lớn 56 tuổi:
Để cụ thể hóa những biện pháp cải tiến cách thức tổ chức trò chơi nặn cho trẻ vừa nói tới ở trên, chúng tôi xin minh họa sau đây một số buổi tổ chức
trò chơi nặn cho trẻ theo ý đồ thực nghiệm (những buổi tổ chức còn lại xin xem phụ lục số 3) NẶN CÁC CON VẬT. Ở LỚP THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC QUAN SÁT Mục tiêu:
Trẻ quan sát các con vật, nắm được đặc điểm, dáng vận động và tư thế khác nhau của các con vật. Qua đó làm giàu vốn biểu tượng tạo hình cho trẻ.
Phát triển khả năng quan sát, tư duy so sánh, phân tích ở trẻ.
Chuẩn bị:
Sa bàn các con vật trong khu rừng. Tranh ảnh về các con vật.
Hƣớng dẫn:
Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Vào rừng xanh”. Đến khu rừng (sa bàn mô hình các con thú trong rừng).
Cô hướng chú ý của trẻ đến các con vật.
1. Con Thỏ:
Cô đố trẻ:
“Con gì đuôi ngắn, tai dài
Mắt hồng lông trắng có tài nhảy nhanh”.
Sau đó trẻ nhìn vào con Thỏ, cô hỏi trẻ đặc điểm của con Thỏ, trẻ tự miêu tả: Đầu, mình, tai, chân, đuôi, mắt, ria mép. Và cô lại hỏi trẻ, nhìn thấy Thỏ đang làm gì? Trẻ kể những chú Thỏ đang xách làn đi hái cỏ non, chú Thỏ đang ăn củ Cà rốt, các tư thế của con Thỏ này như thế nào.
Sau đó cô gợi ý cho trẻ nhớ xem con Thỏ có ở trong câu chuyện nào mà trẻ biết. Rất nhiều trẻ nêu được câu chuyện “Thỏ ngoan” “Thỏ Trắng, Thỏ nâu”. “Thỏ, Dê, Hươu cao cổ”. “Thỏ con ăn gì?”
2. Con Công.
Cô giáo đặt câu đố để trẻ đoán xem là con gì? “Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xòe rực rỡ muôn ngàn cánh hoa”.
Trẻ đoán là con Công. Sau đó cô hỏi trẻ, nhìn con Công có đặc điểm gì? Nhiều trẻ rất thích con công, vì trông nó đẹp và miêu tả về cái đầu, mình và đuôi Công, rồi bắt chước con Công múa, rồi cùng đọc bài thơ:
“Tập tầm vông Con công nó múa Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xòe cánh ra
A ta cầm tay múa ca…”.
3. Con Sóc:
Cô hỏi trẻ con gì mà đuôi to, chân bé, mà truyền cành rất nhanh. Trẻ nhìn vào con Sóc và nói rất nhanh: Con Sóc !
Cô cho trẻ miêu tả con Sóc với cái đuôi to sù, trông rất đẹp. Đôi mắt của Sóc rất tinh, bốn chân nhỏ nhưng nhanh nhẹn, truyền cành rất nhanh. Cô hỏi trẻ: “Sóc thích ăn gì?” Cô nói cho trẻ biết trước khi mùa đông đến Sóc đi nhặt hạt dẻ về để giữ lại ăn trong mùa đông.
4. Con Voi:
“Bốn chân như bốn cột đình Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau
Vòi dài vắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống với nhau từng đàn”.
Trẻ thi nhau đoán là con Voi, vì hình tượng con Voi trẻ đã biết qua bài nặn con Voi. Trẻ rất yêu thích con Voi vì đây là con vật to khỏe và làm được nhiều việc.
5. Con ngựa:
Cô hướng dẫn trẻ chú ý đến con Ngựa, và đố xem trẻ nào phát hiện ra con Ngựa có đặc điểm gì? Có trẻ chú ý đến đầu Ngựa, mô tả mặt, mắt, tai Ngựa, có trẻ chú ý đến chân Ngựa và cái bờm của nó, có trẻ lại chú ý và kể đến chân Ngựa và đuôi Ngựa. Trẻ rất thích con Ngựa vì con Ngựa rất khỏe, nó phi nhanh.
