Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán Việt

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 55)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán Việt

2.2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán

2.2.2.1. Đặc điểm ngữ vực

Cùng với việc phát triển đẩy mạnh chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc, sự giao lưu, tiếp nhận của tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc cũng ngày càng được tăng cường. Văn hóa và các quan niệm về ngôn ngữ cũng vì thế mà thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, biểu hiện rõ nét của việc giao lưu đối ngoại với thế giới chính là sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán hiện đại. Các lĩnh vực mà từ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán biểu thị chủ yếu phân thành 4 lĩnh vực chính là khoa học kĩ thuật, kinh tế chính trị, văn hóa thể thao và đời sống thường nhật. Thống kê từ 3 trang tạp chí của Trung Quốc khi nghiên cứu về tỉ lệ của các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong 4 lĩnh vực trên cho kết quả như sau [37]:

Lĩnh vực Số luợng Tỉ lệ (%)

Khoa học kĩ thuật 1237 45.38

Kinh tế chính trị 489 17.93

Văn hóa thể thao 159 6.42

Đời sống thường nhật 799 29.81

Dựa vào bảng thống kê trên, có thể thấy rằng ngành khoa học kĩ thuật có số lượng từ vay mượn nhiều nhất. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, sự xuất hiện của các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành mới cũng trở nên phổ biển hơn bao giờ hết, số lượng từ ngữ vay mượn tăng lên là điều không tránh khỏi. Ví dụ:

GPS (hệ thống định vị toàn cầu)

基因(gen)

克隆(tiếng Anh: clone: nhân bản)

DHA, 空间网(tiếng Anh: space network: mạng không gian), e-mail 邮件(thư điện tử)

因特网(internet)

网址(tiếng Anh: website: địa chỉ trang mạng)

网虫(virus)

软件(tiếng Anh: software: phần mềm)

视窗(windows) ….v.v

trong đó, đa số là các từ ngữ liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính, mạng internet.

Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực văn hóa thể thao, kinh tế chính trị, vài năm gần đây cũng có xu hướng tăng lên.Ví dụ:

WTO (Tổ chức thương mại thế giới) MVP (danh hiệu cầu thủ có giá trị nhất),

斯诺克(bida)

格莱美奖(giải Grammy)

奥斯卡(giải Oscar)….v.v.

Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực đời sống thường nhật thì gần gũi hơn với tất cả mọi người. Ví dụ:

瘦身(slimming: giảm cân)

减肥(lose weight: giảm béo)

隐私权(privacy: quyền riêng tư)…v.v.

Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các từ ngữ chỉ các thương hiệu, nhãn hiệu quảng cáo và đa số là sử dụng hình thức phiên âm đọc hoặc trực tiếp sử dụng tiếng Anh để diễn đạt. Đây là một trong những cách thể hiện xu hướng chạy theo mốt, tâm lí thích thời thượng, các thương hiệu quốc tế, thích thể hiện cá tính riêng của giới trẻ. Các nhà sản xuất đã đánh trúng vào tâm lý này của giới trẻ bằng cách tận

dụng “Âu hóa”, “Tây hóa” một cách tối đa các sản phẩm của mình, vì thế mà ngay cả các sản phẩm được sản xuất trong nước cũng có những cái tên rất “Tây”. Một điều đáng chú ý nữa là khi đặt tên cho sản phẩm của mình từ việc phiên âm đọc tiếng Anh ra, nhà sản xuất còn chú ý đến cả âm đọc đó có ý nghĩa hay không, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Ví dụ:

伊丽(ELLE) 百世吉(Passenger)

妮维雅(Nivea) 家乐福(CARREFOUR)

易买得(E-MART) 欧尚(AUCHAN)

Chẳng hạn như thương hiệu “家乐福”, âm Hán Việt là Gia Lạc Phúc: “Gia” tức là nhà, gia đình mang đến cho người nghe có cảm giác than thuộc giống như đang về nhà mình vậy, “Lạc” tức là vui vẻ, “Phúc” tức là hạnh phúc, phúc đức, đây đều là những từ ngữ mà người tiêu dùng Trung Quốc đều thích nghe, thích sử dụng. Có thể nhận thấy rằng, các từ ngữ vay mượn Ấn-Âu đã đi vào mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội của người Trung Quốc, rất nhiều từ đều thông qua con đường báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác dần dần thâm nhập vào giao tiếp thường nhật, dần dần được mọi người tiếp nhận và sử dụng phổ biến. Sự ra đời và phát triển của các từ ngữ vay mượn này đều là những bằng chứng sinh động về sự giao lưu văn hóa thế giới, trong một quá trình nhất định đã làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Hán hiện đại.

