chơi nặn cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.
+) Những điều thực hiện được:
- Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt: việc chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh, đồ chơi kết hợp với hình thức trò chơi, đã lôi cuốn trẻ tham gia, tích cực vào trò chơi. Thông qua giờ chơi đó trẻ đã nắm được đặc điểm của từng vật, con vật, quả ...và biết thêm nhiều về chúng, ở trẻ vốn hiểu biết được mở rộng. Điều đó có tác dụng tốt với trò chơi nặn cuả trẻ.
- Thực hiện được mục tiêu đặt ra trong giáo án; giáo viên thực nghiệm thực hiện trung thành với giáo án thực nghiệm.
- Kết quả thể hiện trên trẻ: Trẻ tích cực tham gia trò chơi nặn, các cháu nhìn các mẫu nặn và nói được cách làm, dựa vào kỹ năng đã biết. Sản phẩm của trẻ phong phú, các cháu tỏ ra sáng tạo trong cách thể hiện các hình tượng, và đặt tên cho đề tài của mình.
+) Những điều khó khăn mà chúng tôi chưa thực hiện được:
- Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến từng trẻ. Đối với trẻ chậm, thụ động, giáo viên chưa gợi mở để đến khi trẻ nói được cách nặn, hoặc chưa gợi mở để những trẻ này nghĩ được cách đặt tên cho đề tài.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Phân tích kết quả thực nghiệm điều tra trƣớc khi tiến hành thực nghiệm tác động sƣ phạm:
3.1.1. Công cụ và cách thức tiến hành điều tra:
Chúng tôi sử dụng test sáng tạo của E. P. Torrance để phân tích khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo lớn 56 tuổi ở lần đo thứ 1. Thực nghiệm khảo sát 120 trẻ ở 2 trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Kim Giang.
Cách thức tổ chức điều tra:
Tiến hành làm với 1 trẻ, giải thích thật kỹ để trẻ hiểu được nhiệm vụ của chúng phải làm gì? Ghi chép những biểu hiện của trẻ khi làm bài tập. Sau đó ghi tên cho từng tranh do trẻ đặt tên, hỏi trẻ từng hình vẽ mà khi nhìn vào chưa rõ.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm khảo sát ở cả 2 trường trong cùng một thời gian. Giờ thực nghiệm khảo sát được tiến hành trong điều kiện bình thường, trẻ đều khỏe mạnh và làm bài tự nhiên như các giờ vẽ bình thường và trẻ có thể phát huy được khả năng của mình.
Khi tiến hành thực nghiệm, nghiệm viên làm việc với từng nghiệm thể theo quy trình sau:
1. Nghiệm viên giao nhiệm vụ cho nghiệm thể thật rõ ràng, mạch lạc, làm cho nghiệm thể hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
2. Nghiệm thể tự giải bài tập được giao.
3. Trong quá trình nghiệm thể giải bài tập, nghiệm viên ghi biên bản: ghi lại trong biên bản tất cả những câu nói tự phát, những biểu hiện qua nét mặt của nghiệm thể.
4. Khi nghiệm thể giải xong bài tập (hoặc chưa xong, nhưng đã hết giờ quy định) nghiệm viên đặt câu hỏi cho nghiệm thể : “Em hãy đặt tên cho
hình em vừa vẽ” và ghi tên trẻ vừa đặt vào hình chúng vừa vẽ (vì trẻ mẫu giáo chưa biết viết).
Cách tính toán để phân loại mức độ sáng tạo của trẻ:
Sau khi cho điểm từng bài tập, kết quả được tập hợp lại theo 4 chỉ số: F, Fx, E, O. Sau đó sử dụng công thức tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn của toán học thống kê xử lý kết quả thu được.
Công thức tính điểm trung bình cộng. N X
M
Trong đó:
+) M: Là điểm số trung bình cộng của kết quả khảo sát khả năng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo lớn.
+) XN: Là điểm số của mỗi cá nhân.
+) N: Là số trẻ mẫu giáo lớn tham gia khảo sát. Công thức tính độ lệch chuẩn: N d 2 Trong đó:
+) : Là độ lệch chuẩn của mỗi điểm số so với điểm trung bình cộng. +) N: Là số các điểm số (số trẻ mẫu giáo lớn tham gia khảo sát).
Điểm trung bình cộng của dãy số là giá trị trung bình của dãy số. Lấy điểm trung bình cộng , ta có điểm tiếp cận gần trung bình cộng. Chúng tôi tính diểm trung bình khả năng sáng tạo của trẻ phân tán chung quanh điểm trung bình cộng, dựa vào đó để phân loại mức độ sáng tạo của trẻ là tốt, khá, trung bình hoặc yếu.