Trong khu rừng còn rất nhiều các con vật khác như Khỉ, Gấu, Hươu, Nai... Cô hướng chú ý của trẻ đến các con vật đó và sau đó đố trẻ xem xong và nhớ xem các con vật mình đã xem là con gì? Nó có nét gì nổi bật đáng nhớ. Cuối giờ cô cho trẻ hát bài “Đố bạn”.
“Trèo cây nhanh thoăn thoắt, đố bạn biết con gì? Đầu đội hai cái nón, đúng là chú Hươu sao Hai tai to phành phạch đó là chú Voi to Trông xem kìa! Ai đi như thế kia
Phục phịch phục phịch đó là bác Gấu đen”.
Giờ xem các con vật, đã tạo cho trẻ niềm vui và rất thích thú, trẻ nhớ được các con vật với đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy của nó, các dáng vẻ khác nhau và môi trường sinh sống. Trẻ dễ nhớ để sau đó sẽ nặn các con vật mà trẻ thích.
TRÒ CHƠI NẶN CÁC CON VẬT YÊU THÍCH Mục tiêu:
Dựa vào biểu tượng đã tri giác được về các con vật và kỹ năng đã biết, trẻ thể hiện được các con vật mà mình thích. Trẻ tự nghĩ tên cho sản phẩm của mình.
Phát huy sáng tạo của trẻ.
Chuẩn bị:
Một số các con vật nặn bằng đất. Đất, bảng nặn.
Các nguyên liệu khác: Hột, hạt, que tăm.
Hƣớng dẫn:
*Phần đầu giờ: Cô cho trẻ đi xem triển lãm “Bé khéo tay”. Triển lãm trưng
bày các sản phẩm của các bạn nhỏ. Cô chỉ cho trẻ xem lần lượt từng sản phẩm, và hỏi trẻ nghĩ xem đây là bức tranh gì ?
*Phần hướng dẫn:
Cô lần lượt cho trẻ xem các mẫu
1. Con Gấu và hai con Thỏ.
Trẻ xem và đặt tên cho bức tranh này: Bác Gấu và hai chú Thỏ.
Thỏ trắng, Thỏ nâu và bác Gấu nâu. Tình bạn.
Cô hỏi trẻ, vậy nặn các nhân vật này bằng các cách nào? Trẻ nhìn mẫu nặn và nói cách làm từ các khối: Khối tròn, khối trứng... và làm các chi tiết mắt, tai,…
2. Con Ngựa:
Trẻ nhìn hai con Ngựa, suy nghĩ một lúc rồi đặt tên cho đề bài. Các trẻ đặt nhiều tên khác nhau:
Ngựa mẹ và Ngựa con (Thúy Hạnh, Đình Mạnh). Hai mẹ con nhà Ngựa (Minh Hiếu).
Hai chú Ngựa cùng chạy đua (Linh).
Chú Ngựa con lạc đường, bác Ngựa đưa về.
Cô hỏi nặn như thế nào? Long và Hồng Nhung nói cách nặn đầu, bằng cách xoay tròn rồi lăn nghiêng, hoặc xoay tròn rối kéo dài một đầu; Cách nặn mình bằng cách lăn dài rồi uốn cong.
3. Con Voi:
Khi trẻ xem con Voi, các trẻ rất thích, có trẻ giơ tay xin đọc: “Bốn chân trông giống cột đình
Vòi dài, tai lớn dáng hình oai phong Lúc ra trận, khi xiếc rong
Thồ hàng, kéo gỗ đều không quản gì”. Nhiều trẻ đặt tên cho đề bài này rất khác nhau: Voi con tìm mẹ (Long).
Hai chú Voi đi trong rừng (Minh Hoàng). Voi mẹ và Voi con (Minh Quân).
Hai mẹ con voi đi tắm (Hồng Nhung).
