TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRANG TRẠI

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư CHĂN NUÔI HEO nái SINH sản và HEO THỊT THEO mô HÌNH TRẠI LẠNH (Trang 39)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRANG TRẠI

CÁC TRANG TRẠI

3.2.1. Xác định các nguồn gây ra ô nhiễm

Trên cơ sở phân tích qui trình công nghệ sản xuất của Dự án, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm chính và tính toán tải lượng ô nhiễm khi Dự án đi vào hoạt động ổn định như sau:

 Khí thải (mùi hôi từ chuồng trại + từ hệ thống xử lý nước thải)

 Nước thải (vệ sinh chuồng trại + sinh hoạt)

 Chất thải rắn (phân gia súc + sinh hoạt)

 Tiếng ồn (từ các loại xe cơ giới)

3.2.2. Nước thải

Các loại nước thải đáng quan tâm:

 Nước thải là nước mưa;

 Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc trong trang trại;

 Nước thải sản xuất.

VĂN

Loại nước thải là nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án. Nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trải nhựa hoặc lót bằng đan bêtông, không để hàng hóa hoặc rác tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi thì nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái của các khu văn phòng, nhà xưởng. Loại nước này được tổ chức thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước tự nhiên của khu vực.

Nước thải sinh hoạt

Là loại nước sau khi sử dụng cho như cầu sinh hoạt, ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh...từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn... của công nhân viên hoạt động trong nhà máy. Theo tính toán, lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 16,64 m3/ngày. Chất lượng nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 16

Bảng 16. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

CHẤT Ô NHIỄM NỒNG ĐỘ (mg/l) QCVN 14 : 2008/BTNMT LOẠI B QCVN 24 : 2008/BTNMT LOẠI B pH 6÷8 5-9 5.5-9 BOD5 100 ÷ 120 50 50 TSS 200 ÷ 220 100 100 Dầu mỡ động thực vật 40 ÷ 120 20 20 Coliform (MPN/100ml) 105 - 106 5000 5,000

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quy Hoạch và Kiến Trúc Đô Thị, 2008

Chất lượng nước thải này không đạt tiêu chuẩn qui định với nguồn tiếp nhận

(QCVN 14 : 2008/BTNMT và QCVN 24 : 2008/BTNMT), do đó cần phải được

xử lý cục bộ tại trang trại.

Nước thải sản xuất

Nguồn gốc: nước thải sản xuất chính là nước vệ sinh chuồng trại. Tính chất nước thải được trình bày trong bảng 17.

VĂN CHẤT Ô NHIỄM NỒNG ĐỘ (mg/l) TCVN 5945 - 2005 NGUỒN LOẠI B TCVN 6984 – 2001 Q≤50m3/s, F1 pH 6.5-7.8 5.5 – 9 6-8.5 NH4 100-300 40 - BOD5 2.000-3.000 50 30 COD 3.000-5.000 80 60 SS 2.000 100 80 Coliform 30.000-60.000

Ngoài ra, nước thải của ngành chăn nuôi còn có các chất hữu cơ là thành phần chính của các loại phân bón cho cây trồng nên nước thải ngành này có thể dùng để tưới cây, nhất là cây ăn trái đang trồng ngay khu đất của dự án.

Theo kinh nghiệm thực tế, lượng nước sử dụng cho các nhu cầu của trại chăn nuôi được tính theo định mức trung bình là 2,66 m3/100 con heo/ngày. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi của dự án một ngày là:

(4.800 heo nái + 40.000 heo thịt) x 2,66 m3 : 100 con = 1.191.68 m3/ ngày.

Như vậy, tổng cộng lượng nước thải sử dụng cho nhu cầu sản xuất của dự án được dự tính khoảng 1.200 m3/ngày.

- Nguồn cung cấp nước:

Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực dự án. Hiện tại, Công ty đang sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng từ nguồn nước giếng khoan trong khu vực (độ sâu khoảng 40 – 50 m) có chất lượng rất tốt, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Công ty dự kiến sẽ sữ dụng 01 giếng khoan công nghiệp và 01 hệ thống xử lý nước an toàn cho sinh hoạt và chăn nuôi. Cụ thể, Công ty dự kiến quy mô khai thác khoảng 1.200 – 1.250 m3/ngày đêm.

3.2.3. Các chất ô nhiễm không khí

Các nguồn gây ô nhiễm không khí:

 Ô nhiễm không khí chuồng trại: mùi hôi thối;

 Ô nhiễm không khí từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

 Khí thải H2 S, CH4, NH3, mecaptan và các chất hữu cơ bay hơi sinh ra từ quá trình phân huỷ hiếm khí.

