Trò chơi tạo hình nói chung và trò chơi nặn nói riêng trong trường mầm non

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 44)

mầm non.

Ở tuổi mẫu giáo, trình độ phát triển các chức năng tâm lý của trẻ chưa cho phép hình thành hoạt động tạo hình. Tuy nhiên những tiền đề cần thiết cho sự hình thành hoạt động này ở những lứa tuổi sau thì lại cần được tạo ra ngay ở lứa tuổi này thông qua hình thức trò chơi tạo hình (trong đó có trò chơi nặn mà đề tài của chúng tôi quan tâm trước).

Khái niệm trò chơi nặn: Nặn là một dạng hoạt động điêu khắc, song nó còn ở mức hoạt động thủ công đơn giản. Nặn trong các trường nghệ thuật tạo hình theo chuyên ngành là những bài tập nghiên cứu, giúp cho người nghệ sỹ tìm ra cách biểu hiện sinh động và hiệu quả nhất trong lĩnh vực dùng hình và khối để biểu hiện đối tượng.

Trò chơi tạo hình của trẻ ở trường mầm non gồm có trò chơi vẽ, nặn, xé, cắt, dán... Ở trò chơi nặn phương tiện truyền cảm là hình khối, tư thế, trạng thái, chi tiết, màu sắc...

Trò chơi nặn trong trường mầm non dừng lại ở mức độ mô phỏng tự nhiên bằng những hình đơn giản nhất cho từng bộ phận của đồ vật. Chất liệu dùng để nặn là chất liệu mềm, dẻo, dễ uốn nắn nhưng không có tình bền vững lâu dài.

 Hình khối: Thể hiện vật thể là hình khối có kích thước không gian 3 chiều, khi đã có khối thì phải có hình, hình luôn đi với khối như hình với bóng ở hội hoạ. ở nặn, để tạo các khối phản ánh vật thực xung quanh, người ta chỉ nặn những đặc trưng rõ nhất, bỏ đi các chi tiết không cần thiết, do đó mà sản phẩm nặn không hoàn toàn giống vật thực từ tỷ lệ, kích thước, màu sắc. Nặn chỉ là mô phỏng lại sự vật.

 Tư thế vận động, trạng thái: Theo Họa sỹ Nguyễn Quốc Toản: “Nặn tạo được khối và hình, song tạo được dáng động tĩnh của khối hình mới là cốt lõi của tạo hình nói chung và của nặn nói riêng...”. Thông qua thế đứng, ngồi, chạy, nhảy... của khối đã diễn tả được nội dung bên trong, hay nói cách khác đã tạo nên hình, gọi đây là hình tượng góp phần làm sống động tác phẩm. Đây là một phương tiện diễn đạt rất quan trọng.

 Chi tiết, màu sắc: Mặc dù trên sản phẩm nặn các chi tiết, màu sắc không phải là chủ yếu, nhưng trong bậc học mầm non thì đây là yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo.

Ở trường mầm non, các đề tài để tạo hình nói chung, để nặn nói riêng rất phong phú, trẻ mẫu giáo có thể tạo hình những sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ như: Hoa quả, cây cối, con vật, đồ vật, con người, phương tiện giao thông… Hoặc thông qua các câu chuyện kể, bài thơ, bài hát trẻ biết được nội dung, hình tượng các nhân vật, trẻ hình dung, tưởng tượng rồi thể hiện lại theo ý của mình.

Qua một trò chơi tạo hình về một đối tượng trẻ nắm được đặc điểm của đối tượng đó, nó có các bộ phận nào, cấu trúc thế nào? Hình dáng, màu sắc,

kích thước, các chi tiết... như thế nào khi chuyển sang trò chơi tạo hình khác trẻ đã biết về đối tượng đó một cách rõ nét.

Ở một trò chơi tạo hình này trẻ nắm được kỹ năng thể hiện về đối tượng, một đề tài thì ở trò chơi tạo hình khác trẻ dễ dàng biết cách thể hiện về đối tượng đó, đề tài đó một cách nhanh hơn. ở trò chơi nặn, do tính chất mềm dẻo của vật liệu (dễ nhào nặn, uốn cong, làm lõm theo ý muốn của trẻ), và vận động thô của lòng bàn tay, cử động linh hoạt của các ngón tay, nên ở trò chơi nặn trẻ nắm được kỹ năng nhanh hơn so với vẽ. Hơn nữa, sự vận động, cử động của cổ tay, lòng bàn tay (các thao tác của nặn) làm tiền đề cho cử động khéo léo của các ngón tay (thao tác cầm bút để vẽ).

Trò chơi tạo hình nói chung, trò chơi nặn nói riêng đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý nói chung và sáng tạo nói riêng của trẻ. Thông qua trò chơi nặn, trẻ tập quan sát và thể hiện sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Trong quá trình quan sát, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ biết phân tích, so sánh các đối tượng với nhau, phân loại các đối tượng, khái quát hóa được đặc điẻm chung của chúng... Do đó tư duy trực quan  hành động, tư duy trực quan  hình tượng và trong một chừng mực nào đó cả Tư duy trừu tượng cũng được phát triển.

Để thực hiện nhiệm vụ trẻ được cô hướng dẫn cho cách nặn. Và dần dần trẻ tự tìm ra được cách thể hiện của riêng mình. Khi nặn trẻ bộc lộ xúc cảm trong khi nảy sinh những tưởng tượng. Điều đó định hướng cho trẻ sáng tạo trong việc lựa chọn vật liệu để nặn, phương pháp nặn, đề tài nặn, rồi xây dựng nên nội dung của đề tài. Vậy có thể nói: Hoạt động tạo hình ở trẻ đúng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật. Khởi đầu là sự quan sát thực tế, ghi nhận hình ảnh trong trí nhớ, phát hiện và nảy sinh ý tưởng xuất hiện chủ đề ấp ủ rồi hoàn thiện thông qua hình tượng (vẽ, nặn, cắt, dán).

 Trong trò chơi nặn, ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quan sát sự vật, hiện tượng, qua ngôn ngữ có hình ảnh ở các bài thơ, câu đố, chuyện của ngôn ngữ. Điều đó góp phần phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng và giàu sức biểu cảm ở trẻ.

 Trò chơi nặn còn ý nghĩa trong việc giáo dục xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua giờ nặn, trẻ được giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước, con người, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, làm giàu thêm cảm xúc tích cực ở trẻ. Một nhà Sư phạm có nói: “Con đường đi đến trái tim ngắn nhất, đó là con đường nghệ thuật”.

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 2.1. Vài nét về khách thể và cơ sở thực nghiệm:

2.1.1. Khách thể thực nghiệm:

Khách thể nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 120 trẻ mẫu giáo lớn trong độ tuổi từ 56 tuổi ở các trường mầm non Hoa Hồng và trường mầm non Kim Giang. Trong đó 60 trẻ của trường mầm non Hoa Hồng được lấy ở 2 lớp, mỗi lớp 30 trẻ đó là các lớp Số 1 và lớp Số 2. Tương tự như vậy 60 trẻ ở trường mầm non Kim Giang cũng được lấy ở 2 lớp, mỗi lớp 30 trẻ,đó là các lớp Nụ 1 và lớp Nụ 2. Những thông tin này được được trình bày tóm tắt ở bảng sau:

Giới Trường MN Hoa Hồng Trường MN Kim Giang Tổng

Lớp Số 1 Lớp Số 2 Lớp Nụ 1 Lớp Nụ 2

Nam 18 14 17 16 65

Nữ 12 16 13 14 55

Tổng 30 30 30 30 120

2.1.2. Vài nét về cơ sở thực nghiệm:

Trường Mầm non Hoa Hồng (trường trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Trung ương I), trường là cơ sở để thực nghiệm phương pháp và nội dung dạy trẻ mầm non. Trường có điều kiện tốt về phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ.

 Trong mỗi lớp được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: Phương tiện nghe – nhìn: Đầu video – TV; nhiều đồ dùng trực quan: tranh ảnh, tranh vẽ, đồ chơi, nguyên vật liệu tạo hình phong phú, nhiều loại.các trẻ thỉnh thoảng được nhà trường tổ chức đi tham quan ngoại khóa: xem xiếc, xem phim, vào vườn bách thú, công viên. Trường tổ chức các lớp ngoại khóa để trẻ được tham gia tự nguyện, theo sở trường, ý thích của trẻ. (các lớp tạo hình, múa...).

 Ban Giám hiệu giàu kinh nghiệm trong việc quản lý và lãnh đạo, luôn quan tâm đến các phong trào thi đua chăm sóc và giáo dục trẻ.

