Phân tích những bất hợp lý trong cách tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 51)

mẫu giáo lớn 56 tuổi ở các trường Mầm non hiện nay:

Như trên đã trình bày, xuất phát từ giả thuyết cho rằng, khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi sẽ được cải thiện một bước, nếu có những biện pháp cải tiến thích hợp trong cách thức tổ chức trò chơi nặn (cách giảng

dạy), chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm ở giai đoạn thực nghiệm thứ 2 qua các việc làm sau:

Hiện nay, chương trình tổ chức hoạt động trò chơi tạo hình nói chung và trò chơi nặn nói riêng ở các trường Mầm non của Hà Nội có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

Về điểm mạnh:

 Trong chương trình đổi mới, các bài dạy nặn được đưa vào theo từng chủ điểm, chẳng hạn: Ở chủ điểm về thế giới động vật, có bài dạy nặn các con vật. Nội dung chương trình được xây dựng theo các chủ đề như vậy xuất phát từ sự hình thành những thuộc tính tâm lý chung và những năng lực chung nhất của trẻ em. Điều đó phù hợp với trẻ nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

 Tổ chức hoạt động theo góc: Trong đó có góc hoạt động tạo hình. Góc hoạt động này nhằm tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình tự do, theo ý thích và để mọi trẻ tham gia mạnh dạn, tự tin, bộc lộ khả năng của mình.

 Trong mỗi trò chơi tạo hình đều có đề cập đến:

+) Kỹ năng tạo hình: Hình thành ở trẻ khả năng tạo hình: Đường nét, màu sắc, hình, khối, bố cục... để trẻ biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình đối với sự vật hiện tượng xung quanh.

+) Giáo dục trẻ về đạo đức, tình cảm, thái độ, óc thẩm mỹ, luyện cho bàn tay khéo léo.

 Khi hướng dẫn trẻ tạo hình, giáo viên chuẩn bị mẫu cho trẻ.

Tuy rằng cách dạy nặn ở trường Mầm non hiện nay có những ưu điểm nhất định, song vẫn còn những tồn tại sau, làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ.

Về điểm yếu:

Qua dự giờ thăm lớp của nhiều giáo viên mầm non chúng tôi rút ra nhận xét chung là:

 Cách tổ chức trò chơi nặn của họ cho trẻ còn nhiều điều chưa phù hợp với lý luận về các thành tố tâm lý trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình mà chúng tôi đã tóm tắt trình bày một cách ngắn gọn ở mục 1.4.2. (trang 38, 39) của Luận văn này. Lý luận này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tri giác, của tưởng tượng, của xúc cảm trong nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên điều đó chưa được giáo viên mầm non dạy nặn hiểu và vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Trong lúc tổ chức trò chơi nặn họ thường không chú ý đúng mức đến việc tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình một cách chi tiết, có hệ thống và theo một bài bản thực sự khoa học. Thí dụ, khi dạy nặn con mèo, họ chỉ đơn giản làm như sau: Cô giáo cho trẻ xem con mèo cô nặn bằng đất, rồi hỏi đến đặc điểm của con mèo, hình dáng của đầu và của thân như thế nào? Tai mèo, đuôi mèo có đặc điểm như thế nào? Con mèo có mấy chân? Sau đó cô nặn mẫu cho trẻ xem. Cô giáo chưa hướng chú ý của trẻ tới đặc điểm, sự sinh động phong phú của đối tượng tạo hình, chưa có cách thức tổ chức để không ngừng làm giàu biểu tượng tạo hình cho trẻ.

 Thứ tự các bài dạy nặn sắp xếp chưa hợp lý. Các bài khó lại dạy trước, bài dễ hơn dạy sau. Chẳng hạn, bài nặn người và động vật dạy trước, bài nặn quả dễ dạy sau. Ở bài nặn quả, trẻ thực hiện các thao tác đơn giản hơn, còn bài nặn người, và động vật trẻ phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp hơn, thể hiện khó hơn.

 Phân phối nội dung dạy giữa giờ vẽ – nặn – xé, cắt dán chưa đều. Cụ thể: Trong 9 chủ điểm có 32 tiết dạy tạo hình thì trong đó có 4 giời nặn, giáo viên đều hướng dẫn theo cách cô làm mẫu, trẻ bắt chước làm theo, chưa có các biện pháp cải tiến. Theo cách này trẻ tạo ra những sản phẩm giống nhau như đúc, dập khuôn, nghèo nàn, đơn điệu. Và khi trẻ muốn nặn những cái

khác thì chúng gặp khó khăn, không biết nặn như thế nào, lại phải chờ cô làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)