2.2.2.2. Tính chất, diễn biến

Vài năm trở lại đây, việc giới trẻ trực tiếp sử dụng tiếng Anh hoặc dùng phương pháp phiên âm đọc xuất hiện ngày càng phổ biến, phương pháp Hán hóa ngày càng được sử dụng ít đi. Nguyên nhân trước hết chính là do môi trường cải cách mở cửa, việc tích cực giao lưu văn hóa Trung Quốc và văn hóa thế giới làm cho mọi người hiểu biết thêm nhiều về nền văn hóa của các dân tộc khác và dần dần tiếp thu chúng. Một nguyên nhân khác chính là xuất phát từ đặc điểm tâm lý ham học hỏi và khám phá những nền văn hóa mới, những cái hay, cái độc, cái lạ của giới trẻ Trung Quốc. Giới trẻ yêu thích sự thời thượng, sự độc nhất vô nhị, chỉ mình có mà người khác không có, trong khi đó, các thương hiệu và sản phẩm “ngoại” luôn

được coi là tốt hơn so với “hàng nội”, được coi là trào lưu mới. Vì vậy việc sử dụng cách phiên âm đọc hoặc là dùng trực tiếp tiếng Anh trong ngôn ngữ giao tiếp là một hiện tượng bình thường. Đặc biệt là trong văn nói, khi nói về các thương hiệu như “Nike”, Adidas”, “Reabok”,… giới trẻ Trung Quốc sử dụng trực tiếp cách nói như của tiếng Anh trong khi đa số trên báo chí vẫn sử dụng cách viết âm tiếng Hán. Không những thế, giới trẻ đặc biệt yêu thích những thứ liên quan đến chơi điện tử, lên mạng, lướt web, phim hoạt hình, các trận đấu thể thao, nghe nhạc,…, tại đây họ càng được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đây chính là lí do khiến cho giới trẻ quen với việc sử dụng cách diễn đạt từ một cách trực tiếp.

Còn một điểm nữa chính là tính ngắn gọn, đơn giản của bản thân các từ ngữ Ấn- Âu. Ví dụ như từ WTO, dùng cách viết tắt của tiếng Anh như vậy vừa đơn giản, mọi người nhìn cũng hiểu được nghĩa là gì. Trong khi đó, nếu dùng cách diễn đạt “Tổ chức thương mại thế giới” lại dài dòng, phức tạp. Ngoài ra còn có rất nhiều từ ngữ giống như vậy, ví dụ: UFO là cách viết tắt của “vật thể bay không xác định”, CT, VIP,…Các loại từ như thế này nếu như dùng cách dịch nghĩa thì phải cần dùng đến rất nhiều chữ Hán để diễn đạt và nhiều khi tiếng Hán cũng không thể diễn đạt một cách đầy đủ và chính xác nghĩa của từ gốc. Vì vậy mà số lượng của các loại từ như vậy càng tăng cao.

Giữa thế kỷ 19, Anh trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa số một trên thế giới. Để thực hiện chiến dịch mở rộng thuộc địa của mình, Anh đã phát động chiến tranh nha phiến để xâm chiếm Trung Quốc, ép Trung Quốc mở cửa khai thông các cửa khẩu buôn bán. Kết quả là người Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến việc học tiếng Anh, từ đó tiếng Anh dần dần thâm nhập vào tiếng Hán. Đặc biệt là đến thời kỳ cận đại, sau Cách mạng Tân Hợi, sau khi Lý Đại Chiêu lãnh đạo phong trào Văn hóa mới, chủ trương sử dụng từ vay mượn trong tiếng Hán vì vậy mà từ vay mượn kể từ đó càng ngày càng phát triển trong tiếng Hán hiện đại.

Ví dụ, mọi người đều rất quen thuộc với các từ như:

啤酒(beer) 咖啡(coffee)

扑克(poker) 爵士(jazz)

安琪儿(angel) 吉普车(jeep)

引擎(engine) 罗曼蒂克(romantic)

少龙(salon) 幽默(humor)

逻辑(logic) 模特(model)

Trong tiếng Hán hiện đại còn có rất nhiều từ vựng người Trung Quốc đều quen dùng nhưng nếu tra các từ ngữ đó trong đại từ điển tiếng Hán cổ thì không thấy có. Mọi người đều thường xuyên sử dụng các từ ngữ này trong đời sống hàng ngày nhưng có rất ít người biết được rằng chúng đều là những từ vay mượn tiếng nước ngoài (chủ yếu là vay mượn tiếng Anh).

Ví dụ: 爹爹(daddy) 霓虹(neon)

席梦思(simmons) 胎(tyre)

香波(shampoo) 的确良(dacron)

开司米(cashmere) 尼龙(nylon)

几何(geometry) 趔趄(lurch)

倒霉(damn) 脱口秀(talk show)

费(fee) 俱乐部(club) 系统(system) 呼啦卷(hulaloop) 蹦极(bungee) 时髦(smart) 马赛克(mosaic) 卡通(cartoon) 阀(valve) 蒙太极(montage) 马拉松(marathon)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu giao lưu quốc tế, có ngày càng nhiều từ vay mượn Ấn-Âu thâm nhập vào tiếng Hán, chủ yếu vẫn là tiếng Anh.

2.2.3. Đặc điểm từ vay mượn gốc Ấn Âu trong tiếng Việt2.2.3.1. Đặc điểm ngữ vực 2.2.3.1. Đặc điểm ngữ vực

Xét về mặt nguồn gốc của từ thì tiếng Việt được phân thành hai loại lớn: Từ thuần Việt và từ vay mượn. Từ thuần Việt là những từ do người Viêt Nam tự tạo ra

còn từ vay mượn là những từ được vay mượn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Từ vay mượn trong tiếng Việt lại được chia thành 2 loại lớn là từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt) và từ mượn tiếng khác. Lượng từ Hán Việt chiếm tới hơn 60% trong tiếng Việt, đa số là từ gồm hai âm tiết hoặc hai âm tiết trở lên, các âm tiết này thường không độc lập tạo thành từ có nghĩa. Còn lại là các từ vay mượn có nguồn gốc Ấn-Âu như vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…

Từ đầu thế kỷ 16, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn-Âu. Ban đầu chữ viết tiếng Việt được La tinh hóa nhằm mục đích thuận tiện cho các giáo sĩ phương tây truyền giáo, từ đó tiếng Việt bắt đầu có cơ hôi tiếp xúc với các thứ tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, …Đầu thế kỷ 19, tiếng Việt bước vào thời kỳ cận đại. Giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và bắt đầu tiến hành chế độ thuộc địa thực dân. Từ đây Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếng Pháp cũng vì thế mà chiếm vị trí cao trong xã hội Việt Nam. Tiếng Pháp không chỉ được sử dụng trong các công văn, văn kiện, giấy tờ của nhà nước mà còn được dùng là ngôn ngữ để giảng dạy. Vì vậy tiếng Pháp không ngừng ảnh hưởng đến tiếng Việt và cho đến nay số lượng từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt chỉ xếp sau từ Hán Việt.

Tuy nhiên sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn-Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này tiếng Việt tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ Ấn –Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.

Thời kỳ đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ Ấn-Âu một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua tiếng Hán. Do đó, các âm Ấn-Âu đều có dáng dấp của âm Hán Việt mà hầu hết các từ mượn âm đọc Hán Việt này cũng là từ mượn tiếng Ấn-Âu. Ví dụ: câu lạc bộ; Nã Phá Luân; Ba Lê; Anh Cát Lợi; Ba Lan,…

Về sau, cách tiếp nhận này đã được thay thế bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc thông qua tiếng Pháp. Thời gian gần đây xu hướng tiếp nhận trực tiếp không qua

tiếng Pháp ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: ma két ting (tiếng Anh: marketing); cát xê (tiếng Anh: cash); sô (tiếng Anh: show), Vác sa va…

Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ Ấn-Âu, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc của một số từ ngữ Ấn-Âu khiến cho trong tiếng Việt có những từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như các tiếng Ấn-Âu. Ví dụ: nouveledecanard – tin vịt, arm6jusqu'aux dents – vũ trang đến tận chân răng, deA jusqu'aZ – từ A đến Z, guereroide – chiến tranh lạnh…

Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công đã gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với xã hội Việt Nam. Có một lượng lớn tiếng Nga xuất hiện trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam không ngừng phát triển quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đây chính là lí do khiến cho lượng từ mượn tiếng Nga ngày càng tăng trong tiếng Việt.

Năm 1975 miền Nam thống nhất; năm 1986 Việt Nam tiến hành chính sách Đổi mới mở cửa, cải cách mở cửa kinh tế, xã hội, tăng cường giao lưu đối ngoại với các nước trên thế giới, các quan niệm mới và lối nói mới cũng dần xuất hiện trong tiếng Việt. Có khi những quan niệm, lối nói này không hề mới nhưng nhằm cho việc giao lưu trở nên thuận tiện hơn, chúng đã được thay thế bằng tiếng Anh, những từ mượn này xuất hiện trong từ vựng tiếng Việt với những vai trò không giống nhau, không những thế phạm vi sử dụng và sắc thái của từ vay mượn và từ thuần Việt cùng ý nghĩa với nó cũng khác nhau. Việc giao lưu đối ngoại ngày càng được đẩy mạnh, cùng với đó là tiên gọi của các tổ chức quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy chỉ là những từ ngữ đặc thù nhưng tính xã hội của chúng là tương đối cao nên nhu cầu sử dụng cũng vì thế mà trở nên rộng rãi.