Để kiểm định kết quả thu được, chúng tôi tính điểm trung bình chung và độ lệch chuẩn của từng lớp, sau đó so sánh các kết quả đó với nhau.
3.1.2. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trước khi tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm: trước khi tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm:
Theo công thức tính đã nêu ở trên( trang 70) ta có: M1 = 45,73
= 13,07
Từ kết quả trên, chúng tôi tính điểm trung bình khả năng sáng tạo của trẻ phân tán xung quanh điểm trung bình cộng.
Trẻ đạt số điểm từ 59 điểm trở lên thì đạt loại tốt. Trẻ đạt từ 46 điểm đến 58 điểm thì đạt loại khá.
Trẻ đạt từ 33 điểm đến 45 điểm thì đạt loại trung bình. Trẻ đạt số điểm từ 32 điểm trở xuống thì xếp loại yếu.
Cách đánh giá theo 4 tiêu chí trên: Nhanh nhạy, linh hoạt, chi tiết, độc đáo.
Dựa vào cách phân loại trên, sau khi xử lý số liệu, kết quả được chúng tôi trình bày dưới đây.
3.1.2.1. Thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi:
Kết quả đo lần 1 khả năng sáng tạ của trẻ từ trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance được xem xét dựa trên các tiêu chí nhanh nhạy (F), linh hoạt (Fx), chi tiết (E), độc đáo (O) ta có bảng sau:
Các Trường Hoa Hồng Trường Kim Giang Tiêu Lớp Số 1 Lớp Số 2 Lớp Nụ 1 Lớp Nụ 2 Chí X X X X F 582 19,4 524 17,5 445 14,8 445 14,8 Fx 428 14,3 410 13,7 373 12,4 360 12,0 E 402 13,4 460 15,3 367 6,1 494 16,5 O 68 2,3 67 2,2 35 1,2 27 0,9 KNST 1.480 49,3 1.461 48,7 1.220 40,7 1.326 44,2 Để trực quan hơn kết quả thu được trong bảng trên, chúng tôi biểu diễn qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 3.1: Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi.
Nhìn kết quả ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Ở trường Mầm non Hoa Hồng:
Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp Số 1 và Số 2 có sự chênh lệch nhau. Điểm trung bình của lớp Số 1 là 49,3, trong khi đó điểm trung bình của
Lớp Số 1 Lớp Số 2 Lớp Nụ 1 Lớp Nụ 2 Trường Hoa Hồng Trường Kim Giang
49,3 48,7
40,7 44,2
lớp Số 2 là 48,7; Điểm chênh lệch là 0,6. Điều đó cho thấy được trẻ ở lớp Số 1 có khả năng sáng tạo cao hơn trẻ ở lớp Số 2. Thể hiện qua các chỉ số sáng tạo:
Chỉ số nhanh nhạy (F): Điểm số trung bình của lớp Số 1 là 19,4, lớp Số 2 là 17,5. Lớp Số 1 có điểm số cao hơn lớp Số 2 là 1,9. Trong bài tập vẽ trẻ ở lớp Số 1 vẽ được nhiều hình hơn trẻ ở lớp Số 2.
Chỉ số linh hoạt (Fx): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Số 1 là 14,3, lớp Số 2 là 13,7. Lớp Số 1 có điểm số cao hơn lớp Số 2 là 0,6. Trẻ ở lớp Số 1 vẽ được nhiều loại hơn trẻ ở lớp Số 2.
Chỉ số chi tiết (E): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Số 1 là 13,4; lớp Số 2 là 15,3. Lớp Số 2 có điểm số cao hơn lớp Số 1 là 1,9. Trong bài vẽ các hình vẽ của trẻ ở lớp Số 1 vẽ tỉ mỷ chi tiết hơn.
Chỉ số độc đáo (O): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Số 1 là 2,3; lớp Số 2 là 2,2. Số điểm của 2 lớp tương đương nhau.
Ở Trường mầm non Kim Giang:
Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp Nụ 1 và Nụ 2 có sự chênh lệch. Điểm trung bình của trẻ ở lớp Nụ 1 là 40,7 và lớp Nụ 2 là 44,2. Điểm trung bình của trẻ ở lớp Nụ 1 là 3,5. Như vậy, khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp Nụ 2 cao hơn trẻ cao hơn trẻ ở lớp Nụ 1. Điều đó thể hiện qua các chỉ số sáng tạo sau:
Chỉ số nhanh nhạy (F): Điểm trung bình của trẻ ở 2 lớp này tương đương nhau và đều bằng 14,8.
Chỉ số linh hoạt (Fx): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Nụ 1 là 12,4; còn ở lớp Nụ 2 là 12. Điểm trung bình của lớp Nụ 1 hơn lớp Nụ 2 là 0,4; nhưng không đáng kể. Trong bài vẽ của trẻ lớp Nụ 1 có nhiều loại hình hơn của trẻ lớp Nụ 2.
