1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt

104 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 630,29 KB

Nội dung

Ví dụ như trong khẩu ngữ, có lúc trực tiếp sử dụng từ tiếng Anh “in” để biểu thị “流 行” hiện hành, “out” biểu thị “过 时” quá hạn, “fashion” biểu thị “时 ” từ đã du nhập hẳn vào vốn từ của m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-DIỆP TIỂU HOA

TỪ VAY MƯỢN CÓ NGUỒN GỐC ẤN ÂU TRONG

TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-DIỆP TIỂU HOA

TỪ VAY MƯỢN CÓ NGUỒN GỐC ẤN ÂU

TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học

Mã số: 60220240

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội-2014

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Nội dung cơ bản của luận văn 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

Đặt vấn đề 11

1.1 Nhận diện từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán 12

1.2 Từ ngoại lai và từ vay mượn 13

1.3 Định nghĩa từ vay mượn 16

1.4 Từ dic̣h ý và từ vay mượn 18

1.4.1 Đặt vấn đề .18

1.4.2 Từ dịch ý .19

1.4.3 Từ dịch ý và từ vay mượn 20

1.5 Nguồn gốc từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán - Việt 22

1.5.1 Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Hán 22

1.5.2 Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Việt 24

1.6 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán - Việt 26

1.6.1 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán 26

1.6.1.1 Phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa 26

1.6.1.2 Nhu cầu xu thế quốc tế hóa 27

1.6.1.3 Ảnh hưởng của nhân tố xã hội 27

1.6.2 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Việt 28

1.6.2.1 Nguyên nhân phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa 28

1.6.2.2 Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội 29

1.6.2.3 Nguyên nhân nhu cầu phát triển tự thân của tiếng Việt 30

Trang 5

1.7 Chức năng của từ vay mượn 31

1.7.1 Chức năng ngôn ngữ 32

1.7.2 Chức năng xã hội 33

1.7.3 Chức năng văn hóa 35

1.7.4 Chức năng tâm lý 36

1.8 Ảnh hưởng của từ vay mượn đối với ngôn ngữ Hán 38

1.8.1 Từ vay mượn làm gia tăng vốn từ vựng tiếng Hán 38

1.8.2 Từ vay mượn giúp từ vựng Hán có thêm các sắc thái ý nghĩa từ vựng 39

1.8.3 Bổ sung sắc thái cảm tình cho tiếng Hán 39

1.9 Quy phạm và thái độ ứng xử đối với từ vay mượn 40

Tiểu kết 41

CHƯƠNG 2: BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ TỪ VAY MƯỢN ẤN – ÂU TRONG HAI NGÔN NGỮ HÁN - VIỆT 42

Đặt vấn đề 42

2.1 Nguồn gốc từ vay mượn gốc Ấn – Âu trong hai ngôn ngữ Hán - Việt 43

2.1.1 Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Hán 43

2.1.1.1 Nguồn gốc tôn giáo 43

2.1.1.2 Gốc các dân tộc nước ngoài 44

2.1.1.3 Gốc tiếng Pháp 46

2.1.1.4 Gốc tiếng Đức 46

2.1.1.5 Gốc tiếng Nga 49

2.1.1.6 Gốc tiếng Anh 49

2.1.2 Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Việt 50

2.1.2.1 Từ vay mượn gốc Ấn Độ 50

2.1.2.2 Từ vay mượn gốc Pháp 51

2.1.2.3 Từ vay mượn gốc Anh 52

2.2 Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán - Việt 55

2.2.2 Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán 55

2.2.2.1 Đặc điểm ngữ vực 55

Trang 6

2.2.2.2 Tính chất, diễn biến 57

2.2.3 Đặc điểm từ vay mượn gốc Ấn Âu trong tiếng Việt 59

2.2.3.1 Đặc điểm ngữ vực 59

2.2.3.2 Tính chất, diễn biến 61

Tiểu kết 63

CHƯƠNG 3: SO SÁNH TỪ VAY MƯỢN ẤN – ÂU TRONG HAI NGÔN NGỮ HÁN – VIỆT 64

Đặt vấn đề 64

3.1 Phương thức vay mượn từ trong ngôn ngữ Hán – Việt 65

3.1.1 Phương thức vay mượn trong tiếng Hán 65

3.1.1.1 Từ ngoại lai du nhập theo phương thức phiên âm 65

3.1.1.2 Từ vay mượn theo phương thức phiên âm kiêm ý liên hệ 69

3.1.1.3 Từ vay mượn nguyên hình thức 71

3.1.2 Phương thức vay mượn trong tiếng Việt 74

3.1.2.1 Từ phiên âm 74

3.1.2.2 Từ phiên âm kết hợp thêm biểu ý 74

3.1.2.3 Vay mượn trực tiếp 75

3.2 Con đường thâu nhập từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt 75

3.2.1 Vay mượn thông qua Phật Giáo và các tôn giáo khác 75

3.2.2 Vay mượn trong quá trình thực địa hoá của thực dân 75

3.2.3 Tác phẩm phiên dịch của trí thức yêu nước 76

3.3 Một số khác biệt về phân bố từ ngoại lai trong hai ngôn ngữ Hán và Việt 76

3.3.1 Trường hợp từ vay mượn xuất hiện trong tiếng Hán mà không hoặc ít xuất hiện trong tiếng Việt 77

3.3.1.1 Từ ngoại lai gốc Nga thường gặp 77

3.3.1.2 Từ ngoại lai gốc Đức-Ý thường gặp 78

3.3.1.3 Từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại (mới) có nguồn gốc tiếng Đức trong lĩnh vực khoa học 79

Trang 7

3.3.2 Trường hợp từ ngoại lai (vay mượn) xuất hiện trong tiếng Việt mà không

hoặc ít xuất hiện trong tiếng Hán 80

3.3.2.1 Từ ngoại lai gốc Pháp thường gặp trong tiếng Việt (tiếng Hán ít gặp) 80

3.3.2.2 Có một sự vay mượn đơn chiều Hán – Việt mà ít có sự vay mượn Việt Hán .81

3.4 Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Hán 83

3.4.1 Biến đổi ngữ âm 83

3.4.1.1 Biến đổi hình thức kết cấu âm tiết 83

3.4.1.2 Biến đổi bộ phận âm tố trong âm tiết 84

3.4.1.3 Tăng giảm âm tiết 84

3.4.2 Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ 84

3.4.2.1 Mở rộng nghĩa từ 84

3.4.2.2 Thu hẹp nghĩa từ 85

3.4.2.3 Phát sinh thêm nghĩa từ 85

3.4.2.4 Suy diễn nghĩa từ 86

3.4.2.5 Thay đổi ý nghĩa tình thái của từ 86

3.4.2.6 Phân hóa nghĩa từ 87

3.5 Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt 87

3.5.1 Biến hóa ngữ âm 87

3.5.1.1 Thêm thanh điệu 87

3.5.1.2 Đơn âm tiết hóa 88

3.5.1.3 Biến đổi ngữ âm 88

3.5.1.4 Tỉnh lược âm 89

3.5.2 Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ 90

3.5.2.1 Mở rộng nghĩa 90

3.5.2.2 Thu hẹp nghĩa 91

3.5.2.3 Thay đổi nghĩa 91

3.5.2.4 Phát sinh thêm nghĩa từ 91

3.5.2.5 Thay đổi nghĩa tình thái (chủ quan) 91

Trang 8

3.5.2.6 Phân hóa nghĩa 92

3.6 Ảnh hưởng của từ vay mượn gốc Ấn - Âu trong ngôn ngữ Hán – Việt 92

3.6.1 Mặt tích cực 92

3.6.2 Mặt tiêu cực 95

Tiểu kết 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 9

Là hai nước có quan hệ gần gũi với nhau, Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi nước đã có những ảnh hưởng qua lại tích cực Sự hiện diện của một số lượng lớn các từ Hán Việt và các kết cấu ngữ pháp Hán trong tiếng Việt là những biểu hiện sinh động cho sự tác động qua lại giữa hai nền văn hóa Trong giới ngôn ngữ học hai nước, các công trình nghiên cứu về từ Hán Việt là tương đối nhiều và kết quả nghiên cứu cũng đã được khẳng định.

Dẫu vậy, trong quá trình phát triển đi lên, cả hai quốc gia đều mở cửa giao lưu với bên ngoài từ rất sớm Tiếng Hán và tiếng Việt trong quá trình đó đã du nhập vào mình hàng loạt những yếu tố ngoại lai mà một biểu hiện dễ thấy nhất là vốn từ vựng có nguồn gốc nước ngoài trong đó có vốn từ ngoại nhập gốc Ấn – Âu Chúng tôi, với luận văn này dự kiến tập trung chủ yếu vào khảo sát tìm hiểu các từ vay mượn nguồn gốc Ấn-Âu trong tiếng Hán, có so sánh với hiện tượng này trong tiếng Việt Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho một số công việc liên quan đến thực hành ngôn ngữ như giảng dạy tiếng Trung

và tiếng Việt

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu đặc điểm của từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán (so sánh với tiếng Việt), chúng tôi hy vọng luận văn góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn nữa về hiện tượng vay mượn Ấn-Âu nói riêng và hiện tượng vay mượn từ nói chung; góp phần vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc Hán với

tư cách là ngoại ngữ đối với người Việt

Trang 10

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Từ vay mượn nói chung là đối tượng rất rộng Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát từ vay mượn gốc Ấn Âu đã được ghi trong từ điển, trên các phương diện: nguồn gốc, đặc điểm, phương thức vay mượn Cụ thể:

trong từ điển và trong một số tác phẩm văn học dịch Công việc này cũng sẽ được tiến hành đối với tiếng Việt

loại chúng thành các tiểu nhóm rồi mô tả đặc điểm chung và của các từ vay mượn này trước khi đi sâu tìm hiểu một nhóm điển hình

và tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu sẽ là thống kê miêu tả kết hợp chặt chẽ với phương pháp đối chiếu so sánh, trên cơ sở nền là phép biện chứng lịch sử của chủ nghĩa duy vật lịch sử

5 Nội dung cơ bản của luận văn

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Bức tranh tổng quát về từ vay mượn Ấn - Âu trong tiếng Hán và tiếng Việt

- Chương 3: So sánh từ vay mượn Ấn Âu trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Đặt vấn đề

Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa giữa các quốc gia ngày một thêm sâu sắc; mối quan hệ giữa các nước, xét trên góc nhìn văn hóa, là kiểu trong anh có tôi, trong tôi có anh, càng lúc càng mật thiết Tiếng Hán, thành tố trọng yếu của văn hóa Trung Quốc, tất nhiên cũng chịu tác động của trào lưu quốc tế hóa, vốn từ vay mượn trong tiếng Hán ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng Ngôn ngữ biến đổi theo dòng chảy thời gian và sự biến thiên của xã hội, trong đó từ vay mượn thể hiện những biến đổi mới trong cuộc sống Số lượng lớn từ ngoại lai thâu nhập vào cho thấy sự giao lưu mật thiết giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới và sự biến đổi cách tân từng ngày trong cuộc sống con người Trung Quốc trong lúc hấp thu từ nước ngoài không thể đi ngược quy luật phát triển, truyền thống và thói quen ngôn ngữ để tự ý biên tập tạo mới mà phải tuân theo quy luật phát triển khách quan, nắm vững phương pháp tạo từ mới có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc

