt cành
khác nhau có chỉ số thu hoạch khác nhau nên việc xác định chỉ số sau thu hoạch của
mỗi loại hoa là rất quan trọng Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ số sau thu
hoạch của 2 loại hoa lan cắt cành: Mokara và Dendrobium Chúng tôi sử dụng phương
pháp là thu hoạch ở 5 giai đoạn khác nhau rồi từ đó đưa ra đánh giá cảm quan theo
C/W=65-70% Kết quả được biểu diễn dưới bảng sau:
Bảng 3: Điểm đánh giá chất lượng cảm quan và thời gian bảo quản hoa lan (ngày)
TT Giai đoạn thu hoạch Điểm đánh giá chất lượng cảm quan Số ngày bảo quản
Từ kết quả của bảng 3,hoa lan mokara thu hoạch ở giai đoạn 1 khi có 1-2 nụ hoa
nở/cành thì có điểm giá trị cảm quan là thấp nhất 18,3 điểm nhưng số ngày bảo quản lại
được tới 15 ngày Thu hoạch ở giai đoạn 3 khi có ½-2/3 số nụ hoa/cành đã nở và 4 khi
có 100% số nụ hoa/cành đã nở cho điểm cảm quan cao nhất với 19,4 điểm, tuy nhiên ở
giai đoạn 3 bảo quản được 18 ngày còn giai đoạn 4 chỉ bảo quản được 10 ngày là hoa
hỏng Hoa lan mokara thu hoạch ở giai đoạn 5 (theo kinh nghiệm của nhà vườn) có số
điểm thấp 18,5 điểm bảo quản được 12 ngày thì hoa đã hỏng Do khi thu hoạch hoa lan
Mokara quá sớm (giai đoạn 1) chỉ có 1-2 nụ hoa nở/cành thì chất lượng hoa kém, hoa
Trang 37thu hoạch sớm thì số nụ hoa còn lại trên cành hoa sẽ không nở hết được Tuy nhiên thời gian bảo quản hoa ở giai đoạn này là dài nhất do hoa ở dạng nụ nhiều nên hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh ethylen thấp hơn cành hoa đã nở hết nụ hoa Đối với những loại hoa thu hoạch vào giai đoạn 4 thì chất lượng hoa tốt (điểm cảm quan cao 19,4) tuy nhiên lúc này số nụ hoa/cành đã nở hết làm cho hoa rất nhanh bị hỏng, thời gian bảo quản ngắn 10 ngày Qua bảng cho thấy hoa thu hoạch ở giai đoạn 3 là tốt nhất khi số bông nở/cành là
½-2/3 khi đấy hoa có chất lượng tốt, thời gian bảo quản lại lâu Sau một thời gian bảo quản số nụ hoa trên cành hoa vẫn có khả năng nở hết nên chất lượng hoa tốt, mà thời gian bảo quản lại dài Qua quá trình khảo sát cách thu hoạch hoa lan mokara của nông dân trồng hoa thì nhóm đề tài nhận thấy; nông dân thường thu hoạch theo yêu cầu của thương lái mua, thu hoạch khi hoa nở gần 100% nên thời gian bảo quản thường rất ngắn thì hoa đã hỏng
Sau khi sử dụng phương pháp đánh giá cảm quan tạm thời kết luận được lan mokara thu hoạch ở giai đoạn 3 khi hoa nở được từ ½-2/3 nụ hoa nở/cành hoa là tốt nhất, nhóm đề tài sử dụng phương pháp định lượng là đo chiều cao, đường kính của bông hoa thứ 1, 2,3 kết quả biểu diễn ở các đồ thị dưới đây:
1.5 2.8 4.7 4.7 4.9
0.8 1.4
2.3 7.3 7.6
0 1 2 3 4 5 6 7 8
31/12/2006
03/01/
2007
06/0200 7
09/0200 7
27/01/2007
30/01/
2007
02/0200 7
05/0200 7
08/02/
2007 ngày
cm
Chiều cao bông 1 Đường kính bông 1
Hình 1 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bôn 1)
Trang 380 0 0 0 0 0 0
1.42.43.6 4.5 4.7
1.47.1 7.5
012345678
31/1
2/2006
03/01/2007
06/01/2007
09/01/2007
12/01/2007
15/01/2007
18/01/2007
21/01/2007
24/01/2007
27/01/2007
30/01/2007
02/02/2007
05/02/2007
08/02/200
7
ngày
cm
Chiều cao bông 2 Đường kính bông 2
Hình 2 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bông 2)
1.1 2.1 3.1 4.2 4.6
1.2 1.4
6.2 7
0 1 2 3 4 5 6 7 8
31/12/2006
03/0
1/2007
06/01/2007 09/01/2007
12/0
1/2007
15/01/2007
18/01/2007
21/01/2007
24/01/2007
27/01/2007
30/0
1/2007
02/02/2007 05/02/2007
08/0
2/200711/02/200
7 ngày
cm
Chiều cao bông 3 Đường kính bông 3
Hình 3 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan mokara (bông 3)
