Kết quả điều tra lần thứ hai sau khi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 93)

sư phạm:

Kết quả quy ra điểm thu được thu được trong thực nghiệm khảo sát thực trạng ở lần 2 được chúng tôi xử lý bằng các công thức tính trung bình cộng, tính độ lệch chuẩn của toán học thống kê.

Khi sử dụng công thức toán học thống kê để tính giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn, chúng tôi thu được kết quả điểm khảo sát lần thứ 2 của 120 trẻ là:

 Trung bình cộng: M2= 55,4.  Độ lệch chuẩn: 2 = 11.

Như vậy, điểm trung bình lần 2 lớn hơn so với lần 1 (45,7). Điều này có nghĩa là khả năng sáng tạo của trẻ lần 2 đã cao hơn lần 1.

Độ lệch chuẩn lần 2 nhỏ hơn so với lần 1 (13,07). Vậy điểm lần 2 tập trung hơn, điểm lần 1 phân tán hơn. Điều này cũng cho thấy khả năng sáng tạo của trẻ cao hơn lần đo 1. Từ đó, chúng tôi tính hệ số phân tán mức độ khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn đã khảo sát lần 2 xung quanh điểm trung bình cộng:

55,4 + 11 = 66,4 55,4 – 11 = 44,4 Vậy:

 Những trẻ có khả năng sáng tạo ở mức độ tốt là những trẻ có điểm số lớn hơn 66,4 (từ 66 điểm trở lên).

 Những trẻ có khả năng sáng tạo ở mức độ khá có số điểm từ 5566 điểm.

 Những trẻ có khả năng sáng tạo ở mức độ trung bình có số điểm từ 5444 điểm.

 Những trẻ có khả năng sáng tạo ở mức độ yếu có số điểm < 43 điểm. Để tiện cho sự so sánh, phân tích số liệu thu được trong cả quá trình thực nghiệm, chúng tôi trình bày kết quả điều tra lần thứ 2 trong cùng một bảng số liệu với các kết quả thu được ở lần điều tra thứ nhất (sau khi san bằng trình độ ).

3.2.2.1. Phân tích chung:

Dựa vào điểm số sáng tạo của từng trẻ, sau đó phân loại trẻ theo các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu của lần đo thứ nhất và lần đo thứ hai chúng tôi có được bảng sau:

Bảng 3.9. Kết quả về mức độ khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi qua 2 lần do (sau khi san bằng trình độ).

Lớp Lần đo

Trường Hoa Hồng

Lớp Lần đo

Trường Kim Giang Tốt Khá Tr. Bình Yếu Tốt Khá Tr. Bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đối chứng 1 1 10 33,3 7 23,3 10 33,3 3 10 Đối chứng 2 1 3 10 7 23,3 14 46,7 6 20 2 12 40 10 33,3 6 20 2 6,7 2 5 16,7 16 53,3 6 20 3 10 Thực nghiệm 1 1 9 30 8 26,7 10 33,3 3 10 Thực nghiệm 2 1 2 6,7 8 26,7 14 46,7 6 20 2 13 43,3 12 40 5 16,7 0 0 2 10 33,3 13 43,3 5 16,7 2 6,7

Khả năng sáng tạo của trẻ xem xét trên cơ sở các chỉ số F, Fx, E. O của lần đo thứ 1 và lần đo thứ 2, chúng tôi có được bảng sau:

Bảng 3.10: Kết quả khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi (qua 2 lần đo) trước và sau thực nghiệm.