Từ vay mượn là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa, là kết quả của sự giao lưu qua lại giữa các dân tộc, quốc gia Nghiên cứu tiến trình thâm nhập của từ ngoại lai giúp hiểu rõ lịch sử tiếp xúc qua lại giữa dân tộc Hán với các dân tộc khác, giữa Trung Quốc với nước khác, làm rõ đặc trưng các giai đoạn phát triển của lịch sử văn hóa Đây là ý nghĩa của việc nghiên cứu từ vay mượn đối với văn hóa học hay ngôn ngữ học văn hóa Trên bình diện ngôn ngữ học, từ ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng là từ ngữ của ngôn ngữ có xuất xứ ngoài tiếng Hán Phân tích quá trình hấp thu và biến đổi của bộ phận này sẽ giúp hiểu rõ hơn quy luật phát triển nội bộ của tiếng Hán

Nhà ngôn ngữ học Mỹ E Sapir cho rằng: “Ngôn ngữ, giống như văn hóa, rất ít loại tự mình hoàn thiện Nhu cầu giao tiếp khiến giữa người nói một loại ngôn ngữ với người nói một ngôn ngữ gần giống hoặc chiếm ưu thế trên góc độ văn hóa nảy sinh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp”[35] Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của nhân

Trang 12

loại, các dân tộc trong quá trình giao thương buôn bán, giao lưu văn hóa, chiến tranh thực dân, di dân tạp cư tất yếu phát sinh sự tiếp xúc, tương hỗ về ngôn ngữ Ngôn ngữ khi tiếp xúc bổ trợ qua lại sẽ chịu ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng này từng bước tác động đến những tầng mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Ảnh hưởng đơn giản nhất giữa một ngôn ngữ đến ngôn ngữ khác là sự “vay mượn” từ Bất cứ quốc gia, dân tộc nào trong dòng chảy lịch sử phát triển của mình đều không thể đứng độc lập, hoàn toàn bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp, mà tất yếu phải tiến hành tiếp xúc và giao lưu với dân tộc khác, vì vậy dường như bất kỳ kho từ vựng của ngôn ngữ nào cũng bao hàm một số lượng nhất định từ vay mượn

1.1 Nhận diện từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán

Sự tiếp xúc bổ trợ qua lại giữa các ngôn ngữ khác nhau là một hiện tượng thường xuyên Khi người sử dụng ngôn ngữ mô phỏng một từ trong ngôn ngữ khác, đem quy tắc phát âm và cách sử dụng từ này nạp vào hệ thống ngôn ngữ của mình, quá trình này được gọi là vay mượn, các từ này được gọi là từ ngoại lai hay từ vay mượn Theo cách hiểu chung, “từ ngoại lai” và từ vay mượn là loại từ vốn không thuộc ngôn ngữ dân tộc mình, là loại từ ngữ do chịu ảnh hưởng của dân tộc khác

mà phát sinh Loại từ lấy nguyên bản từ ngôn ngữ khác được sử dụng lai tạp trong ngôn ngữ, dạng từ vận dụng hình thức mang sắc thái “洋 经 滨 - dương kinh tân” trong khẩu ngữ hàng ngày sẽ không thuộc phạm trù từ ngoại lai mà chúng tôi đề cập Ví dụ như trong khẩu ngữ, có lúc trực tiếp sử dụng từ tiếng Anh “in” để biểu thị “流 行” (hiện hành), “out” biểu thị “过 时” (quá hạn), “fashion” biểu thị “时

từ đã du nhập hẳn vào vốn từ của một ngôn ngữ dân tộc nào đó, đã có những đặc điểm và hoạt động phù hợp với các điều kiện của ngôn ngữ dân tộc mà nó nhập vào, so với bản thân từ này trong hệ thống ngôn ngữ khác có sự khu biệt về bản chất Về phạm vi, theo hướng phát triền mới của khoa học ngôn ngữ tại Trung Quốc hiện nay, khái niệm từ vay mượn và từ ngoại lai đã xuất hiện những dị biệt cần phân tích rõ

Trang 13

1.2 Từ ngoại lai và từ vay mượn

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng, chủ yếu có các tên gọi “ngôn ngữ ngoại lai”, “từ mượn”, “từ ngoại lai”, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như dịch ngữ, dịch danh, ngôn ngữ mượn nhập, ngôn ngữ vay mượn

“tất cả các cách dụng ngữ đều sử dụng hai phương pháp chính là “nội phát” và

“ngoại lai” “Nội phát” là các từ gốc bản địa do tự mình sáng tạo ra, loại ngôn ngữ này có thể gọi là “ngôn ngữ nội phát” (ngôn ngữ có nguồn gốc xuất xứ từ nội địa) Đối lập với “ngôn ngữ nội phát” chính là ngôn ngữ ngoại lai vay mượn từ nước khác, “ngôn ngữ ngoại lai” lấy âm nghĩa là chủ đạo”

(2) Từ mượn/chữ mượn: theo “Ngôn ngữ và văn hóa” của La Thường Bồi:

“Cái gọi là “từ mượn” chính là thành phần ngôn ngữ ngoại lai tạp lẫn trong ngôn ngữ một nước.”

(3) Từ ngoại lai: được đề cập sớm nhất trong “Nghiên cứu từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại” của Cao Danh Khải, Lưu Chính Sử Hữu Vi (1937-) cho rằng, từ ngoại lai trong tiếng Hán chỉ những từ trên tiền đề lấy nguyên nghĩa từ của ngôn ngữ dân tộc khác, mượn toàn bộ hoặc một bộ phận hình thức ngữ âm tương ứng với

từ của dân tộc này, và có sự khác biệt về trình độ với từ tiếng Hán Hán hóa [22] Nói một cách khái quát, từ ngoại lai trong tiếng Hán là những từ được mượn từ ngôn ngữ khác, đã được sử dụng trong một thời gian tương đối dài và có tính ổn định tương đối

Sử Hữu Vi từng viết rất nhiều bài nghiên cứu trên cơ sở lịch sử vấn đề thuật ngữ từ ngoại lai, như “Ngôn ngữ ngoại lai” trong yếu tố ngoại lai và các vấn đề liên quan khác; Ảnh hưởng của “Ngôn ngữ ngoại lai” và “từ khái niệm ngoại lai”, “từ ảnh hưởng ngoại lai”; Lại bàn về thuật ngữ từ ngoại lai…, ông chỉ ra: (1)“ngôn ngữ ngoại lai” từ Nhật Bản du nhập vào, và (2)“từ vay mượn, chữ vay mượn” thì do học giả Trung Quốc căn cứ trên các từ có trong ngôn ngữ phương Tây trực tiếp phiên dịch thành; (3) “từ ngoại lai” lấy từ sự kết hợp giữa “từ mượn” và “ngôn ngữ ngoại

Trang 14

lai”, vào khoảng vào những năm 50 của thế kỷ 20, do các học giả chịu ảnh hưởng

từ các “từ” thuật ngữ mới mà đề xuất ra Tên gọi từ ngoại lai liên tục được sử dụng, đến thời Từ Kiến, đề xuất “dùng các từ khái niệm ngoại lai bao hàm cả sắc thái và nghĩa rộng để thay thế “từ ngoại lai” Tên gọi này sau đó dẫn đến các tranh luận gay gắt: người tán đồng thì cho rằng đã giải quyết được khiếm khuyết không thể bao hàm từ dịch ý của từ ngoại lai; bên phản đối cho rằng tên gọi này dùng thuật ngữ logic học - “khái niệm” để thay thế thuật ngữ ngôn ngữ học - “từ nghĩa”, “do lo ngại khó giải quyết được nhiệm vụ bao hàm cả sắc thái và nghĩa rộng, mà đề xuất:

- Từ ảnh hưởng ngoại lai: theo Hoàng Hà Thanh trong Từ ảnh hưởng ngoại

lai tiếng Hán: “chính là từ chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tiếng Hán, ảnh

hưởng này có thể đến từ ngôn ngữ, như ngữ âm, nghĩa từ, hình dạng văn tự, cũng

có thể đến từ các sự vật”[36]

- Từ mở rộng nghĩa ngoại lai, theo Tôn Lực Bình trong “Từ khố kiến thiết nhị luận” (Luận về hai phương thức kiến tạo từ vựng), là loại từ trong tiếng Hán do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ văn hóa ngoại tộc mà sản sinh”[36] Xuất phát điểm

đề xuất ba loại danh xưng trên đều để giải quyết khuyết điểm không bao hàm từ dịch nghĩa và từ kanzi tiếng Nhật của từ ngoại lai truyền thống, trên thực tế đã thực hiện được điều này; nhưng đề xuất thuật ngữ nếu quá chú trọng yếu tố ngoại diên, thường sẽ làm rơi rụng các yếu tố liên quan đến bộ phận nội hàm Nếu quy tất cả các từ do chịu ảnh hưởng của sự vật ngoại lai mà xuất hiện vào loại từ ảnh hưởng ngoại lai, và hoàn toàn gạt bỏ phương pháp cũng như yếu tố cấu thành vốn là bản chất của từ, như loại từ kiểu “洋灰-xi măng”, thì tựa hồ quá nhiều cái mất Nội hàm

và ngoại diên của các loại thuật ngữ không chỉ có sự tương đồng, mà cùng với sự nghiên cứu về từ ngoại lai còn có nhiều sự tranh luận Sự thống nhất được về thuật ngữ vốn là một bước tiến của nghiên cứu khoa học, vì vậy sự tranh luận cũng là điều tất yếu

Từ đó có thể thấy, khái niệm “từ vay mượn” không được dùng để chỉ những từ ngữ mượn dùng tạm thời, không trải qua bất cứ hình thức cải tạo biến đổi nào, mà chỉ loại từ ngữ đã trải qua các hình thức cải tạo biến đổi nhất định, là một bộ phận

Trang 15

tổ thành hữu cơ trong hệ thống từ vựng tiếng Hán, cho đến nay chúng đều đã là từ tiếng Hán

Như vậy, bàn về từ vay mượn, rộng hơn là “từ ngữ ngoại lai”, “từ ngữ vay mượn” trước nay thường có 3 hướng quan niệm chính: Theo truyền thống từ ngoại lai là chỉ loại từ ngữ xuất phát từ tiến trình hấp thu ngôn ngữ dân tộc khác Cách hiểu này đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh luận Một quan điểm khác cho rằng “từ ngoại lai” chính là “từ phiên âm”, tức cho rằng “từ dịch ý” không phải từ ngoại lai Quan điểm khác nữa thì cho rằng từ dịch ý giống như từ phiên âm, đều thuộc phạm trù từ ngoại lai, mặc dù chúng đã trải qua quá trình Hán hóa tương ứng, tức dịch ý Hán hóa Chúng tôi cho rằng từ ngoại lai là chỉ các từ trong tiếng Hán do thâu nhập từ ngôn ngữ hoặc phương ngôn của dân tộc khác mà có Vì vậy, đều nên đưa những dạng từ này nhập vào phạm trù từ ngoại lai, thừa nhận điểm này sẽ có ích cho việc

lý giải quá trình phát triển biến hóa và Hán hóa của từ ngoại lai, cũng như hoạch định phạm vi, vị trí của từ vay mượn

