PHÂN LẬP CÁC LOẠI NẤM BỆNH TRÊN HAI LOẠI HOA TRONG QUÁ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Trang 44)

M Ở ĐẦU

3.3.PHÂN LẬP CÁC LOẠI NẤM BỆNH TRÊN HAI LOẠI HOA TRONG QUÁ

TRÌNH BẢO QUẢN

Hiện tượng phát sinh nấm bệnh trong quá trình bảo quản rất thường gặp nếu môi trường bảo quản có điều kiện nóng ẩm. Do đó trong đề tài này chúng tôi sử dụng 6 nấc nhiệt đô là 50C, 100C, 150C, 200C, 250C và đối chứng ở nhiệt độ phòng 30-320C, duy trì độẩm ở 90-95%.Trong quá trình bảo quản chúng tôi đã lấy mẫu đi phân tích nấm bệnh. Sau quá trình thí nghiệm kết quả thu được dưới bảng sau:

Bảng 9: Kết quả phân tích nấm bệnh trên hoa lan trong quá trình bảo quản

Công thức bNhiảo quệt độản Biểu hiện bên ngoài Kết quả phân tích

CT 1 50C phát triKhông thển ấy xuất hiện nấm bệnh -

CT 2 100C phát triKhông thển ấy xuất hiện nấm bệnh -

CT 3 150C phát triKhông thển ấy xuất hiện nấm bệnh -

CT 4 200C Xuất hiện một vài vết thâm đen,

mốc trắng phát triển ở phát hoa + CT 5 250C mXuốấc trt hiắng trên các phát hoa ện nhiều vết thâm đen, ++

CT 6 30-320C Xuất hiện rất nhiều vết thâm và mốc trắng trên phát, cành cuống hoa. +++ Ghi chú: - không phát hiện + Nhiễm ít + + Nhiễm trung bình +++ Nhiễm nhiều

Qua bảng kết quả trên cho thấy, lan mokara và dendrobium bảo quản ở CT 1, CT 2, CT 3 không thấy xuất hiện nấm bệnh. Khi nhiệt độ bảo quản dưới 150C sẽ hạn chế được nấm bệnh phát triển nhất là nấm mốc. Ở công thức 4 nhiệt độ bảo quản tăng lên 200C thì bắt đầu xuất hiện nấm bệnh với các biểu hiện như: vết đen, mốc trắng trên bề mặt cánh hoa. Khi nhiệt độ bảo quản tăng lên 250C, nhiệt độ phòng 30-320 C thì nấm bệnh xuất hiện nhiều ở mặt cánh hoa, cuống hoa…. Nguyên nhân khi nhiệt độ tăng cao trên 250C, độ ẩm không khí cao 90-95% là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc, nấm men và vi khuẩn phát triển gây hư hỏng cho hoa. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu nấm bệnh đưa đi phân tích nhằm phân lập và định danh các nấm bệnh đó từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp.

Dưới đây là kết quả phân tích nấm bệnh do Trung Tâm Phân Tích Và Giám Định Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu (FCC) định danh 2 loại hoa trong nội dung nghiên cứu.

Bảng 10 : Kết quảđịnh danh nấm trên hoa Dendrobium

Ch tiêu định danh Phương pháp định danh Kết quđịnh danh

Phân lập và định danh tên loài

Phương pháp FCC HD-7.5BC/50b

- Cladosporium cucumerinum

- Fusarium acuminatum ( Ellis & Everhart)

Hình 7: Fusariumacuminatum

Hình 9: Cladosporium cucumerinum

Hình 10: Cladosporium cucumerinum

Bảng 11: Kết quảđịnh danh nấm trên hoa Mokara

Ch tiêu định danh Phương pháp định danh Kết quđịnh danh

Phân lập và định danh tên loài

Phương pháp FCC HD-7.5BC/50b - Aspergillus Ficuum - Trichoderma harzianum - Fusarium Oxysporum Hình 11: Trichoderma harzianum

Hình 12 : Fusarium. Oxysporum

Hình 13: Aspergillus. Niger

Qua kết quả phân lập và định danh nấm bệnh trên 2 loại hoa lan mokara và dendrobium trong quá trình bảo quản cho thấy: nấm bệnh chủ yếu là nấm mốc loài

