Đặc điểm của hoạt động vui chơi và khả năng phát triển trí sángtạo của trẻ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 36)

lực không chỉ đòi hỏi phải được tiến hành khi trẻ còn nhỏ mà chủ yếu là phải có nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp, thông qua hoạt động của trẻ. (như vậy, yếu tố sinh học muốn phát huy được vai trò của mình đều phải thông qua hoạt động của cá nhân).

Việc giáo dục sáng tạo, tức là điều kiện phát triển tiềm năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi tạo hình nói riêng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

1.3.2. Đặc điểm của hoạt động vui chơi và khả năng phát triển trí sáng tạo của trẻ: của trẻ:

Hoạt động vui chơi Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo:

Các nhà Tâm lý học Macxít cho rằng, việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em phải xuất phát và gắn liền với việc nghiên cứu sự phát triển hoạt động của trẻ trong thực tiễn đời sống của nó. Sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn lứa tuổi phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Theo A. N. Leochiev: Hoạt động chủ đạo ở tuổi mẫu giáo là hoạt động vui chơi, các hoạt động khác đều xoay quanh phục vụ cho sự phát triển của hoạt động này, làm cho hoạt động này đóng vai trò quyết định của nó đối với sự hình thành và phát triển những đặc điểm tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi đó. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có những đặc điểm chủ yếu sau:

 Trò chơi mang tính tự nguyện cao: Trẻ tham gia vào trò chơi chỉ vì chúng thích được chơi, vì trò chơi hấp dẫn chúng, chứ không phải chúng "tính toán" đến kết quả của trò chơi. Động cơ của hoạt động vui chơi của trẻ nằm ngay trong quá trình chơi chứ không phải nằm ở kết quả của cuộc chơi. Bởi vậy trò chơi mang tính tự nguyện rất cao. Nó thích trò chơi nào thì chơi rất say mê.

Trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập, tích cực hết mình, người lớn không thể áp đặt hay chơi hộ, mà chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn, vì thế, về phương diện giáo dục, người lớn cần biết cách biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi và hướng dẫn, tổ chức để trẻ vui chơi, qua đó mà đạt mục tiêu giáo dục.

Trò chơi của trẻ mẫu giáo mang tính chất Ký hiệu  Tượng trưng. Trong khi chơi, mỗi đứa trẻ đóng một vai nào đó, và khi chơi mọi cái phải diễn ra “y như thật”. Từ việc đóng vai nhân vật đến việc dùng vật thay thế, tất cả đều mang ý ngiã rất thực. Đó là sự ra đời chức năng mới của ý thức: Chức năng Ký hiệu  Tượng trưng. Chính chức năng này cho phép trẻ tách hành động khỏi đồ vật một cách trực tiếp, và nhờ đó các chức năng tâm lý có được tính gián tiếp, đặc trưng cho những chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người. Nhờ đó các chức năng tâm lý, như tri giác, tư duy, tưởng tượng được hình thành và phát triển thông qua hoạt động vui chơi. Đặc biệt đối với trò chơi học tập, trong đó có trò chơi nặn, được sử dụng thành một hệ thống sẽ phát triển một cách toàn diện các quá trình nhận thức, các thao tác trí tuệ, và cũng từ đó hình thành một loạt các phẩm chất trí tuệ như sự nhanh trí, linh hoạt, óc quan sát .

Vai trò của trò chơi đối với sự phát triển tâm lý nói chung và trí sáng tạo nói riêng của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi:

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo, nếu hoạt động này được các cô giáo tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch, có mục đích sẽ có tác dụng mạnh mẽ đối với sự phát triển triển tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng của trẻ. Bởi vì:

 Tình huống trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong trò chơi trẻ học hành động với vật thay thế mang tính chất tượng trưng. Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy. Trong khi hành động với vật thay thế trẻ suy nghĩ về đối tượng

thực. Dần dần những hành động chơi với các vật thay thế được rút gọn và mang tính khái quát, nhờ đó hành động chơi với các vật thay thế bên ngoài (hành động vật chất) được chuyển vào bình diện bên trong (bình diện tinh thần). Như vậy, chơi góp phần rất lớn trong việc chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan  hành động) vào bình diện bên trong (tư duy trực quan  hình tượng). Trò chơi còn giúp trẻ tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy.

