Công cụ sử dụng trong quá trình điều tra:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 50)

Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance (nhà Tâm lý học Mỹ) làm công cụ điều tra nhằm phát hiện thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo. Khả năng sáng taọ cuả trẻ đựơc tính theo các tiêu chí sau:

1. Nhanh nhạy (Fluency F): Khả năng tạo ra được nhiều hình vẽ trong cùng một thời gian nhất định.

 Mỗi hình vẽ được 1 điểm.

2. Linh hoạt (Flexibility Fx): Khả năng linh hoạt trong việc tạo ra nhiều cách giải khác nhau.

 Mỗi loại hình vẽ được 1 điểm (2 hình cùng loại chỉ được tính 1 điểm).

3. Chi tiết, tỷ mỷ: (Elabonation E) Tính chi tiết, tỷ mỷ, công phu của sản phẩm.

 Mỗi chi tiết được 1 điểm (2 chi tiết giống nhau chỉ được tính 1 điểm).

4. Độc đáo (OsiginalityO): Tính độc đáo của sản phẩm hoặc phương pháp tạo thành sản phẩm.

 Tính độc đáo được tính theo tần số xuất hiện của hình vẽ (trong tất cả các hình vẽ của trẻ ở một bài có sự trùng lặp: <1% được tính 3 điểm, 1  2,99% được 2 điểm, 3  4,99% được 1 điểm, > 5% thì không cho điểm.

Trắc nghiệm sáng tạo của E. P. Torrance gồm 3 bài tập:  Bài tập 1:

Trên cơ sở một mẫu giấy mầu cho trước hình hạt đỗ, bạn hãy vẽ ra một bức tranh, cố gắng tạo ra bức tranh càng độc đáo càng tốt. Sau khi vẽ xong, bạn tự đặt tên cho bức tranh của mình.

Thời gian 5 phút:  Bài tập 2:

Trên cơ sở các hình vẽ chưa đủ trong các ô, bạn hãy vẽ thêm các chi tiết để tạo ra bức tranh ở trong các ô vuông đó. Hình vẽ càng độc đáo càng tốt. Sau đó đặt tên cho bức tranh.

Thời gian 30 phút.  Bài tập 3:

Trên trang giấy có 30 hình tròn, bạn hãy tạo ra nhiều hình vẽ từ những hình tròn đó, tạo ra càng nhiều càng tốt, và càng khác với người khác càng tốt.

Thời gian 10 phút

2.4. Quá trình chuẩn bị thử nghiệm tác động sƣ phạm:

2.4.1. Phân tích những bất hợp lý trong cách tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi ở các trường Mầm non hiện nay: mẫu giáo lớn 56 tuổi ở các trường Mầm non hiện nay:

Như trên đã trình bày, xuất phát từ giả thuyết cho rằng, khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi sẽ được cải thiện một bước, nếu có những biện pháp cải tiến thích hợp trong cách thức tổ chức trò chơi nặn (cách giảng

dạy), chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm ở giai đoạn thực nghiệm thứ 2 qua các việc làm sau:

Hiện nay, chương trình tổ chức hoạt động trò chơi tạo hình nói chung và trò chơi nặn nói riêng ở các trường Mầm non của Hà Nội có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

Về điểm mạnh:

 Trong chương trình đổi mới, các bài dạy nặn được đưa vào theo từng chủ điểm, chẳng hạn: Ở chủ điểm về thế giới động vật, có bài dạy nặn các con vật. Nội dung chương trình được xây dựng theo các chủ đề như vậy xuất phát từ sự hình thành những thuộc tính tâm lý chung và những năng lực chung nhất của trẻ em. Điều đó phù hợp với trẻ nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

 Tổ chức hoạt động theo góc: Trong đó có góc hoạt động tạo hình. Góc hoạt động này nhằm tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia hoạt động tạo hình tự do, theo ý thích và để mọi trẻ tham gia mạnh dạn, tự tin, bộc lộ khả năng của mình.

 Trong mỗi trò chơi tạo hình đều có đề cập đến:

+) Kỹ năng tạo hình: Hình thành ở trẻ khả năng tạo hình: Đường nét, màu sắc, hình, khối, bố cục... để trẻ biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình đối với sự vật hiện tượng xung quanh.

+) Giáo dục trẻ về đạo đức, tình cảm, thái độ, óc thẩm mỹ, luyện cho bàn tay khéo léo.

 Khi hướng dẫn trẻ tạo hình, giáo viên chuẩn bị mẫu cho trẻ.

Tuy rằng cách dạy nặn ở trường Mầm non hiện nay có những ưu điểm nhất định, song vẫn còn những tồn tại sau, làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ.

Về điểm yếu:

Qua dự giờ thăm lớp của nhiều giáo viên mầm non chúng tôi rút ra nhận xét chung là:

 Cách tổ chức trò chơi nặn của họ cho trẻ còn nhiều điều chưa phù hợp với lý luận về các thành tố tâm lý trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình mà chúng tôi đã tóm tắt trình bày một cách ngắn gọn ở mục 1.4.2. (trang 38, 39) của Luận văn này. Lý luận này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tri giác, của tưởng tượng, của xúc cảm trong nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên điều đó chưa được giáo viên mầm non dạy nặn hiểu và vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Trong lúc tổ chức trò chơi nặn họ thường không chú ý đúng mức đến việc tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình một cách chi tiết, có hệ thống và theo một bài bản thực sự khoa học. Thí dụ, khi dạy nặn con mèo, họ chỉ đơn giản làm như sau: Cô giáo cho trẻ xem con mèo cô nặn bằng đất, rồi hỏi đến đặc điểm của con mèo, hình dáng của đầu và của thân như thế nào? Tai mèo, đuôi mèo có đặc điểm như thế nào? Con mèo có mấy chân? Sau đó cô nặn mẫu cho trẻ xem. Cô giáo chưa hướng chú ý của trẻ tới đặc điểm, sự sinh động phong phú của đối tượng tạo hình, chưa có cách thức tổ chức để không ngừng làm giàu biểu tượng tạo hình cho trẻ.

 Thứ tự các bài dạy nặn sắp xếp chưa hợp lý. Các bài khó lại dạy trước, bài dễ hơn dạy sau. Chẳng hạn, bài nặn người và động vật dạy trước, bài nặn quả dễ dạy sau. Ở bài nặn quả, trẻ thực hiện các thao tác đơn giản hơn, còn bài nặn người, và động vật trẻ phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp hơn, thể hiện khó hơn.

 Phân phối nội dung dạy giữa giờ vẽ – nặn – xé, cắt dán chưa đều. Cụ thể: Trong 9 chủ điểm có 32 tiết dạy tạo hình thì trong đó có 4 giời nặn, giáo viên đều hướng dẫn theo cách cô làm mẫu, trẻ bắt chước làm theo, chưa có các biện pháp cải tiến. Theo cách này trẻ tạo ra những sản phẩm giống nhau như đúc, dập khuôn, nghèo nàn, đơn điệu. Và khi trẻ muốn nặn những cái

khác thì chúng gặp khó khăn, không biết nặn như thế nào, lại phải chờ cô làm mẫu.

 Các cô giáo khi hướng dẫn trẻ tạo hình đều hướng dẫn theo một cấu trúc rập khuôn cứng nhắc, như vào đầu giờ cô giới thiệu bài, sau đó cho trẻ quan sát mẫu và cô nặn mẫu cho trẻ xem, trẻ xem cô nặn mẫu xong thì nặn. Do đó, trò chơi tạo hình nói chung và trò chơi nặn nói riêng chưa khơi dậy hứng thú và tính tích cực của trẻ. Giờ chơi tạo hình vẫn còn mang dáng dấp của giờ học.

Chúng tôi cho rằng, muốn cải thiện một bước khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua trò chơi tạo hình nói chung, trò chơi nặn nói riêng, nhất thiết phải tìm cách khắc phục những thiếu sót nói trên, làm cho cách hướng dẫn tổ chức trò chơi nặn của cô giáo cho trẻ phù hợp hơn với lý luận Tâm lý học trong lĩnh vực này. Từ suy nghĩ ấy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhằm cải tiến cách thức tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi và dựa vào thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của chúng. Song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung sức nhằm khắc phục về mặt phương pháp.

2.4.2. Một vài biện pháp cải tiến cách thức tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi, nhằm cải thiện một bước khả năng sáng tạo mẫu giáo lớn 56 tuổi, nhằm cải thiện một bước khả năng sáng tạo của trẻ.

Do thời gian có hạn, nên chúng tôi chỉ đi vào một số biện pháp sau đây:  Thay đổi cách tổ chức cho trẻ quan sát: Đối với giờ nặn, cần phải tổ chức giờ quan sát chuyên biệt, có cách thức để trẻ cảm thụ được đầy đủ về đặc điểm, hình dáng, sự phong phú đa dạng của đối tượng nặn.

 Có biện pháp giúp trẻ tự lập, phát huy tính tích cực – chủ động của trẻ nhằm giúp trẻ tự tìm tòi, khám phá cách nặn, cách tạo ra sản phẩm.

 Tổ chức cho trẻ quan sát các đối tượng tạo hình, và nặn các đối tượng đó dưới hình thức vui chơi, làm tăng thêm tính tích cực ở trẻ trên giờ nặn và tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

 Tổ chức sự quan sát đối tượng tạo hình của trẻ sao cho có thể phát triển ở chúng:

1. Tính nhanh nhạy (đó là khả năng nhanh chóng tạo ra sản phẩm): Cần tạo cho trẻ thói quen tập trung làm việc, nhanh chóng để hoàn thành công việc. 2. Tính linh hoạt (đó là khả năng tạo ra nhiều cách giải khác nhau): Cần tập

cho trẻ có thói quen mở rộng phạm vi để tài, tưởng tượng ra nhiều hình tượng có liên quan đến tính đề tài càng nhiều càng tốt. Cho trẻ quan sát thấy nhiều loại: Con vật nuôi, con vật sống trong rừng, con vật trong chuyện kể, con vật dưới nước... Để trẻ có thể thực hiện được ý định nặn nhiều loại hình khác nhau, cho trẻ xem các sản phẩm cô nặn, trẻ tự tìm tòi, phát hiện cách nặn: nặn một hình có thể bằng nhiều cách, nặn bằng một cách có thể được nhiều loại hình.

3. Tính tỷ mỷ, chi tiết: Cần tạo cho trẻ quan sát để nắm được từng bộ phận, chi tiết, từng nét cụ thể của biểu tượng.

4. Tính độc đáo: Đó là tính độc đáo của sản phẩm hoặc độc lập của trẻ, gây hứng thú cho trẻ hoạt động.

 Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động các biện pháp trên ở các trường mầm non có điều kiện, môi trường khác nhau. Đó là Trường mầm non Hoa Hồng và Trường mầm non Kim Giang.

2.5. Quá trình tiến hành thử nghiệm tác động sƣ phạm:

2.5.1. Những cải tiến trong cách thức tổ chức trò chơi nặn cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi: lớn 56 tuổi:

Để cụ thể hóa những biện pháp cải tiến cách thức tổ chức trò chơi nặn cho trẻ vừa nói tới ở trên, chúng tôi xin minh họa sau đây một số buổi tổ chức

trò chơi nặn cho trẻ theo ý đồ thực nghiệm (những buổi tổ chức còn lại xin xem phụ lục số 3) NẶN CÁC CON VẬT. Ở LỚP THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC QUAN SÁT Mục tiêu:

Trẻ quan sát các con vật, nắm được đặc điểm, dáng vận động và tư thế khác nhau của các con vật. Qua đó làm giàu vốn biểu tượng tạo hình cho trẻ.

Phát triển khả năng quan sát, tư duy so sánh, phân tích ở trẻ.

Chuẩn bị:

 Sa bàn các con vật trong khu rừng.  Tranh ảnh về các con vật.

Hƣớng dẫn:

Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Vào rừng xanh”. Đến khu rừng (sa bàn mô hình các con thú trong rừng).

Cô hướng chú ý của trẻ đến các con vật.

1. Con Thỏ:

Cô đố trẻ:

“Con gì đuôi ngắn, tai dài

Mắt hồng lông trắng có tài nhảy nhanh”.

Sau đó trẻ nhìn vào con Thỏ, cô hỏi trẻ đặc điểm của con Thỏ, trẻ tự miêu tả: Đầu, mình, tai, chân, đuôi, mắt, ria mép. Và cô lại hỏi trẻ, nhìn thấy Thỏ đang làm gì? Trẻ kể những chú Thỏ đang xách làn đi hái cỏ non, chú Thỏ đang ăn củ Cà rốt, các tư thế của con Thỏ này như thế nào.

Sau đó cô gợi ý cho trẻ nhớ xem con Thỏ có ở trong câu chuyện nào mà trẻ biết. Rất nhiều trẻ nêu được câu chuyện “Thỏ ngoan” “Thỏ Trắng, Thỏ nâu”. “Thỏ, Dê, Hươu cao cổ”. “Thỏ con ăn gì?”

2. Con Công.

Cô giáo đặt câu đố để trẻ đoán xem là con gì? “Con gì đẹp nhất loài chim

Đuôi xòe rực rỡ muôn ngàn cánh hoa”.

Trẻ đoán là con Công. Sau đó cô hỏi trẻ, nhìn con Công có đặc điểm gì? Nhiều trẻ rất thích con công, vì trông nó đẹp và miêu tả về cái đầu, mình và đuôi Công, rồi bắt chước con Công múa, rồi cùng đọc bài thơ:

“Tập tầm vông Con công nó múa Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xòe cánh ra

A ta cầm tay múa ca…”.

3. Con Sóc:

Cô hỏi trẻ con gì mà đuôi to, chân bé, mà truyền cành rất nhanh. Trẻ nhìn vào con Sóc và nói rất nhanh: Con Sóc !

Cô cho trẻ miêu tả con Sóc với cái đuôi to sù, trông rất đẹp. Đôi mắt của Sóc rất tinh, bốn chân nhỏ nhưng nhanh nhẹn, truyền cành rất nhanh. Cô hỏi trẻ: “Sóc thích ăn gì?” Cô nói cho trẻ biết trước khi mùa đông đến Sóc đi nhặt hạt dẻ về để giữ lại ăn trong mùa đông.

4. Con Voi:

“Bốn chân như bốn cột đình Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau

Vòi dài vắt vẻo trên đầu

Trong rừng thích sống với nhau từng đàn”.

Trẻ thi nhau đoán là con Voi, vì hình tượng con Voi trẻ đã biết qua bài nặn con Voi. Trẻ rất yêu thích con Voi vì đây là con vật to khỏe và làm được nhiều việc.

5. Con ngựa:

Cô hướng dẫn trẻ chú ý đến con Ngựa, và đố xem trẻ nào phát hiện ra con Ngựa có đặc điểm gì? Có trẻ chú ý đến đầu Ngựa, mô tả mặt, mắt, tai Ngựa, có trẻ chú ý đến chân Ngựa và cái bờm của nó, có trẻ lại chú ý và kể đến chân Ngựa và đuôi Ngựa. Trẻ rất thích con Ngựa vì con Ngựa rất khỏe, nó phi nhanh.

Trong khu rừng còn rất nhiều các con vật khác như Khỉ, Gấu, Hươu, Nai... Cô hướng chú ý của trẻ đến các con vật đó và sau đó đố trẻ xem xong và nhớ xem các con vật mình đã xem là con gì? Nó có nét gì nổi bật đáng nhớ. Cuối giờ cô cho trẻ hát bài “Đố bạn”.

“Trèo cây nhanh thoăn thoắt, đố bạn biết con gì? Đầu đội hai cái nón, đúng là chú Hươu sao Hai tai to phành phạch đó là chú Voi to Trông xem kìa! Ai đi như thế kia

Phục phịch phục phịch đó là bác Gấu đen”.

Giờ xem các con vật, đã tạo cho trẻ niềm vui và rất thích thú, trẻ nhớ được các con vật với đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy của nó, các dáng vẻ khác nhau và môi trường sinh sống. Trẻ dễ nhớ để sau đó sẽ nặn các con vật mà trẻ thích.

TRÒ CHƠI NẶN CÁC CON VẬT YÊU THÍCH Mục tiêu:

Dựa vào biểu tượng đã tri giác được về các con vật và kỹ năng đã biết, trẻ thể hiện được các con vật mà mình thích. Trẻ tự nghĩ tên cho sản phẩm của mình.

Phát huy sáng tạo của trẻ.

Chuẩn bị:

 Một số các con vật nặn bằng đất.  Đất, bảng nặn.

 Các nguyên liệu khác: Hột, hạt, que tăm.

Hƣớng dẫn:

*Phần đầu giờ: Cô cho trẻ đi xem triển lãm “Bé khéo tay”. Triển lãm trưng

bày các sản phẩm của các bạn nhỏ. Cô chỉ cho trẻ xem lần lượt từng sản phẩm, và hỏi trẻ nghĩ xem đây là bức tranh gì ?

*Phần hướng dẫn:

Cô lần lượt cho trẻ xem các mẫu

1. Con Gấu và hai con Thỏ.

Trẻ xem và đặt tên cho bức tranh này:  Bác Gấu và hai chú Thỏ.

 Thỏ trắng, Thỏ nâu và bác Gấu nâu.  Tình bạn.

Cô hỏi trẻ, vậy nặn các nhân vật này bằng các cách nào? Trẻ nhìn mẫu nặn và nói cách làm từ các khối: Khối tròn, khối trứng... và làm các chi tiết mắt, tai,…

2. Con Ngựa:

Trẻ nhìn hai con Ngựa, suy nghĩ một lúc rồi đặt tên cho đề bài. Các trẻ đặt nhiều tên khác nhau:

 Ngựa mẹ và Ngựa con (Thúy Hạnh, Đình Mạnh).  Hai mẹ con nhà Ngựa (Minh Hiếu).

 Hai chú Ngựa cùng chạy đua (Linh).

 Chú Ngựa con lạc đường, bác Ngựa đưa về.

Cô hỏi nặn như thế nào? Long và Hồng Nhung nói cách nặn đầu, bằng cách xoay tròn rồi lăn nghiêng, hoặc xoay tròn rối kéo dài một đầu; Cách nặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)