Lịch sử ngôn ngữ ngoại lai của tiếng Hán có có căn nguyên đã lâu dài, nhưng việc giới hạn phạm vi ngôn ngữ ngoại lai nói chung và từ vay mượn nói riêng cho đến nay vẫn còn có nhiều bất đồng Học giả Vương Lực cho rằng chỉ có từ mượn (từ phiên âm) mới là ngôn ngữ ngoại lai Từ dịch (từ dịch ý) do sử dụng phương thức và các yếu tố cấu thành từ của ngôn ngữ Hán nên bị xếp ngoài Một quan điểm khác cho rằng chỉ cần có xuất xứ từ ngôn ngữ khác thì đều là ngôn ngữ ngoại lai, đều có thể gọi là từ vay mượn Luận văn từ góc độ nghĩa rộng tiến hành khảo sát nghiên cứu biến đổi của ngôn ngữ ngoại lai trong quá trình phát triển của ngôn ngữ Hán hiện đại, và ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai đối với từ vựng tiếng Hán Chúng tôi cho rằng tất cả các từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác đều thuộc phạm trù ngôn ngữ ngoại lai, đều có thể gọi là từ mượn Tổng quan lịch sử phát triển của ngôn ngữ Hán, nguồn gốc của ngôn ngữ ngoại lai trong tiếng Hán có hai phương diện: trong nước và ngoài nước Từ phương diện quốc nội, Trung Quốc tự

cổ chí kim đều có tình trạng nhiều dân tộc cùng tạp cư và sự vay mượn lẫn nhau giữa ngôn ngữ các dân tộc Có thể thấy, ngôn ngữ Hán đã mượn dùng rất nhiều từ

Trang 16

ngữ của các dân tộc khác ở Trung Quốc, và tới nay hầu hết chúng rất khó để phân biệt Từ giai đoạn cận đại trở về sau, ngày càng nhiều ngôn ngữ ngoại lai được mượn dùng đến từ các quốc gia, dân tộc khác.

1.3 Định nghĩa từ vay mượn

Sự phong phú về thuật ngữ khi xem xét vấn đề từ vay mượn có thể được coi là biểu hiện đa dạng trong cách hiểu của các nhà nghiên cứu về vấn đề này Trước hết cần xem xét các định nghĩa về thuật từ ngoại lai trong ngôn ngữ học Trung Quốc, vốn có nội hàm bao trùm thuật ngữ từ vay mượn tại Việt Nam khi hiểu theo nghĩa rộng

(1) Định nghĩa/Cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa hẹp

Theo “Nghiên cứu từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại” của Cao Danh Khải, Lưu Chính: “ý nghĩa của từ trong tiếng nước ngoài mang âm tiết đi liền ý nghĩa không

có trong ngôn ngữ nước ta được chuyển nhập vào, các từ này được gọi là từ ngoại lai” Vương Lực trong “Hán ngữ sử cảo” (quyển trung), Ngũ Thiết Bình trong

“Khái lược ngôn ngữ học phổ thông”, (Cao đẳng giáo dục xuất bản xã, 1993) và Trương Ứng Đức… đều giữ quan điểm này, tức cho rằng từ phiên âm mới là từ ngoại lai Trương Ứng Đức chủ trương rõ ràng xếp từ mượn dùng hình và nghĩa của từ chữ kanzi trong ngôn ngữ Nhật ra ngoài, Vương Lực, Cao Danh Khải khi phân loại thường quy vào phạm trù từ ngoại lai Phái này xuất phát từ đặc trưng bản chất của từ là sự kết hợp nhất thể của âm - nghĩa để định nghĩa từ ngoại lai, cho rằng phương pháp và các yếu tố cấu thành từ dịch ý đương nhiên đều là của tiếng Hán, tức xem đây là từ vốn có trong ngôn ngữ Hán

(2) Định nghĩa/ Cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa rộng

Theo nghĩa rộng, từ ngoại lai được hiểu là các từ có xuất xứ nước ngoài, xuất hiện do chịu ảnh hưởng của từ nước ngoài, bất kể âm nghĩa Phan Doãn Trung trong “Khái lược lịch sử từ vựng tiếng Hán” cho rằng: nếu từ giữ nguyên âm tiết

gốc của từ ấy (như “胡琴” – đàn hồ cầm) thì đó là từ dịch, cả hai đều được quy vào phạm trù ngôn ngữ ngoại lai Trương Chí Công trong “Hán ngữ hiện đại” (Nhà

Trang 17

xuất bản giáo dục nhân dân, 1984) cho rằng: từ ngoại lai chỉ dạng từ hấp thu từ ngôn ngữ của các dân tộc khác (bao gồm trong nước và ngoài nước) Như vậy, Phan Doãn Trung đơn thuần lấy “nghĩa ngoại lai” làm căn cứ chủ yếu xác định từ ngoại lai; Trương Chí Công thì định nghĩa một cách tương đối rộng và mơ hồ, Chu

Tổ Mô, Trịnh Điện cũng cùng quan điểm như vậy Nếu căn cứ theo định nghĩa của hai phái này, tiêu chí của phái nghĩa hẹp dường như đầy đủ hơn Nhưng trong các

thảo luận liên quan trong Từ kiến, đại bộ phận học giả đều đi theo hướng định nghĩa nghĩa rộng Hoàng Hà Thanh trong Từ ảnh hưởng ngoại lai tiếng Hán cho

rằng: “Không ít từ phiên âm trong ngôn ngữ Hán được đặt trong những tình huống

cụ thể, có lúc chúng diễn biến thành từ dịch ý, như hysteria (bệnh thần kinh): 歇斯

xưng khác nhau của cùng một hiện tượng Nếu căn cứ trên quan điểm của các học giả trên, chúng ta buộc phải tách rời các nhân tố vốn luôn đi cùng nhau này, cái trước là từ ngoại lai, cái sau không phải từ ngoại lai, rõ ràng là điều này đối với việc hệ thống, nghiên cứu từ ngoại lai là một việc rất bất lợi, bởi chúng tách rời tiến trình diễn biến của từ ngoại lai.” Do vậy các học giả nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa có khả năng bao hàm từ dịch ý và từ ngoại lai gốc Nhật một cách cụ thể Ngô

Thế Hùng trong Liên quan tới suy khảo và nghiên cứu “từ khái niệm ngoại lai” đề xuất: chúng tôi cho rằng, chỉ cần trong mỗi âm tiết, văn tự và ý nghĩa của một từ ngữ tiếng Hán có một yếu tố mượn dùng từ ngôn ngữ của dân tộc khác, thì từ ngữ

có thể xem là “từ ngoại lai” [34] Nhưng định nghĩa này vẫn bị xem là chưa đủ chặt

chẽ chính xác Hoàng Hà Thanh trong “Các vấn đề trong nghiên cứu từ ngoại lai

tiếng Hán” nói: định nghĩa một cách kín kẽ, từ (hấp thu) trong ngôn ngữ dân tộc

khác nên chỉ các loại từ nguyên bản, như “tank” (xe tăng), chứ không phải “ 坦

Anh).” Cho nên định nghĩa dưới đây được cho là chuẩn xác hơn: từ ngoại lai là từ được hấp thu từ ngôn ngữ dân tộc khác do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc ta” [A12, 19-23] Trên cơ sở định nghĩa của Trương Tĩnh, với mục đích bao gồm cả từ hệ kanzi trong tiếng Nhật, Hoàng Hà Thanh đề

Trang 18

ra một định nghĩa cho từ ngoại lai “từ ngoại lai là từ được hấp thu từ ngôn ngữ dân

tộc khác do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự của ngôn ngữ dân

tộc ta” Đây là định nghĩa rộng nhất, đồng thời cũng chú trọng đến hai phương diện quan trọng của từ ngoại lai

Luận văn, như trên đã đề cập, chúng tôi cho rằng tất cả các từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác đều thuộc phạm trù ngôn ngữ ngoại lai Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chọn cách hiểu từ ngoại lai theo nghĩa hẹp, tức tương ứng với phạm vi thuật ngữ từ vay mượn thường dùng tại Việt Nam, là từ mang yếu tố

âm hoặc hình chữ gắn liền ý nghĩa của từ nước ngoài có trong ngôn ngữ một nước, xưất hiện do sự hạn chế trong hệ thống ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự của nước này Chúng tôi sẽ không đề cập các từ vay mượn kiểu thông tục, không chính thống và chưa được ghi trong từ điển dùng trong khẩu ngữ hàng ngày kiểu như: in, out, fashion

1.4 Từ dic̣h ý và từ vay mượn

1.4.1 Đặt vấn đề

La Thường Bồi trong Ngôn ngữ và văn hóa cho rằng “chữ mượn” có thể phân thành bốn loại: thay thế thanh âm, chữ hài thanh mới, từ mượn dịch và từ miêu tả Trong đó “từ miêu tả” tương đương với từ dịch ý

Tôn Thường Tự trong Từ vựng tiếng Hán, Phan Doãn Trung trong Từ mượn trong tiếng Hán giai đoạn chiến tranh nha phiến trở về trước cũng đều xếp từ dịch ý vào phạm trù từ vay mượn/ngoại lai

Theo quan sát của Trần Trung, sách giáo khoa Tiếng Hán hiện đại và các bài viết nhắc đến từ mượn tiếng Hán xuất bản từ 1958 trở về trước phần lớn đều xem từ dịch ý là từ ngoại lai

Khoảng năm 1958, Ngữ văn Trung Quốc biên tập xuất bản một sê-ri các bài viết thào luận về vấn đề tư cách từ vay mượn của từ dịch ý, không ít học giả cùng cho rằng từ dịch ý không thuộc phạm trù từ vay mượn, quan điểm này cũng dần đần chiếm ưu thế Nhưng giới học thuật chưa hề đạt được sự đồng thuận về vấn đề này Trần Nguyên trong Ngôn ngữ học xã hội xem dịch ý là một trong những phương

Trang 19

thức hình thành từ vay mượn trong tiếng Hán Hứa Uy Hán trong Dẫn luận từ vựng học tiếng Hán cũng xếp từ dịch ý là một nhóm của từ ngoại lai

Quách Phục Lương cho rằng “từ ngoại lai/vay mượn là loại hình phân tách từ nguồn gốc của từ, chỉ cần là những từ mới sản sinh do chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai theo quá trình giao lưu tiếp xúc của dân tộc thì đều thuộc phạm trù từ ngoại lai.”

Hà Văn Chiếu, từ góc độ văn hóa tiến hành khảo sát nghiên cứu phạm trù quy thuộc từ dịch ý, cho rằng “nếu một số lớn từ ngoại lai dịch ý bị loại khỏi phạm vi xem xét của các nhà nghiên cứu, tất sẽ ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh trong nghiên cứu từ ngoại lai”, “loại bỏ toàn bộ từ dịch ý có trong tiếng Hán khỏi phạm trù từ ngoại lai, khiến từ vựng vốn có trong tiếng Hán bỗng nhiên mất đi nhân tố văn hóa trong nội hàm ngữ nghĩa của mình.”