Khi cô hỏi thế các con sẽ nặn con Voi như thế nào? Trẻ nhìn lên mẫu và nói cách thức nặn. Các trẻ nêu được nhiều cách nặn các khối rồi ghép lại, hoặc cách nặn thân Voi, chân Voi liền một khối.
4. Con Gấu và hai con Thỏ:
Cô hỏi trẻ, đặt tên cho đề tài này là gì? nhiều trẻ giơ tay, những tên đề tài do các trẻ nghĩ ra là:
Cháu Minh Anh: “Bác Gấu và hai chú Thỏ đi chơi”. Cháu Long: “Bác Gấu, Thỏ Nâu, và Thỏ trắng”. Cháu Tuấn Minh: “Bác Gấu đến thăm hai bạn Thỏ”. Cô hỏi thế nặn các nhân vật này thì nặn như thế nào?
Các cháu Quang Tiến, Phương Thảo, Minh Hoàng nêu được cách nặn: Bác Gấu nâu, Thỏ nâu nặn bằng đất mầu nâu, Thỏ trắng nặn bằng đất mầu trắng; nặn đầu, nặn mình bằng cách xoay tròn, nặn chân bằn cách lăn dọc.
5. Con Công:
Cô cho trẻ quan sát con Công.
Cô hỏi trẻ: “Con Công đang làm gì?”, các trẻ trả lời: “Con Công đang múa”, “Con Công với chiếc áo đẹp”. Sau đó một số trẻ nêu cách thức nặn con Công.
6. Con Sóc:
Nhiều trẻ nhìn con Sóc và nghĩ ra tên gọi: “Sóc thông minh” (Minh Anh).
“Sóc con đi nhặt hạt dẻ” (Minh Hoàng).
Dựa vào các kỹ năng đã biết, trẻ nêu cách nặn con Sóc.
Sau khi cô cho quan sát các con vật nặn bằng đất nung, cô để nguyên liệu ở chỗ dễ lấy để trẻ tự do nặn. Các cháu tập trung làm, cô hỏi một số trẻ, nặn con gì? Nhiều cháu nghĩ ra tên con vật mình sẽ nặn. Các cháu nặn rất nhanh, và thường dùng các nguyên liệu sẵn có hột, hạt, để làm chi tiết. các cháu làm được nhiều con: con Nhím, con Sóc, con Voi, con Thỏ. Cháu
Phương Thảo, Phương Trang, rất thích nặn con vật trong truyện cổ tích và ngồi nặn say sưa.
*Phần cuối giờ: cho trẻ trình bày sản phẩm. Trẻ cùng cô quan sát và nhận xét bài. Cô hỏi từng trẻ sản phẩm được đặt tên là gì? Các trẻ nói được nhiều cái tên ngộ nghĩnh:
Con Voi kéo gỗ. Con Sóc tinh nhanh. Con Ngựa đang phi. Con Công đang múa. Dê mẹ, Dê con. Đôi bạn Gà Vịt.
Bác Gấu nâu và Thỏ nâu.
Sản phẩm của các trẻ phong phú, nhiều loại con, nhiều kiểu tư thế khác nhau, có cháu nặn được 34 con. Một số trẻ Hiếu, Hoàng, Phương Thảo, Phương Trang, Xuân Tùng nặn được nhiều con. Các cháu đều đặt được tên cho bài của mình. Một số trẻ còn khó khăn chưa biết đặt tên sản phẩm là gì.
Ở LỚP ĐỐI CHỨNG
Mục tiêu:
Trẻ nặn được các con vật thể hiện được đặc điểm và dáng vẻ của các con vật.
Chuẩn bị:
Sa bàn có bày một số các con vật: Con Gà, con Vịt, con Voi…
Hƣớng dẫn
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát: “Gà trống, Mèo con và Cún con” Cô dẫn trẻ đến thăm nhà một bạn nhỏ. Nhà có rất nhiều con vật: Con Mèo, con Thỏ, con Ngựa, con Voi. Vì thời gian quan sát ngắn, nên cô hỏi trẻ con vật gì, các con vật đó có đặc điểm như thế nào? Trẻ kể tên các con vật mà trẻ nhìn thấy và những đặc điểm của con vật. Song cô vẫn chưa hướng chú ý của trẻ đến đặc điểm về dáng vận động, tư thế khác nhau của con vật.
