Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đang phát triển mạnh về các chức năng tâm lý: Tri giác, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Trong việc nghiên cứu về sáng tạo của trẻ, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả, khi nghiên cứu về sáng tạo cho rằng, sáng tạo là hoạt động tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới, có ý nghĩa xã hội, hoạt động này chỉ có ở người lớn, còn sản phẩm do trẻ tạo ra chưa được gọi là sản phẩm sáng tạo. Một số tác giả khác thì cho rằng, hoạt động sáng tạo của trẻ chỉ là: “Tiền sáng tạo” và coi đó là mức độ ban đầu của hoạt động sáng tạo (như sản phẩm tạo hình do trẻ tự thực hiện, trẻ vẽ ra bức tranh, tạo ra vật nặn, hoặc tự nghĩ ra lời bài hát, tự nghĩ ra bài thơ...). Còn X. L. Rubistein thì cho rằng: “có hai loại sản phẩm sáng tạo, sản phẩm sáng tạo của trẻ chưa đạt tới trình độ tạo ra một cái mới có ý nghĩa xã hội, mà mang tính chủ quan. Trái lại sản phẩm sáng tạo của người lớn mang ý nghĩa xã hội”. Nhìn chung, ngày nay các nhà Tâm lý học đều thống nhất cho rằng có hai loại sản phẩm sáng tạo:
Sản phẩm sáng tạo có giá trị khách quan, là những sản phẩm mới, độc đáo có ý nghĩa xã hội rõ rệt.
Sản phẩm sáng tạo có giá trị chủ quan, đó là những sản phẩm chưa mang đến cho xã hội một cái mới, độc đáo, có ý nghĩa xã hội, những sản
sự phát triển nhân cách của chính cá nhân tạo ra sản phẩm đó. Như vậy sản phẩm sáng tạo của trẻ thuộc loại thứ hai này.
Tâm lý học đã xác định được tính tương tự giữa quá trình sáng tạo của trẻ và qúa trình sáng tạo của người lớn. Sự khác nhau ở đây chỉ là vấn đề cần giải quyết ở trình độ tự lập trong diễn tiến các giai đoạn của quá trình sáng tạo, còn để dẫn đến cái mới, thì về nguyên tắc, không có sự khác biệt nào giữa sáng tạo của trẻ và của người lớn. Vì vậy, mặc dù không mang lại cái mới cho toàn xã hội, nhưng hoạt động sáng tạo của trẻ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ trong quá trình hình thành nhân cách của chúng hôm nay để chúng có thể trở thành người sáng tạo sau này.
Trong 5 cấp độ sáng taọ, sáng tạo của trẻ thuộc cấp độ sáng tạo biểu hiện. Đó là cấp độ thấp nhất, nhưng cũng là cơ bản nhất của sáng tạo. Theo Taylor, đây là bậc quan trọng nhất của sáng tạo, vì không có nó thì chẳng có một chút sáng tạo nào hơn. Lewrnfield cho rằng, sáng tạo biểu hiện rất cần cho sự phát triển sáng tạo. Vì vậy, ở tuổi mẫu giáo cần phải phát triển mọi tiềm năng hoạt động và khuyến khích trẻ mẫu giáo bộc lộ khả năng trong các lĩnh vực hoạt động.[27 ]
Hiện nay, những công trình nghiên cứu về sáng tạo của trẻ mẫu giáo còn rất ít so với những công trình nghiên cứu về sáng tạo của người lớn, bởi vì còn gặp phải nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn, đó là việc sử dụng phương pháp chẩn đoán tâm lý, trắc nghiệm, thực nghiệm đối với trẻ, mà trẻ mẫu giáo lại chưa biết đọc, biết viết. Đánh giá trí sáng tạo bằng các Test phức tạp ở tuổi mẫu giáo khó thực hiện, bởi trẻ mẫu giáo chưa biết đọc biết viết. Đặc biệt ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu các Test nghiên cứu. Trong các Test nghiên cứu về sáng tạo, chúng tôi thấy Test của E. P. Torrance là phù hợp đối việc đo lường sáng tạo của trẻ. Test này là một dạng hình, phi ngôn ngữ với các tiêu chí đánh giá cũng rất phù hợp đối với trẻ. Đó là:
1. Nhanh nhạy: Thực hiện khả năng nhanh chóng, dễ dàng tạo ra từ ngữ, hình ảnh về một đề tài cho trước trong một thời gian quy định.
2. Linh hoạt: Thể hiện khả năng sáng tạo ra các cách giải quyết khác nhau với cùng một bài tập trong một thời gian quy định.
3. Chi tiết: Thể hiện khả năng tạo ra sản phẩm với nhiều chi tiết, tỷ mỉ, công phu.
4. Độc đáo: Thể hiện khả năng sáng tạo ra những cách giải quyết bất ngờ khác thường.
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance để nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ.
Các nghiên cứu đã cho thấy, trẻ 2 tuổi, não phát triển đạt 80% não người lớn. Sự phát triển này gồm 2 bước về cấu trúc (kích thước) não và về chức năng não. Ở trẻ 6 tuổi bề mặt não chiếm 90% kích thước bề mặt não người lớn. Vùng trán của não phát triển mạnh. Do đó tư duy trực quan hình ảnh và tư duy trực quan sơ đồ phát triển mạnh. Đây là loại tư duy cần cho mọi hoạt động sáng tạo. [43 ]
Những nghiên cứu của nhiều tác giả đã kết luận: Ở trẻ 4 tuổi ta có thể xác định những biểu hiện của tư duy phân kỳ và khả năng sáng tạo của trẻ. Khả năng sáng tạo của trẻ được thể hiện qua trò chơi tranh vẽ, chuyện kể. Thực tiễn cho thấy, khả năng sáng tạo của các thiên tài thường xuất hiện từ rất sớm. Mozart 5 tuỏi đã sáng tác nhạc; Rêpin 3 tuổi đã cắt được hình đẹp và 6 tuổi đã vẽ tranh sơn dầu có tiếng...
Theo các tác giả, để phát triển khả năng nhận thức nói chung và sáng tạo nói riêng thì việc cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển cấu trúc não rất quan trọng và việc hỗ trợ sự phát triển chức năng não cũng vậy. Các yếu tố sinh lý thần kinh có tính bẩm sinh di truyền là tiềm năng ban đầu của trẻ. Trên cơ sở vốn liếng đó, những trẻ nào được tạo điều kiện thuận lợi và được giáo
chúng sẽ bị hạn chế. Ở đây, yếu tố sinh lý thần kinh, trong đó các trung khu chức năng không chỉ là tiềm năng trí tuệ, tiềm năng sáng tạo mà còn là sản