Các Chỉ Số

Lần đo

Trường Hoa Hồng Trường Kim Giang

Lớp Đối chứng 1 Lớp Thực nghiệm 1 Lớp Đối chứng 2 Lớp Thực nghiệm 2

 X  X  X  X F Nhanh nhậy 1 531 17,7 575 19,2 436 14,5 454 15,1 2 641 21,4 657 21,9 554 18,5 573 19,1 Fx Linh hoạt 1 408 13,6 430 14,3 353 11,8 380 12,7 2 500 16,7 537 17,9 442 14,7 474 15,8 E Chi tiết 1 457 15.2 405 13,5 466 15,5 395 13,2 2 470 15,7 500 16,7 520 17,3 528 17,6 O Độc đáo 1 66 2,2 69 2,3 27 0,9 35 1,2 2 70 2,3 73 2,4 50 1,7 67 2,2 KNST 1 1.462 48,7 1479 49,3 1282 42,7 1264 42,1 2 1.683 56,1 1767 58,9 1566 52,2 1637 54,6

Để biểu diễn mức độ sáng tạo của trẻ ở lần đo thứ 2 bằng trực quan, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.9 : Mức độ sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm đo lần 2.

Bảng 3.9 và biểu đồ 3.9 cho ta nhận định khái quát là: Sau một thời

0 10 20 30 40 50 60 Tèt Kh¸ Trung b×nh YÕu Tèt Kh¸ T. b×nh YÕu 40 33.3 20 6.7 16.7 53.3 20 10 43.3 40 16.7 0 33.3 43.3 16.7 6.7 §C TN

về mức độ khả năng sáng tạo. Trẻ ở lớp TN đạt mức độ tốt và khá chiếm nhiều hơn ở lớp ĐC, và mức độ trung bình, yếu chiếm ít hơn, cụ thể là:

 So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và TN lần đo thứ 2:

+) So sánh giữa lớp ĐC1 với lớp TN1 (Trường MN Hoa Hồng) ta thấy:  Ở mức độ tốt: Lớp ĐC1 chỉ đạt 40%, trong khi đó lớp TN1 đạt 43.3% (Cao hơn lớp ĐC1 là 3,3%).

 Ở mức độ khá: Lớp ĐC1 chỉ đạt 33,3%, còn lớp TN1 đạt 40% (Cao hơn lớp ĐC1 là 6,7%).

 Ở mức độ trung bình: Lớp ĐC1, chiếm 20%, còn lớp TN1 chỉ có 16,7%. Lớp ĐC1 có số trẻ đạt ở mức trung bình nhiều hơn lớp TN1 là 3,7%.

 Ở mức độ yếu: Lớp ĐC1 chiếm 6,7%; Còn lớp TN1 không có trẻ nào. Mặt khác, xem xét về khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở từng lớp dựa trên điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng lớp lần đo thứ 2 thì ta thấy, điểm trung bình của trẻ ở nhóm ĐC1 là 56,1 và độ lệch chuẩn là 11,3, còn ở lớp TN1 điểm trung bình là 58,9 và độ lệch chuẩn là 8,7 (xem cách tính ở phần phụ lục). Kết quả đó cho thấy điểm của lớp TN1 tập trung hơn, điểm của lớp ĐC 1 phân tán hơn, nên khẳng định lớp TN1 khả năng sáng tạo của trẻ cao hơn.

 So sánh giữa lớp ĐC2 với TN2 (Trường MN Kim Giang) ta thấy:  Ở mức độ tốt: Lớp TN2 chiếm 33,3%, còn lớp ĐC2 chiếm 16,7%. Lớp TN2 hơn lớp ĐC2 là 16,6%. Lớp TN2 có nhiều trẻ tiến bộ hơn so với lớp ĐC2.

 Ở mức độ khá: Lớp ĐC2 chiếm 53,3%, nhưng lớp TN2 chiếm 43,3%. Lớp ĐC2 hơn lớp TN2 là 10%.

 Ở mức độ trung bình: Lớp ĐC2 chiếm 20%, còn lớp TN2 chỉ có 16,7%. Lớp TN2 ít hơn lớp ĐC2 là 3,3%.

 Ở mức độ yếu: Lớp ĐC2 chiếm 10%, còn lớp TN2 chỉ có 6,7%. Lớp TN2 ít hơn lớp ĐC2 là 3,3%.