 Đội ngũ giáo viên vững mạnh được đào tạo qua các hệ thống Trung cấp, Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo, Đại học

Trẻ ở trường hầu hết là con em các gia đình công nhân viên chức hoặc các gia đình có điều kiện quan tâm tới con em nhiều hơn. .. Trẻ đi học từ mẫu giáo bé, nên dễ hòa đồng, hoạt bát.

Trường mầm non Kim Giang có Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên yêu nghề nhiệt tình với công việc.Cơ sở vật chất của trường được phòng giáo dục và phường đầu tư. Môi trường thiên nhiên của trường còn thiếu, không có vườn cây thực vật, chưa có khu vực động vật nuôi để tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Đồ dùng dạy học, đồ chơi còn ít, phần lớn do cô giáo tự tạo và thu lượm nhờ giúp đỡ của phụ huynh.Trường không có điều kiện để tổ chức cho trẻ đi tham quan ngọai khóa, và không có điều kiện tổ chức lớp ngoại khóa cho trẻ tham gia hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trình độ của giáo viên như sau: Đội ngũ giáo viên của trường, yêu nghề, mến trẻ, giáo viên được đào tạo đạt trình độ Trung cấp, Cao đẳng.

 Các trẻ ở trường phần lớn là con em các gia đình nông dân làm nghề tự do, số ít là con em gia đình công nhân viên chức. Các trẻ được gia đình yên tâm gửi gắm và tin tưởng vào sự dạy dỗ của nhà trường.

2.2. Mục đích thực nghiệm:

Trong công trình nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm dưới hai hình thức:

 Thực nghiệm điều tra nhằm phát hiện thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn ở các Trường mầm non Hoa Hồng và Trường mầm non Kim Giang (thuộc địa bàn Hà Nội), trước và sau khi tiến hành cải tiến cách thức tổ chức trò chơi nặn (cách dạy nặn ở trường Mầm non).

 Thử nghiệm tác động sư phạm thông qua một số biện pháp đổi mới cách thức tổ chức trò chơi nặn (cách dạy nặn ở trường Mầm non) nhằm cải thiện một bước thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ ở hai trường Mầm non nói trên.

2.3. Tổ chức quá trình thực nghiệm điêù tra khả năng sáng taọ cuả trẻ :

2.3.1.Thời gian tổ chức điều tra:

Trước khi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm, lần điều tra thứ nhất này được thực hiện trên các khách thể nói trên trong thời gian từ ngày 25 tháng 12 năm 2003 đến ngày 30 tháng 12 năm 2003. Sau khi tiến hành thực nghiệm, lần điêù tra thứ 2 naỳ đựơc thực hiện từ ngaỳ 25 tháng 5 năm 2004 đến 30 tháng 5 năm 2004

2.3.2. Công cụ sử dụng trong quá trình điều tra:

Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance (nhà Tâm lý học Mỹ) làm công cụ điều tra nhằm phát hiện thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo. Khả năng sáng taọ cuả trẻ đựơc tính theo các tiêu chí sau:

1. Nhanh nhạy (Fluency F): Khả năng tạo ra được nhiều hình vẽ trong cùng một thời gian nhất định.

 Mỗi hình vẽ được 1 điểm.

2. Linh hoạt (Flexibility Fx): Khả năng linh hoạt trong việc tạo ra nhiều cách giải khác nhau.

 Mỗi loại hình vẽ được 1 điểm (2 hình cùng loại chỉ được tính 1 điểm).

3. Chi tiết, tỷ mỷ: (Elabonation E) Tính chi tiết, tỷ mỷ, công phu của sản phẩm.

 Mỗi chi tiết được 1 điểm (2 chi tiết giống nhau chỉ được tính 1 điểm).

4. Độc đáo (OsiginalityO): Tính độc đáo của sản phẩm hoặc phương pháp tạo thành sản phẩm.

 Tính độc đáo được tính theo tần số xuất hiện của hình vẽ (trong tất cả các hình vẽ của trẻ ở một bài có sự trùng lặp: <1% được tính 3 điểm, 1  2,99% được 2 điểm, 3  4,99% được 1 điểm, > 5% thì không cho điểm.

Trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance gồm 3 bài tập:  Bài tập 1:

Trên cơ sở một mẫu giấy mầu cho trước hình hạt đỗ, bạn hãy vẽ ra một bức tranh, cố gắng tạo ra bức tranh càng độc đáo càng tốt. Sau khi vẽ xong, bạn tự đặt tên cho bức tranh của mình.