Các nghiên cứu cho rằng từ dịch ý cũng là từ ngoại lai, tức trên quan điểm định nghĩa rộng Với họ nếu đánh giá từ ngoại lai trong tiếng Hán từ góc độ giao lưu văn hóa, căn cứ vào nguyên nhân sản sinh của từ dịch ý thì dịch ý là dịch khái niệm của ngôn ngữ nước ngoài, tức “ý nghĩa là yếu tố ngoại lai, nên thuộc phạm trù

từ ngoại lai”

1.4.2 Từ dịch ý

Từ dịch ý là những từ dùng yếu tố của bản thân tiếng Hán để dịch ý nghĩa từ gốc (ngoại lai), về bản chất chức năng, chúng bao gồm 4 loại: thứ nhất, từ miêu tả

mới cho từ chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai đã có trong tiếng Hán lại kiểu “ 飞

thứ tư, từ dịch thuần ý, như cách gọi của Lương Hiểu Hồng trong Cấu tạo của từ ngữ Phật giáo và sự phát triển của từ vựng tiếng Hán cho rằng, từ ngữ Phật giáo đại

đa số là từ dịch ý, như “智慧” zhi-hui (trí tuệ) (tiếng Phạn Prajna, tức dịch ý từ 般

若 ban-ruo (bát nhã))

Phân loại từ theo theo hình thức dịch, chúng ta có:

Trang 20

a) Từ dịch ý chỉnh thể Cũng gọi là trực dịch (dịch trực ngôn) hay từ dịch sao phỏng, từ mượn hình, căn cứ theo kết cấu hình thái và nguyên lý cấu tạo của từ ngoại lai để trực dịch

b) Từ dịch ý đối ứng: các từ có ý nghĩa tương đương với từ gốc

c) Từ dịch ý kết hợp thêm từ khu biệt loại hình

Dùng các vật liệu và quy tắc vốn có trong kết cấu ngôn ngữ Hán để cấu thành từ mới, dịch ý nghĩa của từ thuộc ngôn ngữ khác Ví dụ:

thắng ngoài dự liệu trong cuộc thi

1.4.3 Từ dịch ý và từ vay mượn.

Liên quan đến từ loại thứ nhất, Sử Hữu Vi trong Lại bàn về thuật ngữ từ ngoại lai (Từ kiến, tháng 5, 1997) cho rằng ‘từ miêu tả’ kỳ thực là từ tự tạo, là hình thức người Trung Quốc dựa trên các thành phần của từ ngoại lai kết hợp với đặc điểm ngôn ngữ của mình mà tự sáng tạo, đối với những từ trong ngôn ngữ dân tộc khác chỉ tồn tại quan hệ gián tiếp thì không thể xem đó là từ ngoại lai Theo quan điểm

ngoại lai”, còn về chỉnh thể đây là từ vốn có của tiếng Hán, cũng như vậy là trường hợp các từ 胡萝卜, 胡琴 Liên quan đến từ loại thứ 2, 3, 4, Hoàng Hà Thanh trong

Từ ảnh hưởng ngoại lai trong tiếng Hán chỉ ra: “Trong quá trình từ gốc nước ngoài dùng ngôn ngữ Hán biểu đạt, chúng ta nên làm rõ hai vấn đề: 1 Loại có “biểu đạt”

là căn cứ vào nghĩa của từ gốc để phiên dịch? Hay là căn cứ vào tên gọi của từ gốc

để phiên dịch? Hay là căn cứ theo cả hai loại này?” Dựa vào các căn cứ phân loại

Trang 21

chịu ảnh hưởng của sự vật ngoại lai, “铁路” thuộc loại từ đồng thời vừa chịu ảnh hưởng của nghĩa từ, vừa căn cứ theo tên gọi của từ gốc nước ngoài, “智慧” thì là từ phiên dịch căn cứ trên nghĩa từ gốc

Trên các phân tích cơ bản, từ quan điểm định nghĩa rộng, chúng tôi chủ trương, trong từ ngoại lai phải bao hàm từ dịch ý, tuy nhiên không phải tất cả Đầu tiên nên khu biệt bốn loại từ này Loại từ thứ nhất đương nhiên là từ ngoại lai, thuộc bộ phận từ phiên toàn âm, một cách chính xác là từ ngoại lai Hán hoá hay từ vay mượn Hán hoá, do đã thân thuộc với dân tộc Hán từ thời trung cổ Ba loại từ tiếp theo ở khía cạnh nào đó có thể quy thuộc vào phạm trù từ ngoại lai nếu theo nghĩa mở rộng Về bản chất đây là sự mở rộng nghĩa của từ vốn có trong tiếng Hán trước tác động và ảnh hưởng của sự vật, sự việc nước ngoài, nằm trong phạm trù

“từ mở rộng nghĩa ngoại lai”, đã trình bày ở trên Xét ở khía cạnh khác thì đây là các từ Hán được tạo mới để chỉ các sự vật, sự việc mới Dạng từ loại hai và ba chắc chắn không thuộc phạm trù từ ngoại lai nghĩa hẹp và phạm trù từ vay mượn mà chúng tôi đã hoạch định ở trên, do đó không được đề cập trong luận văn Loại từ thứ tư nguyên do các tu sỹ, hoà thượng sáng tạo khi và sử dụng khi dịch kinh Phật, dần dần được phổ biến, quen thuộc trong dân gian, có thể hiểu theo nghĩa của kinh Phật, có thể hiểu theo nghĩa thông thường, khi sử dụng chúng ta vẫn quen nói: vay mượn nghĩa của nhà Phật Theo ý kiến của chúng tôi, “智慧 trí tuệ” cũng là một thuật ngữ, dịch ngữ thông thường, tận dụng từ đã sẵn có về nghĩa trong kho từ vựng tiếng Hán, ỵ́ nghĩa ăn sâu vào tiềm thức dân tộc, luôn dùng để chú thích cho 般若 bát nhã - một từ vay mượn cả ý lẫn âm Tuy nhiên,Trung Quốc hiện tại chỉ sử dụng với nghĩa duy nhất là thuật ngữ của đạo Phật, nghĩa thông tục không còn, có thể xếp vào dạng từ vay mượn ḳiểu dịch ý, trường hợp đặc biệt, hay chính xác hơn là từ Hán gốc Phật giáo So sánh với cách dùng tại Việt Nam có đôi chút khác biệt vì vẫn bảo lưu cả hai nghĩa, có thể dùng theo nghĩa thường mang nghĩa khôn ngoan, thông minh, có học thức, là loại từ vay mượn tiếng Hán hay từ Hán Việt; hoặc cũng có thể dùng theo nghĩa của đạo Phât

Trang 22

Đối với ba loại được liệt kê tiếp theo, theo quan điểm của chúng tôi chỉ cần xét đến dạng từ phiên toàn âm kiêm dịch toàn ý, tận dụng trường hợp đồng âm đồng nghĩa ngẫu nhiên trong ngôn ngữ các nước dạng như: Shampoo 香波 (dầu gội), sẽ được phân tích kỹ hơn trong chương 3

1.5 Nguồn gốc từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán - Việt 1

Nói một cách thông thường từ ngữ ngoại lai chỉ loại từ ngữ trên tiền đề lấy nguyên nghĩa từ của dân tộc khác, mượn toàn bộ hoặc một bộ phận hình thức ngữ

âm tương ứng với từ của dân tộc này, và có sự khác biệt về trình độ với từ tiếng Hán thuần Hán Nhưng trên góc độ ý nghĩa chuẩn mực mà nói, từ ngoại lai tiếng Hán đích thực phải có đủ điều kiện đã trải qua quá trình sử dụng một thời gian tương đối dài trong tiếng Hán Từ ngoại lai là kết quả của tiếp xúc ngôn ngữ, mà tiếp xúc ngôn ngữ lại lấy tiếp xúc văn hóa và giao lưu văn hóa làm tiền đề, vì vậy

từ ngoại lai cũng là “sứ giả của nền văn hóa khác”

1.5.1 Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Hán

Trung Hoa có lịch sử văn hóa trải dài 5000 năm, do vậy tiếng Hán cũng là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời nhất; từ vựng tiếng Hán trong quá trình lịch sử phát triển dài dằng dặc của mình, ngoài việc ngày một thêm đa dạng phong phú do quá trình phát triển tự thân, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau lại không ngừng hấp thu để bổ sung từ ngôn ngữ của các dân tộc anh em trong nước và một

số dân tộc ngoại quốc, hoàn thiện bản thân

Các thời kỳ lịch sử từ ngoại lai du nhập vào tiếng Hán như sau:

a) Thời kỳ Tiên Tần - Lưỡng Hán: Con đường tơ lụa của Trung Quốc khiến các dân tộc nổi tiếng tại phương Đông và phương Tây liên tiếp trỗi dậy Do mục đích là thông thương, trao đổi thổ sản, sản phẩm trân quý, nên từ ngoại lai thời kỳ này chủ yếu là danh xưng động vật, thực vật và thực phẩm, như: lạc đà, bồ đào (nho), thạch lựu, bình quả (táo)… Đây là các từ mượn sử dụng phương thức phiên âm từ ngôn ngữ Trung Á, như ngôn ngữ Ba Tư, Ả Rập, Đại Tần…

1 Theo kết quả khảo cứu của chúng tôi

Trang 23

b) Thời kỳ Ngụy – Nam Bắc triều: Văn hóa Phật giáo tiến nhập vào trung nguyên, truyền bá Phật giáo cần phải đồng bộ với việc phiên dịch kinh Phật Tiếng Hán hấp thu số lượng lớn các từ ngữ phản ánh tư tưởng Phật giáo từ tiếng Phạn; đây là đỉnh cao đầu tiên về hấp thu từ ngoại lai của tiếng Hán.