Qua đồ thị 1, nụ hoa thứ 1 từ khi hoa bắt đầu từ lúc ra nụ đến khi nụ hoa đạt đường kính lớn nhất, chiều cao dài nhất là khoảng 38 ngày với chiều cao là 4,9cm, đường kính
là 7,7cm Tương tự nụ hoa thứ 2 sau 38-39 ngày thì nụ hoa đạt đường kính lớn nhất trung bình là 7,5 cm, chiều cao phát hoa là 4,7cm Nụ hoa thứ 3 sau 39 ngày đạt đường kính cao nhất là 7,0cm, chiều cao của nụ hoa là 4,5cm Qua kết quả trên cho thấy để cành hoa mokara có số nụ hoa nở từ ½-2/3/ cành, chất lượng hoa tốt nhất với đường kính, chiều cao phát hoa 1,2,3 đạt cao nhất là khoảng 38-39 ngày Lúc này hoa lan mokara đạt chất lượng tốt nhất, thời gian sử dụng dài nhất, giá trị của hoa cắt cành cao
Trang 39Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc, giống, độ tuổi của
cây, điều kiện khí hậu, thị hiếu của người tiêu dùng…
3.1.2 Chỉ số thu hoạch dendrobium
Tương tự như hoa lan Mokara, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu chỉ số sau
thu hoạch của lan Dendrobium Kết quả được biểu thị bảng dưới đây:
Bảng 4: Điểm đánh giá chất lượng cảm quan và số ngày bảo quản hoa lan (ngày)
TT Giai đoạn thu hoạch Điểm đánh giá chất lượng cảm quan Số ngày bảo quản
Qua kết quả bảng 4, hoa lan dendrobium thu hoạch ở giai đoạn 3 khi có ½-2/3 số
nụ hoa trên cành hoa đã nở cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với 19,3 điểm, ngoài
ra hoa lan thu hoạch ở giai đoạn này đưa vào bảo quản ở điều kiện phòng (30-320C)
được 14 ngày Dendrobium thu hoạch ở giai đoạn 4 khi có 100% nụ hoa nở thì điểm
cảm quan cũng khá cao 19,2 nhưng thời gian bảo quản lại rất ngắn 9 ngày Nguyên nhân
là khi dendrobium nở 100% phát hoa thì điểm cảm quan sẽ cao vì lúc này hoa đẹp, màu
sắc tự nhiên nhưng khi bảo quản được 1 thời gian ngắn thì nụ hoa nở đầu tiên đã gục và
rụng Khi thu hoạch ở giai đoạn 1 khi có 1-2 nụ hoa nở/cành thì chất lượng cảm quan
hoa thấp 18 điểm, thời gian bảo quản 12 ngày, tuy nhiên số nụ hoa/ cành còn lại không
nở hết sau khi thu hoạch Qua khảo sát về thời điểm thu hoạch dendrobium của các hộ
trồng lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhóm đề tài nhận thấy rằng: Vì giá của
lan dendrobium được tính bằng số nụ hoa nở/cành nên nhà vườn thì muốn thu hoạch khi
100% nụ hoa trên cành nở để bán giá cao, tuy nhiên thương lái thì muốn mua khi chỉ có
1-2 nụ hoa nở/cành thì giá sẽ thấp Do đó dendrobium ngoài thực tế thường thu hoạch
quá sớm hoặc quá muộn nên sự đồng đều thấp, thời gian bảo quản ngắn khó mà tiêu thụ
ở thị trường xa Đây là một trong những nguyên nhân khá quan trọng làm hạn chế sự
xuất khẩu của lan dendrobium nói riêng và hoa lan cắt cành nói chung ra nước ngoài
Qua kết quả trên nhóm đề tài chọn giai đoạn thu hoạch thứ 3 là tốt nhất đối với
lan dendrobium, chúng tôi tiến hành đo chiều cao bông, đường kính bông và thời gian
Trang 40từ lúc xuất hiện nụ đầu tiên đến lúc hoa lan đạt ½-2/3 số nụ hoa nở/ cành Kết quả được biểu thị dưới đồ thị sau:
2 3,3
5,1 5,9 6 5,9 6 6,4 5,7
1,2 1,7
3 4,7 6,1 7,7 8,3
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
11/11/2006 11/1 4/2006
11/17/2006
11/20/2006
11/23/2006
11/2200 6
11/2
2006
12/2/2006
12/5/2006
Hình 4 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa dendrobium (bông 1)
Hình Đồ th chỉ số 5 ị thu ho c ạ h hoa lan dendr obi um (bông 2)
1,6 2,8
4,5 5,5 6 5,9 5,7 6,2 5,8
1,1 1,4
2,1 3,5 5,7
7,3 6,6
0 1 2 3 4 5 6 7 8
11/2/
20065/20
06
2006/2006/200
6 /2006
2 /2
006
2 /2
006 /2/200
6 /20062/2006 200
6 8/200
6 /200 6 /1 /200
6
Ngày cm
11/ 11/8/11/1111/1411/1711/011/311 611/29 12/ 12/5/12/ 12/1112 4
Đường kính Chiều cao
Hình 5 Đồ thị chỉ số thu hoạch hoa lan dendrobium (bông 2)