Aspergillus. Niger, Cladosporium cucumerinum, Trichoderma harzianum, Fusarium. Oxysporum. Việc phân lập và định danh các chủng nấm có thể phát triển trên 2 loại hoa lan trong quá trình bảo quản ngoài có tác dụng đánh giá được mức độ nhiễm nấm bệnh của hoa lan cắt cành, ngoài ra còn đưa ra được những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Các loại nấm mốc này thường rất phổ biến và bào tử của nó thường có trong không khí, rất dễ phát triển khi gặp điều kiện nóng ẩm. Qua đánh giá cho thấy khả năng nhiễm nấm mốc của hoa lan cắt cành là khá cao khi điều kiện bảo quản không được đảm bảo thì một số loại nấm mốc trên sẽ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên các bào tử nấm mốc này rất

khó tiêu diệt, nấm mốc khi phát triển cũng rất khó loại trừ. Phương pháp phổ biến dùng để diệt bào tử và nấm mốc này là sử dụng nhiệt trên 1000C, tuy nhiên phương pháp này không thích hợp đối với hoa cắt cành, nếu sử dụng thuốc BVTV thì gây độc cho người tiêu dùng. Do đó việc tiêu diệt nấm mốc trên hoa lan cắt cành là rất khó thực hiện, phương pháp phòng ngừa sự phát triển của nấm bệnh sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Để tiêu diệt được nấm bệnh phát triển trên hoa trong quá trình bảo quản, chúng tôi khuyến cáo rằng nên sử dụng phương pháp phòng chứ không nên dùng phương pháp tiêu diệt. Từ những nguyên nhân xuất hiện nấm bệnh trên chúng tôi đề xuất một số phương pháp phòng trừ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoa trước khi đưa vào đóng gói, bảo quản phải được làm sạch, phân loại, loại bỏ những cành, lá bị nhiễm mốc và sâu bệnh. Vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan bệnh rất nhanh trong khối hoa.

- Trước khi đưa hoa vào bảo quản kho phải được làm sạch sẽ, tiệt trùng nhằm tiêu diệt côn trùng, nấm mốc trong kho.

- Nhiệt độ bảo quản phải được duy trì dưới 150C liên tục trong suốt quá trình bảo quản, nếu có sự cố như mất điện phải có biện pháp để vẫn duy trì nhiệt độ lạnh bảo quản hoa. - Phải kiểm tra định kì kho bảo quản trong suốt quá trình bảo quản, nếu phát hiện cành hoa nào bị nấm mốc phải loại bỏ ra, bỏ những cành xung quanh chỗ bị nấm mốc tránh lây nhiễm cho những cành hoa khác

3.4. KHẢO SÁT CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP, CƯỜNG ĐỘ SINH ETHYLEN VÀ SỰ MẪN CẢM CỦA 2 LOẠI HOA VỚI NHIỆT ĐỘ VÀ ETHYLEN

3.4.1. Xác định cường độ hô hấp

0 10 20 30 40 50 60 24 36 48 60 72 96 120 144 Giờ (h) mg C O 2/ k g. h Mokara Dendrobium

Hình 14 : Đồ thị cường độ hô hấp của các loại hoa ở nhiệt độ phòng (30-320C)

Cường độ hô hấp trong1-2 ngày đầu diễn ra rất mạnh làm cho nồng độ CO2 sinh ra nhiều, nguyên nhân là hoa lan khi bị tách khỏi cây mẹ sẽ bị biến đổi quá trình sinh lý nên mọi họat động của enzyme trong các tế bào diễn ra nhanh hơn làm thúc đẩy quá trình hô hấp của hoa. Đến ngày thứ 4-5 thì cường độ hô hấp giảm do nồng độ CO2 sinh ra đã ức chế quá trình hô hấp của hoa. Càng về giai đoạn cuối thì cường độ hô hấp tăng lên do hoa bắt đầu hư hỏng nên cường độ hô hấp tăng mạnh. Vì vậy việc đo cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản là rất quan trọng để biết được khi nào hoa bắt đầu hư hỏng .

0 5 10 15 20 25 30 35 40 5 24 28 74 100 123 132 Giờ (h) m gCO 2/ kg .h Mokara Dendrobium

Hình 15: Cường độ hô hấp đo ở nhiệt độ 100C

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 5 24 48 74 100 123 132 giờ (h) (mg CO2/kg.h) Mokara Denrobium

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 5 24 48 74 100 123 132 giờ (h) (mg CO2/kg.h) Mokara Denrobium

Hình 17: Đồ thịđo cường độ hô hấp ở nhiệt độ 14 0C

0 10 20 30 40 50 60 5 24 28 74 100 123 132 Giờ (h) mg C O 2/ kg .h Mokara Dendrobium

Hình 18: Đồ thịđo cường độ hô hấp ở nhiệt độ 16 0C

Qua đồ thị cho thấy cường độ hô hấp sẽ tăng lên khi ta tăng nhiệt độ bảo quản. Trong ngày đầu tiên bảo quản cường độ hô hấp tăng đột biến, do hoa bị ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đột ngột nên quá trình hô hấp sẽ tăng đột biến. Sau vài ngày cường độ hô hấp sẽ giảm dần xuống, do hoa đã thích nghi với nhiệt độ bảo quản. Cường độ hô hấp càng thấp nếu như nhiệt độ bảo quản càng thấp, nhưng nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ

gây tổn thương lạnh cho hoa. Cuối giai đoạn bảo quản trước lúc hoa sắp hỏng thì cường độ hô hấp lại tăng mạnh lúc này tốc độ hư hỏng của hoa là rất nhanh.