Như: Buddh (Fu - Phật), Amita bha (A Mi Tuo Fu - A Di Đà Phật), Bodhisattva (Pu Sa - Bồ Tát), Arhat (Luo Han - La Hán), Nirvana (Nie Pan - Niết Bàn), Sarira (She Li - Xá lị), Samana (Sha Men - Sa môn), Yama-ra ja (Yan Luo - Diêm La), Thu ba/Thu pa (ta - tháp), Bodhi (Pu Di - Bồ Đề), Kalpa (Jie - kiếp) …

c) Thời kỳ Hán Đường: Phiên dịch kinh Phật Phật giáo vào thời Đường đạt tới cực thịnh, đặc biệt là việc cao tăng đứng đầu Huyền Trang đề xuất nguyên tắc “ngũ bất dịch” liên quan đến phiên âm, tiến hành một cuộc cách mạng lớn trong phiên dịch kinh Phật Đồng thời với sự giao vãng tần suất ngày một dày giữa dân tộc Hán

và các dân tộc thiểu số trong nước, từ ngữ của các dân tộc này vay mượn từ Đột Quyết (Turk), Mông Cổ (Mongolia), Tạng, Mãn (Manju), Duy Ngô Nhĩ (Uyghur

qua (tiếng Duy Ngô Nhĩ)…

d) Thời đại Minh Thanh thế kỷ 17-18: sau khi khai thông tuyến đường từ đông Ấn

Độ đến Thượng Hải - Trung Quốc, một số thương nhân và giáo sỹ truyền đạo Gia

Tô là 利 马 窦 Lợi Mã Đậu (Li Ma Tou - Matteo Ricci) người Ý, 金 厄 阁 Kim Thương Các (Jin Cang Ge), 杜哈德 Đỗ Cáp Đức người Pháp (Du Ha De), 汤若望 Thang Nhược Vọng (Cang Ruo Wang - Johann Adam Schall von Bell) người Đức theo nhau đến Trung Hoa truyền bá giáo lý, giao lưu văn hóa, tiếp nối được sự hưng thịnh của thời kỳ Ngụy Tấn, phiên dịch các tác phẩm thuộc lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, khoa học kỹ thuật ra tiếng Hán truyền vào Trung Quốc Các từ có nguồn gốc Latin bao gồm: Logica (络日伽 le ri jia - logic), musica (幕西加 mo xi jia – âm

Trang 24

nhạc), physica (斐西加 fei xi jia – vật lý), arithmetica (亚利黙第加 ya li mo di jia –

số học), politica (薄利第加 bu li di jia – chính trị)

e) Giai đoạn từ chiến tranh nha phiến trở về sau là đỉnh cao thứ 2 trong việc tiếng Hán hấp thu từ ngoại lai Sau khi chính sách mê muội bế quan tỏa cảng sụp đổ dưới họng pháo bắn phá của chiến thuyền Tây phương, sự phát triển không cân đối về kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật dẫn đến tình trạng“Tây Học Đông Tiệm”, trong tác phẩm phiên dịch của một bộ phận nhân sỹ tiến bộ như Lâm Tắc

Dư xuất hiện số lượng lớn các từ ngoại lai Sau chiến tranh nha phiến từ ngoại lai được tiếng Hán hấp thu chủ yếu xuất phát từ tiếng Anh và tiếng Nhật, từ gốc tiếng

hội, nghị viện, chính đảng, chủ nghĩa, thường bị, tiến bộ, quyền hạn, giải phóng, kinh nghiệm, cán bộ, xã hội, xâm lược…

f) Thời kỳ đầu giải phóng, tiếng Hán vẫn chịu ảnh hưởng từ các từ gốc phương Tây, từ thập niên 60 trở lại đây thì các từ gốc tiếng Nga là chính, như thi lạp cơ, bố lạp cát, mạnh thập duy khắc, bố nhĩ thập duy khắc… Thập niên 80, sau khi tiến vào giai đoạn cải cách mở cửa là thời kỳ đỉnh cao thứ 3 về hấp thu từ ngoại lai của tiếng Hán Sự phát triển đột phá các khoa học kỹ thuật về điện tử, tin tức, sinh vật dẫn đến số lượng lớn các từ thuật ngữ gốc nước ngoài tiến nhập vào tiếng Hán, chủ đạo

và nhiều nhất là từ gốc Anh - Mỹ Phạm vi ứng dụng của từ ngoại lai cũng càng ngày càng mở rộng

1.5.2 Khái lược lịch sử từ vay mượn trong tiếng Việt

Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội, sự giao lưu và truyền bá văn hóa giữa các dân tộc là cơ sở và điều kiện để các ngôn ngữ ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau, thâm nhập vào nhau và cùng hoàn thiện Nói một cách thông thường, ngôn ngữ của dân tộc có nền kinh tế văn hóa phát triển sẽ phát sinh ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ của dân tộc không phát triển, và ăn nhập sâu vào hệ thống ngôn ngữ của dân tộc này Theo mức độ vay mượn “văn minh” phương Tây và sự phát triển của xã hội Việt Nam, phạm vi nguồn gốc của từ ngoại lai không ngừng mở rộng, từ ngoại lai

Trang 25

thường xâm nhập vào ngôn ngữ khác thông qua các con đường quan hệ hợp tác chính trị - kinh tế, ngoại xâm, giao lưu văn hóa, phiên dịch Việt Nam là một trong những quốc gia điển hình, từ vựng tiếng Việt trong quá trình phát triển trường thiên của mình, một mặt tự thân biến đổi để ngày càng hoàn thiện, mặt khác hấp thu thêm các thành phần ngoại lai từ ngôn ngữ khác để làm phong phú bản thân.

Về sự phân bố của từ ngoại lai trong tiếng Việt trên các phương diện chính trị, văn hóa xã hội, chúng tôi có thể tạm thời chia quá trình thâm nhập thành ba giai đoạn như sau:

a) Thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến tự chủ:

Tổng quan lịch sử phát triển từ ngoại lai trong tiếng Việt, theo nghiên cứu của chúng tôi, sớm nhất khoảng hơn 2000 năm trước, tiếng Việt đã bắt đầu hấp thu các thành phần từ tiếng Hán Giai đoạn Bắc thuộc kéo dài khoảng 1000 năm Thời kỳ này người phương Bắc đến An Nam, một mặt thực hành chính sách thống trị, mặt khác tạp cư với người Việt Nam, truyền bá tư tưởng phong kiến, văn hóa, khoa học

kỹ thuật đến người Việt, và sự giao lưu này chỉ có thể thực hiện dựa trên ngôn ngữ.b) Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1954):

Thế kỷ 17, các giáo sỹ truyền giáo châu Âu đến Việt Nam truyền đạo Họ trước tiên học tiếng Việt, dùng văn tự la-tin ghi âm tiếng Việt Loại văn tự la-tin này gọi

là “chữ quốc ngữ”, đây có thể coi là bước nhảy đầu tiên trên phương diện ngôn ngữ Việc sử dụng chữ Hán hoặc chữ Nôm không còn phổ biến giống như trước Chữ la-tin đến thập niên 60 của thế kỷ 19 được mở rộng, trợ giúp cho quá trình tiến nhập của ngôn ngữ phương Tây Đồng thời, khoảng thời gian này trên thế giới nổ

ra một cuộc cách mạng khoa học chưa từng có trước đây, rất nhiều thành quả khoa học tiến bộ được truyền bá khắp bốn phương Tiếng Việt mượn dùng không ít từ mới liên quan đến văn minh Tây phương từ tiếng Pháp

Thế kỷ 19 Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Mục đích của nước thống trị là mưu đồ biến nước thuộc địa thành một bộ phận của họ Pháp không ngừng khai mở các trường học tiếng Pháp để thi hành chính sách đồng hóa, thiết

Trang 26

lập vô số cơ quan nghiên cứu khoa học như nghệ thuật, giáo dục, khí tượng, địa chất, khảo cổ Cơ cấu tổ chức chính phủ Pháp tại thuộc địa đều sử dụng tiếng Pháp.c) Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Ảnh hưởng của tiếng Anh lên tiếng Việt chủ yếu thể hiện trong ngôn ngữ của khu vực Nam Bộ, bởi quân đội Mỹ xây dựng rất nhiều căn cứ địa tại đây, giữa người Việt Nam và họ nảy sinh tiếp xúc và giao lưu ngôn ngữ (chủ yếu là khẩu ngữ)

Giai đoạn cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, Việt Nam tiến hành cải cách

mở cửa, học tập tiếng Anh trở thành trào lưu của xã hội, phần lớn kho tàng tri thức của nhân loại đều thông qua các tác phẩm phiên dịch tiếng Anh tiến nhập vào Việt Nam

Tuy thời kỳ này tiếng Anh là nguồn cung cấp chính từ ngoại lai cho tiếng Việt, nhưng tiếng Hán vẫn có tác động nhất định

1.6 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán - Việt

1.6.1 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán

1.6.1.1 Phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa

Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách đến nay, mối quan hệ với các nước trên thế giới càng ngày càng mật thiết, đối ngoại giữa các quốc gia không ngừng khai thông

mở rộng, kinh tế phát triển không ngừng và địa vị quốc tế càng ngày càng nâng cao, rất nhiều quốc gia tiến hành thêm vô số các kênh giao lưu văn hóa và thông thương mậu dịch với Trung Quốc Phần lớn từ ngoại lai mà hệ thống từ vựng tiếng Hán vay mượn để chỉ danh xưng của sự vật mới, hiện tượng mới, khái niệm mới Đồng thời, do Trung Quốc tiến bộ thần tốc trong truyền bá khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình thức truyền bá cũng theo đó phát sinh, khiến người dân tìm hiểu về thế giới nhanh chóng và dễ dàng hơn Cải cách chính trị, thúc đẩy kinh tế, phát triển văn hóa chuẩn bị điều kiện vật chất cho một số lượng lớn từ ngoại lai xuất hiện Chính trị, kinh tế, văn hóa có quan hệ mật thiết không thể tách rời và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, số lượng lớn các từ ngoại lai trong tiếng Hán xuất hiện cũng không phải là ngẫu nhiên, chúng chính là sản phẩm của sự phát triển văn hóa, kinh

Trang 27

tế, chính trị Do vậy có thể nói nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa bức thiết của Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng đưa từ ngoại lai thâm nhập vào tiếng Hán.

1.6.1.2 Nhu cầu xu thế quốc tế hóa

Kinh tế chính trị là trung tâm vận động của cuộc sống xã hội đương đại, bước tiến toàn cầu hóa khiến giao lưu ngôn ngữ không thể không tăng tốc, việc mượn dùng ngôn ngữ của các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao giúp tăng thêm một số lượng lớn các từ vựng thuật ngữ thông dụng, và thúc đẩy tốc độ truyền bá các thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khiến người dân không thể không quan tâm chú ý tới các thể chế xã hội khác và vấn đề toàn cầu Từ khi Trung Quốc tự mình cải cách đến nay, giao lưu khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới thêm mật thiết và phát triển không ngừng, mượn dùng các thuật ngữ toàn cầu hóa, quốc tế hóa để tăng tốc phát triển tiếp nối khoa học quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới là điều tất nhiên Từ ngoại lai không ngừng cuồn cuộn tiến vào Trung Quốc theo nhiều con đường khác nhau, phát sinh những ảnh hưởng vô cùng lớn lên tiếng Hán, tiếng Hán buộc phải chủ động hoặc sáng tạo bị động các từ ngoại lai mới để biểu đạt hoặc truyền tải các phương diện quan niệm, sự vật mới

1.6.1.3 Ảnh hưởng của nhân tố xã hội

Cải cách mở cửa, văn hóa bên ngoài tiến vào Trung Quốc, tác động đến tâm lý sùng ngoại của một bộ phận người, cho rằng sử dụng từ, ngữ phương Tây là thời thượng Bộ phận này với tâm lý tôn sùng, đề cao phương Tây, hạ thấp vị trí của tiếng Hán bất chấp vốn đã có từ tương đương, tự ý sử dụng các từ ngữ theo phong cách phương Tây Những từ dạng này lúc sử dụng giúp thu được những hiệu quả tâm lý đặc thù, khiến người ta cảm thấy thâm sâu, mỹ lệ, thần bí, hoặc kinh viện Đặc biệt là với giới trẻ, trong ngôn ngữ lai tạp rất nhiều tiếng Anh, nửa theo quan niệm Mỹ hóa, truy cầu sự giản tiện ngắn gọn, đề cập trực tiếp, biểu đạt thẳng thắn mạnh mẽ suy nghĩ mong muốn hiện tại của bản thân

Tại Trung Quốc, giảng dạy Anh ngữ được bắt đầu từ tiểu học, người Trung Quốc trong 9 năm nghĩa vụ giáo dục hoàn toàn có cơ hội tiếp xúc và học tập Anh ngữ,

Trang 28

các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt mặt nào cũng yêu cầu coi trọng Anh ngữ Thêm vào việc thế vận hội Ô lim pic được tổ chức tại Thượng Hải, nhà nước càng hiệu triệu học tiếng Anh, nói tiếng Anh, đề cao trình độ tiếng Anh trong quốc dân trở nên cấp thiết, tạo điều kiện cơ bản cho tiếng Anh phát huy Đây cũng chính là nguyên nhân từ ngoại lai xuất hiện trong tiếng Hán hiện đại.

Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Hán và từ ngoại lai trong tiếng Việt có chỗ tương đồng, nguyên nhân nội bộ cũng là nhu cầu phát triển hệ thống từ vựng của bản thân ngôn ngữ Sự hình thành từ ngoại lai không thể tách rời nguyên nhân nội bộ, nhưng có lúc nhân tố bên ngoài nổi lên mang tính quyết định Số lớn

từ ngoại lai trong tiếng Hán xuất hiện không phải do ngẫu nhiên, chúng vừa là sản phẩm từ phát triển chính trị, kinh tế văn hóa của Trung Quốc, vừa là nhu cầu bức thiết của toàn cầu hóa và quốc tế hóa, đồng thời, có mối quan hệ mật thiết với tâm

lý sử dụng ngôn ngữ của con người

1.6.2 Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Việt

Từ khi chính phủ Việt Nam tiến hành chính sách cải cách mở cửa đến nay, đặc biệt là sau khi chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 1 năm 2007, tiêu chí của quốc gia này đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội quốc tế Bất luận là quan niệm

tư tưởng, phương thức sinh hoạt, hay là khoa học kỹ thuật, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ các nền văn hóa của các nước lớn trên thế giới như láng giềng Trung Quốc và các quốc gia Âu – Mỹ Đối ngoại mở cửa tất nhiên tăng thêm các lĩnh vực quan hệ, mà ngôn ngữ văn tự là công cụ quan trọng của quá trình giao lưu Bởi vậy

mà ngôn ngữ Việt Nam hiện đại không ngừng du nhập từ ngoại lai trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, làm phong phú nội hàm tự thân của ngôn ngữ Việt Sự phát triển của từ ngoại lai trong tiếng Việt hiện đại về tổng thể là vay mượn trực tiếp từ ngôn ngữ Anh, Pháp, tiếp đến là chịu ảnh hưởng của Hán ngữ và các từ ngoại lai gốc Ấn, Anh, Nga trong tiếng Hán

1.6.2.1 Nguyên nhân phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa

Trung Việt hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước giao lưu

đa phương, quan hệ mật thiết, giao lưu văn hóa uyên nguyên sâu xa, sớm nhất là

Trang 29

vào thời Tần Hán tại Trung Quốc, khi sáng tạo ra chữ Hán với mục đích truyền tải văn hóa cũng chính là lúc bắt đầu truyền bá du nhập vào Việt Nam (đương thời là Giao Chỉ), sau đó, trong thời kỳ lớn mạnh trải dài 1000 năm, chữ Hán từng trở thành văn tự chính thức của Việt Nam, có thể thấy ảnh hưởng của chữ Hán lên tiếng Việt là vô cùng sâu xa Chính là căn cứ trên nguyên nhân cơ sở lịch sử và văn hóa này, và thêm trên góc độ loại hình ngôn ngữ mà nói, Hán ngữ và Việt ngữ đều cùng thuộc loại mỗi từ là một chữ hay còn gọi ngôn ngữ độc lập (đơn lập), quan hệ ngữ pháp giữa từ với từ không dựa trên biến đổi hình thái, được tiếng Việt du nhập tiếp thu, đồng hóa Đây chính là nguyên nhân quan trọng của việc rất nhiều từ vay mượn gốc Hán (tiếng Hán Việt) tồn tại trong tiếng Việt hiện đại[A18, 66].

Lục tìm lịch sử phát triển từ ngoại lai trong tiếng Việt, phát hiện rằng, dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển liên tục phải chống chọi các cuộc xâm lăng của ngoại tộc Bắt đầu sớm nhất là tộc Hán với 1000 năm (43-938), sau

đó là công cuộc xâm lăng thuộc địa hóa của đế quốc Pháp kéo dài 100 năm, cuối cùng là 21 năm bị đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) Lần ngoại xâm lần thứ nhất trong lịch sử, đặc biệt sau lần xâm lược thứ hai, đã tạo nên những ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa và ngôn ngữ Việt Tiếng Việt đã bắt đầu du nhập các yếu tố từ ngôn ngữ Hán: kể từ giữa thế kỷ 19 trở về sau, theo sự dụ nhập của “văn minh” phương Tây và sự phát triển của xã hội Việt Nam, phạm vi nguồn gốc từ ngoại lai không ngừng mở rộng, bao gồm ngôn ngữ Pháp, Anh và một vài loại ngôn ngữ khác du nhập trực tiếp thông qua tiếng Anh như Nga, Ấn cũng được thu nhận mở rộng để mượn dùng Đặc biệt là những năm gần đây, quan hệ tiếp xúc, giao lưu và hợp tác giữa Việt Nam với thế giới không ngừng tăng mạnh và thông thoáng hơn, nhu cầu

từ vựng mới ngày một lớn, tiến trình du nhập sử dụng từ ngoại lai diễn ra nhanh hơn, từ ngoại lai chiếm một vị trí quan trọng rõ ràng và thiết yếu trong từ vựng tiếng Việt hiện đại

1.6.2.2 Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội

Phát triển ngôn ngữ một mặt “dựa theo quy luật nội bộ của bản thân để phát triển, mỗi một bộ phận từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm trong kết cấu ngôn ngữ cũng theo quy

Trang 30

luật đặc biệt của nó mà hoạt động và phát triển”, một mặt, sự phân hóa, thống nhất của xã hội tiến bước thúc đẩy mỗi bộ phận tổ thành trong nội bộ ngôn ngữ thêm trở nên hoàn thiện và phong phú, đưa sự thống nhất giữa các mặt đối lập đạt đến tầm cao mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội, phù hợp với yêu cầu định nghĩa khái niệm các tầng lớp sự vật xuất hiện trong cuộc sống nhân loại của con người, có thể nói, sự phát triển của nội bộ ngôn ngữ không những thể hiện được đặc tính vì xã hội mà phục vụ của ngôn ngữ, mà còn soi tỏ sự phát triển trên căn nguyên xã hội của nó.

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, cục diện thế giới phát sinh thay đổi lớn, ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa các quốc gia, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ Từ năm 1986 sau khi thi hành chính sách

“cách tân”, xã hội Việt Nam phát sinh những biến cố rung chuyển đất trời chưa từng có trước đây, từ chuyển biến về quyết sách tư tưởng quan niệm đến cải cách phương thức sinh hoạt cho dân thường, không tránh khỏi ảnh hưởng của văn hóa ngoại nhập Một hệ thống danh sách các phương diện sự vật, khái niệm, tư tưởng, khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng du nhập vào xã hội Việt Nam, người Việt Nam chưa thực hiện được việc khởi tạo định nghĩa mới cho chúng, do vậy từ ngoại lai du nhập vào hoặc ăn sâu bám rễ vào cuộc sống của họ, hoặc thay thế các từ ngữ bản

xứ, trở thành một văn hóa thời thượng

1.6.2.3 Nguyên nhân nhu cầu phát triển tự thân của tiếng Việt

Xã hội Việt Nam cổ đại ra đời trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, khái niệm sự vật phản ánh thông qua từ vựng ngôn ngữ phần nhiều xoay xung quanh sản xuất nông nghiệp và đến từ các sinh hoạt thường ngày, đơn nhất, hẹp, cảm tính, hình tượng Sau thống nhất đất nước năm 1975, chính sách và đường lối thi hành của Đảng và chính phủ quyết định ngôn ngữ đương thời phát triển phụ thuộc vào chính trị Trên cơ sở chính trị, phục vụ chính trị, trong từ vựng dân tộc tăng thêm rất nhiều cách dùng từ kiểu chính trị, quân sự, phát triển tương đối chậm, thiếu đa dạng

Trang 31

Tiếng Việt dùng dạng văn tự pinyin (ghi âm), xét trên cơ sở kết cấu nội bộ, là loại ngôn ngữ không biến cách, mang tính thanh điệu Tiếng Việt có đặc điểm ngôn ngữ tự thân phân biệt với các ngôn ngữ khác: không biến đổi kết cấu từ thái, từ tố

ít, ba loại âm tiết, từ tố, từ hợp nhất, “cực giàu vận luật mỹ lệ, sắc thái và hình tượng đẹp” Từ góc độ loại hình, đặc điểm của tiếng Việt quyết định nó là loại ngôn ngữ mang đậm tính văn học, nó có thể phản ánh những nội hàm rất lớn, biểu đạt cuộc sống phong phú, suy nghĩ tinh tế, tình cảm và các tri thức khoa học văn hóa phổ thông Tuy nhiên, vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, trong khi du nhập, tiếp thu ồ ạt khoa kỹ hiện đại và các tư tưởng mới, khái niệm mới, tiếng Việt biểu hiện tình trạng “lực bất tòng tâm”: từ tố có hạn nên khó sử dụng để tạo nên các “từ dịch” (từ dịch ý) cấu tạo kiểu “tín, đạt, nhã”, ba đơn vị âm tiết, từ tố, từ không phân tách khiến “từ dịch” bị trùng lấp về loại hình, từ ngữ hình tượng hóa khó biểu đạt khái niệm mang tính trừu tượng, logic mạnh, v…v… Trên đây là các nguyên nhân khiến tiếng Việt thường hay bỏ qua dạng “từ dịch ý”, phần lớn dùng từ ngoại lai kiểu “từ mượn”, ví dụ: (Anh – Việt – Hán)

1.7 Chức năng của từ vay mượn

“Sự xuất hiện và tồn tại của từ vay mượn xuất phát từ chức năng/công dụng Nếu không có công dụng, từ ngoại lai cũng mất đi sự tất yếu và giá trị tồn tại của mình.”

Từ vay mượn tham gia vào phản ánh xã hội, phản ánh biến động xã hội, các tầng lớp thành viên trong xã hội đều sử dụng từ vay mượn, bởi vậy là một phù hiệu ngôn ngữ phản ánh xã hội Từ vay mượn trở thành một thể loại văn hóa, cũng là một phù hiệu văn hóa Ngoài ra, từ vay mượn trong lúc có đủ chức năng văn hóa, xã hội cũng đồng thời mang cả chức năng tâm lý

Trang 32

bộ của ngôn ngữ yêu cầu du nhập từ vựng mới từ các dân tộc khác, để bổ sung cho khiếm khuyết của mình, làm phong phú hệ thống từ vựng, xúc tiến phát triển những phương thức biểu đạt ngôn ngữ mới.