Việc tổ chức quan sát như thế, trẻ chưa thấy hết được sự sinh động của con vật, khó gây được ấn tượng tốt cho trẻ, cô giáo chưa gợi được cho trẻ nhớ lại những gì về con vật mà trẻ biết.
Phần hướng dẫn.
Cô cho trẻ xem từng con vật. Xem xong cô nặn từng con cho trẻ xem: Nặn con gà, nặn con thỏ, nặn con voi. Trong đó có con vật mà trẻ đã nặn và biết cách nặn.
Thời gian cô làm cho trẻ xem cũng nhiều song chỉ làm được 3– 4 con. Trẻ theo dõi cách nặn của cô, đôi lúc chưa tập trung. Tư thế vận động của các con vật cô chưa thể hiện, các chi tiết của con vật (tai, mắt, mồm, mũi...) cô làm mất nhiều thời gian.
Trẻ ngồi nặn, trẻ nặn các con vật mà cô vừa nặn cho trẻ xem, trẻ thể hiện được đặc điểm của con vật, nhưng nhiều con vẫn ở dáng tĩnh. Các cháu Vũ Hoàng, Đức Sơn, Minh Hiếu, Minh Tuấn rất thích nặn, các cháu nghĩ đến con công, con ngựa, con gấu và muốn nặn, cháu hỏi cô: “Nặn như thế nào”. cô lại làm mẫu cho cá nhân trẻ xem. Trẻ lại bắt chước làm theo.
Kết quả: trẻ nặn nhiều con vật, có trẻ nặn 2–3 con nhưng đa số giống nhau, giống với mẫu của cô. Một số trẻ nặn con vật khác: Con công, con gấu. Dáng vẻ con vật trẻ nặn ở thế tĩnh.
NẶN CÁC LOẠI QUẢ Ở LỚP THỰC NGHIỆM
TRI GIÁC CÁC LOẠI QUẢ
Mục tiêu:
Thông qua trò chơi làm giàu biểu tượng tri giác về các loại quả; đặc điểm các loại quả, hình dáng, kích thước, mầu sắc, chi tiết.
Chuẩn bị:
- Vườn cây ăn quả và các loại quả bằng bìa cứng.
- Các quả bằng đồ chơi: quả khế, chùm nho, quả dừa, quả na, cam, ớt, dưa chuột, dứa.
- Chiếc túi kín (hộp kín, có thể cho tay vào được trong).
Hƣớng dẫn trò chơi:
1. Trò chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”
Nội dung trò chơi được nói rõ ở phần phụ lục. Trẻ chia làm 2 đội, xem đội nào đoán được nhiều quả hơn.
Mỗi trẻ ở từng đội lần lượt lên cho tay vào trong túi, sờ ở trong túi lấy được quả nào, bằng vốn kinh nghiệm cá nhân trẻ đoán đó là quả gì.
Trẻ chơi trò chơi rất hào hứng, sôi nổi, các cháu đoán được nhiều quả: cam, ớt, na, nho, chuối, dưa chuột, dứa, đu đủ còn các quả táo, cà chua, hồng xiêm hay bị nhầm lẫn. Những quả này có bề mặt giống nhau, nếu nhìn thì dễ nhận ra, nhưng sờ bằng tay thì trẻ khó đoán được.
Những trẻ đoán đúng đều rất thích. Những quả nào trẻ đoán chưa đúng thì cô cho trẻ xem và yêu cầu trẻ miêu tả được đúng đặc điểm của quả đó. Trò chơi diễn ra trong 10 phút, trẻ đoán nhận được nhiều quả.
Trò chơi được miêu tả ở phần phụ lục.
Trẻ cũng chia làm 2 đội, trẻ lên gắn quả nào vào cây đấy. Đội nào gắn đúng và được nhiều quả hơn sẽ thắng.