Khi cường độ hô hấp tăng thì sẽ sinh ra quá trình chuyển hoá năng lượng từ các chất dinh dưỡng dự trữ trong hoa như: đường, acid, protein... làm cho hoa nhanh héo và teo tế bào. Trong quá trình hô hấp của hoa ngoài sinh ra một lượng CO2 có tác dụng làm thối hỏng hoa thì còn sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Khi nhiệt sinh ra sẽ thoát ra môi trường làm kích thích quá trình hô hấp và sự phát triển của vi sinh vật, từ đó càng làm hoa bị hư hỏng nhanh.

Việc kìm hãm quá trình hô hấp trong quá trình bảo quản rất quan trọng vì sẽ kéo dài tuổi thọ của hoa. Kìm hãm bằng nhiều phương pháp nhưng quan trọng nhất là hạ nhiệt độ bảo quản xuống 1 ngưỡng thích hợp để hô hấp nhỏ nhất. Ngoài ra phải có độ thoáng khí để tránh cho CO2 tích tụ trong bao bì làm nhanh hỏng hoa.

3.4.2. Khảo sát cường độ sản sinh ethylen của 2 loại hoa lan cắt cành

Hoa lan mokara và dendrobium được cho vào thiết bị đo nồng độ ethylen, nhiệt độ trong thiết bị được duy trì ở 5 nấc nhiệt độ là: 100C, 120C, 140C, 160C và ở nhiệt độ phòng 30-320C làm đối chứng. Trong quá trình bảo quản hoa thì có sản sinh ra ethylen sẽ làm cho hoa nhanh chóng bị lão hóa, rồi rụng. Thí nghiệm được đo trong 5 ngày (120 giờ), cứ 12 giờ tiến hành đo 1 lần. Kết quả thí nghiệm được biểu thị qua các đồ thị dưới đây:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 24 36 48 60 72 96 120 144 Thời gian (h)

Ethylen (ppm) Mokara Dendro

Hình 19: Nồng độ ethylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 300C

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 24 36 48 60 72 96 120 144 Thời gian (h) Ethylen (ppm) Mokara Dendro

Hình 20: Nồng độ ethylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 100C

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 24 36 48 60 72 96 120 144 Thời gian (h) Ethylen (ppm) Mokara Dendro

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 24 36 48 60 72 96 120 144 Thời gian (h) Ethylen (ppm) Mokara Dendro

Hình 22: Nồng độ ethylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 140C

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 24 36 48 60 72 96 120 144 Thời gian (h) Ethylen (ppm) Mokara Dedro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 23: Nồng độ ethylen sinh ra trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ 160C

Qua các đồ thị cho thấy: Nhiệt độ càng cao thì lượng ethylen sinh ra trong quá trình bảo quản càng nhiều, hoa càng nhanh bị lão hóa và nhanh rụng bông. Trong 2 loại lan nghiên cứu thì lượng ethylen sinh ra đối với lan mokara cao hơn so với lan dendrobium. Ở nhiệt độ 30-320C sau 36 giờ bảo quản sản sinh ra 4ppm ethylen đối với lan mokara và 2,5ppm đối với lan dendrobium. Ở nhiệt độ bảo quản 100C thì nồng độ ethylen sản sinh là thấp nhất, sau 36 giờ bảo quản sinh ra 0,8ppm đối với lan mokara và 0,6ppm đối với lan dendrobium. Tốc độ sản sinh ethylen ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ là khác nhau, khoảng thời gian từ 24-48 giờ sau khi cắt thì ethylen sinh ra mạnh, sau đó

lượng ethylen sinh ra giảm dần. Nguyên nhân là khi nhiệt độ cao sự họat động của hệ thống enzyme sẽ tăng mạnh từ đó kích thích sự hình thành ethylen, từ đó ethylen sẽ thúc đẩy quá trình già hóa, rụng bông làm hoa nhanh hư hỏng. Do đó trong quá trình bảo quản hoa lan cắt cành ở nhiệt độ thấp và kết hợp sử dụng một số chất kháng ethylen như:ozon (O3), thuốc tím (KMnO4), tia cực tím (UV), STS… là những chất có tính oxi hóa mạnh.

