3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰCDỰ ÁN
phổ biến từ từ 0 –30. Hướng dốc chung từ Nam xuống Bắc, cao độ trung bình so với mực nước biển là 30m.
Khu đất của dự án hiện tại là đất trồng cây ăn trái
2.3. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN
Khu vực xung quanh Dự án không có các sông suối do đó nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý dùng tưới vườn cây ăn trái của Công ty và hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
2.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰCDỰ ÁN DỰ ÁN
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước mặt
Qua khảo sát xung quanh khu vực dự án không có sông suối hay ao hồ, ngoài ra trong quá trình hoạt động của Công ty không xả nước ra môi trường do đó Công ty không tiến hành lấy mẫu nước mặt. Tuy nhiên theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh 2009 cho thấy chất lượng nước mặt ở những vùng lân cận còn khá tốt, một số nơi bị ô nhiễm phèn.
2.5.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Nước ngầm được lấy mẫu tại giếng khoan dùng cho mục đích tưới cây ăn quả của Công ty, giếng khoan sâu khoảng 60m, kết quả phân tích được trình bày trong bảng 9.
Bảng 9. Chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
STT CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TC Bộ Y Tế,
1329 BYT 2002
VĂN 2 NO3 (mg/l) 0 ≤ 50 3 NO2 (mg/l) 0.3 ≤ 3 4 Fetc (mg/l) 0.06 ≤ 0.5 5 Độ cứng(mg/l CaCO3) 12 300 6 Mn (mg/l) 0 0.5
Nguồn: Trung tâm Công nghệ và Môi trường ETC - ngày 10/3/2009
Theo kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án còn khá tốt chưa bị ô nhiễm.
2.5.3. Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án
Bảng 10. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án
Vị trí đo đạc Kết quả phân tích Tiếng ồn dBA Bụi(mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) THC (mg/m3) Pb (mg/m3) Trung tâm khu
vực dự án
64 0.29 0.67 0.03 0.056 1.23 <0.002
Thời gian đo: 11h trưa, thời gian lấy mẫu trung bình 1 giờ
Kết quả phân tích cho thấy, môi trường của Dự án hiện nay rất trong sạch, hiện xung quanh khu vực dự án mật độ giao thông còn thấp, nên chất lượng không khí tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm khí thải do hoạt động giao thông gây ra, kết quả này sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý khí thải nhằm bảo vệ môi trường không khí tại khu vực dự án luôn trong sạch.
Bảng 11. Các loại khí thải cách trang trại 50m cuối hướng gió.
Chỉ tiêu Nồng độ mg/m3 TCVN 5937-2005 NO2 , mg/m3 0.1 0.4 SO2, mg/m3 0.3 0.5 CO, mg/m3 3.5 40
VĂN
Bụi, mg/m3 0.28 0.3
Nguồn: Trung tâm Công nghệ và Môi trường ETC - ngày 10/3/2009.
Vị trí lấy mẫu cách khuôn viên trại 50 m cuối hướng gió. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực trại còn dưới tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005. Chất lượng môi trường không khí xung vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên công ty TNHH PIGsK5 cần có biện pháp xử lý ô nhiễm không khí chủ yếu là hôi nhằm mục đích giảm thiểu tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường.
2.5.4. Hiện trạng môi trường sinh thái khu vực dự án
Xung quanh khu vực Dự án hiện nay là cây ăn trái và rừng cây cao su. Hệ sinh thái động thực vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn, không có tính đa dang về chủng loài, không có các loài động vật hoang dã hay tài nguyên sinh vật quý hiếm nào cần được bảo vệ.
2.6. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC 2.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tại tỉnh Tây Ninh
Theo niên giám thống kê năm 2009, Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4035,45 km2, được tổ chức thành 8 huyện và 1 thị xã,
Dân số năm 2009: 1.038.616 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 10,75%0 , mật độ dân số: 257.37người/km2. Mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Dân số thuộc loại cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm khoảng 57%. Nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp là một sự hấp dẫn đối với các dự án đầu tư cần sử dụng nhiều lao động.
Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân của tỉnh (GDP theo giá cố định 2010): 1,90%/năm thời kỳ 1977-1990
8,78%/năm thời kỳ 1990-2000 13,50%/năm thời kỳ 2000-2005 14%/năm thời kỳ 2005 - 2010
GDP bình quân đầu người (Cố định 1994) tăng từ 989.000 đồng/người (1976) lên 3.543.000 đồng/người (2000), 4.223.000 đồng/người (2005), 5.504.000 đồng/người (2004) và ước tính năm 2010 là 6.312.000 đồng/người.
VĂN
Cơ cấu kinh tế của Tây Ninh trong các năm qua như sau:
Bảng 12. Cơ cấu kinh tế của Tây Ninh trong các năm qua
CÁC THÔNG SỐ 2005 2006 2007 2008 2009
Nông lâm ngư nghiệp 43,47% 43,48% 4O,63% 39,99% 41.22% Công nghiệp - XDCB 20,62% 22,25% 25,55% 25,55% 25,63% Thương mại dịch vụ 35.92% 34,26% 33,82% 34,45% 33,15%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2009
Hiện tại các ngành kinh tế mũi nhọn đã phát triển:
* Nông nghiệp:
Phát triển các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía, vùng chuyên canh cây mì, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên canh cây đậu phộng, tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà.
* Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các KCN trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các KCN tập trung, trong đó KCN Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
* Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp
Bảng 13. Hiện trạng phát triển nông – lâm – ngư
CÁC THÔNG SỐ 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Trồng trọt 88,08% 88,89% 87,34% 85,61% 85,95% 82,72% Chăn nuôi 11,15% 9,99% 11,64% 13,28% 13,03% 15,08% Dịch vụ 0,77% 1,12% 1,02% 1,11% 1,02% 1,47%
VĂN
2.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án
Khu vực Dự án thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh. Đây là huyện gần biên giơí Việt Nam – Campuchia người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, buôn bán nhỏ. Nhìn chung, đời sống người dân trong huyện khá nghèo. Hoạt động của Dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong huyện, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển nói chung từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực .
VĂN
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN