Công cụ và cách thức tiến hành điều tra:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 74)

Chúng tôi sử dụng test sáng tạo của E. P. Torrance để phân tích khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo lớn 56 tuổi ở lần đo thứ 1. Thực nghiệm khảo sát 120 trẻ ở 2 trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Kim Giang.

Cách thức tổ chức điều tra:

Tiến hành làm với 1 trẻ, giải thích thật kỹ để trẻ hiểu được nhiệm vụ của chúng phải làm gì? Ghi chép những biểu hiện của trẻ khi làm bài tập. Sau đó ghi tên cho từng tranh do trẻ đặt tên, hỏi trẻ từng hình vẽ mà khi nhìn vào chưa rõ.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm khảo sát ở cả 2 trường trong cùng một thời gian. Giờ thực nghiệm khảo sát được tiến hành trong điều kiện bình thường, trẻ đều khỏe mạnh và làm bài tự nhiên như các giờ vẽ bình thường và trẻ có thể phát huy được khả năng của mình.

Khi tiến hành thực nghiệm, nghiệm viên làm việc với từng nghiệm thể theo quy trình sau:

1. Nghiệm viên giao nhiệm vụ cho nghiệm thể thật rõ ràng, mạch lạc, làm cho nghiệm thể hiểu rõ nhiệm vụ của mình.

2. Nghiệm thể tự giải bài tập được giao.

3. Trong quá trình nghiệm thể giải bài tập, nghiệm viên ghi biên bản: ghi lại trong biên bản tất cả những câu nói tự phát, những biểu hiện qua nét mặt của nghiệm thể.

4. Khi nghiệm thể giải xong bài tập (hoặc chưa xong, nhưng đã hết giờ quy định) nghiệm viên đặt câu hỏi cho nghiệm thể : “Em hãy đặt tên cho

hình em vừa vẽ” và ghi tên trẻ vừa đặt vào hình chúng vừa vẽ (vì trẻ mẫu giáo chưa biết viết).

Cách tính toán để phân loại mức độ sáng tạo của trẻ:

Sau khi cho điểm từng bài tập, kết quả được tập hợp lại theo 4 chỉ số: F, Fx, E, O. Sau đó sử dụng công thức tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn của toán học thống kê xử lý kết quả thu được.

 Công thức tính điểm trung bình cộng. N X

M  

Trong đó:

+) M: Là điểm số trung bình cộng của kết quả khảo sát khả năng sáng

tạo của trẻ mẫu giáo lớn.

+) XN: Là điểm số của mỗi cá nhân.

+) N: Là số trẻ mẫu giáo lớn tham gia khảo sát.  Công thức tính độ lệch chuẩn: N d   2  Trong đó:

+) : Là độ lệch chuẩn của mỗi điểm số so với điểm trung bình cộng. +) N: Là số các điểm số (số trẻ mẫu giáo lớn tham gia khảo sát).

Điểm trung bình cộng của dãy số là giá trị trung bình của dãy số. Lấy điểm trung bình cộng  , ta có điểm tiếp cận gần trung bình cộng. Chúng tôi tính diểm trung bình khả năng sáng tạo của trẻ phân tán chung quanh điểm trung bình cộng, dựa vào đó để phân loại mức độ sáng tạo của trẻ là tốt, khá, trung bình hoặc yếu.

Để kiểm định kết quả thu được, chúng tôi tính điểm trung bình chung và độ lệch chuẩn của từng lớp, sau đó so sánh các kết quả đó với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 74)