Khi xem xét kết quả khả năng sáng tạo của trẻ ta thấy, điểm trung bình khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp ĐC2 lần 2 là 52,2, độ lệch chuẩn là 11,5 còn của lớp TN2 lần 2 điểm trung bình là 54,6, độ lệch chuẩn là 11. Lớp TN2 có điểm trung bình cao hơn và độ lệch chuẩn thấp hơn so với lớp ĐC2, vậy khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp TN2 cao hơn.

Như vậy, ở lớp TN1 và TN2 các cháu tiến bộ nhanh hơn các cháu ở lớp ĐC1 và ĐC2., sở dĩ có điều đó, chúng tôi cho rằng: ở các lớp ĐC1 và ĐC2 trong khi hướng dẫn trẻ chơi trò chơi nặn, chúng tôi vẫn tiến hành các biện pháp hướng dẫn trẻ nặn như bình thường như trước đây không có gì thay đổi, còn ở lớp TN1 và TN2 chúng tôi đã sử dụng biện pháp tác động sư phạm theo thực nghiệm như ở mục 2.4.2 trang 53 đã nêu, đó là việc tổ chức giờ quan sát chuyên biệt, làm giàu vốn biểu tượng tạo hình cho trẻ, dạy trẻ tìm ý tưởng trước khi tạo hình, hướng dẫn trẻ tự tìm cách tạo ra sản phẩm...

Ở các lớp thực nghiệm, khi tổ chức giờ quan sát chuyên biệt (giờ học thực nghiệm), chúng tôi thấy trẻ thực sự hứng thú với giờ học, các cháu rất thích trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, “Cây nào quả đấy”, “Đoán con gì”, “Đoán quả gì”... Khi chơi cô giáo đã khéo léo lồng ghép vào trong giờ chơi để cung cấp các biểu tượng tạo hình cho trẻ, giúp trẻ nắm được đặc điểm chi tiết, hình dáng, màu sắc… của các vật. Trò chơi mang tính chất thi đua, đã gây được hứng thú của trẻ, trẻ thi đua muốn đoán được thật nhanh và nói được đầy đủ đặc điểm của đối tượng đó, trẻ vui sướng khi đoán được ra đó là cái gì, khi đoán được trẻ sung sướng và kêu to “Đội mình đã thắng”, “Đội chúng mình cố lên”... Các trò chơi đó dưới sự hướng dẫn của cô giáo, hiểu được luật chơi các cháu không cảm thấy căng thẳng, muốn được chơi nhiều, các cháu Minh Hoàng, Phương Trang, Thúy Hạnh, Đình Mạnh... là những trẻ chơi không biết mệt, khi trò chơi kết thúc trẻ nói với cô: “Cô ơi chúng con chơi nữa, chúng

vốn hiểu biết cho trẻ rất nhiều. Các cháu đã biết thêm được nhiều thứ như hoa quả, đồ vật, biết được màu sắc, hình dáng, kích thước, biết được những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? Trẻ biết thêm về các con vật, thấy được tư thế của nó khi đứng, khi đi, khi chạy như thế nào… trẻ nắm bắt được đặc điểm của chúng rất tỉ mỉ, chi tiết và ghi nhớ được lâu. Những điều này rất cần thiết cho trẻ khi tạo hình. Còn ở lớp đối chứng, trẻ không được học những giờ như vậy, mà cô giáo chỉ hướng dẫn trẻ quan sát các đối tượng tạo hình trên giờ nặn một cách đơn điệu, không gây được chú ý của trẻ đối với đối tượng. Do đó, vốn biểu tượng của trẻ nghèo nàn, sơ sài, đơn giản, khó đọng lại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khó làm nảy sinh ở trẻ các hình tượng phong phú.