3.4.3. Sự mẫn cảm của hoa lan với ethylen

Đối với một số loại hoa thì ethylen sẽ gây hiện tượng lão hóa nhanh. Nếu trong quá trình bảo quản, vận chuyển không khử hoặc hạn chế ethylen sinh ra thì thời gian bảo quản hoa sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cũng có một số loại hoa không bị ảnh hưởng của ethylen. Để thuận lợi cho quá trình bảo quản và vận chuyển nhóm đề tài tiến hành thí nghiệm mẫn cảm Ethylen của các loại hoa bằng việc sử dụng khí acethylen thay cho khí ethylen vì hiện nay ethylen chưa được bán trên thị trường. Hoa sau khi thu hái được đưa vào bình kín và bơm khí acethylen vào ở các nồng độ khác nhau và theo dõi trong 2 ngày ở trong bình, sau hai ngày so sánh với bình. Nhóm đề tài tiến hành bơm acethylen ở nồng độ là 0.5%, 1%, 2%, 3% vào bình kín..

Sau 3 ngày thí nghiệm với dendrobium và mokara, bông xuất hiện tượng vàng nụ, cuống và đế dưới của hoa đã nở cũng bị vàng.

Bảng 12: Nhận xét mẫn cảm acethylen của hai loại hoa lan

Nồng độ

(%) Mức độ mẫn cảm Biểu hiện bề ngoài

0,5 - Hoa vẫn tươi, không bịđổi màu, không bị rụng bông 1 + màu hHoa xuơn so vất hiệớn ti ban ượng vàng nđầu. ụ, màu của cánh hoa nhạt

2 ++ Hoa xuđã nở cũất hing bệịn t vàng. ượng vàng nụ, cuống và đế dưới của hoa

3 +++ đHoa xuã nở cũất hing bệịn t vàng, rượng vàng nụng bông. ụ, cuống và đế dưới của hoa

Ghi chú: - Không bịảnh hưởng + Ảnh hưởng nhẹ

++ Ảnh hưởng acethylen trung bình +++ Ảnh hưởng acethylen nặng

Qua bảng kết quả trên, ở nồng độ acethylene ở 0,5% thì 2 loại hoa lan mokara và dendrobium không có hiện tượng bị mẫn cảm. Hoa không bị biến màu, cuống hoa vẫn cứng, phát hoa không bị rụng, chất lượng hoa vẫn như ban đầu. Khi tăng nồng độ acethylene lên 1-2% bắt đầu xuất hiện biến màu, nụ hoa bị vàng, cánh hoa nhạt màu, cuống hoa mềm. Khi nồng độ acethylene là 3% thì hiện tượng mẫn cảm xuất hiện rất nặng với hiện tượng là hoa xuất hiện tượng vàng nụ, cuống và đế dưới của hoa đã nở cũng bị vàng, rụng bông. Vậy hoa lan mokara và dendrobium đều bị mẫn cảm với acethylene ở nồng độ từ 1% trở lên. Từ kết quả nghiên cứu này nhóm đề tài cũng kết luận rằng hoa lan mokara và dendrobium cắt cành cũng rất dễ mẫn cảm với khí ethylen. Do vậy trong quá trình bảo quản phải tiến hành ức chế quá trình sinh ethylen để tránh hiện tượng lão hóa. Nếu không hoa sẽ bị tổn thương ethylen làm nhanh rụng bông và héo bông. Ethylen sinh ra nhiều nhất trong giai đoạn đầu của quá trình bảo quản và giảm dần thời gian tiếp theo. Đến cuối giai đoạn bảo quản tốc độ sinh ethylen tăng nhanh. Để hạn chế sinh ethylen thì thường dùng phương pháp là dùng các chất kháng ethylen như STS, KMnO4… và kết hợp với bảo quản nhiệt độ thấp.

3.4.4. Tổn thương lạnh trong quá trình bảo quản

Hoa được trồng tại vùng nhiệt đới như ở Thành Phố Hồ Chí Minh rất dễ mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Để nghiên cứu mức độ mẫn cảm lạnh của 2 loại hoa Mokara và dendrobium nhóm đề tài đã tiến hành bảo quản hoa lan ở 4 nấc nhiệt độ là: 20C, 40C, 60C và 80C. Trong quá trình bảo quản cứ sau 12 giờ lấy mẫu ra quan sát bề ngoài của hoa và lấy mẫu soi trên kính hiển vi theo dõi sự tổn thương của tế bào. Kết quả được biểu diễn dưới bảng sau:

Bảng 13: Tổn thương lạnh trên 2 loại hoa lan

Công thức bNhiảo quệt độản Biểu hiện bên ngoài Kết quả phân tích

CT 1 20C Sau 2 ngày bbị thâm, phát hoa rảo quũả xun cuống ống hoa Có sự tổrn thất nặương ng tế bào

CT 2 40C phát hoa bSau 2 ngày bị thâm, hoa rảo quản cuụng ống hoa, Có sự tổn thương tế bào

CT 3 60C

Sau 2 ngày bảo quản đã thấy xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Trang 44)