GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư CHĂN NUÔI HEO nái SINH sản và HEO THỊT THEO mô HÌNH TRẠI LẠNH (Trang 49)

A.1 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Quá trình thi công xây dựng sẽ được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, vì vậy Chủ đầu tư sẽ quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân thi công cũng như cộng đồng dân cư nói chung ở xung quanh khu vực dự án.

VĂN

1. Chủ đầu tư quan tâm ngay từ đầu đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Để đạt được kết quả tốt về các mặt nói trên khi chọn biện pháp thi công, chủ đầu tư sẽ:

 Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công với nhau;

 Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa;

 Công xưởng hóa vật liệu xây dựng - Sản xuất VLXD và các cấu kiện trong các xí nghiệp công nghiệp vật liệu xây dựng.

2. Đơn vị tổ chức thi công sẽ có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể:

 Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công phá dỡ san lấp mặt bằng, biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét...

 Có các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công những công trình ngầm, bố trí tuyến thi công hợp lý để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở lẫn nhau,...

 Tại mặt bằng thi công phải đảm bảo:

 Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh;

 Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại;

 Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ...;

 Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm;

 Lắp đặt các vách ngăn chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén, máy cưa...;

 Che chắn những khu vực phát sinh bụi và phun nước để tưới đường và các loại vật liệu như đá trộn bêtông để chống bụi,...

 Quy định cụ thể vị trí khu vực vệ sinh, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do lượng công nhân xây dựng thải ra. 3. Để hạn chế tiếng ồn và chấn động trong quá thi công đóng cọc móng công trình, trong quá trình xây dựng các công trình, chủ yếu sẽ sử dụng loại máy ép thủy lực để nén cọc xuống độ sâu cần thiết, hạn chế sử dụng loại búa Diezel để đóng cọc vì khi đó sẽ phát sinh tiếng ồn và chấn động rất lớn.

VĂN

Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân. Khi thực hiện cụ thể bổ sung các biện pháp cụ thể thích hợp để đạt được kết quả tốt đẹp.

A.2 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH

Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như xây dựng nhà trại cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Cụ thể là:

 Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

 Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Cần kiểm tra sự rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định (nhiên liệu, hơi nước, khí...)

 Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật;

 Thi công, lắp dựng dàn giáo, các thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo móc an toàn;

 Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân là không thể thiếu. Do vậy mà công nhân phải được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết. Các trang phục này bao gồm: quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng...

Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân; cụ thể là các vùng hoạt động thường xuyên của công nhân một mặt đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh: khí thở, bụi, tiếng ồn... Mặt khác phải đảm bảo được các qui định về chiếu sáng cho công nhân lao động thích ứng với từng loại hình và tính chất công việc. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng:

- Vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mắt, bình cung cấp ôxy…

- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cứu hỏa...

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư CHĂN NUÔI HEO nái SINH sản và HEO THỊT THEO mô HÌNH TRẠI LẠNH (Trang 49)