Có được các biểu tượng rồi, để thể hiện nó bằng đường nét, hình khối thì trẻ phải cần có kỹ năng thể hiện, kỹ năng đó giúp trẻ hiện thực hóa những biểu tượng trong đầu thành một sản phẩm cụ thể. Do đó, vào giờ nặn, ở các lớp thực nghiệm, cô giáo dạy trẻ tìm cách nặn để thể hiện ý định của mình: Mỗi khi cô cho trẻ xem các hình tượng mà cô nặn, cô hỏi trẻ cách nặn như thế nào, thì những giờ đầu trẻ còn phải nghĩ và cần có sự gợi ý của cô thì trẻ mới nêu được cách nặn, nhưng những giờ sau khi cô đưa cho trẻ xem, nhiều trẻ đã giơ tay và nói được cách nặn. Mỗi cháu tìm ra cách nặn khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn nặn được hình tượng đó, như khi nặn con Mèo, con Voi, các con vật... trẻ đã nặn từ các khối ghép lại, hoặc nặn từ một khối đất nguyên, hoặc nặn bằng nhiều thao tác khác nhau. Nhiều trẻ đã tìm được cách nặn rất nhanh như Minh Hoàng, Phương Trang, Minh Anh, Thủy Tiên, Hồng Nhung... Nhờ có vốn biểu tượng phong phú, sinh động mà trẻ đã tri giác được, trẻ đã dễ dàng thể hiện ý định của mình, không còn khó khăn. Thí dụ, cô giáo hỏi trẻ: “Con muốn nặn con gì?” và “Con sẽ nặn như thế nào?”... Trẻ nói được ý định của mình rất nhanh: “Con nặn con Voi kéo gỗ”, “Con nặn con Sóc tinh nhanh”, “Con nặn Dê mẹ, Dê con”, hay “Con nặn mâm ngũ quả ngày Tết”... Nhưng ở lớp đối chứng, trong giờ nặn, cô cho trẻ xem mẫu nặn nào thì

trẻ chỉ thường bắt chước nặn theo mẫu vật đó. Việc dạy trẻ thể hiện hình tượng, mới chỉ dừng ở mức độ cô làm mẫu cho trẻ xem, trẻ bắt chước và làm theo, nên trẻ học được điều gì của cô thì làm lại như thế. Hơn nữa vốn biểu tượng của trẻ còn nghèo, thì các cháu không nghĩ ra được nhiều biểu tượng được, hoặc có nghĩ ra được, thì cũng không nhớ được hết các đặc điểm, chi tiết của nó. Khi muốn thể hiện thì lại lúng túng, phải nhờ có sự gợi ý của cô giáo. Có những trẻ như Vũ Hoàng, Đức Sơn, Minh Hiếu, Minh Tuấn... rất thích nặn, các cháu cũng muốn nặn theo ý của mình, nhưng lại không biết nặn như thế nào, các cháu lại phải nhờ cô bày cho cách nặn.

Những giờ học được tiến hành ở các lớp thực nghiệm đã gây được ấn tượng tốt cho trẻ, nó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của trẻ. Các cháu đã nặn ra nhiều sản phẩm hơn, các sản phẩm đó ít bị giống nhau và ít bị trùng lặp, các cháu thể hiện được những ý tưởng của mình bằng những tên gọi rất hóm hỉnh, rất ngây thơ. Chúng tôi có trao đổi với cô giáo Lan, là giáo viên dạy thực nghiệm, cô cho biết, cách dạy này có khác so với cách dạy thông thường hiện nay, các cháu rất thích, sản phẩm của trẻ có phong phú và sinh động hơn nhiều, trẻ thể hiện được ý định của mình, vì vậy nó rất sung sướng. Còn những giờ học ở các lớp đối chứng, sản phẩm của trẻ tạo ra thường giống nhau, không được nhiều hình, nhiều loại, ít độc đáo... Như vậy biện pháp sư phạm tác động mà chúng tôi thực hiện nhằm kích thích khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi đã phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, đưa lại hiệu quả tốt như trình bày ở trên.