Thời gian 5 phút:  Bài tập 2:

Trên cơ sở các hình vẽ chưa đủ trong các ô, bạn hãy vẽ thêm các chi tiết để tạo ra bức tranh ở trong các ô vuông đó. Hình vẽ càng độc đáo càng tốt. Sau đó đặt tên cho bức tranh.

Thời gian 30 phút.  Bài tập 3:

Trên trang giấy có 30 hình tròn, bạn hãy tạo ra nhiều hình vẽ từ những hình tròn đó, tạo ra càng nhiều càng tốt, và càng khác với người khác càng tốt.

Thời gian 10 phút

2.4. Quá trình chuẩn bị thử nghiệm tác động sƣ phạm:

2.4.1. Phân tích những bất hợp lý trong cách tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi ở các trường Mầm non hiện nay: mẫu giáo lớn 56 tuổi ở các trường Mầm non hiện nay:

Như trên đã trình bày, xuất phát từ giả thuyết cho rằng, khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi sẽ được cải thiện một bước, nếu có những biện pháp cải tiến thích hợp trong cách thức tổ chức trò chơi nặn (cách giảng

dạy), chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm ở giai đoạn thực nghiệm thứ 2 qua các việc làm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, chương trình tổ chức hoạt động trò chơi tạo hình nói chung và trò chơi nặn nói riêng ở các trường Mầm non của Hà Nội có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

Về điểm mạnh:

 Trong chương trình đổi mới, các bài dạy nặn được đưa vào theo từng chủ điểm, chẳng hạn: Ở chủ điểm về thế giới động vật, có bài dạy nặn các con vật. Nội dung chương trình được xây dựng theo các chủ đề như vậy xuất phát từ sự hình thành những thuộc tính tâm lý chung và những năng lực chung nhất của trẻ em. Điều đó phù hợp với trẻ nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

 Tổ chức hoạt động theo góc: Trong đó có góc hoạt động tạo hình. Góc hoạt động này nhằm tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình tự do, theo ý thích và để mọi trẻ tham gia mạnh dạn, tự tin, bộc lộ khả năng của mình.

 Trong mỗi trò chơi tạo hình đều có đề cập đến:

+) Kỹ năng tạo hình: Hình thành ở trẻ khả năng tạo hình: Đường nét, màu sắc, hình, khối, bố cục... để trẻ biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình đối với sự vật hiện tượng xung quanh.

+) Giáo dục trẻ về đạo đức, tình cảm, thái độ, óc thẩm mỹ, luyện cho bàn tay khéo léo.

 Khi hướng dẫn trẻ tạo hình, giáo viên chuẩn bị mẫu cho trẻ.

Tuy rằng cách dạy nặn ở trường Mầm non hiện nay có những ưu điểm nhất định, song vẫn còn những tồn tại sau, làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ.

Về điểm yếu:

Qua dự giờ thăm lớp của nhiều giáo viên mầm non chúng tôi rút ra nhận xét chung là:

 Cách tổ chức trò chơi nặn của họ cho trẻ còn nhiều điều chưa phù hợp với lý luận về các thành tố tâm lý trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình mà chúng tôi đã tóm tắt trình bày một cách ngắn gọn ở mục 1.4.2. (trang 38, 39) của Luận văn này. Lý luận này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tri giác, của tưởng tượng, của xúc cảm trong nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên điều đó chưa được giáo viên mầm non dạy nặn hiểu và vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Trong lúc tổ chức trò chơi nặn họ thường không chú ý đúng mức đến việc tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình một cách chi tiết, có hệ thống và theo một bài bản thực sự khoa học. Thí dụ, khi dạy nặn con mèo, họ chỉ đơn giản làm như sau: Cô giáo cho trẻ xem con mèo cô nặn bằng đất, rồi hỏi đến đặc điểm của con mèo, hình dáng của đầu và của thân như thế nào? Tai mèo, đuôi mèo có đặc điểm như thế nào? Con mèo có mấy chân? Sau đó cô nặn mẫu cho trẻ xem. Cô giáo chưa hướng chú ý của trẻ tới đặc điểm, sự sinh động phong phú của đối tượng tạo hình, chưa có cách thức tổ chức để không ngừng làm giàu biểu tượng tạo hình cho trẻ.

 Thứ tự các bài dạy nặn sắp xếp chưa hợp lý. Các bài khó lại dạy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 44)