Chỉ số chi tiết (E): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Nụ 1 là 6,1. Còn ở lớp Nụ 2 là 16,5. Độ chênh lệch này là 10,4. Trong bài vẽ của trẻ ở lớp Nụ 2, trẻ vẽ được các hình vẽ với các chi tiết tỷ mỷ, còn hình vẽ của trẻ ở lớp Nụ 1 sơ lược hơn.
Chỉ số độc đáo (O): Điểm trung bình của trẻ ở lớp Nụ 1 là 1,2, còn trẻ ở lớp Nụ 2 là 0,9. Điểm chênh lệch là 0,3.
Thông qua sự phân tích các con số ở trên cho thấy các chỉ số của trẻ ở các lớp này còn thấp, mà điểm số KNST cuả trẻ là phụ thuộc vào đIểm các chỉ số đó. Chúng tôi cho rằng, sở dĩ như vậy là vì : Ở trẻ mẫu giáo lớn, hoạt động nhận cảm đang trên đà phát triển và ngày càng tiến bộ, hoàn thiện, hành động nhận cảm của trẻ mẫu giáo lớn được hình thành theo cơ chế “chuyển vào trong”. Trẻ mẫu giáo lớn lĩnh hội các chuẩn mực về màu sắc, hình dáng, kích thước thông qua hoạt động tạo hình. Nếu tổ chức quan sát tốt, đứa trẻ lĩnh hội các chuẩn mực một cách chính xác thì hoạt động nhận cảm của nó sẽ đạt hiệu quả cao, không bị nhầm lẫn các thuộc tính của đối tượng. Nếu tổ chức quan sát để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu về biểu tượng, phong phú về các loại hình sẽ giúp trẻ mẫu giáo lớn có được một cái nhìn linh hoạt, từ nhiều góc độ khác nhau của sự vật, tạo điều kiện cho trẻ mẫu giáo lớn có cách nghĩ, cách làm không bị xơ cứng, dập khuôn theo mẫu định sẵn. Nhưng thực tế hiện nay, ở các trường Mầm non khi tổ chức cho trẻ quan sát các đối tựơng chưa thật chú ý đến vấn đề này. Nên trẻ nắm chưa đầy đủ, chi tiết về các hình tựơng, do đó hình vẽ của trẻ trong các bài tập trắc nghiệm chúng tôi thấy còn quá sơ lựơc, không diễn tả hết đặc đIểm của vật nào đó mà trẻ vẽ. Mặt khác, ở tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ cũng đang phát triển từ tư duy trực quan hành động, rồi đến tư duy trực quan – hình tượng. Việc giáo dục nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ ở thời điểm này là giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượng: quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật, hiện tượng muôn màu, muốn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng thu nhận những ấn tượng bên ngoài
phát triển mạnh giúp trẻ dự kiến được hành động, lập kế hoạch cho hành động của mình. Ở trẻ 56 tuổi tư duy trực quan – hình tượng phát triển mạnh, do đó, trẻ đã có khả năng hình dung các hành động ấy. Bằng con đường đó trẻ có thể giải được nhiều bài toán thực tiễn đặt ra cho mình. Tư duy hình tượng cần cho mọi hoạt động sáng tạo, nó là một thành phần của trực giác mà thiếu nó thì sẽ không thể đạt được một phát minh khoa học nào hết. Bởi vậy chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến sự phát triển tư duy hình tượng ở trẻ. Song phương pháp hướng dẫn trẻ tạo hình hiện nay chưa chú ý đến những điều này. Các cô giáo hứơng dẫn trẻ tạo hình đều theo một cấu trúc rập khuôn cứng nhắc, điều này đã dẫn đến là trẻ khi muốn vẽ một cái gì rất lúng túng khó khăn không biết cách thể hiện như thế nào. Chính vì vậy, để cải thiện KNST của trẻ, chúng tôi thấy cần phải đề ra biện pháp:
Làm giàu các biểu tượng, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về các sự vật, hiện tượng.
Cần cho trẻ nắm một cách chi tiết về các đối tượng, trong nhiều hình vẽ của trẻ còn quá sơ lược, trẻ không diễn tả hết đặc điểm của vật nào đó mà trẻ vẽ.
Cần tạo điều kiện để giúp trẻ biết cách thể hiện những gì trẻ đã biết. Nhiều trẻ khi muốn vẽ một điều gì đó, trẻ còn lúng túng, chưa biết thể hiện như thế nào. Khi vẽ các cháu tự nói ra “Con muốn vẽ con voi, vẽ như thế nào?”, “Cái đồ chơi đó vẽ như thế nào nhỉ?”...