Chức năng ngôn ngữ của từ vay mượn là chức năng chủ yếu, cũng là chức năng đặc biệt rõ ràng Chức năng ngôn ngữ của từ ngoại lai biểu hiện rất rõ qua việc bổ sung những mặt còn thiếu của ngôn ngữ một dân tộc, thúc đẩy từ vựng phát triển

Từ ngoại lai tiếng Hán đồng thời trong lúc lấp đầy khiếm khuyết về năng lực và phương pháp cấu tạo ngôn ngữ của dân tộc, cũng khai mở những cách thức cấu tạo

từ mới cho ngôn ngữ dân tộc Điều này chủ yếu biểu hiện trên ba mặt:

(1) Thúc đẩy phát triển thêm các phương thức cấu tạo từ Từ phỏng dịch và một số từ dịch ý có thể giúp sự liên kết từ tiếng Hán ngày càng hàm chứa thêm nhiều nghĩa thực tế, tức phương pháp cấu tạo từ mới, như: chủ nghĩa (chủ nghĩa lý tưởng), siêu- (siêu năng lực), cao- (phí tổn cao)

(2) Xúc tiến tính riêng lẻ trong hình thức cấu tạo từ Xét từ góc độ ngữ tố, từ đơn thuần chỉ là một ngữ tố, không định rõ phân tán hay niêm kết Nhưng xét từ góc độ các âm tiết có khả năng tương ứng ngữ tố đơn âm, giữa những âm tiết được chữ Hán sử dụng này mang tính riêng lẻ, và không có sự liên quan về ý nghĩa Nội

bộ từ dịch âm là một loại quan hệ mang tính riêng lẻ, mà các từ và từ dịch ý vốn có trong tiếng Hán, thì cơ bản yêu cầu phải chọn được chữ Hán (ngữ tố) về ý nghĩa kết hợp tạo thành một chỉnh thể, và ý nghĩa mặt chữ phải gần giống ý nghĩa của từ, bởi

Trang 33

phần chỉ ý, trong đó tất cả bộ phận âm tiết mang đủ đặc trưng chỉ ý, ví dụ: 蔻丹 (sơn móng tay cutex, “ ”丹 có nghĩa đỏ) Bên cạnh đó còn một tình trạng, lúc phiên dịch toàn bộ ngữ tố đều chỉ ý nghĩa, nhưng các thành phần chỉ nghĩa của từ không dựa theo phương thức cấu tạo hình thành tính niêm kết của từ tiếng Hán, như: 滴滴

tiếng Hán xuất hiện hình thức từ mang tính riêng lẻ, chủ yếu dùng gọi tên thương

cách dịch Hán của từ tiếng Anh OLAY) Cũng có những từ được chọn vốn đầu tiên

Orchid)

(3) Củng cố địa vị chính đáng của hình thức từ chữ cái Do sự xuất hiện của hình thức phiên âm pinyin và sử dụng từ ngoại lai phiên âm bằng chữ cái, trong tiếng Hán cũng sử dụng các tự hình tương đương hoặc gần giống để tạo từ Ví dụ: HSK (viết tắt của phiên âm pinyin “Hanyu shuiping kaoshi”-kỳ thi trắc nghiệm trình độ Hán ngữ), GB (viết tắt của phiên âm pinyin “guojia biaozhun” – tiêu chuẩn quốc gia)

Là tiêu chí của văn hóa xã hội, việc vay mượn từ ngoại lai trên một mức độ nào

đó có thể coi là tiêu chí chi tiết của văn hóa xã hội Như tất cả cùng biết, những người thụ hưởng nền giáo dục cấp cao trong xã hội (như sinh viên, học giả, giáo sư) hiểu và có xu hướng sử dụng từ ngoại lai tương đối nhiều hơn so người bình thường Và so với người cao tuổi, tầng lớp thanh niên càng dễ dàng tiếp thu vật,

Trang 34

việc mới Thanh niên đương thời nhận thức được từ ngoại lai là một loại văn hóa tương đối tiên tiến và hiện đại, họ sẽ mạnh dạn tiếp thu, nhanh chóng sử dụng vào trong ngôn ngữ Ngược lại lớp người già đã quen thuộc với hệ thống ngôn ngữ của

họ, không muốn sử dụng từ ngoại lai đến từ ngôn ngữ nước khác Đương nhiên, do trình độ giáo dục, chức vị, giới tính, chuyên môn và sở thich khác nhau, những người cùng thế hệ cũng có những lý giải không giống nhau về từ ngoại lai Giữa các khu vực thành thị và nông thôn khác nhau cũng vậy; tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu - những thành phố tương đối phát triển hấp thu và vay mượn từ ngoại lai càng nhanh Bởi tại những thành phố phát triển này, trình độ phát triển văn hóa

và kinh tế đều vượt các thành thị và quận huyện khác, đồng thời tại đây có rất nhiều công ti Anh – Mỹ được xây dựng, và nhiều người nước ngoài cư trú, có người đến

du lịch, có người du học hoặc công tác Những nhân tố này cùng thúc đẩy việc truyền bá từ ngoại lai gốc Âu

Từ vay mượn là một thành viên đặc thù của từ vựng, bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội, mọi người khi tiếp nhận và sử dụng thường hay phân biệt

Là một loại phù hiệu của xã hội, từ vay mượn trong một mức độ nào đó có thể thể hiện thân phận xã hội, địa vị xã hội và hoàn cảnh xã hội nơi sinh sống của con người Thanh niên là tầng lớp có tư duy năng động nhất, mẫn cảm nhất, khả năng sao chép và sáng tạo tốt nhất, họ tiếp thu sự vật, sự việc mới, biến đổi xu hướng, theo đuổi trào lưu mới, truy cầu thời thượng, thể hiện cá tính một cách dễ dàng nhất Sự phát triển biến đổi trong cuộc sống xã hội trước tiên phản ánh qua chính bản thân mình, ngôn ngữ đương nhiên cũng không ngoại lệ Rất nhiều từ vay mượn mang nội dung và hình thức tự thân hướng tới đặc điểm sắc thái văn hóa của dân tộc, do xu hướng tiếp thu cái mới trong lĩnh vực giải trí của giới trẻ mà được sử dụng rộng rãi Như: “ ” – 酷 từ thời trang này rất được thanh thiếu niên ưa chuộng, nguyên gốc là từ “cool”, chỉ cần có cá tính và hợp trào lưu hiện đại sẽ được coi là

“cool” “ ” 酷 nghiễm nhiên đã trở thành một biểu trưng tiêu chuẩn của thanh niên

OK, VCR… Nhưng những từ này bị các học giả xem thường không xét đến Thể

Trang 35

hiện ngay lập tức nguồn gốc vị trí xã hội của người nói là: 论坛 (forum-diễn đàn),

nhiều từ vay mượn

1.7.3 Chức năng văn hóa

Ngôn ngữ phản ánh văn hóa, văn hóa tạo nên ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ không tách rời Từ vay mượn trong từng thời kỳ khác nhau thường có

đủ sắc thái tươi mới của thời đại; ngôn ngữ là loại hình và phương tiện trọng yếu của văn hóa, truyền bá văn hóa dân tộc cũng tất nhiên đi theo quá trình mở rộng ảnh hưởng và xâm nhập vào ngôn ngữ khác của ngôn ngữ Sự giao lưu đa hướng,

đa cấp độ giữa Trung Quốc và văn hóa ngoại lai là điều kiện để từ ngoại lai vay mượn ngày càng nhiều hơn Từ ngoại lai có nội hàm văn hóa phong phú đã từ tầng văn hóa vật chất xâm nhập vào văn hóa chế độ thượng tầng của xã hội Trung Quốc,

và từng bước phát triển tiến đến tầng sâu của văn hóa tinh thần

Ngôn ngữ là phương pháp truyền bá văn hóa trực tiếp và hiệu quả nhất Vay mượn từ ngoại lai tất nhiên cũng sẽ mang đến phong cách mới lạ, tin tức khoa học

kỹ thuật tiên tiến, cũng như văn hóa và nghệ thuật của quốc gia khác Vay mượn từ ngoại lai tại Trung Quốc không chỉ xúc tiến truyền bá văn hóa nước ngoài mà còn thúc đẩy văn hóa Trung Quốc phát triển Theo bước tiến giao lưu giữa Trung Quốc

và thế giới, tiếng Trung du nhập sử dụng từ ngoại lai gốc Anh, Nga với tần suất ngày một cao, và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội Hiện tượng này không những là bước tiến của kinh tế và khoa học kỹ thuật, mà còn

là kết quả phát triển ở rộng giao lưu tiếp xúc nhân loại, đề cao nhân tố con người Trong những năm gần đây du nhập rất nhiều từ ngoại lai khoa học kỹ thuật, chúng chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực liên quan khác

Từ vựng điển hình có: internet (因特网), notebook (笔记本)… Phương diện văn hóa cuộc sống có: Jazz (爵士乐), rock (摇滚乐), disco (迪斯科), pizza (披萨)… Những từ vựng này không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia phương Tây, mà còn phản ảnh sự đa dạng hóa về phương thức giải trí và nhịp sống

Trang 36

gấp gáp của con người Du nhập từ ngoại lai hiện thực quá trình nhận thức, truyền

bá tiếp nối và phát triển văn hóa nước ngoài của một quốc gia

Xét từ chỉnh thể văn hóa, từ ngoại lai hiển nhiên là sứ giả của văn hóa, mang đến phong cách giá trị mới lạ, mang đến khoa học kỹ thuật hiện đại cho bộ phận xã hội

sử dụng tiếng Hán Một từ ngoại lai thường có thể mở ra một tầm nhìn mới, một thế giới mới Ngôn ngữ của chúng ta thực sự xuất phát từ việc hấp thu phát triển đa phương mà trở nên phong phú hơn Du nhập văn hóa ngoại lai thực hiện thông qua

du nhập khái niệm ngoại lai, quá trình hấp thu khái niệm ngoại lai trong tiếng Hán

có thể thực hiện nhanh chóng hơn thông qua phương thức dịch âm Trong lịch sử, mỗi đợt sóng văn hóa lớn du nhập vào đều kèm theo sự tiến nhập của rất nhiều từ ngoại lai dịch âm Đợt sóng thứ nhất là truyền nhập Phật giáo, Trung Quốc vay

Làn sóng du nhập văn hóa dị nguyên lớn thứ hai là tiếp thu văn hóa khoa kỹ trong thời kỳ cận hiện đại, số lượng từ ngoại lai du nhập lần này gấp nhiều lần đợt sóng thứ nhất, tiếp thu đa dạng từ vựng các nước, như: Anh, Pháp, Đức, Nga Mức độ sâu sắc của lần du nhập văn hóa này cũng vượt xa lần thứ nhất Từ đó đến nay, tiến trình toàn cầu hóa càng lúc càng nhanh, mức độ mở cửa đối ngoại của Trung Quốc càng lúc càng cao, quan hệ giữa Trung Quốc và quốc gia khác ngày thêm sâu sắc, vai trò nhiệm vụ của từ ngoại lai trong cuộc sống thường nhật của con người ngày càng quan trọng Nhưng cùng với điều này, chúng ta cũng nên chú ý tính quy luật khi sử dụng từ ngoại lai, không thể lạm dụng không hạn chế từ ngoại lai, nên có một tiêu chuẩn nhất định, có ý thức, hợp lý và có lựa chọn khi sử dụng từ ngoại lai