2.2.3.2. Tính chất, diễn biến

Do đặc điểm loại hình của các từ vay mượn tiếng Ấn-Âu hoàn toàn khác với tiếng Việt nên sự tiếp nhận tiếng Ấn-Âu cũng không đơn giản như tiếp nhận tiếng Hán. Ngoài những từ được Việt hóa hoàn toàn ra, đại đa số các từ vay mượn Ấn- Âu vẫn mang đặc điểm rõ nét của tiếng vay mượn. Trước tiên, về mặt từ loại, các

từ vay mượn này chủ yếu đều là danh từ, hơn nữa một bộ phận không nhỏ là danh từ đặc biệt, gần như là không có các từ có chức năng gần giống với động từ, tính từ, giới từ, liên từ, … Về mặt hình thức của từ cũng thể hiện rõ nét sự khác nhau giữa từ vay mượn tiếng Ấn-Âu và từ thuần Việt.

Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn-Âu trước hết là để bổ sung những từ ngữ còn thiếu mà chủ yếu là những từ ngữ thuộc các lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các từ ngữ Ấn-Âu được mượn vào tiếng Việt cò nhằm mục đích bổ sung một lớp từ có nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hoặc Hán Việt (ví dụ: xúp lơ, mù tạt,…), nhất là trong lĩnh vực thuật ngữ. Trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân vay mượn từ ngữ Ấn-Âu vào tiếng Việt chỉ là ý thích mang tính thời thượng (ví dụ: nhạc dance, cát xê,…)

Tuy đều là từ ngữ gốc Ấn-Âu nhưng giữa các từ ngữ này có sự khác biệt về mức độ Việt hóa. Nhìn chung, có thể phân biệt những lớp từ ngữ Ấn-Âu sau đây:

a) Từ được Việt hóa cao độ:

Đó là những từ ngữ Ấn-Âu mà xét về hình thức và cách thức hoạt động không khác gì một từ thuần Việt. Nói chung, đây thường là những từ ngữ thông dụng, mức độ Việt hóa phải đủ cao để người Việt có thể sử dụng giống như những từ của tiếng Việt. Có thể nêu ra đây một vài cách Việt hóa từ ngữ Ấn-Âu như sau:

• Thêm thanh điệu cho các âm tiết: Ví dụ: cà phê, vét tông, cà rốt,…

• Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm: Ví dụ: phanh (frein), gam (gamme), kem (crème), van (valse),…

• Thay đổi một số âm cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt: Ví dụ: bốc (box), ba tê (pate), búp bê (poupée), pê đan (pedal),…

• Rút gọn từ: Ví dụ: xăng (essence), lốp (envelope), săm (chamber à air),…

b) Từ chỉ được Việt hóa một phần:

Thường thì đây là những từ ngữ khoa học kĩ thuật thông dụng. Xét trên chữ viết, những từ ngữ này thường được viết các âm tiết liền nhau hoặc giữa các âm tiết có

dấu gạch nối. Ví dụ: xêmina (xê-mi-na), côngtơ (công-tơ), ampe (am-pe), đôping (đô-ping), tuốcbin (tuốc-bin), complê (com-plê), phécmơtuya (phéc-mơ-tuya),…

c) Những từ không được Việt hóa hoặc chỉ được Việt hóa rất ít:

Đây thường là những thuật ngữ khoa học kĩ thuật cần phải giữ được tính chính xác và tính quốc tế, đồng thời cũng là những từ có phạm vi sử dụng hẹp. Ví dụ: electron, miliampe, microphone, automat,…

Đương nhiên, trong những trường hợp cần thiết, người ta còn phải chuyển tự các từ vay mượn của các ngôn ngữ Ấn-Âu. Ví dụ: díc dắc (zigzag), xêmina (seminar) …

Tiểu kết

Trong chương 2, luận văn đã tập trung vào khai thác từ vay mượn trong tiếng Hán và tiếng Việt xét về mặt nguồn gốc, đặc điểm. Theo đó, các từ vay mượn tiếng Hán và tiếng Việt đại đa số đều có chung nguồn gốc nhưng tình hình ở mỗi

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)