 So sánh kết quả giữa lớp TN1 và TN2:

Để tiện so sánh kết quả về mức độ sáng tạo của trẻ ở lớp TN1 và TN2, trích từ bảng 3.10 chúng tôi có được bảng sau:

Bảng 3.11: Kết quả về mức độ khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở hai lớp thực nghiệm.

n đo Tốt Khá Trung bình Yừu SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 1 1 9 30 8 26,7 10 33,3 3 10 2 13 43,3 12 40 5 16,7 0 0 Thực nghiệm 2 1 2 6,7 8 26,7 14 46,7 6 20 2 10 33,3 13 43,3 5 16,7 2 6,7

Và để thể hiện bằng trực quan, chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.11: Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn ở nhóm thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2 (sau thực nghiệm đo lần 2).

Bảng 3.11 và biểu đồ 3.11 cho ta nhận xét khái quát là: Sau cùng một thời gian như nhau với cùng một biện pháp tác động sư phạm như nhau, với những giáo viên có trình độ tương tự như nhau về mọi mặt hướng dẫn, nhưng mức độ khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp thực nghiệm 1 cao hơn trẻ ở lớp thực nghiệm 2, cụ thể là:

 Ở mức độ tốt: Trẻ lớp TN1 chiếm 43.3%, trog khi đó ở trẻ lớp TN2 chiếm 33,3%. Lớp TN1 nhiều hơn lớp TN2 10%.

 Ở mức độ khá: Trẻ ở lớp TN1 chiếm 40%, còn ở lớp TN2 chiếm 43.3%; Lớp TN2 nhiều hơn lớp TN1 3.3% . 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tèt Kh¸ Trung b×nh YÕu 43.3 40 16.7 0 33.3 43.3 16.7 6.7 TN1 TN2

 Ở mức độ trung bình: Lớp TN1 và TN2 số trẻ đều chiếm 16,7% như nhau.

 Ở mức độ yếu: lớp TN1 không có trẻ nào, còn lớp TN2 chiếm 6,7%, chênh lệch 6,7%.

Mặt khác, xét về điểm trung bình khả năng sáng tạo và độ lệch chuẩn ở từng lớp, ta thấy, ở lớp TN1 điểm trung bình là 58,9 và độ lệch chuẩn là 8,7 còn ở lớp TN2 điểm trung bình là 54,6 và độ lệch chuẩn là 11,5, điều đó cho thấy điểm của trẻ ở lớp TN1 tập trung hơn điểm của lớp TN2 phân tán hơn. Vậy khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp TN1 tốt hơn lớp TN2.

Qua việc phân tích về mức độ và khả năng sáng tạo của trẻ ở 2 lớp TN, sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thì khả năng sáng tạo của trẻ ở lớp TN1 vẫn tăng nhanh hơn lớp TN2. Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi, đó là trẻ ở 2 lớp thực nghiệm 1 và 2 ở hai môi trường khác nhau. Các cháu ở lớp TN1 của trường mầm non Hoa Hồng (như chúng tôi đã nêu ở mục vài nét về khách thể nghiên cứu) có điều kiện thuận lợi hơn các cháu ở lờp TN2 của trường mầm non Kim Giang trong học tập và vui chơi. Trường mầm non Hoa Hồng thỉnh thoảng có tổ chức những buổi cho trẻ đi tham quan trong công viên, vườn bách thảo, vườn bách thú, vào rạp xiếc, vào thăm Lăng Bác... Điều đó đã giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, trẻ biết thêm được nhiều thứ cây cối, hoa lá, con vật, cảnh vật, nhà cửa, xe cộ... Tận mắt được nhìn thấy chúng chứ không chỉ qua phim ảnh và lời kể nên trẻ ghi nhớ những biểu tượng đó rất lâu và vì vậy, trong tiết học khi được giao nhiệm vụ tạo hình về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 93)