1.7.4 Chức năng tâm lý

Chức năng tâm lý của từ ngoại lai được thể hiện trong quá trình sử dụng Nó có quan hệ nhất định với trào lưu thời thượng cùng con người truy cầu dùng phương thức đơn giản tiện lợi để biểu đạt tư tưởng

Từ ngoại lai trong tâm lý người sử dụng chủ yếu thể hiện ở: cập nhật, uyển chuyển, đơn giản, độc đáo

Trang 37

Cập nhật: khi có sự vật mới xuất hiện hoặc có từ ngữ mới hơn biểu đạt được sự vật sự việc hiện có chuẩn xác hơn, người sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là người sử dụng ngôn ngữ trẻ tuổi, vô cùng quan tâm tới hình thức ngôn ngữ mới, và cho rằng trong quá trình giao tiếp hàng ngày hoặc viết văn, có thể sử dụng hợp lý được từ ngoại lai là rất thời thượng, hợp mốt, như chữ PK thông dụng hiện tại PK có hai nghĩa gốc: một là chỉ hình thức chiến đấu một đối một giữa người chơi trong các trò chơi mạng, gốc là viết tắt của từ tiếng Anh “Player Killing”; hai là chỉ điểm đá phạt trong bóng đá, là viết tắt của “penalty kick”; sau này PK được mở rộng nghĩa trở thành trận chiến đơn 1 đối 1, quyết đấu Hiện tại từ PK này đã vượt khỏi phạm trù game và bóng đá, và liên quan đến rất nhiều sự kiện thời thượng, như “siêu cấp

nữ thanh (cô gái siêu thanh)” bừng bừng bốc lửa mang tinh thần PK vào giữa muôn vạn người PK tương đương như một khái niệm mới, nếu dùng tiếng Hán để biểu đạt ý nghĩa này có thể phải mất một câu, ít nhất là một cụm từ, mới biểu đạt rõ ràng được nhưng vẫn không đơn giản bằng PK PK hiện tại nghiễm nhiên đã trở thành một từ ngữ cấp cao, như “chúng ta PK đi”, “chung kết PK”, đây chính là biểu hiện của tâm lý cập nhật cái mới, biểu hiện tâm lý biểu đạt cái mới một cách bức thiết Uyển chuyển: Trong hệ thống từ vựng hiện có những từ thường dùng trong đại chúng, nhưng trong quá trình lựa chọn từ ngữ, người sử dụng ngôn ngữ không chọn

từ thường dùng, mà lại chọn từ ngoại lai, đặc biệt là biểu hiện bằng từ ngoại lai dịch âm Ví dụ: 话 筒 (ống nói) – đây là từ thường dùng, tiếng Anh là

người dụng ngôn

Đơn giản: truy cầu sự đơn giản giống như cập nhật là tâm lý phổ biến của con người Đối với người dụng ngôn mà nói, “giảm bớt rườm rà” là một nhu cầu Trong lúc vay mượn từ ngoại lai cũng như vậy, đây là lúc từ ngữ trở thành một ký hiệu, chỉ cần chúng đáp ứng nhu cầu biểu đạt ý nghĩa của người dụng ngôn là được Ví dụ: từ ngoại lai chữ cái nguồn gốc tiếng Anh WTO, DVD, OPEC; Music Television chuyển thành MTV là biểu hiện rất điển hình của tâm lý truy cầu sự đơn

Trang 38

giản của con người; để biểu đạt ý nghĩa tự tay hành động, tiếng Anh là do it yourself, chúng ta trực tiếp vay mượn hình thức viết tắt DIY.

Có những từ ngoại lai khi sử dụng tiện lợi hơn nhiều so với phương thức biểu đạt gốc, phù hợp với nguyên tắc ngôn ngữ thời kỳ kinh tế phát triển Vay mượn từ viết tắt cũng là hiện tượng truy cầu phương thức diễn đạt đơn giản Ví dụ: North Atlantic Treaty Organization - NaTo (Anh) – OTAN (Pháp), Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC, Digital Versatile Disc – DVD … Lười tư duy và tâm lý sính ngoại chính là nguyên nhân thúc đẩy từ ngoại lai tự do du nhập,

có lúc từ ngoại lai được du nhập không cần nghĩ ngợi Bởi vậy, khi muốn đặt tên cho những hiện tượng mới, do tâm lý sính ngoại và hướng tới sử giản hóa trong phương thức diễn đạt, cùng ảnh hưởng của tình trạng lười tư duy, mọi người thường vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài mà không phải tạo từ mới hay đặt tên mới cho từ cũ

Độc đáo: là tâm lý của dân tộc, độc đáo kỳ thực là tâm lý của mọi dân tộc, không chỉ trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt đột xuất biểu hiện ra trong quá trình sử dụng ngôn ngữ Người sử dụng ngôn ngữ trên phương diện ứng dụng ngôn ngữ truy cầu cái mới, thích độc đáo một chút, không giống mọi người Ví dụ: trong lúc biểu đạt và sử dụng từ ngữ, người dụng ngôn không nói người mê hát, người mê

1.8 Ảnh hưởng của từ vay mượn đối với ngôn ngữ Hán

Thời kỳ mới hấp thu và sử dụng nhiều loại từ ngoại lai khác nhau, mang dấu

ấn của toàn cầu hóa Các từ ngoại lai này trên một mức độ nhất định làm phong phú hệ thống từ vựng tiếng Hán, đồng thời mang lại hơi thở mới cho ngôn ngữ Hán

1.8.1 Từ vay mượn làm gia tăng vốn từ vựng tiếng Hán

Mặc dù biến đổi của các từ vựng vốn có trong tiếng Hán trên phương diện ngữ pháp không phải đều do ngôn ngữ ngoại lai trực tiếp ảnh hưởng tạo thành, nhưng sự du nhập ngôn ngữ ngoại lai tuyệt đối là một nhân tố xúc tác cơ bản, thậm chí có những từ tính chất sắc thái cũng chịu ảnh hưởng mà nảy sinh biến đổi Danh

Trang 39

từ được sử dụng tương đương động từ, tính từ; phó từ được dùng tương đương tính

từ và thay đổi trong cách sử dụng giữa động từ cập vật và động từ bất cập vật, cũng như sự mở rộng – thu hẹp nghĩa từ, chuyển đổi nghĩa từ trong ngôn ngữ là rất thường thấy Ví dụ từ “ 挑 战 ” tiao-zhan (khiêu chiến), chịu ảnh hưởng của từ

“challenge” trong tiếng Anh, từ động từ bất cập vật trong tiếng Hán thay đổi trở thành động từ cập vật, bởi vậy chúng ta hiện tại có thể thể nói “thách thức từ tôi, cực kỳ thách thức”

1.8.2 Từ vay mượn giúp từ vựng Hán có thêm các sắc thái ý nghĩa từ vựng

Tùy theo mức độ xâm nhập của từ ngoại lai, sắc thái có nhiều biến đổi về ý nghĩa, mang thêm nhiều xu hướng và tình thái mới, điều này khiến ngôn ngữ Hán biểu đạt tối đa nghĩa bóng và nghĩa mở rộng, cũng khiến những từ ngữ biểu hiện màu sắc hình dáng đơn thuần mang thêm sắc thái tình cảm khen – chê, tốt – xấu

Ví dụ, “” huang-se (hoàng sắc – mầu vàng) trong ngôn ngữ cổ đại nước ta được

liên tưởng liên quan đến “trụy lạc, khiêu dâm, phản động”, đây là đặc sản của sự

(tài sản bất nghĩa thu được từ các tập đoàn, hãng chế tác xuất bản sản phẩm khiêu

chế phẩm khiêu dâm)

1.8.3 Bổ sung sắc thái cảm tình cho tiếng Hán

– ý nghĩa thường thấy trong tiếng Hán, mà chỉ tên gọi một loại đồ ăn nhanh, loại ý nghĩa mở rộng khôi hài này lại không hề xung đột với từ vựng nguyên gốc, làm phong phú mở rộng thêm bộ phận từ trong ngôn ngữ Hán

Trang 40

1.9 Quy phạm và thái độ ứng xử đối với từ vay mượn

Ngôn ngữ Hán chiếm một địa vị quan trọng trong ngôn ngữ thế giới, song hành cùng người Hán tìm hiểu, khám phá, sáng tạo thế giới, việc không ngừng du nhập những nhân tố ngoại lai có tính ưu việt cũng là phương tiện làm giàu và động lực phát triển từ vựng và văn hóa của chúng ta Đi đôi với quá trình du nhập, tiếng Hán cũng có một cơ chế để tiết chế anh hưởng do từ ngoại lai mang lại

Đầu tiên, từ ngoại lai trên phương diện ngữ pháp phải tuân theo những quy tắc của ngữ pháp tiếng Hán Ví dụ trong các mô hình tổ hợp giữa“chữ cái latin-chữ Hán”, vị trí của chữ cái latin phải chịu ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán khi kết hợp, chúng ta nói “AA制” , “B超”, “卡拉OK”… đều là như vậy

Thứ hai, trong tiếng Hán hiện đại xuất hiện rất nhiều từ ngoại lai đồng nghĩa, có nghĩa là: một mặt, từ vựng Hán xuất ngày một nhiều từ ngoại lai và có hiện tượng

là có khá nhiều từ ngoại lai tương ứng đồng nhất Việc có thêm từ ngoại lai đồng nghĩa cũng có nghĩa người Hán có thêm sự lựa chọn từ vựng để biểu đạt các ý tưởng trong giao tiếp nhưng mặt khác, sự xuất hiện quá nhiều hiện tượng từ đồng nghĩa cũng sẽ gây ‘nhiễu’ cho người sử dụng

Thứ ba, Một số lượng phong phú các từ vay mượn ‘lệch chuẩn’ trong ngôn ngữ mạng cũng tạo nên xung đột lớn với tiếng Hán hiện đại, những từ này đã ít nhiều phá vỡ sự trong sáng của tiếng Hán khiến các nhà ngôn ngữ học, cụ thể là những người làm công tác văn tự băn khoăn

Ngoài ba điểm trên, trong những tình huống giao tiếp cụ thể có thể chúng ta không/chưa thể phát hiện những hệ lụy xấu khác của từ ngoại lai, nhưng chất lượng của các cuộc giao tiếp là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá ngôn ngữ có quy phạm hay không Cơ chế tiếp thu, vận hành từ ngoại lai trong tiếng Hán cũng nhất định phải được đại chúng tiếp thu và sử dụng trong giao tiếp thực tế mới có thể đánh giá hết giá trị của nguồn từ vựng này Lã Thúc Tương đề xuất: “nghiêm khắc với sự tiêu vong, hơn là buông lỏng sự tiêu vong”, bởi vậy, chúng ta đồng thời vừa không thể lạm dụng từ ngoại lai, vừa phải điều chỉnh (làm giảm) tâm lý bài ngoại, thấy rõ được những mặt được và mặt tiêu cực của từ ngoại lại nhằm mục đích sao

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w