3.1.2.2. Giới tính và mức độ khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi (lần đo 1):
Xem xét khả năng sáng tạo của trẻ ở phương diện giới tính trên cơ sở từng tiêu chí F, Fx, E, O của test E. P. Torrance, chúng tôi có bảng 3.2:
Bảng 3.2: Giới tính và khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi (lần đo 1).
Các chỉ
số
Trường Hoa Hồng Trường Kim Giang
Lớp Số 1 Lớp Số 2 Lớp Nụ 1 Lớp Nụ 2
Nam 18 Nữ 12 Nam 14 Nữ 16 Nam 16 Nữ 14 Nam 17 Nữ 13
X X X X X X X X F 326 18,1 256 21,3 221 15,8 303 18,9 268 16,8 177 12,6 240 14,1 205 15,8 Fx 253 14,1 175 14,6 173 12,4 237 14,8 213 13,3 160 11,4 182 10,7 178 13,7 E 251 13,9 151 12,6 207 14,8 253 15,8 211 13,2 156 11,1 256 15,1 238 18,3 0 41 2,3 27 2,3 23 1,6 44 2,8 22 1,4 13 0,9 16 0,9 11 0,8 KNST 871 48,4 609 50,8 624 44,6 837 52,3 741 44,6 506 36,1 694 40,8 632 48,6
Để nhìn thấy kết quả một cách trực quan hơn, chúng tôi biểu diễn kết quả đó bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2: Giới tính và khả năng sáng tạo của trẻ (đo lần 1).
50 40 30 20 10 Lớp Số 1 Lớp Nụ 1
Trường Hoa Hồng Trường Kim Giang
48,4 50,8 44,6 52,3 36,1 44,6 40,8 48,6 Lớp Nụ 2 Lớp Số 2 Nam Nữ
Dựa vào điểm số sáng tạo của từng trẻ và phân ra theo mức độ tốt, khá, trung bình, yếu chúng tôi có bảng 3.3
Bảng 3.3: Giới tính và mức độ sáng tạo.
Giới tính Trường Hoa Hồng Giới tính Trường Kim Giang
Tốt Khá T. Bình Yừu Tốt Khá T. Bình Yừu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nam (32) 8 25 % 5 15, 6 15 46, 9 4 12, 5 Nam (33) 1 3 13 39, 4 14 42, 4 5 15, 2 Nữ (28) 10 35, 7 8 28, 6 7 25 3 10, 7 Nữ (27) 4 14, 8 5 18, 5 10 37 8 29, 6 Ở trường mầm non Hoa Hồng: Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Điểm số trung bình về khả năng sáng tạo của trẻ nữ ở cả 2 lớp Số 1 và Số 2 đều cao hơn trẻ nam. Cụ thể ở từng các chỉ số sau:
Chỉ số nhanh nhạy (F): Ở lớp Số 1 điểm trung bình của nữ (21,3) cao hơn điểm trung bình của trẻ nam (18,1) là 3,2. Ở lớp Số 2 điểm trung bình của trẻ nữ (18,9) cao hơn điểm trung bình của trẻ nam (15,8) là 3,1. Như vậy, ở chỉ số này trẻ nữ cao hơn trẻ nam, trẻ nữ tập trung nhiều và vẽ được nhiều hình hơn trẻ nam.
Chỉ số linh hoạt (Fx): Ở lớp Số 1 điểm trung bình của trẻ nam là (14,1), thấp hơn điểm trung bình của trẻ nữ (14,6) không đáng kể (0,5). Ở lớp Số 2 điểm trung bình của trẻ nữ (14,8) cao hơn điểm trung bình của trẻ nam (12,4) là 2,4. Trẻ nữ ở lớp Số 2 vẽ được nhiều loại hình hơn trẻ nam.
Chỉ số chi tiết (E): Ở lớp Số 1 điểm trung bình của trẻ nam (13,9) cao hơn điểm trung bình của trẻ nữ (12,6) là 1,3. Còn ở lớp Số 2 điểm trung bình của nữ (15,8) cao hơn điểm trung bình của nam (14,8) là 1.
Chỉ số độc đáo (O): Ở lớp Số 1 điểm trung bình của trẻ nam và trẻ nữ đều như nhau (2,3). Còn ở lớp Số 2 điểm trung bình của trẻ nữ (2,8) cao hơn điểm trung bình của trẻ nam (1,6) là 1,2.
Điểm số sáng tạo: Ở lớp Số 1 điểm trung bình của trẻ nữ (50,8) cao hơn điểm trung bình của trẻ nam (48,4) là 2,4 và lớp Số 2, điểm trung bình của trẻ nữ (52,3) cao hơn trẻ nam (44,6) là 7,7.
Ở trường mầm non Hoa Hồng khả năng sáng tạo của trẻ nữ cao hơn khả năng sáng tạo của trẻ nam.