M Ở ĐẦU
3.5.2. Xác định nồng độ chất dinh dưỡng vàn ồng độ chất diều hòa sinh trưởng trong
trong dung dịch cắm hoa
Dung dịch cắm hoa có bổ sung đường saccarose ở các nồng độ là 0%, 3%, 6% và 9%. Chất điều hòa sinh trưởng STS với nồng độ lần lượt là 0ppm, 2ppm, 4 ppm, 6ppm
và 8ppm, dung dịch cắm hoa được hạ pH= 3.5. Sau đó hoa đưa vào bảo quản ở điều kiện thường ở nhiệt độ phòng 300 -320C, W= 65-70%. Chỉ tiêu theo dõi là số ngày bảo quản tính từ ngày đưa vào bảo quản đến ngày hoa bị héo, rụng bông đầu tiên và đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở các bảng sau:
Bảng 15: Thời gian bảo quản mokara ở các công thức bổ sung dinh dưỡng khác nhau ( t0=30-320C, W= 75%) (ngày) Đường STS 0% 3% 6% 9% 0 ppm 13,90d 17,00d 17,00e 16,00c 2ppm 17,00c 19,90c 21,33c 17,78b 4ppm 19,90a 25,00a 23,11a 20,89a 6ppm 18,78b 21,67b 21,90b 18,00b 8ppm 17,11c 21,67b 19,00d 14,90d CV (%) 1,77 4,50 1,38 1,88 LSD 0.05 0,56 1,72 0,51 0,60
Qua bảng trên cho thấy, dung dịch cắm hoa có bổ sung 3% đường saccarose và bổ sung 4ppm chất điều hòa sinh trưởng STS có kết quả tốt nhất với thời gian bảo quản là 25 ngày. Ở thí nghiệm đối chứng là không sử dụng đường và STS thì thời gian bảo quản 14 ngày bằng ½ so với thí nghiệm trên. Khi nồng độđường tăng từ 0% đến 6% thì thời gian bảo quản tăng dần, do cây được cung cấp chất dinh dưỡng nên lâu bị hỏng. Nhưng nếu nồng độ đường tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối ở gốc phát triển làm cho cuống hoa bị thối nên làm thời gian bảo quản lại giảm xuống. Qua bảng trên ta thấy khi nồng độ STS tăng dần thì thời gian bảo quản cũng tăng dần theo nhưng nếu tăng quá cao thì tác dụng lại ngược lại. Qua đánh giá chất lượng cảm quan bên ngoài thì hoa mokara ở thí nghiệm nồng độđường là 3% + 4ppm STS thì hoa sau 20 ngày bảo quản vẫn tươi, có màu sắc đặc trưng, cuống hoa không bị nhớt và không bị thối. Còn những thí nghiệm còn lại thì hầu hết hoa đã héo, rụng bông, cuống thâm đen nhiều nhớt và có mùi thối. Do đó đối với hoa lan mokara thì dung dịch cắm hoa phù hợp nhất là chứa 3% đường saccarose và 4ppm STS. Kết quả này được sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 16 : Thời gian bảo quản Dendrobium ở các công thức bổ sung dinh dưỡng khác nhau ( t0=30-320C, W= 65-70%) (ngày) Đường STS 0% 3% 6% 9% 0 ppm 12,00d 14,90e 16,00d 15,11d 2ppm 14,90c 17,00d 16,90c 16,00c 4ppm 17,11a 22,00a 20,11a 18,78a 6ppm 16,78a 20,22b 18,11b 19,22a 8ppm 15,90b 18,90c 16,11d 17,00b CV (%) 1,76 1,59 1,95 1,48 LSD 0,50 0,54 0,62 0,45 Tương tự như Mokara thì đối với Dendrobium cho kết quả tốt nhất ở công thức 3% đường+ 4ppm dung dịch kháng ethylen STS với 22 ngày bảo quản. Qua đánh giá chất lượng cảm quan của dendrobium của thí nghiệm trên sau 20 ngày bảo quản thì hoa vẫn tươi, màu sắc tuy hơi phai nhưng vẫn còn đặc trưng. Khi nồng độđường tăng từ 0% đến 6% thì thời gian bảo quản tăng dần, do cây được cung cấp chất dinh dưỡng nên lâu bị hỏng. Nhưng nếu nồng độ đường tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối ở gốc phát triển làm cho cuống hoa bị thối nên làm thời gian bảo quản lại giảm xuống. Qua bảng trên ta thấy khi nồng độ STS tăng dần thì thời gian bảo quản cũng tăng dần theo nhưng nếu tăng quá cao thì tác dụng lại ngược lại. Vậy nhóm đề tài rút ra