XỬ LÝ VI KHUẨN SAU THU HOẠCH CHO 2LOẠI HOA TRÊN

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Trang 42)

M Ở ĐẦU

3.2.XỬ LÝ VI KHUẨN SAU THU HOẠCH CHO 2LOẠI HOA TRÊN

Hoa được xử lý bằng dung dịch có pH là 3.0, 3.5, 4.0 và pH trung tính. Thời gian ngâm hoa vào trong dung dịch xử lý là: 5 phút, 10 phút, trong suốt thời gian bảo quản và đối chứng không cắm trong dung dịch xử lý. Sau đó đưa hoa bảo quản ở nhiệt độ, độẩm phòng thí nghiệm với t0 = 30-320C. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 5: Thời gian bảo quản hoa lan mokara sau khi xử lý bằng dung dịch diệt khuẩn (ngày) pH Thời gian 3.0 3.5 4.0 Trung tính 5 phút 10,33c 12,78c 9,00c 10,89c 10 phút 12,56b 14,78b 12,78b 11,78b Suốt quá trình BQ 18,67a 20,78a 20,33a 15,00a Đối chứng 9,11d 9,22d 9,11c 9,11d CV (%) 1,08 2,11 2,11 3,17 LSD 0.05 0,26 0,57 0,34 0,70

Bảng 6: Thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sau khi xử lý bằng dung dịch diệt khuẩn (ngày) pH Thời gian 3.0 3.5 4.0 Trung tính 5 phút 9,22c 12,67c 9,00c 10,00c 10 phút 11,11b 13,90b 12,90b 10,90b Suốt quá trình BQ 15,78a 19,22a 18,22a 13,00a Đối chứng 7,78d 8,00d 7,90d 8,11d CV (%) 2,30 2,00 2,75 3,01 LSD 0.05 0,48 0,51 0,62 0,60

Đối chứng: Không xử lý bằng thuốc diệt khuẩn

Qua 2 bảng trên ta thấy, đối với lan Mokara khi xử lý vi khuẩn ở pH= 3.5 và cắm gốc cuống hoa trong suốt quá trình bảo quản cho kết quả tốt nhất là 21 ngày bảo quản. Đối với lan dendrobium kết quả tốt nhất ở pH= 3.5 cắm suốt trong thời gian bảo quản thì bảo quản được 19 ngày.

Qua bảng cho thấy càng tăng thời gian xử lý lên thì hiệu quả xử lý vi sinh vật càng cao với thời gian bảo quản tăng dần.Vì khi xử lý xong nếu đưa ra ngoài vi sinh vật sẽ xâm nhập trở lại vẫn gây thối cho gốc của

cuống hoa. Do đó tốt nhất là nên cắm hoa trong dung dịch xử lý trong suốt quá trình bảo quản. Đối với pH thì nếu pH tăng lên thì hiệu quả càng giảm xuống, do pH càng cao thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh. Do đó pH khoảng 3.5-4 cho kết quả tốt nhất sẽức chếđược sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

Sau quá trình bảo quản hoa chúng tôi đưa ra tiến hành đánh giá mức độ nhớt của gốc cuống hoa và mức độ thối gốc cuống hoa. Kết quảđược biểu diễn ở bảng sau:

Bảng 7: Đánh giá cảm quan hoa mokara sau khi xử lý bằng dung dịch diệt khuẩn

pH Thời gian 3.0 3.5 4.0 Trung tính 5 phút +++ +++ +++ +++ 10 phút +++ +++ +++ +++ Suốt quá trình BQ ++ + + ++ Đối chứng +++

Ghi chú:

Đối chứng: Không xử lý bằng thuốc diệt khuẩn + Không bị nhớt gốc, không bị thối

++ Gốc bị nhớt ít, không bị thối +++ Gốc bị nhớt nhiều và thối gốc

Bảng 8: Đánh giá cảm quan hoa Dendrobium sau khi xử lý bằng dung dịch diệt khuẩn

pH Thời gian 3.0 3.5 4.0 Trung tính 5 phút +++ +++ +++ +++ 10 phút +++ +++ +++ +++ Suốt quá trình BQ ++ + + +++ Đối chứng +++

Đối chứng: Không xử lý bằng thuốc diệt khuẩn + Không bị nhớt gốc, không bị thối

++ Gốc bị nhớt ít, không bị thối ++ + Gốc bị nhớt nhiều và thối gốc

Qua bảng trên cho thấy, ở các thí nghiệm xử lý ở 5 phút, 10 phút và đối chứng không xử lý thì hoa bị nhớt gốc và bị thối. Do ở thời gian ngắn vi khuẩn sẽ phát triển trở lại vẫn gây thối và gây hư hỏng cho cuống hoa. Đối với pH khoảng 3.5-4.0 cho kết quả tốt nhất khi cắm trong suốt thời gian bảo quản. Gốc cuống hoa không bị nhớt, không bị thối do vi sinh vật không phát triển được.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản và đóng gói hoa lan cắt cành phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Trang 42)