Trò chơi này giúp trẻ nhận dạng được quả và cây. Việc thi nhau trong trò chơi làm cho trẻ tích cực và sôi nổi. Trẻ chạy lấy quả nhanh và gắn vào cây nhanh. Các cháu trên giờ thường chậm và kém hoạt bát, khi tham gia vào trò chơi này tỏ ra tất nhanh nhẹn hơn như Huyền Trang, Minh Thu, Thành Công, Thảo My.
Trò chơi kết thúc.
Ở trường mầm non Hoa Hồng:
- Đội Hoạ Mi gắn vào được 25 quả. - Đội Sơn Ca gắn vào được 23 quả.
Ở trường mầm non Kim Giang:
- Đội Chích Choè gắn vào được 23 quả. - Đội Chào Mào gắn vào được 20 quả.
3. Trò chơi: “Đoán quả gì ?”
Cô đọc câu đố, trẻ đoán là quả gì? Cô đố:
“ Quả gì nhiều mắt Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh”
Trẻ đồng thanh đoán là quả na. Cô mang quả na cho trẻ xem và cho trẻ nêu đặc điểm của quả đó. Cô lại đọc tiếp:
Xếp thành một nải Nải xếp thành buồng Khi chín vàng ươm Ăn ngon, ngọt lắm”
Trẻ cùng nói đó là quả chuối. Cô cho trẻ xem nải chuối. Trẻ lại miêu tả đặc điểm quả chuối, nải chuối.
Cô đố tiếp:
“Quả gì năm cánh Cắt thành hình sao Mẹ thường nấu xào Với tôm, cua, cá”
Trẻ thi nhau đoán là quả khế. Cô cho trẻ xem quả khế và giải thích cho trẻ, cô đố tiếp:
“Quả gì nho nhỏ Chín đỏ như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xè lưỡi”
Trẻ đoán được là quả ớt. Cô cho trẻ xem quả ớt, trẻ cầm quả ớt truyền tay nhau xem. Cô đọc tiếp câu đố:
“ Tên em cũng gọi là cà
Mình tròn, vỏ đỏ, chín vừa nấu canh”
Một số trẻ đoán được, một số trẻ chưa đoán được. Cô cho trẻ xem quả cà chua và nói đặc điểm của quả cà chua cho trẻ nghe. Cô đố trẻ:
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn”
Trẻ chưa đoán được. Cô giải thích cho rõ, rồi dùng đồ chơi, tranh ảnh cho trẻ xem quả mít, cây mít.
Các hình thức chơi đã gây cho trẻ sự phấn khởi, hứng thú và tích cực tham gia và biết được thêm rất nhiều quả mà trẻ chưa biết, đồng thời những quả trẻ đã biết trẻ càng ghi nhớ lâu hơn.
NẶN CÁC LOẠI QUẢ
Mục tiêu:
- Dựa vào các biểu tượng tri giác về quả, trẻ nặn được quả theo ý muốn. - Phát triển ở trẻ tư duy phân tích – tổng hợp – so sánh.
Chuẩn bị:
- Một số các quả nặn bằng đất: đu đủ, bưởi, chuối, khế, na, nho.
Hƣớng dẫn:
Phần mở đầu: Cô giới thiệu bạn Thỏ trắng đến thăm lớp.
Thỏ trắng xách một làn quả và thông báo sắp tới có một cuộc thi “Bé khéo tay”, Thỏ trắng nặn quả để dự thi, vậy Thỏ trắng nặn như thế nào?
Phần hướng dẫn: Cô cho trẻ xem các quả để trẻ doán cách nặn.
1. Quả Na:
- Trẻ xem quả na nặn bằng đất và nói được cách nặn. - Cô cho trẻ liên hệ đến những quả nào có hình dạng tròn.
Trẻ nhớ và kể được các quả: bưởi, hồng xiêm, táo, cam, cà chua. Vậy để nặn các quả tròn thì trẻ làm động tác xoay tròn.
2. Quả Đu đủ: