Các thành tố tâm lý trong sángtạo nghệ thuật tạo hình:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 42)

Trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình có sự tham gia của rất nhiều quá trình tâm lý, phẩm chất tâm lý khác nhau: Tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm, ý chí, nhu cầu, động cơ... Trong đó các thành tố cơ bản nhất đó là tri giác, cảm xúc và tưởng tượng.

Tri giác trong nghệ thuật tạo hình:

Hoạt động tạo hình là hoạt động “Nghệ thuật tri giác”. Khả năng “nhìn”, “thấy” đối tượng miêu tả là điều cơ bản quyết định sự phát triển và hiệu quả sáng tạo của quá trình tạo hình. Quá trình nhận thức của con người được bắt đầu từ nhận thức cảm tính, đến biểu tượng rồi phán đoán, suy lý... với kinh nghiệm sống dồi dào giúp cho các biểu tượng về sự vật, hiện tượng trở nên phong phú. Vì vậy, biểu tượng thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo của người nghệ sỹ nói chung, họa sỹ nói riêng.

Tri giác trong tạo hình trước kết quả là tri giác mang tính khoa học. Nó vừa là cái nhìn bao quát, vừa là sự nắm bắt đầy đủ, chi tiết, vừa là quá trình phân tích, đồng thời là sự tổng hợp nhằm nắm bắt được cái chung, cái bản chất của đối tượng trong mối quan hệ giữa các chi tiết, bộ phận của một chỉnh thể toàn vẹn.

Tri giác trong tạo hình là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Tâm lý học nghệ thuật, vì đó là nhân tố tâm lý quyết định quá trình nhận thức và sáng tạo nghệ thuật. Nếu năng lực trí giác trong tạo hình phát triển ở trình độ thấp thì những quá trình cảm xúc và tưởng tượng trong hoạt động nghệ thuật sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn, thậm chí không diễn tả được. Helvettins (1715 - 1771) nói “Thiên tài không phải là cái gì khác mà là

sự chú ý liên tục, những tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của quá trình tri giác hiện thức khách quan”. [16]

Xúc cảm trong sáng tạo nghệ thuật:

L. X. Vưgotxki chỉ ra rằng bên cạnh tri giác, xúc cảm cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nghệ thuật. Các nhà Tâm lý học D. N. Uznadze; A. G. Vaxadze... cho rằng: “Cảm xúc nghệ thuật là yếu tố có vai trò định hướng cho hoạt động nghệ thuật. Sự liên kết của cảm xúc nghệ thuật với nhu cầu nhận thức sẽ huy động các hoạt động trí tuệ, tạo nên sức mạnh và sự sẵn sàng của người hoạ sỹ cho sự tự thể hiện trong sáng tác”. [35].

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, một hình tượng nghệ thuật được bắt nguồn từ cảm xúc có thật của người nghệ sỹ ở các tình huống, hoàn cảnh điều kiện khác nhau mà người nghệ sỹ đã đúc kết trong kho tàng kinh nghiệm của mình. Điều đó có nghĩa là, tất cả các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau đều là sự thể hiện những cảm xúc thực của người nghệ sỹ.

Quá trình hình thành hình ảnh nghệ thuật đòi hỏi sự có mặt của cảm xúc thẩm mỹ trong mối quan hệ giữa xúc cảm với trực giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng.

Tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật:

Tưởng tượng là quá trình tâm lý thể hiện ở việc sáng tạo ra những hình tượng mới trên cơ sở hiện thực. Tưởng tượng là nhân tố cần thiết không thể thiếu trong sáng tạo nghệ thuật. Nó giúp người nghệ sỹ hình dung ra những cái không trực tiếp tri giác. Theo Chu Quang Tiềm: Tưởng tượng là yếu tố hạt nhân, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sáng tạo, người nghệ sỹ không bao giờ có thể xây dựng được hình tượng nghệ thuật. Ông chia tưởng tượng ra làm 2 loại:

+) Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình người nghệ sỹ phục hồi tái diễn lại những kinh nghiệm cũ trong ký ức của mình để tạo nên chất liệu chuẩn bị cho

quá trình xây dựng hình tượng. Đây là quá trình tích lũy những sự kiện, những con người, những vấn đề phù hợp với cảm xúc, phù hợp với ý đồ sáng tạo.

+) Tưởng tượng sáng tạo: Trong giai đoạn này người nghệ sỹ tập hợp những yếu tố, những hồi ức, những tài liệu đã được lựa chọn trong quá trình tái tạo để thiết lập một số cơ cấu mới theo thể thức nhất định nhằm tạo ra hình tượng nghệ thuật.

Vậy, trong hoạt động tạo hình, tri giác là khâu quan trọng, là điều kiện cơ bản hình thành biểu tượng và đó là cơ sở để tưởng tượng và sáng tạo. Tưởng tượng sáng tạo giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra cái mới, cái độc đáo, đó chính là những hiện tượng nghệ thuật. Trong quá trình đó xúc cảm giữ vai trò liên kết và kích thích tưởng tượng sáng tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi nặn (Trang 42)