VĂN

Do đặc thù của loại hình chăn nuôi gia súc, hàng ngày một lượng lớn chất thải, phân heo và các loại nguyên liệu phế thải có nguồn gốc hữu cơ bị thải bỏ. Chúng được thu gom hoặc rửa trôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, lượng chất này nhanh chóng bị các loại vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo thành các chất khí gây mùi hôi, thối như: Sunfua hydro (H2S), methan (CH4), amonia (NH3), mecaptan, các chất hữu cơ bay hơi (THC),… ảnh hưởng nặng đến môi trường không khí của khu vực nếu không được vệ sinh thường xuyên và lượng nước thải vệ sinh chuồn trại không được xử lý triệt để; trường hợp vệ sinh thường xuyên chuồng trại và nước thải vệ sinh được xử lý triệt để thì mùi hôi từ loại nước thải này sẽ không cao. Phân gia súc là chất hữu cơ rất dễ bị phân hủy trong môi trường kỵ khí (hầm biogas), sản phẩm khí chính là CH4. Bản thân các khí này thường có mùi khó chịu, và khi chúng hòa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp thì nó lại có mùi đặc trưng riêng.

b. Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

Loại xe thường xuyên ra vào các trang trại là các loại xe tải và xe của cán bộ công nhân viên làm việc trong trang trại. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2, SOx, cacburhydro, aldehyd, bụi và quan trọng hơn cả là chì nếu các phương tiện này sử dụng nhiên liệu có pha chì. Nguồn ô nhiễm này phân bố rãi rác và không đáng kể.

c. Khí thải từ các hoạt động khác

Ngoài nguồn khí thải chủ yếu nói trên, các hoạt động khác trong các trang trại cũng thải vào môi trường một lượng các chất ô nhiễm không khí. Có thể liệt kê các nguồn đó bao gồm:

Khí thải từ hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải

Tại khu xử lý nước thải của dự án, các chất ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý như bể BIOGA, hố ga thu gom nước thải... Thành phần của các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng như NH3, H2S, Metal, Mercaptan...

Khí thải từ các sinh hoạt khác của con người

Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá, mùi xú uế từ toilet...

3.2.4. Tiếng ồn

Nguồn ô nhiễm tiếng ồn cũng khá quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp lao động.

VĂN

- Tiếng ồn từ các trại nuôi nhốt heo;

- Tiếng ồn công nghiệp còn phát ra từ một bộ phận CBCNV làm việc trong các trang trại;

- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi dự án. Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh… Tuy cường độ ồn không lớn nhưng do trường độ ồn kéo dài nên khả năng gây bệnh điếc mãn tính đối với công nhân làm việc tại các khu vực này là rất cao.

3.2.5. Chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của các trang trại bao gồm 2 loại chính:

a- Các chất thải từ quá trình chăn nuôi:

Chất thải không độc hại:

- Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là phân gia súc, rau, cỏ, thức ăn thừa và bùn hoạt tính dư từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất… có khối lượng khoảng 40 kg/ngày. Lượng chất thải này được thu gom vào nơi qui định của Công ty, sau đó được xử lý để sử dụng làm phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng.

Ngoài ra, còn có các phụ tùng và vật dụng thay thế khi bão dưỡng, thay thế thiết bị, rẻ lau khi sử chữa thiết bị … lượng chất thải này phát sinh không thường xuyên, khối lượng nhỏ và được phân loại tại nguồn, sau đó chúng được tái chế (Nếu có thể), lưu giữ và vận chuyển đến những nơi quy định để xử lý.

Chất thải độc hại:

Bao bì và các loại thùng đựng thức ăn, chất sát trùng (fluosilicat natri), các bì bao thuốc thú y …

b. Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt : gồm 2 dạng chủ yếu:

Chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 0,3kg/người/ngày, tổng chất thải sinh hoạt của dự án là 47,4kg/ngày. Thành phần chủ yếu là rác sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày nên tác động không đáng kể đến môi trường.

- Loại rác thải cứng gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, nhựa, thủy tinh...; - Loại mềm như giấy các loại, thức ăn dư, vỏ trái cây ...

Với số lượng công nhân của toàn dự án là 108 người, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng hơn 47,4kg/ngày (trung bình khoảng 0.3kg/người.ngày).

VĂN

Ngoài các loại rác thải trên còn phải kể đến bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bùn từ các hố ga…

Các chất thải này nếu không có kế hoạch xử lý tốt cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, trước tiên là môi trường đất và sau đó là tầng nước ngầm.

3.2.6 Nguy cơ gây cháy nổ

Do quá trình hoạt động của dự án chủ yếu là chăn nuôi nên không sử dụng loại nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động và các sản phẩm của dự án khó có khả năng bắt lửa và gây ra cháy, nổ.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư CHĂN NUÔI HEO nái SINH sản và HEO THỊT THEO mô HÌNH TRẠI LẠNH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w