 Trò chơi ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia chơi phải có trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Qua chơi, trẻ diễn đạt nguyện vọng và suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, biểu đạt được ý tưởng, dễ hơn, nhanh hơn. Chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.[13 ]

 Trò chơi có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo. Trong khi chơi đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Năng lực này là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng được phát triển thêm một bước căn bản: chuyển tưởng tượng từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Nhờ phát triển trí tưởng tượng, trong khi chơi không nhất thiết trước mặt trẻ phải có vật thay thế cũng như diễn ra thực tế những hành động chơi, trẻ có thể hình dung những cái đó trong óc, biết xây dựng tình huống mới trong trí tưởng tượng của mình. Trò chơi đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng thành hình thức hướng nội, hay là tưởng tượng ngầm, tưởng tượng bên trong. Đó là dạng tưởng tượng đích thực.

 Trò chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính có chủ định của các quá trình tâm lý, chẳng hạn hình thành tri giác có chủ định (quan sát), chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định...

 Trò chơi tác động mạnh đến sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo. Trong nội dung của trò chơi mẫu giáo đều chứa đựng những yếu tố làm nảy sinh thái độ, xúc cảm, tình cảm của người chơi với nhau, của người chơi với thế giới sự vật, hiện tượng. Những điều đó làm xuất hiẹn ở trẻ những rung động: vui, buồn, yêu, ghét... Trò chơi đã giúp đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc.

 Trò chơi có tác dụng hình thành phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính kỷ luật, kiên nhẫn và cũng góp phần phát triển các mặt của nhân cách: Trí tuệ, thẩm mỹ.

Vậy, vui chơi với tư cách là một hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, làm nảy sinh và phát triển những nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi này, mà nổi bật là tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng, xúc cảm, ý chí.... Đây cũng là những nhân tố không thể thiếu cho hoạt động sáng tạo của trẻ. Bởi vậy, nhà giáo dục cần phải tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ, sao cho trong khi chơi chúng thực sự cảm thấy hạnh phúc, thoải mái, không bị gò ép, để phát triển mạnh các chức năng tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng của trẻ.

Hoạt động vui chơi và trò chơi tạo hình:

Trò chơi tạo hình là một trong những trò chơi được tổ chức cho trẻ ở trường Mầm non. Đó là một trong những dạng của hoạt động vui chơi mà trường Mầm non tổ chức cho trẻ cũng như những dạng trò chơi khác, trò chơi nặn nhằm làm cho trẻ tích cực lĩnh hội các tri thức vè các vật, hiện tượng xung quanh, tích cự phản ánh thế giới xung quanh qua lăng kính chủ quan của trẻ.

Trong trò chơi nặn, người lớn đề ra cho trẻ những yêu cầu nhất định về mức độ và chất lượng của sản phẩm do các em nặn ra, đồng thời luyện tập cho trẻ những kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do cô đề ra một cách sáng tạo.

Cũng như các dạng trò chơi khác, trò chơi nặn cũng bắt nguồn từ nhu cầu của trẻ và do sự xuất hiện nhanh chóng của tình cảm, xúc cảm tràn ngập trong lòng trẻ.

Trong tất cả các dạng trò chơi (trong đó có trò chơi nặn), trong khi chơi trẻ đều tạo ra mối quan hệ giữa vật thay thế và vật được thay thế.

Giữa các dạng trò chơi đều có các nét tương đồng trên, song giữa các loại hình này có sự khác nhau, chẳng hạn:

 Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, mối quan hệ được thay thế, được xác lập chủ yếu do chức năng mà trẻ gán cho vật thay thế qua tên gọi của vật được thay thế. Còn ở nặn, mối quan hệ này được tạo nên trước hết do sự giống nhau bên ngoài giữa chúng.

 Trong khi động cơ của trò chơi đóng vai theo chủ đề nằm ở quá trình chơi, thì động cơ chơi của trò chơi nặn nằm ở cả quá trình chơi và kết quả của nó (sản phẩm do trẻ nặn ra), ở cả việc đánh giá và thưởng thức thành quả sáng tạo (sản phẩm nặn).

 Thông qua hành động nặn, trẻ không chỉ thỏa mãn nhu cầu được chơi, mà còn thỏa mãn nhu cầu mang tính chất nhận thức. Đó là quá trình lĩnh hội bằng cảm giác, tri giác một cách độc lập các tính chất như hình dạng, màu sắc, âm thanh... và sự liên kết, thay đổi hình dạng của chúng. Quá trình này cung cấp cho trẻ nhiều vốn sống, đem lại niềm vui sướng cho trẻ. Chính vì thế, đây cũng là một cơ sở cho sự xuất hiện, hình thành tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình nói chung và trong trò chơi nặn nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 36)